Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh sốt xuất huyết pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.61 KB, 8 trang )

Phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh sốt xuất huyết
MUỖI VẰN: TRUNG
GIAN TRUYỀN BỆNH
Sốt xuất huyết do một loại siêu vi
trùng - gọi tắt là siêu vi - gây nên. siêu
vi này được truyền vào người khi
muỗi đốt chúng ta. Tuy nhiên, chỉ có một loại muỗi có khả năng
mang siêu vi này để truyền vào người: đó là muỗi Aedes Aegypti
mà ta thường gọi là “muỗi vằn”. Gọi như vậy vì loại muỗi này có
màu nâu đen nhưng ở thân và các chân của chúng lại có đốm
trắng, những đốm này kết lại trông giống như các vằn trắng. Loại
muỗi này sinh nở nhiều trong mùa mưa, ưa ẩm thấp, thường đậu
trong nhà, trên tường, trên mắc áo, dưới gầm giường, gầm tủ
v.v và đốt người cả ban ngày. Do đó, bệnh sốt xuất huyết
thường phát triển mạnh trong mùa mưa, khi thời tiết ẩm thấp. Đa
số người bệnh là trẻ em, kể cả trẻ trên 10 tuổi. Tuy nhiên cũng có
một số người lớn bị sốt xuất huyết và tử vong vì bệnh này.
BIỆN PHÁP TÍCH CỰC PHÒNG CHỐNG sốt xuất huyết: DIỆT
MUỖI & LĂNG QUĂNG
Như vậy, cách phòng bệnh sốt xuất huyết thực tế nhất là chống
muỗi. Có thể thực hiện việc đó với các biện pháp sau:
Diệt muỗi trong nhà
Việc đầu tiên là giữ cho nhà cửa được sạch sẽ, sáng sủa, khô
ráo vì dơ bẩn, tối tăm, ẩm thấp là những điều kiện thuận lợi cho
muỗi cư trú và phát triển. Nhà cửa, kể cả gầm giường, gầm tủ
cần được lau quét sạch sẽ hàng ngày. Không treo nhiều quần áo
trên mắc áo, trên tường. Dùng thêm thuốc xịt muỗi, nhang trừ
muỗi là những việc hữu ích.
Diệt lăng quăng
Việc thứ hai là giữ cho sân vườn, khu vực quanh nhà được
quang đãng, khô ráo. Nên phát quang các bụi rậm quanh nhà, vì


đó cũng là nơi muỗi cư trú. Nên dọn cho sạch, khô các vũng
nước sau khi mưa, vì đó là nơi muỗi tới sinh nở. Cần đậy kín các
lu, bình chứa nước. Nếu có điều kiện, có thể nuôi cá kiểng để ăn
hết lăng quăng, không cho chúng phát triển thành muỗi.
Chống muỗi đốt
Mọi người trong gia đình đều nên ngủ mùng, không những ban
đêm mà kể cả khi ngủ trưa. Vì như chúng ta đã biết, loại muỗi
vằn truyền bệnh sốt xuất huyết đốt người cả ban ngày. Những khi
trẻ ngồi học, thân thể và nhất là hai chân cần được che kín bằng
quần dài; Nếu cần, có thể dùng thêm vớ (bít tất) để bảo vệ 2 bàn
chân.
Các biện pháp phòng ngừa sốt xuất huyết nói trên thật đơn giản
nhưng lại rất thiết thực, chỉ cần chúng ta kiên nhẫn thực hiện là
có thể tránh được căn bệnh nguy hiểm này.
PHÁT HIỆN SỚM SỐT XUẤT HUYẾT
Việc phát hiện sớm bệnh sốt xuất huyết cũng là việc rất cần thiết,
vì khi phát hiện được bệnh sớm, đưa trẻ đi chữa trị kịp thời thì sẽ
thuận lợi hơn rất nhiều.
Điều cần ghi nhớ là bệnh có 2 triệu chứng cơ bản: đó là sốt và
xuất huyết. Chính 2 triệu chứng này cấu thành tên gọi của bệnh.
Tuy nhiên, trong 2 triệu chứng trên, thì triệu chứng sốt là cơ bản
hơn vì luôn luôn xảy ra lúc bệnh khởi phát. Còn triệu chứng xuất
huyết sau đó mới xảy ra và nhiều khi lại không xảy ra, do đó, có
nhiều ca bệnh sốt xuất huyết nhưng lại không có triệu chứng xuất
huyết. Và cũng chính vì vậy, khi bệnh mới khởi phát, chỉ có triệu
chứng sốt là có thể giúp ta phát hiện bệnh.
Chứng sốt trong bệnh sốt xuất huyết có một số đặc điểm
khác với chứng sốt của các bệnh khác đó là:
1. Sốt đột ngột bất thình lình. Thí dụ: trong buổi sáng, buổi trưa,
trẻ vẫn ăn, chơi bình thường, vẫn mát, vậy mà tới chiều đột nhiên

sốt ngay.
2. Sốt cao. Nhiệt độ lên tới 390C; hoặc cao hơn. Sờ vào trán trẻ,
thấy nóng ran.
3. Sốt liên tục, liên miên ngày đêm không lúc nào ngưng. Có cho
trẻ dùng thuốc hạ nhiệt thì nhiệt độ cũng chỉ giảm xuống một lát,
rồi lại tăng lên ngay. Chứng sốt này thường kéo dài từ 2 tới 7
ngày. Kèm theo sốt, nhiều trẻ còn đau bụng, thường là đau vùng
rốn hoặc bên phải rốn. Ói mửa, no hơi (sình bụng) cũng là những
triệu chứng hay gặp.
Còn xuất huyết là một triệu chứng đa dạng: có trẻ chỉ chảy máu
cam hoặc chảy máu chân răng; có trẻ lại chảy máu dưới da; có
trẻ lại nôn ói, tiêu ra máu v.v Nhưng như trên đã nói, có trẻ bị
sốt xuất huyết, nhưng lại không hề có một triệu chứng xuất huyết
nào. Tuy nhiên, ngay cả các ca bệnh đó cũng vẫn nguy hiểm, có
thể gây tử vong.
Như vậy, nếu trong mùa mưa mà gia đình có trẻ bị sốt với 3 đặc
điểm trên, bạn cần nghĩ đến bệnh sốt xuất huyết và cho trẻ đi
khám bệnh ngay. Còn khi bạn thấy trẻ tuy sốt nhưng vẫn có vẻ
khỏe mạnh, ăn chơi như thường; bạn lại bận việc không bỏ được
và ỷ lại vào các thuốc hạ nhiệt có sẵn trong nhà để cho trẻ
dùng… thì cũng xin chớ để quá 2 ngày. Có nghĩa là sau 2 ngày
dùng thuốc mà trẻ vẫn sốt, bạn nhất thiết phải cho trẻ đi khám
bệnh ngay vì có khả năng là trẻ đã bị sốt xuất huyết.
Xin các bạn hãy cảnh giác với căn bệnh nguy hiểm này!

×