Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

làng nghề truyền thống Hà Tây - Làng nghề tăm hương Phú Lương Thượng pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.79 KB, 6 trang )

- Làng nghề tăm hương Phú Lương
Thượng
Làng nghề chẻ tăm hương Phú Lương Thượng xã Quảng Phú Cầu là nghề
truyền thống có từ lâu đời.
Trong thời kì bao cấp, nghề này còn đơn giản chưa được phát triển, mức tiêu thụ
và thu nhập của người dân còn hạn chế. Những năm gần đây, làng nghề phát triển
mạnh, giải quyết hầu hết số lao động trong làng và lan dần sang cả xã Quảng Phú
Cầu. Sản phẩm làm ra tuy nhỏ, dễ làm nhưng đòi hỏi ở người làm sự kiên trì nhẫn
nại và nó không thể thiếu được trong đời sống tâm linh của người dân Á Đông.
Đến nay, sản phẩm tăm hương xã Quảng Phú Cầu đã chiếm một số vị trí quan
trọng trên thị trường trong nước và các nước lân cận.
Cùng với Phú Lương Thượng số làng nghề sản xuất tăm hương được công nhận
là 03 làng:

TT

Tên làng Địa chỉ Điện thoại
Số lao
động làm
nghề
1
Làng nghề chẻ tăm hương Ba Xã Hồng
034 878 554 450 người

Dư Dương- Huyện
Thanh Oai
2
Làng nghề chẻ tăm hương
Phương Nhị
Xã Hồng
Dương- Huyện


Thanh Oai
034 878 554 579 người

3
Làng nghề chẻ tăm hương Phú
Lương Thượng
Xã Quảng Phú
Cầu- Huyện
Ứng Hoà
034 882 133 888 người



- Làng nhiếp ảnh Lai xá
Trong số cả ngàn ngôi làng Việt, có một làng nghề khá độc đáo – làng nhiếp
ảnh Lai Xá. Có thể nói nghề chụp ảnh ở Việt Nam "phát tích" từ chính làng
này. Không những thế, Lai Xá còn cống hiến cho đất nước, dân tộc nhiều nhà
văn hoá, khoa học, giáo dục nổi tiếng.
Lai Xá thuộc xã Kim Chung (Hoài Đức – Hà Tây). Làng có 5 xóm và một
khu phố, thường vẫn gọi là Phố Lai. Cụ Đặng Văn Tích – chiến sĩ quyết tử của
Thủ đô Hà Nội (tháng 12/1946), tham gia đoàn quân tự vệ thành Hoàng Diệu, rồi
sau này trở thành cán bộ Ban Đối ngoại Trung ương Đảng, giờ đã nghỉ hưu là
người con Lai Xá cho biết: “Những cư dân đầu tiên đến Lai Xá là nghĩa binh
cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bị thương tật, già yếu không muốn về quê hương
bản quán nên đã ở lại sinh cơ lập nghiệp”. Như vậy, ít ra làng Lai Xá đã có ngót
2.000 năm tuổi. Cũng theo các thư tịch cổ, năm 300 làng Lai Xá có tên Việt cổ là
Kẻ Sai, sau quan tri phủ Quốc Oai đã đổi từ Kẻ Sai thành Lai Xá. Chữ “Lai” là
từ mượn trong điển tích “Chuyện lão Lai” của Trung Quốc. Lão Lai tuy đã ở độ
tuổi ngoài “thất thập” nhưng sống rất có hiếu nghĩa với cha mẹ già. Để làm vui
lòng bậc sinh thành, lão mặc quần áo xanh đỏ, giả làm con trẻ nhảy múa, ôm cổ

chân cha mẹ như con nít, cốt để cha mẹ sống lại những giây phút thời thanh xuân.
Còn chữ “Xá” nghĩa là xóm làng. Lai Xá được hiểu là quê hương của những tấm
lòng nhân – nghĩa – hiếu – thảo.
Trở lại với nghề ảnh của Lai Xá. Năm Ất Sửu (1865), cụ Đỗ Huy Trứ được
triều Nguyễn cử đi sứ Trung Quốc. Ông đến Hương Cảng với nhiệm vụ nghe
ngóng thái độ của các nước phương Tây với nước ta. Thấy kỹ thuật nhiếp ảnh
của người Anh được ưa chuộng, ông bèn chụp thử 2 bức chân dung. 2 năm sau,
cụ lại được cử đi sứ Trung Quốc với nhiệm vụ mua sắm vũ khí. Nhân thể, cụ
thuê một người Tầu tên là Dương Khải Trí mua các dụng cụ, máy móc về nhiếp
ảnh và học cách chụp ảnh. Về nước, nhằm ngày 2 tháng 2 năm Kỷ Tỵ (1869), cụ
khai trương hiệu ảnh Lạc Sinh công điếm ở phố Thanh Hà (nay là phố Ngõ Gạch
– Hà Nội) gần kề Ô Quan Chưởng. Hiệu ảnh có tên Cảm Hiếu Đường. Có thể
coi đây là sự kiện, niên đại khai sinh nhiếp ảnh Việt Nam. Tuy nhiên Cảm Hiếu
Đường chỉ tồn tại được 4 năm, bởi năm 1873 Pháp đánh chiếm Hà Nội lần thứ
nhất, cụ Đặng phải dời Hà Nội đi về các vùng rừng núi cùng lãnh tụ nghĩa quân
Hoàng Kế Viêm chống Pháp rồi qua đời. Nhiếp ảnh Việt Nam vừa khai sinh đã
thui chột. Năm 1890, tròn 16 tuổi, Nguyễn Đình Khánh được chú ruột đỡ đầu,
cho ra Hà Nội học nghề ảnh tại hiệu Du Chương của người Hoa. Đây có lẽ cũng
là hiệu ảnh duy nhất lúc đó, đặt tại phố Hàng Bồ. Với trí thông minh, mày mò,
chỉ sau 2 năm, Khánh Ký đã ăn cắp được nghề ảnh của người Hoa và mở hiệu
ảnh Khánh Ký tại phố Hàng Da, cạnh tranh với hiệu Du Chương. Không những
thế ông còn về Lai Xá truyền nghề cho cả làng, trở thành ông tổ làng nghề nhiếp
ảnh Lai Xá. Từ đây, nghề nhiếp ảnh phát triển ra khắp Hà Nội và toàn cõi Việt
Nam. Lai Xá cũng là làng nghề nhiếp ảnh truyền thống duy nhất ở Việt Nam.
Khánh Ký trở thành một trong 4 danh nhân nhiếp ảnh có tên trong Bách khoa
thư Việt Nam gồm Đặng Huy Trứ, Khánh Ký, Võ An Ninh và Đinh Đăng Định.
Công lao lớn nhất của Khánh Ký là biến một nghề ngoại nhập trở thành nghề
truyền thống của làng. Ngoài ra, Khánh Ký đã thực hiện thành công ý tưởng của
mình là đưa nghề nhiếp ảnh tới mọi miền đất nước. Học trò của Khánh Ký rải
khắp đất nước để mở hiệu, thậm chí còn đi làm ăn bằng nghề ảnh ở Lào,

Campuchia, Myanmar, Trung Quốc, Pháp, Đức. Khi ở Pháp, Khánh Ký đã mở
hiệu ảnh ở đại lộ Malssherbe (Paris). Năm 1913, Raymond Poincare’trúng cử
Tổng thống Pháp. Trong số hàng trăm tay máy ở Paris chụp chân dung Tổng
thống có Khánh Ký. Bức ảnh do ông chụp được Tổng thống đánh giá là đẹp nhất,
được báo chí Pháp đăng tải đồng loạt đặc biệt được đưa ra trang bìa báo Lllus
tration.
Sau khi Khánh Ký sang Pháp, ông đã kịp truyền nghề ảnh cho nhiều người
làng Lai Xá. Từ đó người Lai Xá đã khai trương các cửa hiệu ảnh lớn ở Hải
Phòng, Hải Dương, Hà Đông, Sơn Tây, Uông Bí, Sapa Từ năm 1920 – 1935,
có tới 18 hiệu ảnh do người Lai Xá đứng đầu mọc lên ở khắp Việt Nam. Con em
Lai Xá đi học nghề ảnh ngày càng nhiều. Ai chưa đủ tiềm lực mở hiệu thì đi làm
thuê cho các tiệm ảnh lớn rồi khi có tiền sẽ mở hiệu ảnh của riêng mình. Những
năm 40, 50 của thế kỷ trước, Hà Nội có trên 40 hiệu ảnh thì người làng Lai Xá
nắm 33 hiệu với những tên hiệu vào loại nổi nhất Hà Thành như Kim Lai, Mỹ
Lai, Vạn Hoa, Thủ đô ảnh viện, Central, Aubella, Duy Tân Sài Gòn cũng có 33
hiệu của người Lai Xá. Ngoài ra, các tiệm ảnh Lai Xá còn có mặt ở vùng Đông
Bắc (Tuyên Quang, Lạng Sơn, Yên Bái, Lào Cai ) cho đến Đồng bằng sông
Cửu Long. Dường như ở tỉnh thành nào cũng có vài ba hiệu ảnh của người Lai
Xá. Thậm chí ở Sài Gòn người ta thống kê được tới 80% tiệm ảnh do người Lai
Xá mở.
Đất nước đã bước sang thế kỷ 21. Nếu kể từ khi Khánh Ký mở hiệu ảnh đầu
tiên ở Hà Thành thì nhiếp ảnh Việt Nam đã có lịch sử xuyên 3 thế kỷ. Nghề ảnh
giờ đã hiện đại hơn nhiều so với “kỹ thuật buồng tối” thế kỷ 19. Trên nước Việt
ta cũng có biết bao làng nghề thăng trầm, mai một theo thời gian, theo sự hiện
đại hoá của khoa học công nghệ. Nhưng làng nhiếp ảnh Lai Xá vẫn còn đó,
trường tồn qua năm tháng. Những người con của Lai Xá đi khắp nơi mở hiệu
ảnh, nhưng cứ ngày 15 tháng 2 âm lịch hàng năm họ lại về dự hội làng, để tưởng
nhớ, suy tôn nghề nghiệp tổ tông để lại. Ngay ở làng Lai Xá vẫn còn một phố
ảnh mang tên Phố Lai Vâng, đây đúng nghĩa là một làng nghề “độc nhất” Việt
Nam


×