Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.9 KB, 3 trang )
Phát hiện sớm bệnh tự kỷ ở trẻ
Đây có thể được xem là một bước tiến quan trọng trong việc
chẩn đoán chứng tự kỷ ở trẻ. Trên thực tế, những rối loạn về
tâm thần thường không được chẩn đoán cho đến khi đứa trẻ
được 3-4 tuổi, mặc dù các bậc cha mẹ khẳng định rằng họ
rất quan tâm tới hành vi của trẻ.
Kết luận này dựa trên một thực nghiệm rất thú vị. Các nhà
nghiên cứu đã chọn 2 nhóm trẻ trong độ tuổi chập chững:
một nhóm hoàn toàn khỏe mạnh và một nhóm được cho là
có nguy cơ bị chứng tự kỷ cao bởi chúng có anh, chị ruột đã
hoặc đang bị chứng bệnh này.
Khi được 12 tháng tuổi, tất cả 46 trẻ trong nhóm bình
thường sẽ trải qua một cuộc trắc nghiệm "gọi tên" với yêu
cầu về khả năng phản ứng lại là từ 1-2 giây sau khi nghe
thấy tên mình và tất cả đều đạt yêu cầu trong khi chỉ có
86% trong số 101 đứa trẻ thuộc nhóm nguy cơ vượt qua
được trắc nghiệm.
Cả 2 nhóm trẻ được theo dõi cho tới sinh nhật 2 tuổi. Kết
quả là 3/4 số trẻ trong nhóm có nguy cơ đã không vượt qua
được cuộc "trắc nghiệm gọi tên" và các trắc nghiệm tiếp
theo cho thấy chúng có vấn đề về sự phát triển tâm thần.
Trong số những trẻ bị tự kỷ chẩn đoán muộn, một nửa đã
thất bại trong cuộc trắc nghiệm gọi tên khi 1 tuổi và ở
những trẻ có dấu hiệu chậm phát triển thì 39% trong số này
không vượt qua cuộc trắc nghiệm gọi tên khi 1 tuổi.
Aparna Nadig và các cộng sự đang thử "trắc nghiệm gọi tên"
với những trẻ mới được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, kết quả cho
trắc nghiệm ở độ tuổi này là quá sớm và không cho kết quả
chính xác.
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng trắc nghiêm gọi tên chỉ
là một phần trong các trắc nghiệm chẩn đoán bệnh tự kỷ và