Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

trang phục truyền thống - Văn hóa mặc của người đàn ông Việt doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.75 KB, 5 trang )

Văn hóa mặc của người đàn ông Việt

Cách ăn mặc của người đàn ông Việt cổ truyền ở vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ,
một vùng văn hóa gốc và là cái nôi sinh thành dân tộc Việt có rất nhiều nét đặc
sắc. Cách ăn mặc của cư dân đàn ông trồng lúa ở đây, trước hết cũng vẫn là một
ứng xử văn hóa trong việc thích ứng với thiên nhiên vùng châu thổ Bắc Bộ, vốn
là một vùng văn hóa độc đáo và đặc sắc, bao gồm lưu vực sông Hồng, sông Thái
Bình và sông Mã. Ở đây có cả bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Tuy nhiên, hai
mùa nổi bật nhất ở Bắc Bộ vẫn là mùa đông và mùa hạ, thể hiện nét đặc thù khí
hậu thất thường của vùng này: gió mùa Hè nóng ẩm, hầm hập. Gió mùa Đông giá
buốt, làm rét run cầm cập, cắt ruột cắt gan. Vì vậy, cả đàn ông đàn bà đều ưa màu
sẫm, nhất là màu nâu đất, với các loại biến tấu, từ nâu non đến nâu già Đàn bà
đi làm bận váy thâm, áo nâu yếm nâu đã đành, đàn ông đi làm, trong lúc ứng phó
với cái nắng nóng ghê gớm của châu thổ Bắc Bộ vào mùa hạ, khi lao động "hai
sương một nắng" trên cánh đồng, thường để lưng trần cho "lộ thiên" hoàn toàn
phần trên còn phía thân người dưới, thì đóng khố. Thời xưa, đàn ông Việt thì "cởi
trần đóng khố", còn đàn bà Việt thì "váy vận yếm nang", là những đồ mặc phổ
biến nhất trong mùa nóng bức, khi cả đàn ông, đàn bà phải làm lụng "chồng cày
vợ cấy con trâu đi bừa". Thế nhưng, sau đó, cách mặc này lại được nâng cấp lên
thành cái đẹp trong văn hóa mặc của người Việt cổ truyền. Đàn ông đóng khố
đuôi lươn được coi là đẹp nhất trong cách mặc, ngang với đàn bà yếm thắm hở
lườn và nhất định như thế mới xinh. Sau này, nam giới ít để lưng trần hơn, họ
cũng mặc áo ngắn có hai túi phía dưới, lúc xẻ tà, lúc bít tà, với cách gọi của châu
thổ sông Hồng là áo cánh, còn ở châu thổ sông Cửu Long, người Nam Bộ kêu là
áo bà ba. Tuy nhiên đồ mặc phía dưới của nam giới với ban đầu là chiếc khố và
đóng khố, sau đã phát triển thành chiếc quần (một phần cơ bản là do cuối thế kỷ
XVII, để tạo nên sự đối lập với Đàng Ngoài, chúa Nguyễn đã lệnh cho trai gái
Đàng Trong "dùng quần áo Bắc Quốc" (Trung Hoa) để tỏ sự biến đổi. Còn xa
hơn nữa, ngay từ thời Bắc thuộc, phong kiến Trung Hoa đã muốn thay thế hoàn
toàn đồ mặc phía dưới của người Việt bằng chiếc quần, cho cả nam lẫn nữ).
Theo sách Cơ sở văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm thì nam giới người Việt


là bộ phận dương tính tiếp thu chiếc quần vào văn hóa mặc sớm nhất và cũng nhờ
thế mà chiếc quần thâm nhập ngày càng mạnh vào văn hóa mặc truyền thống của
Việt Nam. Dĩ nhiên, người Việt vốn là một dân tộc thiết thực trong cách mặc, họ
(nam giới) không bê nguyên bằng cách "sao y bản chính" chiếc quần "ngoại lai"
mà họ đã "nội hóa", đúng hơn là đã "Việt hóa" nó thành chiếc quần lá tọa. Cũng
theo mô tả của sách Cơ sở văn hóa Việt Nam ở trên, quần lá tọa của nam giới
người Việt là một thứ quần ống rộng và thẳng, đũng sâu, cạp quần (lưng quần) to
bản. Khi mặc, người đàn ông buộc dây thắt lưng ra ngoài, rồi thả phần cạp thừa
phía trên rũ xuống lòe xòe ra ngoài thắt lưng (vì thế, gọi là lá tọa). Quần lá tọa, do
đó tuyệt đối thích hợp với khí hậu nắng nôi nóng bức của Việt Nam, bởi ống rộng
nên đàn ông mặc nó mát mẻ không kém gì đàn bà Việt mặc váy. Sáng kiến này
còn làm cho đàn ông Việt khi mặc loại quần thoáng mát này, đã "đa dạng hóa"
được loại hình lao động, bởi nhờ có cái quần đũng sâu mà các ông có thể điều
chỉnh dễ dàng cho ống quần cao thấp bằng cách kéo cạp quần lên cao hoặc tiện
thoải mái trên các loại ruộng cạn, đồng sâu, ruộng khô, ruộng nước Xem ra nếu
quần lá tọa đã tuyệt nhiên thích hợp với nam giới trên cánh đồng thì trong khi đi
trảy hội, hoặc tham dự lễ lạt, người đàn ông Việt đã phải chế ra một loại quần khác.
Đó là quần ống sớ: màu trắng, ống hẹp, đũng cao gọn ghẽ hơn, mà cũng dễ coi
hơn là quần lá tọa. Cũng phải vậy thôi, vì nam giới người Việt cũng thực thi
những nguyên tắc cổ truyền của dân tộc trong cái khéo ăn khéo mặc : khéo ăn thì
no, khéo co thì ấm. Đó còn là cái cốt lõi của văn hóa ứng xử với đồ mặc, của
người Việt trong sự ứng phó linh hoạt với môi trường tự nhiên. Và trong sự phát
triển về văn hóa mặc của đàn ông Việt cổ truyền, về sau này, đàn ông Việt vào dịp
hội hè đình đám, đã tiến tới mặc áo dài, thường là áo the thâm. Nam giới ở tầng
lớp thượng lưu còn mặc cả áo dài trong sinh hoạt hàng ngày nữa
Trang phục trẻ em xưa

Thông thường người mẹ có thai vài bốn tháng đã nghĩ đến việc may mặc cho đứa
con bé bỏng của mình, dù chưa biết nó là con trai hay con gái, dù gia đình có của
ăn của để hoặc là còn nợ nần, thiếu đói. Đứa trẻ là niềm vui của người mẹ, của gia

đình. Do đó khi đứa trẻ ra đời, ngoài tã lót, thường đã có ngay những chiếc áo,
chiếc mũ xinh xắn đợi chờ
Thời kỳ này, trẻ sơ sinh có mũ thóp, thường làm bằng các loại vải nhẹ, mềm, đẹp,
khâu thành hình tròn ống bề ngang khoảng 3 - 4cm, đội vào đầu đứa bé để bảo vệ
thóp. Ít tháng sau, có các loại yếm dãi hình tròn, hình bầu dục
Trẻ ba bốn tuổi, con trai mặc áo cánh ngắn buộc dây bên cạnh (thay cúc). Quần
liền yếm, ở cổ yếm có hai dải nhỏ buộc ra sau gáy, còn hai dải bên cạnh buộc ra
sau lưng. Thường là quần khoét đũng. Con gái mặc váy liền yếm cũng có vải dài
buộc như quần con trai. Loại váy, quần liền yếm có tác dụng che bụng, che ngực,
khi trời nóng không cần mặc áo nữa.
Tóc con trai thường để hai bên hai mảng tóc (gọi là trái đào), một mảng dài hơn ở
giữa đỉnh đầu chải ra sau (gọi là chỏm hoa roi). Tóc con gái để một mảng ở chỗ
thóp (gọi là cút trước), một mảng ở phía sau đầu để dài đến gáy (gọi là cút sau).
Trẻ em được đeo các vòng tay, vòng chân, vòng cổ, khánh bằng bạc, có gắn quả
nhạc, vừa để trang sức vừa có ý nghĩa giữ "vía" cho trẻ (theo quan niệm thời đó).
Lên bảy, lên tám tuổi: em gái đã mặc yếm, áo cánh ngắn, ngoài mặc áo dài bốn
thân màu nâu hay đen. Thắt lưng buông dải phía trước. Mặc váy hoặc quần thâm.
Đầu vấn khăn, tuy tóc không có bao nhiêu, chít khăn vuông. Mùa rét mặc thêm
chiếc áo bằng loại vải thô mở ngực, không dùng cúc mà có dây nhỏ buộc hai vạt
vào với nhau khi cần thiết. Chân đi dép da hay guốc gỗ. Đeo khuyên (mấm) bạc.
Em trai thường mặc áo cánh và quần trắng. Đi đâu cũng mặc áo dài the thâm
hoặc vải trắng. Cắt tóc ngắn, cũng có khi đội khăn xếp. Đi guốc gỗ, hoặc đi chân
đất. Có em đi giày Gia Định. Ở tuổi này tóc nhiều em vẫn còn để trái đào hoặc để
cút thường là con nhà nghèo.
Con nhà giàu ở thành thị, nữ mặc áo dài trắng bằng lụa hay gấm, sa tanh các màu,
cài cúc cạnh sườn. Quần trắng. Đi guốc gỗ quai ngang hay giày cườm. Tóc để cút
sau dài, buộc lại cho gọn hoặc cắt theo kiểu tóc Nhật Bản (phía trước cắt ngang
bằng, hai bên dài hơn ở giữa nhưng cũng cắt ngang bằng, khoanh ra phía sau),
hoặc dùng lược bờm gài ngược tóc lên cho khỏi xõa xuống mắt. Đồ trang sức có
hoa tai đầm, kiềng vàng, vòng tay hoặc lập lắc (plaque) vàng. Các em trai cũng

mặc như ở nông thôn nhưng dùng chất liệu vải quý hơn. Rất ít em mặc theo kiểu
trang phục trẻ em châu Âu. Trang phục trẻ em, kể từ khi các em đi học, phụ thuộc
vào tình hình kinh tế gia đình. Qua trang phục các em, người ta thấy được hoàn
cảnh gia đình, bố mẹ các em. Nói cách khác, trong xã hội cũ, tính chất giai cấp đã
có sự phơi bày trên bình diện trang phục của cả trẻ em. Dù cha mẹ thương con
mấy đi nữa, nhưng vì nghèo, ít khi có thể cho con em ăn mặc xênh xang được.
Nhìn chung, thời gian này dù trẻ em ở tầng lớp giàu hay nghèo, quần áo và cách
ăn mặc của các em không phù hợp với lứa tuổi mà giống y hệt trang phục người
lớn, do đó trông các em cằn cỗi, già đi trước tuổi rất nhiều.

×