Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Bệnh thường gặp trên một số loài cá nuôi & biện pháp phòng trị pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.11 KB, 16 trang )

Bệnh thường gặp trên một số loài cá nuôi & biện pháp phòng trị
Nuôi cá ao hồ và lồng bè là nghề truyền thống đã có từ lâu ở nước ta. Do lợi nhuận từ nghề
nuôi cá mang lại khá cao nên trong những năm gần đây số lượng ao, bè nuôi tăng lên một
cách đáng kể và trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình. Các loài cá nuôi
nước ngọt như: cá tra, cá basa, cá rô phi, cá điều hồng (cá rô phi đỏ), cá lóc, hoặc các loài
cá nuôi nước mặn, lợ như: cá mú, cá chẽm đã trở thành đối tượng nuôi chính. Tuy nhiên,
do phát triển một cách tự phát nên bệnh vẫn thường bộc phát trong quá trình nuôi, sản
lượng thu được không cao. Một số bệnh nhiễm khuẩn thường gặp trên các đối tượng này
như: lở loét, đốm đỏ, đốm trắng, hoại tử và xuất huyết các vây, hoặc một số bệnh ký sinh
trùng như: bệnh trùng bánh xe (trùng mặt trời), sán lá, giun tròn, đỉa cá, rận cá, đã ảnh
hưởng không nhỏ đến sản lượng và năng suất thu hoạch.
I. Bệnh nhiễm khuẩn
1. Bệnh trên các loài cá nuôi nước ngọt.
Vi khuẩn là một trong những tác nhân gây bệnh khá quan trọng, là trở lực chủ yếu kìm hãm
phát triển và mở rộng sản xuâấ trong nuôi trồng thuỷ sản. Hầu hết các vi khuẩn gây bệnh là
một phân của hệ vi sinh vật bình thường trong môi trường (nước biển, ao, hồ, sông rạch) và
nói chung các vi khuẩn này được xem là tác nhận gây bệnh thứ cấp hoặc tác nhân gây bệnh
cơ hội. Tuy nhiên cũng có một số ít các loài vi khuẩn là tác nhân khởi phát, bệnh xảy ra
thường là do biến động các yếu tố môi trường hoặc do stress nhưng cũng có thể gây chết
cao.
Tỷ lệ chết do nhiễm khuẩn có thể lên đến 100%, bệnh có thể xảy ra dưới dạng mãn tính,
bán cấp tính và cấp tính.
Hầu hết các vi khuẩn gây bệnh trên thủy sản đều có những triệu chứng giống nhau, đặc biệt
là trên cá.
1.1 Bệnh nhiễm khuẩn huyết do Aeromonas.
Tác nhân gây bệnh:
Nhóm vi khuẩn gây bệnh chủ yếu thuộc giống Aeromonas:
+ A. hydrophila.
+ A. caviae.
+ A. sobria.
Vi khuẩn hiện diện bình thường trong nước, đặc biệt khi trong nước có nhiều chất hữu cơ.


Nó cũng có thể không gây bệnh khi khu trú trong ruột cá.
Đối tượng nhiễm bệnh:
Các loại cá nuôi nước ngọt; cá tra, cá basa, cá trê, cá điêu hồng, cá bống tượng, cá tai
tượng
Lứa tuổi mắc bệnh:
Cá con dễ mẫn cảm hơn cá trưởng thành, có thể gây chết đến 80%.
Dấu hiệu bệnh lý:
* Cá bệnh bị sẫm màu từng vùng ở bụng.
* Xuất hiện từng mảng đỏ trên cơ thể.
* Hoại tử đuôi, vây, xuất hiện các vết thương trên lưng, các khối u trên bề mặt cơ thể, vảy dễ
rơi rụng.
* Mắt lồi, mờ đục và phù ra.
* Xoang bụng chứa dịch, nội tạng hoại tử.
Phòng trị:
+ Tránh tạo ra các tác nhân cơ hội như nhiễm ký sinh trùng (Nhóm nguyên sinh động vật),
tránh làm xây xát cá, vệ sinh không đúng qui định, nước giàu chất hữu cơ (môi trường nuôi
nhiễm bẩn), mật độ nuôi quá dày, hàm lượng ôxy thấp, ô nhiễm từ các nguồn nước thải
công nghiệp
+ Dùng thuốc tím ( KmnO
4
) tắm cá, liều dùng là 4 ppm (4g/ m
3
nước) đối với cá nuôi ao và
10 ppm (10g/ m
3
nước) đối với cá nuôi bè. Xử lý lập lại sau 3 ngày, định kỳ tắm cá một tuần,
hai tuần hoặc một tháng/lần tuỳ thuộc vào tình trạng sức khỏe cá.
Dùng thuốc trộn vào thức ăn:
+ Oxytetracyline: 55-77 mg/kg thể trọng cá nuôi, cho ăn 7-10 ngày (nên hạn chế sử dụng.
+ Enrofloxacin: 20 mg/kg thể trọng cá nuôi, cho ăn 7-10 ngày.

+ Streptomycin: 50-75 mg/kg thể trọng cá nuôi, cho ăn 5-7 ngày.
+ Kanamycin: 50 mg/kg thể trọng cá nuôi, cho ăn 7 ngày.
+ Nhóm Sulfamid: 100-200 mg/kg, cho ăn 10-20 ngày.
1.2. bệnh nhiễm khuẩn do Pseudomonas (bệnh đốm đỏ).
Tác nhân gây bệnh:
+ Pseudomonas fluorescens
+ P. anguilliseptica
+ P. chlororaphis,
Đối tượng nhiễm bệnh:
Các loài cá nuôi nước ngọt: cá tra, cá basa, cá trê, cá bống tượng, cá tai tượng
Dấu hiệu bệnh lý:
+ Xuất huyết từng đốm nhỏ trên da, chung quanh miệng và nắp mang, phía mặt bụng.
+ Bề mặt cơ thể có thể chảy máu, tuột nhớt nhưng không xuất huyết vây và hậu môn.
+ Pseudomonas spp. gây nhiễm khuẩn huyết thường liên quan đến các stess, các thương
tổn da, vẩy do các tác nhân cơ học, nuôi với mật độ cao, dinh dưỡng kém, hàm lượng ôxy
giảm
+ Pseudomonas spp. xâm nhập vào cơ thể cá qua các thương tổn ở mang, da

Phòng trị:
* Dùng vaccin phòng bệnh.
* Giảm mật độ nuôi.
* Cung cấp nguồn nước tốt.

* Tắm 3-5 ppm ( KMnO
4
) không qui định thời gian.
* Có thể dùng các loại kháng sinh để điều khi như trong bệnh nhiễm khuẩn huyết do Aeromonas.
1.3. Bệnh nhiễm khuẩn huyết do Edwardsiella (Edwarsiellosis).
Tác nhân gây bệnh: bệnh do vi khuẩn Edwardsiella tarda.
Đối tượng nhiễm bệnh:

Các loài cá nuôi nước ngọt: cá tra, cá basa, cá trê, cá điêu hồng (cá rô phi đỏ), cá rô phi, cá bống
tượng, cá tai tượng, cá chép
Dấu hiệu bệnh lý:
+ Xuất hiện những vết thương nhỏ trên da (phía mặt lưng), đương kính khoảng 3-5mm, những
vết thương này sẽ phát triển thành những khối u rỗng bên trong cơ, da bị mất sắc tố.
+ Cá mắc bệnh sẽ mất chức năng vận động do vây đuôi bị tưa rách. Có thể xuất hiện những vết
thương bên dưới biểu bi, cơ, khi ấn vào sẽ phát ra khí có mùi hôi, các vết thương này sẽ gây
hoại tử vùng cơ chung quanh.
+ Bệnh thường xảy ra trên cá lớn.
+ Trong ruột một vài loài rắn, cá và một vài loài bò sát, ếch nhái có thể là nguồn lây nhiễm mầm
bệnh E. tarda.
+ Bệnh xuất hiện khi chất lượng nước trong môi trường nuôi xấu, nuôi với mật độ dày, nhiệt độ
thích hợp để bêệh phát triển khoảng 30 độ. Tuy nhiên bệnh cũng xuất hiện khi nhiệt độ nước
thấp hơn và dao động bất thường.
Phòng trị:
+ Cải tiến chất lượng nước trong môi trường nuôi.
+ Giảm thấp mật độ nuôi.
+ Dùng vaccin phòng bệnh.
+ Có thể dùng các loại kháng sinh để điều trị như trong bệnh nhiễm khuẩn huyết do Aeromonas.
2. Bệnh trên các loài cá nuôi nước mặn do nhóm Vibrio (Vibriosis).
Tác nhân gây bệnh:
Vibriosis là những bệnh do nhóm Vibrio gây ra, các loại cá nuôi nước mặn thường nhiễm những
loài Virio sau đây:
+ V. alginolyticus.
+ V. anguillarum.
+ V. vulnificus.
Đối tượng mắc bệnh:
* Các loài cá nuôi nước mặn như: cá mú, cá chẽm, cá măng
* Khi bệnh bùng nổ, có thể gây chết cá đến 50% hoặc cao hơn ở cá nhỏ và tỷ lệ này sẽ giảm đối
với cá lớn, tuy nhiên cá mắc bệnh sẽ bỏ ăn và kém tăng trưởng.

Dấu hiệu bệnh lý:
* Cá nhiễm các loài Vibrio thường bỏ ăn hoặc ăn kém.
* Từng vùng trên lưng cá hoặc toàn bộ biến màu sẫm.
* Xuất huyết điểm trên từng vùng của cơ thể, hoại tử vây.
* Mắt đục, lồi.
* Trong những trường hợp cấp tính cá có thể chết khi chưa có biểu hiện bệnh lý, ngoài trừ bụng
trướng to.
* Cá nhiễm bệnh một thời gian dài thì mang cá bị bạc màu, xuất hiện những vết thương có thể ăn
sâu vào trong cơ thể.
* Ở trại giống thì khi thấy cá trong bể ương xuất hiện những đốm đỏ thì đó là dấu hiệu của nhiễm
Vibrio.
Phân bố:
* Các loài Vibrio phân bố rộng trong các thuỷ vực nước mặn và cửa sông. Bệnh thường xuất
hiện nhiều trong mùa nước ấm và khi nồng độ muô`i trong nước cao, chất hữu cơ nhiều. Cá bị
stress dễ đưa đến nhiễm Vibrio.
Phòng trị:
+ Dùng vaccin.
+ Quản lý chất lượng nước tốt.
+ Giảm mật độ nuôi.
+ Có thể dùng OTC với liều 77 mg/kg thể trọng cá, duùg trong 10 ngày (nên hạn chế sử dụng).
+ Flumequine: 6mg/kg thể trọng cá nuôi, dùng trong 6 ngày.
+ Kanamycine: 50 mg/kg thể trọngcá nuôi, dùng trong 7 ngày.
+ Nhóm Sulfamid: 100 - 200 mg/kg thể trọng cá nuôi, dùng từ 10-20 ngày.
Ngoài ra còn một vài nhóm vi khuẩn có khả năng gây bệnh cho một số loài cá nuôi:
+ Flexibacter columnaris, Edwarsiella tarda, Acinetobacter sp. đây là các vi khẩn có dạng hình
que, gram âm, không sinh bào tử, hiếu khí.
+ Clostridium botulinum vi khuẩn hình que, gram dương, tạo bào tử, kỵ khí tuyệt đối.
+ Streptococcus sp. vi khuẩn hình cầu kết thành chuỗi, gram dương, đường kính 0,7 - 1,4um,
không di động, không capsule, không tạo bào tử.
II. Bệnh do giáp xác ký sinh

2.1. Bệnh do trùng mỏ neo.
- Tác nhân gây bệnh:
Trùng gây bệnh có tên Lernaea, có dạng giống mỏ neo, cơ thể có chiều dài 8-16mm, giống như
cái que, đầu có mấu 16mm, giống mỏ neo cắm sâu vào cơ thể cá.
- Triệu chứng:
Cá nhiễm bệnh kém ăn, gầy yếu, chung quanh các chỗ trùng bám viên và xuất huyết. Nơi trùng
mỏ neo bám là điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
- Tác hại và phân bố bệnh:
Bệnh gây tác hại lớn cho cá giống và cá hương.
Đối với cá lớn, trùng mỏ neo làm thành vết thương tạo điều kiện cho các tác nhân khác gây bệnh
như: nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn, xâm nhập.
Trùng thường ký sinh ở da, mang, vây, mắt, trên các loài cá như: cá lóc bông, cá bống tượng,
cá chép, cá mè, cá tai tượng
- Phòng trị:
Kiểm tra cá trước khi thả nuôi, nếu phát hiện có trùng mỏ neo ký sinh dùng thuốc tím 10-25g/
( m
3
) tắm trong một giờ. Trị bệnh có thể dùng lá xoan liều lượng 0,3-0,5kg/ ( m
3
) nước.
Hoặc dùng Dipterex (Dipterex la thuoc thu y thuy san da duoc bo thuy san cam su dung trong
san xuat kinh doanh thuy san theo quyet dinh 07/2005/QD-BTS ngay 24/02/2005)50 g /( m
3
) cho
vào túi treo (cá nuôi bè) hoặc hòa thuốc phun vào bè hoặc ao 1g/ ( m
3
), mỗi tuần 2 lần.
3.2 Bệnh rận cá.
- Tác nhân gây bệnh:
Trùng thường gây thuộc giống Argulus, màu trắng ngà, có hình dạng giống con rệp nên còn gọi

là rận cá hoặc bọ cá, bọ vè, nhận thấy dđược bằng mắt thường.
- Dấu hiệu bệnh:
Trùng ký sinh bám trên da cá hút máu cá đồng thời phá huỷ da, làm viêm loét tạo điều kiện cho
các sinh vật khác tấn công.
- Phòng trị:
Áp dụng cách phòng trị giống trùng mỏ neo hoặc dùng thuốc tím ( KmnO
4
) với nồng độ 10 g/( m
3
)
trong một giờ.
2.3. Bệnh nấm thuỷ mi.
- Tác nhận gây bệnh
Do hai giống nấm là Saprolegnia và Achlya.
- Dấu hiệu bệnh lý.
Trên da cá xuất hiện những vùng trắng xám, có những sợi nấm nhỏ nhìn trong nước giống như
sợi bông trên thân cá.
- Phân bố và lan truyền bệnh.
Các giai đoạn phát triển của các loài cá nước ngọt, baba, ếch đều có thể nhiễm nấm khi nuôi
với mật độ dày.
Nhiệt độ nước 18-25 độ C, thích hợp cho nấm phát triển.
- Chẩn đoán bệnh:
Nhìn bằng mắt thường có thể thấy các sợi nấm nhỏ như sợi bông, mềm, tua tủa.
- Phòng trị bệnh: Áp dụng các giải pháp phòng bệnh tổng hợp.
Dùng xanh Malachite (Malachite green) (thuốc này đã bị cấm sử dụng theo QĐ 20/2003/QĐ-
BTS) với nồng dộ 0,15 g/(m
3
) phun trực tiếp xuống ao cá hoặc bè cá với liều lượng 1-3mg/lít
nước/giờ (nên hạn chế sử dụng)
Hoặc dùng Potassium dichromate 20-24g/ ( m

3
) .
Nếu cá có vết thương có thể bôi trực tiếp dung dịch Potassium dichromate 5% hoặc iodine 5%
(cá bố mẹ).
Muối: 25 kg/( m
3
) /10-15 phút hoặc 10 kg/ ( m
3
) /20 phút, 1-2 kg/ ( m
3
) không giới hạn thời gian.
Dung dịch ( KmnO
4
) với nồng độ 100g/( m
3
) thời gian kéo dài cho đến khi cá xuất hiện sốc.
Formalin 0,4-0,5 ml/l trong một giờ.
( CuSO
4
) 100g/ ( m
3
) /10-30 phút. Đối với trứng có thể dùng 50 g/ ( m
3
) / 1 giờ.
Griseofulvin 10 ppm/ không giới hạn thời gian.
Ks Lý Thị Thanh Loan - Phòng Bệnh học Thuỷ sản Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản II
(Đặc san khoa học phổ thông)
BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CÁ NƯỚC NGỌT NUÔI KHÉP KÍN !!!
Các bệnh thường gặp ở tôm
[25 - Sep - 2007 ::: doantb]


CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TÔM
Sản xuất tôm trên thế giới những năm gần đây tăng nhanh là nhờ
phương pháp nuôi tôm tốt. Sản lượng tôm nuôi năm 1991 lên tới
700.000 tấn. Song song tăng về số lượng tôm thì bệnh tôm ngày
phát triển nhiều và xuất hiện nhiều bệnh lạ, chưa có giải pháp điều
trị.
[]
Gần 30 bệnh và hội chứng của tôm nuôi với 2 nguyên nhân nhiễm trùng và không nhiễm trùng
đã được nhiều tài liệu gần đây nhắc đến, nhưng sự hiểu biết về chúng còn rất ít. Một số tác
nhân gây bệnh quan trọng nhất cho tôm nuôi phải kể đến trước tiên là virus, vi khuẩn nấm và
nguyên sinh động vật.
Dưới đây sẽ trình bày khái quát một số bệnh tôm, phương hướng hiện tại và tương lai trong
chuẩn đoán, phòng và đìêu trị các bệnh tôm đó.
1. Bênh do các virus:
Hiện nay người ta đã phân lập được tới 12 loại virus khác nhau gây bệnh cho tôm nuôi,
đó là IHHNV, HPV, BMN, MRV, BP, REO, YHV, LPV, LOVV, RPS, WSBV, TSV.
Các loại virus này được phân ra 2 loại: Loại virus DNA và loại RNA. Sáu bệnh virus
nặng gây chết đáng kể cho tôm nuôi cũng được báo cáo: Sự nhiễm bệnh lúc còn ấu trùng
và non yếu là phổ biến nhất. Một số virus gây bênh có tính đặc hiệu với 1 loài hay chỉ
một vài loại tôm, trong khi đó những virus khác biểu hiện khả năng nhiễm bệnh ở tất cả
các loại tôm.
Hiện nay chưa có phương pháp nào điều trị bệnh virus ở tôm nuôi thành công.
Chi tiết từng virus sinh bệnh, cách chuẩn đoán, phòng ngừa và điều trị sẽ được trình bày
trong chương VII,VIII.
2. Bệnh rickettsia:
Rick là vi sinh vật hình gậy. Nó gây bệnh cho các loại tôm. Rick đã được tìm thấy trong các
loài tôm P.MARRGINATUS, Penaeus monodon, P. STYLIROSTRIS, và P. vannamei.
3. Vi khuẩn:
Vi khuẩn gây bệnh cho tôm có thể kể ra các loại sau: Vibriasis, Luminaus,

Epicommensal Filametous Bacteria, Exoskeletal lesions bacteria, Indured
hepatopancreatilis bacteria.
Vi khuẩn hình roi thuộc nhóm gram âm, thuộc dòng Vibrio gây ra hàng loạt bệnh cho
tôm, chết tới 100%.
Một bệnh gây ra bởi những vi khuẩn đó được gọi là Vibrio (một loại vi khuẩn gây nhiễm
trùng máu). Vi khuẩn này gây nhiễm bệnh mãn tính, bán cấp hoặc cấp. Nhiều chất hoá
học và kháng thể được dùng để điều trị bệnh vibriosis tôm gồm EDTA, FURANACE,
FURAZOLIDON (NF_180), Errythomycin, Terramycin và Chloramphenicol.
Vi khuẩn làm hư hại chitin có thể làm vết thương lan rộng và bài xuất những enzyme
ngoại bào. Vi khuẩn sợi (thường là Leucothrix mucur) có thể tấn công tôm làm ảnh
hưởng tới hô hấp.
4. Nấm:
Những bệnh thường gặp ở tôm đó là bệnh do Larval mycosis, Bệnh Fusarium vv Trong
nhiều trường hợp, các nấm có thể gây ra chết hàng loạt, đặc biệt chỗ ương trứng. ở đấy
bệnh mycosis ấu trùng gây chết hoàn toàn. Mycosis ấu trùng thường được gây ra bởi
Lagenidium callinectes, Sirolpidium sp hoặc Maliphthoros sp. Và chết tới 100% trong
vòng 48 giờ sau khi nhiễm. Treflan, Formanganate kali, furanace được dùng để điều trị
sự nhiễm nấm trong khi ương.
Một bệnh nấm khác gọi là bệnh FUSARIUM solani. Tất cả các tôm có thể chống lại
bệnh này nhưng có loại tôm P. JAPONICUUS đặc biệt nhạy cảm và có thể bị chết nhiều
khi bị nhiễm nó.
5. Nguyên sinh động vật:
Protozoa gồm các dòng Epitylis, Vorticella, Zoothamnium, Microsporidians, Gregarines.
Tôm rát dễ bị nhiễm bởi Protoza mà nó luôn có mặt trong môi trường ao nuôi Nhiều
dòng Protozoa gây bệnh có thể nêu ra như Zoothamnium, Epitylis, Vorticella, Acineta và
Lagenophrys. Nuôi dầy và ấu trùng sắp sang giai đoạn trưởng thành có thể bị. Chúng
được điêu trị bởi Chloroqince diphosphate, Saponin hay formalin 25 ppm.
Microsporida - là một loại protozoa ký sinh bên trong làm tôm trắng như sữa. Bệnh xảy
ra khi điều kiện nuôi tôm có lẫn cá.
Gregarine là bệnh đường tiêu hoá của tôm. Khi nhiễm bệnh này tôm kém ăn, chậm lớn

và có khi chết.
6. Những bệnh dinh dưỡng, độc chất và môi trường:
Một số bệnh thuộc loại này là bệnh thiếu vitamin C đã được biết - đó là bệnh chết đen, bệnh
mang tôm đen, bệnh đỏ tôm, bệnh xanh tôm, bệnh huỷ hoại cơ vv
Kết quả của sự biểu hiện mức độc chất như là các kim loại nặng, ozone, hoặc amoniăc và bệnh
bóng được ra do nước quá bão hoà với các khí hơi của không khí. Tất cả các loại tôm nói chung
rất nhậy cảm với các bệnh này.
7. Những bệnh chưa rõ nguyên nhân:
Ngoài những bệnh trên, còn có những bệnh khác do điều kiện nuôi tôm sinh ra mà người ta
chưa phát hiện được nguyên nhân cụ thể. Chẳng hạn như bệnh tinh dịch đen của con đực P.
vannamei, P. stylirostris và P. setiferus và hội chứng ruột, thần kinh của tôm P. japonicus
cũng như nhiều bệnh khác như bệnh đầu vàng, hội chứng tôm chết 1 tháng, hội chứng có
nhiều lỗ xốp.
Bệnh thường gặp ở tháng nuôi đầu tiên:
Trên các ao theo dõi, có 4 nhóm bệnh xuất hiện trong giai đoạn này gây ảnh hưởng lớn
đến sức khỏe và năng suất tôm nuôi.
- Bệnh MBV: tôm nhiễm MBV ở các mức độ khác nhau với tần suất khá cao (>50% số
ao). Tuy nhiên, nhìn chung tôm bị nhiễm MBV chỉ ở mức nhẹ và tập trung chủ yếu ở các
ao cũ tại khu nuôi tập trung.
- Bệnh đốm trắng bộc phát và gây thiệt hại toàn bộ cho ao nuôi ở ngay tháng nuôi thứ
nhất, khi tôm 27-30 ngày tuổi. Tuy nhiên tần suất xuất hiện khá thấp (7,3%). Trong quần
đàn tôm bị chết do bệnh đốm trắng có trường hợp ghi nhận tôm chết đi kèm với dấu hiệu
nhiễm virus đầu vàng.
- Bệnh nhiễm khuẩn: tôm bị nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, nước ao và tôm bị phát
sáng cũng được ghi nhận với tần suất xuất hiện khá thấp (<10%).
- Bệnh đỏ thân xuất hiện ở cuối tháng nuôi đầu tiên và đi kèm với tôm bị nhiễm khuẩn.
Trường hợp này có thể do vi khuẩn gây nên, khác với hội chứng đỏ thân đốm trắng làm
tôm chết hàng loạt.
2. Bệnh thường gặp ở tháng nuôi thứ hai
Ðây là giai đoạn tôm rất nhạy cảm với các mầm bệnh, nhất là đối với virus đốm trắng, đầu

vàng, MBV
- Bệnh đốm trắng: nhìn chung ở các ao được khảo sát, tôm chết do virus đốm trắng tăng
hơn 8 lần so với tháng nuôi đầu, có thể phân làm 3: nhóm ao tôm chết do virus đốm trắng,
nhóm ao tôm chết do virus đốm trắng và có thể cộng hưởng do virus đầu vàng, nhóm ao
tôm chết do hội chứng đỏ thân đốm trắng. Tôm chết có độ tuổi từ 36-56 ngày nuôi, nhiều
nhất là ở 40-50 ngày nuôi.
- Bệnh MBV: nhìn chung số trường hợp tôm bị nhiễm MBV giảm rõ rệt (<24%), trong
khi tỷ lệ và cường độ nhiễm MBV không khác biệt lắm so với tháng nuôi đầu. Không ghi
nhận được trường hợp tôm chết do MBV gây nên.
- Bệnh nhiễm khuẩn: tôm bị nhiễm khuẩn được ghi nhận khá nhiều trong giai đoạn này,
tần suất xuất hiện > 50%, trong đó hầu hết các trường hợp đều đi kèm với mảng bám hoặc
đóng rong. Có 4 trường hợp tôm bị nhiễm khuẩn và đỏ thân, các trường hợp này tôm đều
nhiễm virus đốm trắng và bộc phát bệnh.
- Bệnh hoại tử mắt: bệnh này làm cho tôm mất khả năng định vị phương hướng, chúng bơi
lờ đờ sát mặt nước, không ăn được và chết. Bệnh xuất hiện ít, lẻ tẻ, số lượng tôm bị bệnh
chỉ vài con.
- Bệnh mềm vỏ: các trường hợp tôm bị mềm vỏ xảy ra ở tôm nuôi trong ao nước ngọt, độ
kiềm và độ mặn rất thấp, tần suất xuất hiện khá thấp (<5%).
- Bệnh đỏ thân kèm theo sự biến đổi bất thường của khối gan tụy đã được ghi nhận, tần
suất xuất hiện khá thấp (<5%), các trường hợp này đều bị bộc phát bệnh đốm trắng một
thời gian ngắn sau đó.
3. Bệnh thường gặp ở tháng nuôi thứ ba
- Bệnh đóng rong: hầu hết các ao (95%) đều ghi nhận trường hợp có tôm bị mảng bám,
một số nhỏ trường hợp tôm bị đóng rong và ký sinh trùng. Tuy nhiên số lượng tôm bị
bệnh này không lớn, đa số chỉ xuất hiện rải rác tần suất xuất hiện khá nhỏ (<5%).
- Bệnh nhiễm khuẩn: giai đoạn này bệnh nhiễm khuẩn nhìn chung tương đối phổ biến hơn
và xuất hiện hầu như suốt thời gian trong tháng với cường độ nhiễm nặng, nhẹ khác nhau
tùy thuộc nhiều vào điều kiện nước ao xấu hay tốt (chủ yếu là mức nhiễm bẩn hữu cơ).
- Bệnh mềm vỏ: hầu như ở các ao theo dõi, trường hợp tôm bị bệnh mềm vỏ rất ít thấy
trong giai đoạn này, nếu có chỉ là vài cá thể được phát hiện trong mỗi quần đàn, chủ yếu

trong trường hợp tôm nhỏ hay yếu, ăn yếu, sức khỏe yếu dẫn đến vỏ mềm.
- Bệnh MBV: ở hai tháng nuôi sau của vụ nuôi, MBV có thể nói là hầu như tác động
không rõ ràng đến sức khỏe tôm nuôi. Số trường hợp ghi nhận có biểu hiện bệnh giảm rất
nhiều, đồng thời số trường hợp nhiễm mầm bệnh cũng có xu hướng giảm rõ rệt so với 2
tháng nuôi đầu.
- Bệnh đốm trắng: hội chứng đỏ thân đốm trắng và bệnh đốm trắng tiếp tục xảy ra đầu
tháng nuôi thứ 3, ở độ tuổi 65-70 ngày, gây chết rất nhanh, dẫn đến thiệt hại toàn bộ ao
nuôi, tuy nhiên tần suất xuất hiện bệnh không cao (9,7%).
4. Bệnh thường gặp ở tháng nuôi thứ tư
- Bệnh đóng rong: nhìn chung giai đoạn này hầu hết các ao đều ghi nhận tôm có bị mảng
bám kết hợp với nhiễm khuẩn, ngay cả những ao tôm bình thường, tuy nhiên số lượng cá
thể rất ít. Trong điều kiện ao nuôi bị nhiễm bẩn hữu cơ khá nặng, tôm bị stress nhiều, tôm
yếu và giảm khả năng tự làm sạch có thể là nguyên nhân chính gây bệnh.
- Bệnh MBV: trong giai đoạn này MBV có thể nói là hầu như tác động không rõ ràng đến
sức khỏe tôm nuôi. Số trường hợp ghi nhận là có biểu hiện bệnh giảm rất nhiều, đồng thời
số trường hợp nhiễm mầm bệnh cũng có xu hướng giảm rõ rệt so với 2 tháng nuôi đầu.
- Bệnh đốm trắng: nhìn chung ở các ao theo dõi, giai đoạn này tôm không chết do bộc
phát bệnh đốm trắng, chỉ ghi nhận trường hợp tôm yếu và bị tấp mé với số lượng rất ít cá
thể mang dấu hiệu bệnh đốm trắng.
Ðể phòng bệnh một cách có hiệu quả, hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra, bà con
nuôi tôm có thể tham khảo một số nguyên nhân chính sau đây dẫn đến bộc phát dịch bệnh
trên tôm sú nuôi:
1. Yếu tố ngoại cảnh
- Vùng đất có kết cấu và tính chất không phù hợp cho hệ thống ao nuôi. Các vùng đất
nhiễm phèn nặng hay quá kiềm dẫn đến khó cải tạo ao gây nên tôm bị stress hoặc ở vùng
chứa nhiều mùn bã hữu cơ làm ao bị thẩm lậu, rò rỉ.
- Không đủ nước cấp cho hệ thống nuôi dẫn đến việc tiến hành mùa vụ bị trậm trễ, không
đủ nước thay khi ao bị bẩn hay xử lý hóa chất cần thay nước. Hệ thống kênh thoát không
tốt dẫn đến việc thoát nước không kịp thời, hay tồn đọng nước bẩn gây nhiễm bẩn cho khu
nuôi. Ðối với các khu nuôi bán thâm canh và thâm canh tập trung, việc không có hệ thống

xử lý nước thải tốt là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến nhiễm bẩn hữu cơ nghiêm trọng cho
vùng nuôi chỉ trong vòng 2-5 năm.
- Không ngăn chặn sinh vật mang mầm bệnh (trong đó tôm hoang dã, giáp xác nhỏ, phù
du sinh vật, ấu trùng, côn trùng) xâm nhập dẫn đến nguy cơ nhiễm bệnh, nhất là bệnh
truyền nhiễm (đốm trắng, đầu vàng) tăng lên.
2. Yếu tố kỹ thuật
Ðây là khâu quan trọng, nếu thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quản lý
ao, góp phần rất lớn cho vụ nuôi thành công. Các trở ngại thường gặp là:
- Thiếu hệ thống thiết bị công trình phụ trợ phù hợp nhằm đảm bảo các điều kiện môi
trường tối ưu cho tôm nuôi.
- Không gây màu nước đạt yêu cầu (thường gặp ở các ao nuôi thâm canh hiện nay) dẫn
đến tôm thiếu thức ăn tự nhiên trong giai đoạn đầu vụ nuôi. Ðây được xem là yếu tố rất
quan trọng để tôm nuôi phát triển tốt trong giai đoạn tiếp theo.
- Quản lý chất lượng nuớc ao: lượng ôxy hòa tan thấp, NH3 cao, dao động pH, nhiệt độ
vượt khoảng cho phép tất cả những yếu tố này đều tác động xấu đến sức khỏe tôm nuôi,
tạo cơ hội cho mầm bệnh tấn công.
- Quản lý thức ăn không hợp lý gây ô nhiễm, làm tôm bị mềm vỏ, chậm lớn hoặc mang
mầm bệnh.
- Quản lý sức khỏe tôm nuôi: quan sát và ghi nhận dấu hiệu, động thái và biểu hiện bên
ngoài của tôm, kiểm tra sự xuất hiện các mầm bệnh nguy hiểm trên tôm (đốm trắng, đầu
vàng) để từ đó có thể đưa ra các biện pháp giải quyết kịp thời.
3. Chất lượng con giống
Ðây là yếu tố đầu vào quan trọng, quyết định sự thành bại của vụ nuôi.
- Con giống kém chất lượng nên khả năng chống chọi với các stress môi trường và sức đề
kháng với các mầm bệnh kém, dẫn đến vụ nuôi thất bại.
- Xác định tính cộng hưởng của virus đốm trắng và các nhóm mầm bệnh khác.
- Con giống mang mầm bệnh, đặc biệt là các mầm bệnh virus nguy hiểm như đốm trắng,
đầu vàng hầu hết đều làm cho vụ nuôi bị thất bại. Ðồng thời cũng có ảnh hưởng lớn trong
việc lây lan các mầm bệnh nguy hiểm cho ao nuôi và vùng nuôi ở các vụ nuôi sau.
- Dịch bệnh đốm trắng sẽ bùng nổ không quá 10 ngày sau khi ghi nhận sự xuất hiện mầm

bệnh trên tôm nuôi dưới tác động của một số yếu tố làm tăng tính mẫn cảm của virus này.
Các yếu tố khác như sự ổn định của môi trường ao nuôi góp phần quan tọng trong việc
kéo dài thời gian tiềm ẩn của virus đốm trắng.
4. Các yếu tố khác
- Tiêu chuẩn hóa đối với các hệ thống công trình (hệ thống kênh mương, hệ thống ao
nuôi, ao lắng, ao xử lý nước thải), các công trình hạ tầng phục vụ cho các khu vực nuôi
bán thâm canh, thâm canh tập trung.
- Hoạt động khuyến ngư và định kỳ tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật nuôi.
- Ðề ra các giải pháp, các quy định bảo vệ cho cộng đồng khu vực nuôi khi có dịch bệnh
xảy ra như: biển báo ao có tôm bị bệnh, thông báo việc thải nước từ các ao có tôm bị
bệnh.
- Xây dựng các khuyến cáo về tính mùa vụ cho người nuôi tôm.
(Tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu kỹ thuật)
Theo Khuyến Ngư Kiên Giang
PHÒNG VÀ TRỊ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TÔM HÙM
Gần đây, tôm hùm nuôi ở huyện Sông Cầu (Phú Yên) và các tỉnh miền Trung bị chết do
dịch bệnh có chiều hướng gia tăng. Theo yêu cầu của bạn đọc, Báo Ninh Thuận giới thiệu
biện pháp phòng và trị một số bệnh thường gặp ở tôm hùm.
Hội chứng đục cơ
Do nhóm vi bào tử trùng gây ra. Khi còn sống, phần cơ giữa thân và giáp đầu ngực lồi ra,
màu sắc tôm vẫn bình thường, tôm ít hoạt động, trở nên yếu dần và chết rải rác đến hàng
loạt. Khi chết, màu sắc cơ thể tôm hơi nhợt nhạt, thân hơi đỏ, cơ trắng đục. Bệnh này
thường xảy ra ở tôm hùm nuôi có trọng lượng 0,3 - 0,7 kg/con.
Bệnh đỏ thân
Do vi khuẩn Vibrio sp gâu ra. Tôm bệnh có hiện tượng đỏ ở vùng giáp đầu ngực hay
vùng bụng, sau đó màu đỏ lan dần ra toàn bộ cơ thể. Mô gan, tụy bị hoại tử, các khớp ở
đôi chân rời ra, đôi râu dài dễ bị gãy, mặt bụng tôm tím bầm, tôm yếu dần, bỏ ăn và chết.
Biện pháp phòng bệnh
Chỉ sử dụng thức ăn tươi và phải rửa sạch bằng nước ngọt trước khi cho tôm ăn; tập trung
vệ sinh lồng bè nuôi, thu gom thức ăn thừa 2-3 giờ cho ăn và vớt xác tôm chết đưa vào bờ

để tiêu hủy. Cần san thưa mật độ nuôi từ 4-5 con/m2 (tôm trên 500g/con); giữ khoảng
cách giữa các lồng nuôi từ 5m trở lên để đảm bảo nước lưu thông ở các lồng nuôi. Tăng
cường sức khỏe tôm nuôi bằng cách bổ sung vitamin C, vitamin tổng hợp như Stay-C
hoặc C plus 5g/kg thức ăn; Vet C Encap 3-5g/kg thức ăn. Treo túi Chlorine quanh lồng
nuôi 0,5-1 kg/túi, sử dụng 4-5 lít/lồng,sau 4-5 ngày thay túi mới. Tách riêng những con
tôm bệnh và tiến hành các biện pháp điều trị.
Biện pháp trị bệnh
Đối với bệnh do vi khuẩn: sử dụng hỗn hợp thuốc Doxyciline 0,3g, Oxytetracyline 0,1g,
Steptomycine 0,1g, Stay-C hay C Plus 5g dùng điều trị cho 1kg tôm hùm trong 1 ngày,
điều trị liên tục 3-5 ngày.
Cách sử dụng: Hòa tan các loại thuốc vào nước, sau đó ngâm hỗn hợp này với thức ăn
(cua, ghẹ, tôm) 15-30 phút trước khi cho tôm hùm ăn.
Đối với bệnh do vi bào tử trùng
Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh này. Trước mắt chỉ áp dụng các biện
pháp phòng bệnh là chính, như bảo quản thức ăn tươi và vệ sinh sát trùng thức ăn trước
khi cho tôm ăn nhằm hạn chế sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh. Khi có những cá
thể tôm mắc bệnh trong hệ thống lồng bè nuôi, nhất thiết phải loại bỏ hay tách chúng
khỏi hệ thống nuôi, phải đặt lồng cách đáy ít nhất 0,8m, nhằm tránh lây lan nguồn bệnh .
Theo www.ninhthuanpt.com.vn
MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TÔM SÚ NUÔI TRÊN CÁT VÀ BIỆN PHÁP
PHÒNG TRỊ
Đăng ngày: 20:52 27-12-2008 Thư mục: Chung
Nghề nuôi tôm thương phẩm là một trong những nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao
trong nuôi trồng thủy sản . Nó đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn ven biển . Tuy
nhiên , tôm nuôi thường mắc một số bệnh ,nhất là trong nuôi bán thâm canh và thâm
canh.Người nuôi tôm có thể bị phá sản nếu không có phương pháp phòng và trị bệnh hữu
hiệu . Khi giải quyết vấn đề trị bệnh cho tôm nuôi là phải chấp nhận sự thiệt hại về kinh
tế, tôm sẽ hao hụt nhiều hay ít tùy thuộc vào quá trình điều trị , bệnh nặng hay nhẹ và ảnh
hưởng đến sự tăng trưởng tôm nuôi.Cho nên trong nuôi tôm việc phòng bệnh là chính còn
điều trị thường không mang lạihiệu quả.

Khác với những vùng nuôi khác , nuôi tôm ở vùng đất cát có ưu điểm là nguồn nước
tương đối sạch ít bị ô nhiễm bởi nước thải: nông nghiệp, sinh hoạt Tuy nhiên , qua
thực tế cho thấy dịch bệnh vẫn xảy ra cho các ao nuôi trên vùng đất cát và đã gây thiệt hại
không nhỏ cho một số bà con nuôi tôm.

Bệnh ở tôm nuôi có thể phân thành 4 nhóm chính :
- Bệnh do siêu vi khuẩn( Virus) .
- Bệnh do vi khuẩn .
- Bệnh do môi trường
- Bệnh do dinh dưỡng
Trong đó bệnh do siêu vi khuẩn ( Virus ) là nguy hiểm và gây thiệt hại nghiêm trọng
nhất.
I . BỆNH DO SIÊU VI KHUẨN (VIRUS.)
Hiện nay người ta đã phân lập trên 12 loài vi rus gây bệnh cho tôm . Trong nuôi tômhiện
nay, bệnh do vi rus gây ra là chủ yếu như : bệnh thân đỏ đốm trắng(SEMBV), bệnh đầu
vàng( YHVD)?,bệnh virus Monodon Baculovirus(MBV). Ðiều đáng lưu ý là mầm bệnh (
Virus) có thể ẩn trong các giai đoạn của vật chủ(tôm nuôi) nhưng có thể gây phát bệnh và
làm chết tôm nuôi khi điều kiện môi trường quá xấu hoặc thay đổi đột ngột gây sốc cho
tôm nuôi, ảnh hưởng đến sức đề kháng của tôm nuôi tạo cơ hội cho virus xâm nhập và
lây lan rất nhanh gây chết hàng loạt.
1/ Bệnh thân đỏ đốm trắng (SEMBV):
Ðây là loại dịch bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng cho nghề tôm sú .Loại bệnh này được
phát hiện từ năm1992- 1993 ở vùng Ðông bắc châu Á và đến nay đã lây lan sang nhiều
nước trên thế giới: Thái lan,Indonesia, Ấn độ, Ðài loan,Việt nam, các nướcTrung
mỹ Bệnh thân đỏ đốm trắng có thể xảy ra ở tất cả các giai đoạn phát triển của tôm , tuy
nhiên bệnh thường gây chết nhiều nhất ở giai đoạn tôm nuôi từ 30 -65 ngày tuổi nhất là
sau các lần lột xác tôm dễ mẫn cảm với tác nhân gây bệnh .
* Tác nhân gây bệnh :
Bệnh thân đỏ đốm trắng là do một loại virus có tên khoa học viết tắt là SEMBV gây ra.
Virus này cảm nhiễm ở các mô có nguồn gốc trung bì và ngoại bì như : Mang , lớp biểu

mô của vỏ , thần kinh , dạ dày và một số cơ quan khác.Khi xâm nhập vào cơ thể tôm sẽ
lan ra các bộ phận khác của cơ thể , khi chúng xâm nhập được vào tế bào sẽ xâm nhập
tiếp vào nhân và phát triển về số lượng rất nhanh làm cho kích cỡ của nhân to ra ta thấy
rõ qua kính hiển vi . Khi virus phát triển đến một mức độ nào đó nó sẽ giết chết tế bào và
virus sẽ bung cùng với tế bào ra khỏi cơ thể tôm lan truyền ra nguồn nước , khi gặp tôm
khỏe khác lại tiếp tục xâm nhập và cứ thế tiếp diễn . Nếu virus không xâm nhập được vào
tế bào của tôm thì nó sẽ chết vì nó chỉ sống được tự do trong môi trường nước 4 ngày .
Virus này sống và tồn tại được trong môi trường nước ngọt và mặn do đó tôm nuôi ở các
độ mặn khác nhau từ 5 - 40%o đều cảm nhiễm virus và gây bệnh . Như thế cho thấy rằng
virus này có khả năng gây bệnh cho tôm ở bất cứ ao nuôi tôm nào . Ðiều tệ hại hơn virus
loại này không chỉ gây bệnh cho tôm sú mà còn gây bệnh cho tất cả các loại tôm, cua
biển kể cả tép nước ngọt do đó mà chúng thường xuyên tồn tại trong môi trường nước .
Ngoài ra trên cơ thể những con tôm bệnh thân đỏ đốm trắng còn bị nhiễm các tác nhân cơ
hội khác như : Vi khuẩn, nấm , nguyên sinh động vật( Protozoa)
* Dấu hiệu của bệnh :
Khi bệnh thân đó đốm trắng xuất hiện ở tôm sú thường có những dấu hiệu như sau :
- Có từ ít đến nhiều con tôm yếu dạt vào bờ .
- Trên thân tôm xuất hiện các đốm trắng tròn, to nhỏ khác nhau nằm dưới lớp vỏ kitin ở
phần đầu ngực và vỏ các đốt bụng . Cũng có một số ít trường hợp tôm bị bệnh này nhưng
không có đốm trắng .
- Màu sắc tôm chuyển sang màu hồng tối hoặc nhợt nhạt.
- Khả năng tiêu hoá thức ăn bị giảm sút nghiêm trọng, đa phần các con tôm dạt bờ đều
không ăn.
- Tôm chết từ rải rác tới hàng loạt, có thể chết cả ao trong vòng 5 - 7 ngày , đặc biệt chết
nhiều sau khi lột xác.
Kết quả kiểm tra mô học cho thấy nhân ở tế bào bị cảm nhiễm phình to chiếm chỗ cả
nguyên sinh chất.
* Biện pháp ngăn ngừa :
Khi phát hiện trong ao nuôi có dấu hiệu bệnh thân đỏ đốm trắng , biện pháp trị bệnh gần
như không có , việc làm được chỉ có thể ngăn chặn tránh lây lan sang ao tôm khác .

Ðối với bệnh thân đỏ đốm trắng , biện pháp ngăn ngừa là chính . Việc ngăn ngừa bệnh
này phải ngăn chặn triệt để cả 2 con đường lây lan :
-Ao trước khi đưa vào nuôi phải được dọn kỹ , nạo vét sạch bùn đáy, phơi nắng đáy ao ,
tiêu diệt toàn bộ các ký chủ trung gian mang mầm bệnh như : Cua, Ghẹ, Tôm, Tép.
-Chọn giống tốt không nhiễm virus SEMBV bằng máy PCR
-Thực hiện nuôi tôm đúng vụ , không thả nuôi trong các thời điểm nhiệt độ thấp, thời tiết
có nhiều biến động .
-Ao nuôi phải rào lưới xung quanh ngăn chặn cua , còng bò vào ao, phải có ao chứa lắng
xử lý nước trước khi cấp sang ao nuôi .
-Sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp, không sử dụng thức ăn tự chế biến , thức ăn
tươi dễ lây lan mầm bệnh .
-Trường hợp ao nuôi đã nhiễm bệnh nếu tôm đạt kích cỡ thương phẩm nên thu hoạch
ngay, sau đó dùng hóa chất xử lý nước trong ao trước khi tháo ra môi trường
2/ Bệnh Monodon Baculovirus (MBV)
* Tác nhân gây bệnh :
Bệnh MBV gây ra trên tôm bỡi một loại virus thuộc giống Baculovirus, thuộc nhóm virus
có hình thể ẩn trong nhân tế bào mà nó cảm nhiễm.
* Dấu hiệu bệnh :
Bệnh MBV có thể cảm nhiễm ở nhiều giai đoạn phát triển của tôm. Bệnh MBV không
phải chỉ phụ thuộc vào mức độ cảm nhiễm cao hay thấp ma ?òn phụ thuộc nhiều vào điều
kiện môi trường ao nuôi .
-Nếu tôm giống thả nuôi có mức độ nhiễm MBV cao thì có thể gây chết hàng loạt trong
hai tuần đầu , nếu không gây chết loại virus này cũng làm tôm mẫn cảm hơn với các tác
nhân khác nên tôm nuôi thường hay bị còi cọc, chậm lớn và thường xuất hiện các dấu
hiệu khác như : đen mang, cụt râu,đỏ thân.
- Một dấu hiệu bệnh lý đặc trưng của những con tôm bị nhiễm MBV là sự tồn tại các thể
ẩn hình cầu trong nhân tế bào gan, nhờ vậy có thể phát hiện được dễ dàng bệnh này dưới
kính hiển vi.
* Biện pháp phòng bệnh MBV :
Khác với các loại virus khác , virus MBV có khả năng tồn tại lâu dưới đáy ao chờ cơ hội

xâm nhập vào cơ thể tôm. MBV có khả năng chịu đựng khá tốt với các chất sát trùng như
: Chlorine, BKC. nhưng lại mất khả năng cảm nhiễm rất nhanh dưới tác dụng của ánh
sáng mặt trời. Các biện pháp ngăn ngừa bệnh MBV như sau :
- Khi chọn giống cần kiểm tra giống không nhiễm bệnh MBV.
- Thực hiện tốt phương pháp tẩy dọn ao, phơi nắng đáy ao.
- Quản lý môi trường ao nuôi ổn định là biện pháp hữu hiệu nhất có tác dụng giảm thiểu
tác hại của MBV và các tác nhân khác.
3/ Bệnh đầu vàng( YHVD)
* Tác nhân gây bệnh:
Gây bệnh đầu vàng trên tôm nuôi là loại virus có tên Rhabdovirus. Ðây là loài virus có
nhân ARN. Virus này có thể ký sinh ở nhiều nội quan khác nhau của tôm như : Gan tụy,
mang, máu, dạ dày Ngoài ra , tôm bị bệnh đầu vàng còn có khả năng bị cảm nhiễm một
số tác nhân cơ hội khác như: Vi khuẩn , nguyên sinh động vật
*Dấu hiệu bệnh lý:
Khi tôm bị bệnh đầu vàng , thường có dấu hiệu sau:
-Bệnh có dấu hiệu rất đặc thù là tôm nuôi đột nhiên tiêu thụ thức ăn mạnh hơn bình
thường trong vài ngày liên tiếp. Sau đó bỏ ăn hoàn toàn .
-Tôm bị bệnh lờ đờ , bắt đầu dạt vào bờ ao. Màu sắc của tôm trở nên nhợt nhạt, phần đầu
ngực có màu vàng do gan tụy và mang tôm chuyển sang màu vàng , giáp đầu ngực bị
phồng , mang tiết dịch có mùi hôi.
-Sau 2-3ngày kể từ khi có hiện tượng dạt bờ , tôm bắt đầu chết . Sau 5-7ngày có khả năng
chết toàn bộ tôm trong ao.
Qua kết quả kiểm tra mô học cho thấy tại các cơ quan bị nhiễm virus , các tổ chức tế bào
có sự thay đổi bất bình thường : Nhân tế bào bị nhăn nhúm , phát triển không bình
thường, có sự tồn tại của thể vùi nằm trong nguyên sinh chất.
-Bệnh thường xảy ra ở tôm trong ao nuôi trong giai đoạn 40-60 ngày tuổi
-Bệnh này thường xuất hiện trong hệ thống nuôi thâm canh và bán thâm canh trong điều
kiện môi trường ao nuôi bị biến động và bị ô nhiễm.
-Nhiều nhà khoa học trên thế giới đãnhận định: bệnh đầu vàng( YHVD) là nguyên nhân
gây nên sự thất bại của ngành công nghiệp nuôi tômở Ðài loan năm 1997-1998. Ở Việt

nam , Trường Ðại học Thủy sản Nha trang cho biết dịch bệnh đầu vàng đã xuất hiện ở
các tỉnh ven biển miền Trung: Bình định, Phú yên
*Biện pháp phòng bệnh:
-Giữ cho môi trường ao nuôi ổn định tránh gây sốc cho tôm nuôi Tăng cường hoạt động
của các thiết bị cung cấp oxy cho ao nuôi hạn chế hàm lượng khí độc ( NH3 , H2S, CH4.)
-Nên áp dụng các mô hình nuôi tôm tiên tiến và trong điều kiện hiện nay bà con không
nên thả tôm mật độ cao(.>40con/m2)
(Nguồn: Đài THNT)

×