Những trò chơi trẻ em bị lãng quên -
Trần Xuân Toàn
Đồng dao và trò chơi trẻ em
những hình thức giáo dục trẻ dần bị lãng quên
TRẦN XUÂN TOÀN
Các nhà giáo dục băn khoăn, loay hoay đi tìm một phương pháp giáo dục
trẻ em thật sự có hiệu quả trong thời đại mà thông tin bùng nổ và kỹ thuật điện
tử xâm nhập đến từng mái trường, từng gia đình, đến từng trẻ em. Làm sao có
thể yên tâm với con em mình khi chúng hàng ngày vòi vĩnh tiền bạc của cha mẹ
để xúm xít bên những trò chơi điện tử, những karaoke, hay vào những trang
web không hợp với lứa tuổi? Cũng như trước đây, ta đã từng chứng kiến sự tràn
ngập của khối vuông rubic lăn tròn trên tay chẳng những ở trẻ em mà cả người
lớn nữa.
Ở đây, ta không nói chuyện được - mất trong những trò chơi đó. Nhưng
có lẽ hầu như chúng ta đã lãng quên một phương pháp giáo dục đầy hiệu quả
mà chúng ta có sẵn: đó là kho tàng đồng dao và trò chơi trẻ em. Riêng về lĩnh
vực giáo dục, kho tàng này cung cấp nội dung và phương pháp giáo dục “không
thầy, không sách” tương đối rõ ràng và đầy đủ hơn cả.
Đồng dao bao gồm nhiều loại: Các bài hát, câu hát trẻ em, lời hát trong
các trò chơi, bài hát ru em Trò chơi cũng lắm, như trò chơi vận động (dung
dăng dung dẻ, chơi khăng, đánh đáo), trò chơi học tập (đánh chuyền, đánh ô),
trò chơi mô phỏng (đi chợ, làm nhà), trò chơi sáng tạo (xếp thuyền, đánh trận,
chơi diều). Cả kho tàng phong phú ấy là phương tiện giáo dục trí, đức, thể, mỹ
cho các em. Qua đó phát triển tâm lý, thể lực, trí tuệ trước mắt và nhân cách của
các em trong tương lai.
Thật vậy, ông bà ta nhận thức rằng để giáo dục trẻ em phải thông qua con
đường tình cảm là hiệu quả nhất. Đầu tiên là tình mẹ con tràn trề thấm thía qua
những bài hát ru “cục ta cục tác, con diều hâu hung ác, gà con ở đâu, về mau
mẹ ủ, mẹ con đông đủ, chẳng sợ diều hâu”. Rồi đến tình cảm với những vật gần
gũi: con gà, con chó, cái chổi, con dao Trong lời hát, truyền cho các em sự
cảm thông nồng ấm. Dần dần, rộng ra một chút, cho các em tiếp xúc với thiên
nhiên rộng lớn bên ngoài. Rồi không ai không buồn cười, thú vị khi em bé đút
hạt xôi vào miệng dế mèn hay kết những cánh hoa thành áo cho cào cào: “Cào
cào giã gạo tao xem, tao may áo đỏ, áo đen cho mày”. Từ tình yêu với con sâu,
cái kiến, khi các em lớn lên vài tuổi, tiếp xúc, tham gia công việc đồng áng với
người lớn, các em yêu cả những con chim, con cò, con trâu, con nghé quanh
mình. Các bài đồng dao Gọi mẹ, Gọi nghé của trẻ mục đồng; đồng dao về chim,
về lá, về hoa quả đều toát lên một tình cảm yêu thiên nhiên, yêu lao động đậm
đà bát ngát.
Đồng dao cung cấp cho các em kiến thức, không là kiến thức hệ thống
như tư duy người lớn mà là trình bày liệt kê, dừng lại ở những nét bề ngoài dễ
nhớ, dễ phân biệt, kích động trí tò mò ở trẻ em. Đó là công dụng đồ vật: “Con
trâu cày xiên, cái liềm gặt lúa”, phân biệt giống vật “Chàng chàng lót ổ bụi tre,
chèo bẻo lót ổ mái đình”. Hay dạy cho các em chơi chữ, tập quan sát: “No lòng
phỉ dạ là con cá cơm, không ướp mà thơm là con cá ngát, liệng bay thấm thoát
là con cá chim”. Phải chăng đây là cách dạy từ ngữ vui nhộn phù hợp với các
em, làm các em nhớ đến tên loài vật xung quanh mình?
Chẳng những cung cấp kiến thức tự nhiên, đồng dao còn là một kho kiến
thức xã hội, về hội hè, đình đám, trong họ ngoài làng, về đồ ăn, thức uống:
“Những nồi cơm nếp, những tệp bánh chưng, mứt bí, mứt gừng, mứt chanh,
mứt khế”. Các em được chuẩn bị từ tuổi hoa niên những kiến thức về nghề
nghiệp trong xã hội sau này: “Ông thầy có sách, thợ ngạnh có dao, thợ rèn có
búa” hay: “Ai cày ruộng nuôi trâu, ai trồng dâu nuôi tằm, ai hay nằm nhịn đói”.
Đồng dao cũng dạy các em phê phán thói hư tật xấu, sự lười nhác: “Cho đi học
chữ- nhiều chữ ai vay, cho đi học nghề- rằng nghề ở tớ, cho đi làm thợ- nói:
nghề ấy buồn” Thậm chí, các em bé gái được đồng dao trang bị cho kiến thức
nữ công gia chánh đặc biệt: “Bắt được cua bấy đem về nấu canh, băm tỏi băm
hành, xương sông lá lốt”, hay “canh ốc thì ngọt, canh bứa thì chua”.
Đồng dao được các em hát trong lúc tổ chức trò chơi. Nhiều khi lời đồng
dao được hát, tổ chức trò chơi dường như không có đề tài nào tập trung, gặp
đâu nói đó, chỉ cốt cho vần vè, còn ý nghĩ chung thì rời rạc, câu nọ xọ câu kia,
chuyện này sang chuyện khác. Trẻ em vẫn thích thú vì nó phù hợp với trí lực
của các em, không thể đòi hỏi các em tư duy như người lớn được. Đồng dao và
trò chơi trẻ em được tiếp thu bằng ấn tượng về ngoại vật chứ không phải bằng
lý luận.
Có thể thấy việc học văn hóa cơ bản qua đồng dao và trò chơi không dạy
chữ, thế mà các em vẫn đếm, vẫn tính nhẩm, cộng trừ từ “chuyền một” đến
“chuyền chuyền mười”, từ “năm lên sáu” hay “bốn lên bảy” trong trò chơi
chuyền chuyền Trò chơi “đánh ô ăn quan” dạy trẻ em tính nhẩm về chia, trừ,
quan sát chiều ngược, chiều xuôi để động não một cách tự lực chỉ có bạn mà
không có thầy. Thật là một cách giáo dục có ý nghĩa.
Trò chơi còn giáo dục thể lực ở trẻ. “Đánh chuyền” với động tác “nâng
lấy một, chộp lấy đôi, sang tay qua, ra tay chống” chẳng phải có tác dụng luyện
gân, các cơ ở cổ tay, cánh tay, khuỷu tay cho bé gái sao? Trò “đánh khăng” ít
nhiều là môn thể thao là sự vận động toàn diện kết thúc với chạy, nhảy, đuổi bắt,
cõng nhau. Còn bao trò chơi khác với cách thức luyện tập khác nữa. Quan sát
kỹ ta thường thấy các trò chơi thường lặp đi lặp lại. Người lớn xem hay chơi có
thể chán, nhưng với trẻ em đó là một việc thú vị. Cùng cách chơi “Đuổi bắt”
nhưng được các em biến hóa xê dịch trong nhiều trò chơi Qua trò chơi, các
em được dịp rèn luyện mắt, chân tay, luyện thính giác, khướu giác
Và sau cùng đồng dao và trò chơi như những chất keo nối kết những tình
bạn trong sáng, ngây thơ giữa lũ trẻ với nhau mà ta khó tìm thấy trong những
trò chơi hiện đại ngày nay.
Kho tàng đồng dao và trò chơi trẻ em Việt Nam quả thật là những hình
thức giáo dục thiếu nhi, nhi đồng có hiệu quả. Tiếc rằng, với cuộc sống hiện tại,
nó dần mai một đi trong thực tế. Chúng ta hiếm khi bắt gặp hình ảnh các em
tụm năm tụm bảy rồng rắn lên mây, bịt mắt bắt dê vào những đêm trăng sáng.
Có đứa trẻ nào biết đến những bài đồng dao phù hợp với mình? Nhà trường có
giảng dạy đồng dao nhưng đó chỉ trên lý thuyết, mà cũng thật ít ỏi làm sao!
Qui Nhơn - Diện mạo tương lai - Lê Viết Thọ
Các khu đô thị của Quy Nhơn vào năm 2020
* Khu đô thị trung tâm: là khu đô thị cũ, gồm 12 phường. Hướng phát triển
chính: cải tạo nâng cấp các khu vực xây dựng dày đặc, từng bước xây dựng hệ
thống hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch. Dân số phát triển từ 163000 người hiện
nay lên tối đa 210000 người vào 2010 và 220000 dân vào 2020. Diện tích xây
dựng 1141 ha đạt 1600 ha vào năm 2010 và 1700 ha vào năm 2020. Tầng cao xây
dựng trung bình 3 tầng. Mật độ xây dựng 80%.
* Khu đô thị phía Bắc: gồm phường Nhơn Bình, Nhơn Phú; tổng diện tích tự
nhiên 2787 ha. Đây là khu vực mới hình thành và phát triển, cơ sở hạ tầng chưa
đồng bộ. Khu này sẽ xây dựng nhà vườn, biệt thự là chính. Dân số từ 32000 dân
hiện nay lên 55000 dân vào năm 2010 và 130000 dân vào năm 2020. Diện tích đất
xây dựng hiện nay 483 ha, sẽ khai thác 700 ha đợt đầu và dài hạn lên 1100 ha.
Tầng cao trung bình 2 tầng. Mật độ xây dựng 25-30%.
* Khu đô thị phía Tây: gồm phường Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân và mở
rộng khu vực Long Mỹ, là khu dân cư phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp là
chính. Hướng phát triển: xây dựng thành một khu dân cư công nghiệp kiểu mẫu
hoàn chỉnh, đồng bộ, đáp ứng mọi yêu cầu người dân. Dân số từ 28000 người
hiện nay, đạt 55000 người vào năm 2010 và 95000 người vào 2020. Diện tích đất
xây dựng từ 804 ha hiện nay, đến năm 2010 đạt 1150 ha, tương lai đạt 1300 ha.
Tầng cao trung bình 2 tầng. Mật độ xây dựng 30%.
* Khu đô thị mới Nhơn Hội: là khu xây dựng mới phục vụ nhu cầu phát triển
công nghiệp, dịch vụ cảng biển Nhơn Hội và phát triển du lịch trên bán đảo
Phương Mai. Dân số hiện có 20000 dân, sẽ phát triển lên 30000 dân vào năm
2010 và 50000 dân vào năm 2020. Diện tích đất xây dựng từ 254 ha hiện nay lên
550 ha đợt đầu và dài hạn là 1900 ha. Tại khu này, sẽ hình thành khu nhà vườn
sinh thái, du lịch. Tầng cao xây dựng trung bình 1,5 tầng. Mật độ xây dựng 20-
25%.
Những vấn đề liên quan đến quy hoạch, chỉnh trang đô thị Quy Nhơn đang nằm
trong tâm điểm sự quan tâm của người dân. Mới đây, Đồ án điều chỉnh quy hoạch
chung TP Quy Nhơn đến năm 2020 đã được kỳ họp thứ 10 HĐND tỉnh khóa IX
thông qua. Với đồ án này, Quy Nhơn sẽ mang diện mạo nào trong tương lai?
* Quy hoạch đến 2010: cái áo đã chật !
Trong quy hoạch chung xây dựng TP Quy Nhơn đến năm 2010 (công bố năm
1997) thì định hướng phát triển không gian đô thị Quy Nhơn là phía Tây, tức là
các trục đường Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân; các phường Nhơn Bình và Nhơn
Phú. Từ khi được công nhận đô thị loại 2, nhịp độ phát triển của TP Quy Nhơn
tăng nhanh. Một số khu công nghiệp tập trung như KCN Phú Tài, Long Mỹ và
một số khu TTCN đã hình thành; sự mở mang của đường Quy Nhơn - Sông Cầu,
khu Trung tâm thương mại dịch vụ; Nhiều đồ án quy hoạch được triển khai, nhiều
trục đường giao thông được phóng tuyến, nhiều cụm dân cư mới đã được xây
dựng… Quá trình đô thị hóa mạnh mẽ đã tạo thành một diện mạo mới của đô thị
Quy Nhơn.
Chính vì vậy, Quy hoạch đến năm 2010 đã nảy sinh nhiều bất cập về quy mô dân
số, đất đai, các chỉ tiêu phân bố kỹ thuật, phân bố dân cư, chọn đất phát triển, tổ
chức không gian, kiến trúc đô thị, cơ sở hạ tầng, các dự án ưu tiên xây dựng đợt
đầu… đặc biệt là việc cải tạo Quy Nhơn thành một đô thị văn minh hiện đại tương
xứng với tầm vóc đô thị loại 2.
Bên cạnh đó, một số khu mới quy hoạch nhưng đã bộc lộ những bất cập; tốc độ
đô thị nhanh nhưng chưa được kiểm soát từ lựa chọn giải pháp cho quy hoạch đến
thiết kế từng công trình dẫn đến tình trạng lộn xộn như vậy; thiếu điểm nhấn trong
không gian đô thị; Không gian đô thị không có nét đặc thù, không có vẻ đẹp của
chỉnh thể… Có thể nói, Quy hoạch đến năm 2010 của Quy Nhơn đã trở thành
"chiếc áo chật".
* Quy Nhơn sẽ phát triển theo hướng nào?
Một trong những vấn đề được đặt ra trong lần điều chỉnh quy hoạch lần này định
hướng phát triển không gian đô thị của Quy Nhơn. Trong giai đoạn 2010-2020,
hướng phát triển của thành phố chủ yếu sang phía Bắc, bán đảo Phương Mai gồm
khu vực Nhơn Hội và Nhơn Lý.
Đồ án đã điều chỉnh quy hoạch trên diện tích 28586 ha, trong đó, gồm khu thành
phố hiện có diện tích 21644 ha và khu thành phố dự kiến mở rộng Long Mỹ (xã
Phước Mỹ - huyện Tuy Phước) diện tích 6941 ha; cũng như định hướng dài hơn
cho tương lai phát triển không gian đô thị Quy Nhơn theo ranh giới hành chính
mở rộng trên cơ sở sát nhập xã Phước An, Phước Thành, thị trấn Diêu Trì (huyện
Tuy Phước) và phần đất thuộc hai huyện Tuy Phước, Phù Cát nằm trên bán đảo
Phương Mai gồm thôn Huỳnh Giảng, Đông Điền (huyện Tuy Phước) và một phần
diện tích hai xã Cát Chánh, Cát Tiến (Phù Cát) vào Quy Nhơn.
* Lộ trình thực hiện
Dự kiến, Quy Nhơn sẽ hình thành 4 khu đô thị mới gồm: khu đô thị trung tâm,
khu đô thị phía Bắc, khu đô thị phía Tây và khu đô thị mới Nhơn Hội.
Ngoài các công trình công cộng phục vụ cho khu đô thị và khu ở, sẽ xây dựng
một trung tâm thương mại dịch vụ bao gồm ngân hàng, tài chính, khách sạn, siêu
thị… quy mô 30 ha, tại sân bay cũ.
Bên cạnh các công viên hiện có, Quy Nhơn sẽ hình thành nhiều công viên mới:
công viên Phú Hòa (149 ha) là công viên văn hóa, thể dục- thể thao, vui chơi giải
trí; công viên rừng núi Bà Hỏa (260 ha) gắn với công viên Phú Hòa phục vụ du
lịch sinh thái; công viên biển (36,9 ha) là thành phần của khu trung tâm thương
mại dịch vụ du lịch, nơi vui chơi giải trí cho quảng đại quần chúng nhân dân, với
việc khai thác triệt để các loại hình vui chơi dưới nước và trên cát; công viên Hà
Thanh (50 ha) là khu vui chơi giải trí nằm hai bên bờ sông Hà Thanh; công viên
Bầu Lác (110 ha); công viên Nhơn Lý (200 ha). Ngoài ra, khu vực núi Phương
Mai, Vũng Chua, Hòn Chúa đều xây dựng thành lâm viên phục vụ du lịch sinh
thái của thành phố.
Về cơ sở hạ tầng, sẽ đầu tư xây dựng quốc lộ 19 nối dài về phía Đông, sau khi đi
qua thị trấn Tuy Phước sẽ có nhánh vào cảng Quy Nhơn và quốc lộ 19B vào Cảng
Nhơn Hội, hai bến xe mới tại Diêu Trì và Nhơn Hội; xây dựng tuyến đường sắt
Diêu Trì - Nhơn Hội 15 km tiếp cận Cảng Nhơn Hội
Với giao thông đường phố, sẽ tổ chức một số tuyến giao thông lớn theo hướng
ngắn nhất để nối khu đô thị cũ với các khu mới như tuyến Suối Trầu - Vũng Chua
nối với khu vực phường Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Long Mỹ; đường Điện
Biên Phủ và Nhơn Bình phía Tây núi Bà Hỏa, cầu đường Quy Nhơn - Nhơn Hội;
đường Nguyễn Tất Thành nối dài; tuyến Nhơn Hội - Cát Tiến.
Theo lộ trình của đồ án, từ nay đến năm 2010, Quy Nhơn sẽ tập trung cải tạo các
khu đô thị hiện có, xây dựng mới các khu chức năng của đô thị chuẩn bị cho việc
đầu tư khu Nhơn Hội; lập thủ tục đề nghị nhập xã Phước Mỹ vào Quy Nhơn. Để
đảm bảo cho thành phố đạt quy mô dân số 35 vạn người vào 2010, nhu cầu đất
xây dựng cần trên 40000 ha, so với hiện trạng, cần mở rộng 1318 ha. Các dự án
ưu tiên đầu tư trong giai đoạn này là: cầu đường Quy Nhơn - Nhơn Hội, đường
Nguyễn Tất Thành nối dài, lập dự án xây dựng khu đô thị mới Nhơn Hội, dự án
tái định cư cho các làng chài; triển khai xây dựng khu du lịch Ghềnh Ráng, Bãi
Dài, khu du lịch sinh thái Phương Mai, Núi Bà…; hoàn thiện trung tâm thương
mại dịch vụ và chỉnh trang các khu dân cư hiện có, đặc biệt là khu Nhơn Bình,
Nhơn Phú; hoàn thiện xây dựng KCN Phú Tài và triển khai KCN Long Mỹ; hoàn
chỉnh hệ thống hạ tầng đô thị đặc biệt là dự án cấp, thoát nước.
Như vậy, quy hoạch điều chỉnh sẽ đáp ứng nhu cầu phát triển thành phố trong
những năm tới; xác định quy mô, phạm vi phát triển thành phố với các yêu cầu
kiến trúc và định hướng phát triển cơ sở hạ tầng đô thị.