Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG HÀ NỘI - Làng giấy dó Yên Thái pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.34 KB, 5 trang )

Hà Nội - Làng giấy dó Yên Thái

"Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ"
(Ca dao)
Làng nghề giấy nổi tiếng Yên Thái, còn gọi là làng Bưởi, ở phía Tây Bắc của
Thủ đô Hà Nội. Nghề làm giấy ở đây bắt đầu từ thế kỷ XV, được Nguyễn Trãi
nói đến khá rõ trong sách "Dư địa chí" của ông (viết năm 1435): Phường Yên Bái
ở Thăng Long đương thời chuyên làm giấy; người thợ thủ công ở đây đã làm ra
giấy thị (để viết chỉ thị); giấy lệnh (để ghi mệnh lệnh). Phường giấy Yên Thái
trước đây luôn vang dội nhịp chày giã vỏ dó làm giấy. Âm thanh ấy đã đi vào ca
dao, dân ca, đã gợi cảm hứng cho những tâm hồn thi nhân nghệ sĩ qua nhiều thế
kỷ:
"Chày Yên Thái nện trong sương chểnh choảng
Lưới Nghi Tàm ngăn ngọn nước quanh co"
(Nguyễn Huy Lượng - Tụng Tây Hồ Phú)
Thế nhưng, đằng sau những tờ giấy thanh tân, đằng sau cái "Nhịp chày Yên
Thái" "nện trong sương" giữa quanh co ngọn nước "Mặt gương Tây Hồ" kia đã
mấy ai hiểu hết sự khó nhọc của người thợ làm giấy! Trong cuốn "ca dao ngạn
ngữ Hà Nội" có những câu ca dao về lao động của người thợ Yên Thái:
Giã nay rồi lại giã mai
Đôi chân tê mỏi, dó ơi vì mày
Hay:
Xeo đêm rồi lại xeo ngày
Đôi tay tê buốt vì mày giấy ơi!
Nghề làm giấy cổ truyền ở Yên Thái cũng như một vài nơi khác đã được
chuyên môn hóa từ khá sớm. Nguyên do là nghề giấy phải qua nhiều công đoạn
sản xuất với kỹ thuật khá phức tạp. Nó đòi hỏi từng loại thợ ở từng công việc cụ
thể phải có kinh nghiệm và giỏi nghề. Có thể nói, ở tất cả các công đoạn sản xuất
- từ bóc vỏ dó, ngâm và giặt dó, giã dó, nấu dó, lọc dó, xeo giấy, đến đóng gói
kiện giấy và vận chuyển đi bán - đều hết sức vất vả. Làm giấy thủ công trước đây


hầu như hoàn toàn phải bằng sức người, bằng đôi tay trần của người thợ. Sản
xuất giấy cần rất nhiều nước, mà phải nước sạch, lại phải cần lửa, để đốt lò nấu
bột dó. Xưa kia, ở làng Yên Thái, người ta chọn ven bờ sông Tô Lịch để làm nơi
sản xuất, ngâm, đãi, nấu dó. Những cái vạc lớn nấu bột dó đặt trên các lò đắp đất
trên bờ sông. Cạnh đấy là bãi sông - nơi ngâm, giậm và đãi vỏ dó. Trên bờ sông
ấy có giếng nước rất sâu, trong mát, đã nổi tiếng một thời ở Thăng Long xưa. Bố
trí và tổ chức nơi sản xuất giấy của làng nghề này vừa thuận tiện vừa hợp lý. Lò
nấu đó của Yên Thái được đắp cao tới 5m. Miệng lò đặt chiếc vạc lớn, đường
kính 2m. Vỏ dó được đun cách thủy trong vạc đó. Khi vỏ dó chín, người ta vớt ra
và đem ngâm nước vôi một lần nữa. Dó nấu chín, ngâm nước vôi, được đem giã
nhuyễn bằng cối lớn, chày tay.
Công việc hòa ngâm bột giấy trong bể lọc (gọi là tàu xeo) và kỹ thuật xeo
giấy của những người phụ nữ làng Yên Thái không có gì khác các làng giấy khác.
Nghĩa là xeo giấy phải có nhớt nước. Nước nhớt chế từ nhựa cây mò. Đó là thứ
men, hay nước men để hòa tan bột dó trong bể ngâm (tàu xeo) đồng thời làm cho
bột dó kết thành giấy khi được vớt ra khỏi tàu xeo. Hơn nữa, nhờ men nước này,
các tờ giấy bóc khỏi bàn xeo, dù còn ướt, để chồng lên nhau vẫn không bị dính
với nhau.
Ép giấy: Từng chồng giấy ướt vừa xếp lại khi đã nhấc ra khỏi tàu xeo được
đem ép kiệt nước. Ép giấy bằng bàn gỗ có tay đòn, bằng phương pháp dùng lực
đòn bẩy. Người thợ Yên Thái lại dùng lò sấy là chủ yếu ít khi phải đem phơi giấy.
Dù trời mưa vẫn không ảnh hưởng đáng kể đến công việc, giấy vẫn được sấy khô
như thường.
Sản phẩm truyền thống của Yên Thái chủ yếu là giấy bản để in sách và viết
chữ Nho và giấy dó (dày hơn giấy bản) để in tranh dân gian. Ngoài ra thợ giấy
Yên Thái cũng sản xuất loại giấy moi, giấy phèn bằng nguyên liệu xấu hơn. Mặt
giấy ấy thô ráp, bán cho khách mua để gói hàng.

- Làng hương Yên Phụ
Nói tới Thăng Long - Ðông Ðô - Hà Nội đất Kinh kỳ ngàn năm văn hiến,

không thể không kể tới những làng nghề truyền thống, bởi chính những làng nghề,
phố nghề đã ở Hà Nội đã mai một như Ngọc Hà, Ngũ Xã, An Thái nhưng Yên
Phụ, một làng làm hương vẫn như sống mãi với thời gian. Nằm ở cửa ô Yên Phụ,
qua dốc Thanh Niên - Cổ Ngư là tới làng nằm ven hồ Tây mênh mông kỳ bí,
trước kia thuộc quận Ba Ðình, nay về quận mới Tây Hồ. Ngoài nghề nuôi cá cảnh
mới được du nhập mấy chục năm nay, thì người dân ở đây vẫn có nghề làm
hương đốt từ lâu đời.
Theo một số tư liệu cũng như các bậc cao niên trong làng kể lại thì nghề làm
hương ở đây do một người Trung Hoa mang tới từ thế kỷ 13 và dạy cho dân làng.
Ðạo Phật và tục đốt hương phát triển ở đây mà còn ở nhiều nơi khác. Bước sang
thế kỷ này, nghề hương ở Yên Phụ phát triển mạnh mẽ nhất và không chỉ thu hút
dân trong làng mà còn hấp dẫn các làng An Dương, Nghi Tàm theo nghề với số
lượng lớn. Ðầu những năm 80 nghề hương ở đây có dấu hiệu bị mai một khi rất
nhiều gia đình bỏ nghề chuyển qua nuôi cá cảnh và kinh doanh, buôn bán. Lúc
này chỉ còn khoảng 20% số hộ trong làng còn làm nghề. Thế nhưng, chỉ 7-8 năm
sau, bước sang những năm 90, nghề này lại được khôi phục. Nghề làm hương tuy
không nhàn hạ và thu nhập cũng chẳng lấy gì làm cao nhưng người dân vẫn một
mực theo nghề vì họ cho rằng đây là nghề truyền thống, vả lại từ lâu người dân
đã sống bằng nghề này giờ không biết chuyển nghề nào cho hợp.
Quả đúng như vậy, nghề hương ở đây rất vất vả, để làm ra được que hương
phải mất bao nhiêu công đoạn. Nhà làm nghề thì tất cả các thành viên trong gia
đình đều phải làm việc cật lực với sự phân công mỗi người một việc, từ nhỏ tới
lớn, từ một việc, từ đơn giản nhất tới phức tạp. Người già và trẻ em thường đảm
nhiệm những công việc nhẹ nhàng không phức tạo như vót que, phơi và thu lượm,
đóng bao thành phẩm.
Công đoạn khó và phức tạp nhất là khâu pha trộn bột mùn hương (loại mùn
cưa gỗ) với một số hương liệu như bột hồi, quế, trầm Công việc này phải do
người có tay nghề, kỹ thuật và kinh nghiệm đảm nhiệm bởi nếu pha chế không
cẩu thận hoặc không đúng liều lượng, hương sẽ không thơm.



×