Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Áp-xe đường mật nguy hiểm khó lường pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.94 KB, 9 trang )

Áp-xe đường mật nguy hiểm khó
lường
Áp-xe đường dẫn mật là bệnh khá phổ biến, người ta xếp
chúng vào loại bệnh hay gặp sau bệnh áp-xe gan. Đây là
bệnh thuộc diện cấp cứu ngoại khoa và nếu không chẩn
đoán, cấp cứu kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng nguy
hiểm, có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh
Nguyên nhân gây nên áp-xe đường dẫn mật
Đường dẫn mật bao gồm các ống mật
nằm trong gan, ống mật chủ và túi
mật. Mật được sản xuất từ gan chảy
qua ống mật chủ, một phần được tích
lại ở túi mật và cuối cùng là dịch mật
được đổ vào tá tràng. Bình thường có
một loại cơ vòng (cơ 0ddi) điều chỉnh
làm cho mật luôn luôn được thông
thoáng nhưng khi vì một lý do nào đó làm cho dịch mật tắc
nghẽn, ứ đọng kèm theo bội nhiễm vi sinh vật (vi khuẩn, ký sinh
trùng) gây nên hiện tượng viêm nhiễm và tạo thành áp-xe đường
mật. Trong vô số nguyên nhân gây viêm đường dẫn mật thì phải

Áp xe đường mật có thể
dẫn đến áp xe gan.
kể đến nguyên nhân do giun đũa từ ruột non chui ngược dòng lên
đường dẫn mật mà người ta gọi là bệnh giun chui ống mật. Ngoài
việc bản thân giun đũa làm tắc ống dẫn mật thì mỗi lần giun chui
lên ống dẫn mật mang theo vô vàn vi khuẩn từ đường ruột đi lên
như vi khuẩn E.Coli (thường gọi là vi khuẩn đại tràng), vi khuẩn
Proteus, một số vi khuẩn thuộc họ Enterobacrteriaceae và cả vi
khuẩn kỵ khí. Các loại vi khuẩn này ngoài gây viêm nhiễm và tạo
thành áp-xe đường dẫn mật còn đi vào trong tổ chức gan gây nên


áp-xe gan (gọi là áp-xe gan do vi khuẩn). Sau nguyên nhân do
giun chui ống mật có kèm theo cả vi khuẩn gây áp-xe đường dẫn
mật thì sỏi đường dẫn mật (sỏi đường mật trong gan, sỏi ống mật
chủ, sỏi cổ túi mật và sỏi túi mật) cũng đóng vai trò rất quan trọng
trong việc gây nên áp-xe đường dẫn mật. Đây là những quá trình
gây nên áp-xe đường dẫn mật có liên quan mật thiết với nhau
như giun chui lên ống mật gây áp-xe gan, giun chui lên ống mật
cũng gây nên sỏi đường dẫn mật mà sỏi đường dẫn mật cũng
gây nên áp-xe đường dẫn mật, áp-xe gan, trong đó giun và vi
khuẩn đóng vai trò rất quan trọng. Ngoài ra người ta còn thấy có
nhiều nguyên nhân khác như do mắc các bệnh từ cơ quan khác
cũng có thể đưa đến áp-xe gan, ví dụ bệnh lý của cơ vòng 0ddi,
bệnh của tụy tạng (u đầu tụy), thủng dạ dày - tá tràng hoặc do
một số thao tác kỹ thuật nội soi tá tràng, chụp đường mật ngược
dòng làm bội nhiễm vi khuẩn.
Nhận diện áp-xe đường dẫn mật
Phòng b
ệnh áp
-
xe
đường mật?
Để phòng b
ệnh
này, mọi người n
ên
thực hiện ăn c
hín,
u
ống sôi, không ăn
rau s

ống để tránh
nhi
ễm giun. Kiểm
tra phân đ
ịnh kỳ để
n
ếu có giun cần
dùng thu
ốc (tẩy
giun), nhất l
à giun
đũa là vi
ệc hết sức
c
ần thiết cho hầu
h
ết các lứa tuổi (trẻ
em trên 2 tu
ổi). Nếu
bị viêm đư
ờng dẫn
mật hay sỏi đư
ờng
dẫn mật cần đư
ợc
theo dõi thư
ờng
xuyên và dư
ới sự
giám sát c

ủa bác sĩ
Thường áp-xe đường dẫn mật không có
dấu hiệu báo trước (tiền triệu) mà bệnh xuất
hiện một cách đột ngột do bị viêm đường
dẫn mật như sau một bữa ăn có thức ăn
nhiều mỡ bỗng nhiên thấy đau bụng vùng
thượng vị lệch sang phải có kèm theo sốt, sau vài ngày bắt đầu
xuất hiện vàng da vàng mắt. Khám vùng thượng vị, lệch sang hạ
sườn phải, có thể thấy túi mật căng phồng. Một số xét nghiệm rất
cần được tiến hành để giúp cho việc chẩn đoán chính xác như
xét nghiệm công thức máu sẽ thấy bạch cầu tăng cao, xét nghiệm
chức năng gan sẽ thấy men gan tăng cả 2 loại (SGPT và SGOT)
và nhất là tăng cao bilirubin trực tiếp. Siêu âm là một kỹ thuật rất
đ
ể có chỉ định điều
tr
ị thích hợp, tránh
bi
ến chứng đáng
tiếc.
có giá trị trong chẩn đoán áp-xe đường mật vì nó có thể cho biết
tình trạng đường dẫn mật (thành dày, có thể thấy giun, sỏi ) và
có thể quan sát thấy ổ áp-xe. Trong trường hợp cần thiết có thể
tiến hành chụp cắt lớp vi tính (CT scaner). Ngoài ra người ta có
thể tiến hành chụp hay nội soi đường dẫn mật ngược dòng (nếu
có điều kiện). Áp-xe đường dẫn mật là một bệnh nguy hiểm khó
lường trước vì chúng rất dễ gây nên một số biến chứng nếu
không chẩn đoán và điều trị kịp thời. Biến chứng đáng lo ngại
nhất của áp-xe đường dẫn mật là nhiễm khuẩn huyết. Nhiễm
khuẩn huyết sẽ gây khó khăn rất lớn cho việc chẩn đoán và điều

trị, nhất là những cơ sở y tế chưa có đủ điều kiện để cấy máu xác
định vi khuẩn. Hơn nữa nếu nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn
E.Coli thì việc điều trị cũng sẽ gặp phải không ít khó khăn vì vi
khuẩn E.coli gây nhiễm khuẩn huyết cũng đã kháng lại nhiều loại
kháng sinh. Ngoài nhiễm khuẩn huyết thì áp-xe đường mật có thể
trở thành áp-xe gan. Áp-xe đường dẫn mật làm tăng cao bilirubin
trong máu do tắc mật, từ đây có thể làm tắc ống thận. Viêm tụy
cấp, tràn dịch màng phổi, màng tim người ta cũng đã gặp trong
một số áp-xe đường dẫn mật. Một loại biến chứng từ áp-xe
đường dẫn mật cũng rất nặng nề là áp-xe đường dẫn mật bị vỡ,
tràn vào ổ bụng gây viêm phúc mạc (màng bụng), bệnh cảnh rất
nặng và nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.

×