Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Cảnh giác với bệnh viêm gan virut A potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.83 KB, 8 trang )

Cảnh giác với bệnh viêm gan virut A

Hầu hết bệnh nhân bị viêm gan virut A đều bị lây bệnh từ
thức ăn và nước nhiễm bẩn, hoặc phải tiếp xúc chăm sóc
người bệnh. Đối với bà con trong vùng lũ lụt, môi trường bị
ô nhiễm nặng, điều kiện vệ sinh kém nên càng dễ lây lan
viêm gan virut A. Làm thế nào để phòng tránh bệnh hiệu
quả?
Bệnh viêm gan virut A lây truyền như thế nào?
Virut viêm gan A (HAV) thường lây
truyền theo đường ăn uống. Ở người
bị bệnh viêm gan A, virut có nhiều
trong mồ hôi, nước bọt, nước tiểu và
nhiều nhất là trong phân. Nếu một
người nhiễm virut A làm công việc
nấu ăn hay phục vụ trong nhà hàng ăn uống, bếp ăn tập thể thì
khả năng họ làm lây lan bệnh là rất cao. Mọi người có thể nhiễm
virut do uống nước nhiễm bẩn, ăn các thức ăn như nghêu, sò, ốc
hến, tôm, cua nấu chưa chín kỹ Những người tiếp xúc với
người bị nhiễm bệnh, nhất là người đó không có triệu chứng cũng
rất dễ bị lây bệnh. Bệnh lây lan mạnh nhất trong thời gian trước

Sơ đồ cơ chế bảo vệ c
ơ
thể của vaccin vi
êm gan
A.
khi các triệu chứng xuất hiện, mà tiếc thay, chúng ta lại không thể
biết để phòng tránh. Trong vùng lũ lụt, các đầm lầy, ao tù, nước
đọng là nơi tồn tại của virut viêm gan A, chúng xâm nhập vào
tôm, cua, sò ốc Nếu chúng ta bắt tôm, cua, ốc để làm thức ăn


mà không được nấu chín kỹ sẽ bị nhiễm virut viêm gan A. Khi tắm
rửa, bơi lội, rửa rau, thức ăn trong các hồ, ao có nguồn nước
nhiễm virut viêm gan A thì bị nhiễm virut này.
Chán ăn, sốt nhẹ, vàng da - Biểu hiện của bệnh
Trong cộng đồng, một số người bị viêm gan A mà không hề có
triệu chứng nên rất khó phát hiện. Trẻ em bị bệnh thường có biểu
hiện bệnh nhẹ, trong khi triệu chứng bệnh ở trẻ lớn và người lớn
lại nặng hơn. Sau khi bị nhiễm virut từ 2 - 3 tuần, bệnh nhân bắt
đầu xuất hiện các triệu chứng: mệt mỏi, buồn nôn và nôn, đau
bụng hoặc có cảm giác khó chịu ở bụng, đặc biệt đau vùng gan ở
dưới hạ sườn phải, chán ăn, sốt nhẹ, vàng da và mắt, đau cơ,
ngứa. Khi có các triệu chứng trên, bệnh nhân nên đi khám để làm
các xét nghiệm nhằm chẩn đoán chính xác bệnh.
Tiến triển và biến chứng
Bệnh viêm gan virut A thường hồi phục hoàn toàn trong vòng 1 -
2 tháng. Hầu hết các trường hợp nhiễm HAV thường khỏi hoàn
toàn mà không gây tổn thương nghiêm trọng nào. Những trường
hợp nhẹ không cần điều trị vẫn bình phục hoàn toàn mà không
gây viêm gan mạn tính. Khác với viêm gan B và C, viêm gan A
không tiến triển thành viêm gan mạn hay xơ gan. Ở người cao
tuổi và bệnh nhân bị các bệnh khác như suy tim ứ huyết, tiểu
đường và thiếu máu, thời gian hồi phục có thể kéo dài hơn và
diễn biến bệnh sẽ nặng hơn. Hiếm gặp viêm gan bùng phát gây
suy gan đe dọa tính mạng bệnh nhân. Một số nghiên cứu cho
thấy viêm gan virut A có thể góp phần gây vữa xơ động mạch.
Điều trị và phòng bệnh
Cho đến nay, chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu đối với viêm
gan virut A. Việc điều trị chủ yếu là đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng
và tránh tổn thương gan vĩnh viễn. Bệnh nhân nên ăn làm nhiều
bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn ba bữa chính để khắc phục chứng

buồn nôn. Nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp, cháo, sữa
chua và bánh mì Bệnh nhân cần nói cho bác sĩ điều trị biết các
thuốc mà mình đang dùng, kể cả những thuốc tự mua uống, vì
cần ngừng hay thay đổi một số thuốc để hạn chế tổn thương gan.
Bệnh nhân phải kiêng rượu trong thời gian bị bệnh viêm gan.
Các biện pháp phòng bệnh gồm: tiêm globulin miễn dịch hoặc
vaccin viêm gan. Globulin miễn dịch chỉ có tác dụng bảo vệ trong
một thời gian ngắn, trong khi vaccin viêm gan có thể bảo vệ tới
20 năm. Người đã nhiễm virut viêm gan A thì không cần phải tiêm
chủng vì đã có kháng thể bảo vệ. Tuy nhiên, những kháng thể
này không bảo vệ khỏi nhiễm các loại viêm gan khác. Cần rửa
sạch và gọt vỏ các loại rau quả tươi, tránh ăn thịt và cá sống
hoặc tái. Dùng nước trong và sạch, đun sôi trước khi uống.
Không nên tắm ở nguồn nước ô nhiễm. Dùng xà phòng rửa thật
sạch tay sau khi đi vệ sinh và sau khi thay tã cho trẻ, trước khi
chuẩn bị nấu ăn hoặc ăn uống. Không dùng chung khăn mặt, bát
đũa, cốc uống nước hoặc bàn chải đánh răng với người bệnh.
Đối với bệnh nhân viêm gan A, cần có ý thức tránh lây bệnh cho
người thân bằng cách dùng dụng cụ ăn riêng và rửa riêng bát đĩa
bằng nước rửa bát hoặc bằng xà phòng diệt khuẩn. Bệnh nhân
viêm gan virut A cũng không nên làm công việc nấu ăn hoặc
chuẩn bị thức ăn cho người khác trong khi đang bị viêm gan
chưa khỏi. Vùng lũ lụt cần vệ sinh tốt nơi chứa nước sinh hoạt,
tẩy uế và cho thuốc sát khuẩn. Chỉ sử dụng nước đã làm trong,
khử khuẩn cho sinh hoạt và nấu ăn. Nơi có dịch cần uống vaccin
phòng viêm gan A.

×