Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

thực trạng thị trường bán lẻ việt nam sau 5 năm gia nhập wto

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.49 KB, 66 trang )

1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN
LẺ 4
1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM 4
1.1. Các khái niệm về bán lẻ 4
1.2. Đặc điểm của thị trường bán lẻ 5
1.2.1. Đặc điểm của thị trường bán lẻ 5
1.2.2. Cấu trúc kênh phân phối của thị trường bán lẻ 5
1.3. Phân loại các hình thức bán lẻ trên thị trường 9
1.3.1. Bán lẻ tại cửa hàng 9
1.3.2. Bán lẻ không qua cửa hàng 12
1.3.3. Bán lẻ dịch vụ 13
1.4. Vai trò của thị trường bán lẻ 14
1.4.1. Thị trường bán lẻ là cầu nối quan trọng giữa nhà sản xuất và người tiêu
dùng 14
1.4.2. Thị trường bán lẻ cung cấp thông tin từ người tiêu dùng đến nhà sản xuất
và ngược lại 14
1.4.3. Thị trường bán lẻ phản ánh tình hình sản xuất, kinh doanh và mức sống
của người dân 15
1.4.4. Thị trường bán lẻ giữ vai trò quan trọng trong quá trình tái sản xuất xã
hội 16
1.4.5. Thông qua thị trường bán lẻ, nhà nước sẽ xây dựng những chính sách phù
hợp để phát triển nền kinh tế và định hướng tiêu dùng 16
2. Tổng quan về thị trường bán lẻ thế giới 17
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM SAU 5
NĂM GIA NHẬP WTO 20
1. KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM 20
1.1. Quy mô, tốc độ và cơ cấu thị trường bán lẻ Việt Nam 20
1.2. Các loại hình kinh doanh bán lẻ phong phú, đa dạng 24


1.3. Các tập đoàn kinh doanh bán lẻ nước ngoài tại Việt Nam 25
1.3.1. Tập đoàn Metro Cash & Carry 26
2
1.3.2. Big C ( Tập đoàn Bourbon – Pháp) 27
1.3.3. Trung tâm thương mại Parkson ( Lion Group – Malaysia) 29
1.3.4. Công ty TNHH Trung tâm thương mại Lotte Việt Nam 30
1.4. Các doanh nghiệp bán lẻ nội địa 32
1.4.1. Liên hiệp hợp tác xã thương mại thành phố Hồ Chí Minh – Saigon
Co.op mart 32
1.4.2. Công ty cổ phần đầu tư và phát triển hệ thống phân phối Việt Nam
VDA 34
1.4.3. Tổng công ty thương mại Sài Gòn ( Satra) 34
1.4.4. Trung tâm mua sắm Sài Gòn - Nguyễn Kim 35
1.4.5. Công ty cổ phần Pico 36
2. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA
THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ 37
2.1. Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực phân phối bán lẻ 37
2.1.1. Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam 37
2.1.2.Cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực phân phối 38
2.2. Tác động của việc gia nhập WTO đến thị trường bán lẻ Việt Nam 40
2.2.1. Tác động tích cực 40
2.2.2. Tác động tiêu cực 45
3. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT
NAM 47
3.1. Thuận lợi 47
3.2. Khó khăn 50
CHƯƠNG III: TIỀM NĂNG, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
CHO THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM 53
1. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT
NAM 53

2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ
VIỆT NAM 54
2.1. Các loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại mở rộng, chiếm ưu thế, hệ thống
phân phối bán lẻ truyền thống thu hẹp 54
2.2. Thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh mẽ 54
3
2.3. Nhượng quyền thương mại trên TTBL ngày càng phổ biến 54
2.4. Xu hướng M&A ngày một gia tăng 55
3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT
NAM 55
3.1. Nhóm giải pháp từ phía nhà nước 55
3.1.1. Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho hệ thống bán lẻ 55
3.1.2. Thực hiện các biện pháp điều hành, giám sát TTBL, hoàn thiện chế tài xử
phạt các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và xâm phạm lợi ích người tiêu
dùng 56
3.1.3. Hỗ trợ các DN trong nước, hướng dẫn, khuyến nghị NTD hướng tới dùng
hàng sản xuất trong nước 56
3.2. Nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp bán lẻ 57
3.2.1. Tận dụng và phát huy lợi thế trên thị trường nội địa, hiểu rõ về thị trường
và người tiêu dùng trong nước 57
3.2.2. Nhạy bén thông tin, điều chỉnh theo biến động thị trường 57
3.2.3. Đầu tư thiết lập củng cố thương hiệu, không ngừng mở rộng danh mục
sản phẩm với chất lượng đảm bảo, giá cả cạnh tranh 58
3.2.4. Đào tạo đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp, hiệu quả 59
3.2.5. Đẩy mạnh đầu tư, áp dụng công nghệ cao đê quản lý mọi khâu của hoạt
động kinh doanh 59
3.2.6. Mở rộng thị trường về khu vực nông thôn 60
3.2.7. Tiến hành liên minh, liên kết với nhau để tăng tính cạnh tranh với các
doanh nghiệp nước ngoài 60
KẾT LUẬN 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
4
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi đổi mới nền kinh tế, nhất là bắt đầu từ những năm 90, Việt Nam
chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế
giới và khu vực thì bộ mặt của toàn nền kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến. Thị
trường bán lẻ là một trong những thị trường có nhiều thay đổi sâu sắc nhất trong
toàn bộ nền kinh tế. Khi nền kinh tế còn trong giai đoạn tập trung quan liêu bao cấp
phương thức phân phối chủ yếu của thị trường bán lẻ là tem phiếu. Số lượng, chủng
loại, giá cả hàng hoá đều do sự chỉ đạo mang tính chủ quan của Nhà nước. Sau
những năm 90 thì hình thức phân phối này hoàn toàn bị thay thế. Thay vào đó là
hình thức phân phối mang tính chất thị trường. Giá cả, số lượng, chủng loại hàng
hoá sản xuất hay nhập khẩu đều xuất phát từ nhu cầu của thị trường. Đồng thời là sự
phát triển mạnh mẽ của hệ thống chợ và các doanh nghiệp bán lẻ thuộc thành phần
kinh tế ngoài Nhà nước. Các doanh nghiệp bán lẻ Nhà nước mất dần vai trò phân
phối chủ đạo của mình trên thị trường bán lẻ. Lúc này, thị trường bán lẻ thực sự thể
hiện được vai trò của mình là đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân và góp phần
thúc đẩy sản xuất, tái sản xuất. Mặc dù trong thời gian ngắn gần 20 năm đổi mới, thị
trường bán lẻ Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc song vẫn bộc lộ nhiều hạn chế.
Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương
mại thế giới WTO. Sự kiện này mở ra nhiều cơ hội song không ít thách thức đối với
thị trường bán lẻ còn yếu kém của Việt Nam. Việc nghiên cứu thực trạng cũng như
những tác động của việc gia nhập WTO đối với để đưa ra được những định hướng
phát triển phù hợp là rất cần thiết. Bởi vậy, em đã chọn đề tài nghiên cứu: “Thực
trạng thị trường bán lẻ Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài “Thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam sau 5 năm gia nhập
WTO” được chọn với mục đích nghiên cứu thực trạng của thị trường bán lẻ Việt
Nam sau 5 năm gia nhập WTO cũng như những tác động của việc gia nhập WTO

đến thị trường bán lẻ Việt Nam. Từ đó dự báo tình hình phát triển của thị trường
bán lẻ Việt Nam và đề ra một số giải pháp phát triển.
5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Bài khóa luận chủ yếu tập trung vào nghiên
cứu thực trạng cũng như những tác động của việc gia nhập WTO đến thị trường bán
lẻ Việt Nam, tiềm năng, định hướng và giải pháp phát triển cho thị trường bán lẻ
Việt Nam trong thời gian tới.
Phạm vi nghiên cứu: Do hạn chế về tài liệu và thời gian nên khóa luận
tập trung vào nghiên cứu trong phạm vi 5 năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO, cụ
thể là từ năm 2007 cho đến năm 2011.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành khóa luận em đã kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên
cứu. Trong đó, phương pháp tổng hợp số liệu, phương pháp thống kê là những
phương pháp giúp em có được những thông tin đáng tin cậy cho thực trạng thị
trường bán lẻ Việt Nam. Kết hợp thêm các phương pháp phân tích, tổng hợp, em
xin đưa ra đánh giá cá nhân về những tác động tích cực của việc gia nhập WTO,
cũng như những thuận lợi và khó khăn của thị trường bán lẻ Việt Nam. Tìm hiểu
vấn đề tương tự này ở các nước trên thế giới và sử dụng phương pháp đối chiếu
so sánh, em nêu ra những tiềm năng và định hướng phát triển cho thị trường bán lẻ
Việt Nam. Cuối cùng em sử dụng phương pháp lý luận logic để đưa ra một số giải
pháp nhằm phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam trong thời gian tới.
5. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận được chia
làm ba chương:
Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về thị trường bán lẻ
Chương II: Thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO
Chương III: Tiềm năng, định hướng và giải pháp phát triển cho thị trường bán lẻ
Việt Nam
Do hiểu biết còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót

nhất định. Em rất mong nhân được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, các bạn sinh
viên và tất cả những ai quan tâm đến lĩnh vực thị trường bán lẻ Việt Nam.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô giáo – TS. Phạm Thị Hồng
Yến đã nhiệt tình chỉ dẫn và đóng góp ý kiến giúp em hoàn thành khóa luận này,
6
đồng thời em cũng mong nhận được lời góp ý từ các thầy cô giáo để khóa luận của
em được hoàn thiện hơn.
7
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ
TRƯỜNG BÁN LẺ
1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM
1.1. Khái niệm bán lẻ
Nói về bán lẻ, hiện nay có rất nhiều khái niệm, có thể đưa ra một số khái
niệm như sau:
Trong cuốn “Những nguyên lý tiếp thị”, Philip Kotler đã định nghĩa bán
lẻ :“Bán lẻ bao hàm mọi hoạt động nhằm bán hàng hóa hay dịch vụ trực tiếp cho
người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng cho cá nhân chứ không mang tính thương
mại.”
Còn theo “Giáo trình Marketing lý thuyết” ( trường Đại học Ngoại Thương)
thì bán lẻ được định nghĩa là:“ Hoạt động bán lẻ bao gồm tất cả các hoạt động
phân phối hàng hóa hoặc dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng, nhằm
thỏa mãn nhu cầu sử dụng cá nhân, phi thương mại.”
Trích Điều 3, Chương 1, Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007:
Bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.
Như vậy có thể thấy rằng rằng các khái niệm trên đều xoay quanh ba khía
cạnh chủ yếu nhất của hoạt động bán lẻ, đó là:
- Nội dung: Tất cả các hoạt động liên quan đến việc bán trực tiếp các sản
phẩm vật chất hay dịch vụ
- Đối tượng: Người tiêu dùng cuối cùng
- Mục đích: Đáp ứng nhu cầu cá nhân, không phải để kinh doanh.

Trong thương mại, nhà bán lẻ mua hàng hóa với số lượng lớn từ nhà sản
xuất hoặc nhà nhập khẩu, trực tiếp hoặc thông qua nhà bán buôn, và sau đó bán lại
từng mặt hàng hoặc với số lượng nhỏ hàng hóa tới công chúng hoặc người tiêu
dùng cuối cùng.
8
1.2. Đặc điểm của thị trường bán lẻ
1.2.1. Đặc điểm của thị trường bán lẻ
Hoạt động bán lẻ hàng hóa có những đặc điểm cơ bản sau:
- Trong TTBL hàng hóa được bán trực tiếp đến tay NTD cuối cùng để tiêu
dùng, không phải để kinh doanh hay cho mục đích khác. Đây chính là đặc điểm cơ
bản nhất của TTBL.
- Người mua hàng là người tiêu dùng cuối cùng. Sau khi người mua mua
hàng hóa, hàng hóa đó sẽ không quay trở lại thị trường.
- TTBL là thị trường cung cấp nhiều nhãn hiệu hàng hóa khác nhau, đa
dạng về chủng loại và phục vụ đông đảo đối tượng khách hàng khác nhau. Các hoạt
động bán lẻ có thể bán từ các hàng hóa thông thường, giá trị thấp cho đến hàng hóa
có giá trị cao, tiêu dùng dài ngày, đáp ứng các nhu cầu đa dạng và đồng bộ của
khách hàng.
- Tại TTBL, các công ty bán lẻ có thể kinh doanh các mặt hàng từ toàn bộ
đến một số ngành, lớp, nhóm, loại và nhãn hiệu hàng hóa. Vì thế, khách hàng có thể
mua nhiều loại sản phẩm chỉ tại một địa điểm.
1.2.2. Cấu trúc kênh phân phối của thị trường bán lẻ
Sơ đồ 1: Cấu trúc kênh phân phối của thị trường bán lẻ
( Nguồn: sách Quản trị Marketing, trang 314, Phillip Kotler, 2003 Nhà
xuất bản Thống kê, Hà Nội)
Dù hàng hóa được phân phối theo hình thức nào thì về cơ bản kênh phân
phối của thị trường bán lẻ gồm: người sản xuất, người trung gian và người tiêu dùng
cuối cùng.
- Người sản xuất: Là người trực tiếp sản xuất ra hàng hóa đó. Đôi khi người
sản xuất cũng là người trực tiếp bán hàng hóa đó tới tay người tiêu dùng không cần

qua trung gian.
- Người trung gian: Là người phân phối hàng hóa tới người tiêu dùng.
Người trung gian có thể bao gồm: đại lý môi giới, người bán buôn, người bán lẻ
(cửa hàng tiện dụng, siêu thị và đại siêu thị, cửa hàng bách hóa, cửa hàng đại hạ giá,
cửa hàng chuyên doanh, trung tâm thương mại…)
Người sản
xuất
Người
trung gian
Người tiêu
dùng
9
- Người tiêu dùng: là người cuối cùng nhận được hàng hóa đó. Họ nhận
hàng hóa với mục đích để tiêu dùng cho cá nhân chứ không phải vì mục đích kinh
doanh.
Bên cạnh đó, do sự đa dạng của khâu trung gian mà hàng hóa có thể đến tay
người tiêu dùng theo nhiều con đường dài ngắn khác nhau, có thể tìm hiểu việc thực
hiện phân phối từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng qua mô hình sau:
10
Sơ đồ 2: Các kênh phân phối từ người sản xuất đến người tiêu dùng
( Nguồn: sách Quản trị Marketing, trang 314, Phillip Kotler, 2003 Nhà
xuất bản Thống kê, Hà Nội)
Qua sơ đồ trên ta có thể thấy, việc phân phối và bán lẻ hàng hóa được thực
hiện chủ yếu thông qua bốn kênh chủ yếu: Nhà sản xuất trực tiếp phân phối hàng
hóa đến người tiêu dùng; Nhà sản xuất thông qua nhà bán lẻ phân phối hàng hóa tới
người tiêu dùng; Nhà sản xuất thông qua nhà bán buôn, nhà bán lẻ phân phối hàng
hóa tới tay người tiêu dùng, Nhà sản xuất thông qua người môi giới, nhà bán buôn,
nhà bán lẻ đưa hàng hóa tới người tiêu dùng. Mỗi kênh phân phối đều có ưu điểm
và nhược điểm riêng:
- Kênh 1: Nhà sản xuất trực tiếp đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng.

Theo hình thức này, hàng hóa được bán trực tiếp tại cửa hàng bán và giới thiệu sản
phẩm của nhà sản xuất hoặc thông qua điện thoại, qua mạng, qua đơn đặt hàng…Ưu
điểm của kênh này là hàng hóa được tiêu thụ nhanh chóng, giá cả phải chăng, nhà
sản xuất lại thu được nhiều lợi nhuận hơn. Đặc biệt ưu điểm lớn nhất đó là nhà sản
xuất có thể dễ dàng nhận biết được nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên để có thể
thực hiện phân phối hàng hóa qua kênh này và đảm bảo lợi nhuận thì người tiêu
dùng phải là người có nhu cầu tiêu thụ lớn và ổn định. Trên thực tế, doanh nghiệp
rất khó có thể tìm được những người tiêu dùng có thể đáp ứng được yêu cầu trên.
Kênh phân phối này thường được áp dụng đối với những hàng hóa có giá trị lớn, có
tính chất thương phẩm đặc biệt ( hàng tươi sống, hàng lâu bền…)
- Kênh 2: Nhà sản xuất phân phối hàng hóa tới người tiêu dùng thông
qua Nhà bán lẻ. Phân phối theo kênh này thì nhà sản xuất có thể tận dụng được vị
Nhà sản
xuất
Người tiêu
dùng
Nhà bán
lẻ
Nhà bán
buôn
Nhà bán
lẻ
Người
môi giới
Nhà bán
buôn
Nhà bán
lẻ
11
trí bán hàng, hệ thống phân phối của nhà bán lẻ, qua đó tăng uy tín của hàng hóa.

Ngoài ra, nhà sản xuất cũng dễ dàng điều chỉnh hoạt động bán hàng của mình. Tuy
nhiên lợi nhuận sẽ bị phân chia một phần cho nhà bán lẻ. Người sản xuất cũng khó
điều phối hàng hóa của mình do địa điểm bán hàng thuộc sở hữu của nhiều nhà bán
lẻ khác nhau. Kênh phân phối này chủ yếu được áp dụng cho người sản xuất có quy
mô nhỏ kiêm luôn hoạt động bán buôn. Các nhà bán lẻ cần phải đáp ứng yêu cầu là
có vốn lớn và mạng lưới rộng rãi.
- Kênh 3: Nhà sản xuất phân phối tới người tiêu dùng thông qua nhà
bán buôn, nhà bán lẻ. Để mở rộng thị trường, nhà sản xuất cần có vốn lớn, quan
hệ rộng rãi, có bí quyết trong sản xuất, phân phối, bảo quản hàng hóa. Tuy nhiên
không phải nhà sản xuất nào cũng có thể đáp ứng được yêu cầu đó. Khi đó, để mở
rộng thị trường thì những nhà sản xuất này phải nhờ đến nhà bán buôn. Tuy nhiên
chi phí sản xuất hàng hóa sẽ tăng lên, lợi nhuận bị chia sẻ nhiều hơn. Nhà sản xuất
cũng không thể tự mình điều chỉnh được thị trường phân phối của mình vì còn phụ
thuộc vào nhà bán buôn.
- Kênh 4: Nhà sản xuất phân phối tới tay người tiêu dùng thông qua
người môi giới, nhà bán buôn, nhà bán lẻ. Trong trường hợp này, người sản xuất
có thể chuyên tâm vào sản xuất, khâu phân phối được giao cho người môi giới. Tuy
nhiên chi phí tăng lên rất nhiều vì phải qua nhiều khâu trung gian. Kênh phân phối
này áp dụng khi phải thâm nhập vào những thị trường có luật lệ quy tắc khó khăn
hoặc là thị trường đầu tiên của người sản xuất bán hàng hóa của mình. Tại những
thị trường này, để có thể bán được hàng thì phải cần đến những người am hiểu thị
trường, có mối quan hệ tốt với nhà bán buôn, đó chính là người môi giới.
1.3. Phân loại các hình thức bán lẻ trên thị trường
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động bán lẻ của Việt Nam cũng
có sự thay đổi. Trước kia, nền kinh tế Việt Nam còn kém phát triển, hoạt động bán
lẻ mới chỉ dừng lại ở các hình thức đơn giản như chợ búa, cửa hàng bách hóa, cửa
hàng tạp hóa nhỏ lẻ, quầy bán hàng vỉa hè, gánh hàng rong…Nhưng khi nền kinh tế
phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, hệ thống phân phối bán lẻ ngày càng
đa dạng, phong phú hơn với sự xuất hiện của các siêu thị, đại siêu thị, trung tâm
thương mại… Dựa trên các tiêu chí khác nhau người ta có thể phân loại ra nhiều

loại hình bán lẻ khác nhau. Ví dụ theo quy mô, ta có thể phân loại các hình thức bán
12
lẻ thành có cơ sở bán lẻ lớn, vừa và nhỏ, phân loại theo chủ thể thì gồm có doanh
nghiệp bán lẻ, hợp tác xã bán lẻ, cá thể hộ gia đình… Tuy nhiên phổ biến nhất và dễ
hiểu nhất thì người ta thường phân loại TTBL theo tiêu thức cách thức bán hàng và
hàng hóa kinh doanh. Theo tiêu thức này các loại hình bán lẻ gồm có: bán lẻ tại cửa
hàng, không qua cửa hàng và bán lẻ dịch vụ.
1.3.1. Bán lẻ tại cửa hàng:
Đây là loại hình phổ biến nhất hiện nay. Theo loại hình này, các tổ chức
hay cá nhân có một địa điểm kinh doanh cố định. Tại đây, người ta tổ chức trưng
bày hàng hóa và người tiêu dùng đến đây mua hàng và thanh toán trực tiếp. Hiện
nay có các loại hình bán lẻ như sau:
- Chợ: Là một loại hình truyền thống và lâu đời, phổ biến khắp nơi trên thế
giới. Chợ có thể hiểu là nơi quy tụ nhiều người bán lẻ và người tiêu dùng để tiêu thụ
các loại hàng hóa khác nhau. Hoạt động buôn bán của chợ có thể diễn ra hàng ngày
hoặc định kỳ theo một thời gian nhất định.
- Siêu thị: Theo Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại của Bộ Thương
mại Việt Nam-nay là Bộ Công thương Việt Nam ban hành ngày 24/09/2009: “Siêu
thị là loại hình cửa hàng hiện đại, kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh; có cơ
cấu chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng, đảm bảo chất lượng; đáp ứng tiêu
chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kĩ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh
doanh; có phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thỏa mãn nhu cầu mua
sắm hàng hóa của khách hàng”. Siêu thị có sức hút lớn bởi mặt hàng thực phẩm và
tiêu dùng hàng ngày phong phú, chủng loại đa dạng, mỗi mặt hàng có thể có đến
hàng chục nhãn hiệu khác nhau giúp việc lựa chọn hàng dễ dàng, đảm bảo chất
lượng và giá cả phải chăng. Trong những năm qua, hình thức kinh doanh siêu thị đã
thực sự khẳng định được vị thế của mình trên thương trường. Người tiêu dùng ngày
càng nhận thức đc những giá trị gia tăng mà siêu thị mang lại như sự tiện lợi, chất
lượng phục vụ và sự uy tín của sản phẩm… thay vì đến các cửa hàng nhỏ, cũ kỹ,
vàng thau lẫn lộn, người tiêu dùng đã đến siêu thị để có cơ hội so sánh từ giá cả đến

mẫu mã, kiểu dáng, tính năng của nhiều sản phẩm của nhiều thương hiệu khác
nhau.
-Trung Tâm Thương Mại: Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại của Bộ
Thương mại Việt Nam-nay là Bộ Công thương Việt Nam ban hành ngày
13
24/09/2009: “Trung tâm thương mại là loại hình tổ chức kinh doanh thương mại
hiện đại, đa chức năng bao gồm tổ hợp các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch
vụ, hội trường, phòng họp, văn phòng cho thuê…được bố trí tập trung, liên hoàn
trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề; đáp ứng tiêu chuẩn về diện tích
kinh doanh, trang thiết bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các
phương thức phục vụ văn minh, hiện đại đáp ứng nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ của
khách hàng”.
- Cửa hàng bán lẻ độc lập: Loại hình bán lẻ này tồn tại rất phổ biến. Các
cửa hàng này thường thuộc sở hữu cá nhân hay hộ gia đình. Nó tồn tại dưới hình
thức các cửa hàng, cửa tiệm nhỏ tại các mặt phố, khu dân cư. Các loại hàng hóa tại
các cửa hàng này thường là hàng tiêu dùng,dân dụng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng
hàng ngày.
- Cửa hàng bán lẻ dạng Hợp tác xã: Hợp tác xã bán lẻ được hình thành bởi
một nhóm người bán lẻ liên kết với nhau để cùng buôn bán, phân phối hàng hóa. Sự
liên kết này dựa trên sự tự nguyện, đồng thời các thành viên có quyền tự do gia
nhập, tách khỏi hợp tác xã và tự cung ứng hàng hóa từ nguồn ngoài hợp tác xã.
- Cửa hàng bách hóa: Đây là loại hình cửa hàng lớn cả về quy mô và số
lượng hàng hóa. Các cửa hàng bách hóa thường được xây dựng tại các khu dân cư
tập trung đông đúc. Hàng hóa tại đây phong phú về chủng loại và mẫu mã nên
thường được bày bán chuyên biệt tại các khu vực riêng của cửa hàng.
- Cửa hàng đại lý: Các cửa hàng này được người sản xuất hoặc người phân
phối cho làm trung gian trong việc tiêu thụ hàng hóa trên cơ sở hợp đồng đại lý.
Hoạt động của các cửa hàng này thường độc lập và hưởng một khoản hoa hồng nhất
định.
- Cửa hàng nhượng quyền thương mại: Loại hình bán lẻ này bắt đầu xuất

hiện tại Mỹ từ đầu thế kỷ 20 và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Cửa hàng này
thường được ký hợp đồng để được nhượng quyền kinh doanh một loại hàng hóa
dịch vụ nhất định từ nhà sản xuất. Các cửa hàng nhượng quyền là các cửa hàng có
sẵn vốn và địa điểm kinh doanh. Các cửa hàng này kinh doanh dựa vào thương hiệu
của một hãng nổi tiếng trên thị trường. Ngoài ra, các cửa hàng này cũng nhận được
sự tư vấn, cung cấp bí quyết về marketing, tổ chức quản lý, đào tạo nguồn nhân
lực… từ đơn vị trao quyền kinh doanh. Để đổi được điều đó, thì ngoài số tiền đóng
14
lúc đầu, các cửa hàng còn phải đóng thêm một khoản phí nhất định. Hiện nay ở Việt
Nam hình thức này thường gặp ở các cửa hàng ăn ví dụ như KFC, Lotteria, BBQ…
- Cửa hàng chuyên doanh: Đây là loại hình cửa hàng kinh doanh chuyên
sâu. Nó chỉ cung cấp cho một hay số nhóm người tiêu dùng nhất định. Ví dụ: cửa
hàng chuyên doanh quần áo, giày dép…hay một nhóm sản phẩm như hàng tươi
sống, hàng đông lạnh, cửa hàng thể thao, đồ điện tử gia dụng…
- Cửa hàng giảm giá, hạ giá: Cửa hàng này bán các loại hàng hóa với giá
thấp hơn với giá bán lẻ theo yêu cầu của người sản xuất hoặc tính chất của sản
phẩm. Ví dụ các cửa hàng bán sản phẩm quần áo hạ giá của Made in Vietnam.
- Cửa hàng kho: Cửa hàng này giống như một kho hàng. Các cửa hàng này
thường không trưng bày hàng hóa, không quảng cáo do vậy tận dụng được diện tích
và chi phí.
- Cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm: Đây là kênh phân phối trực tiếp
của người sản xuất tới người tiêu dùng. Ví dụ như cửa hàng bán và giới thiệu sản
phẩm của TH True Milk, cửa hàng sữa Vinamilk…
15
1.3.2. Bán lẻ không qua cửa hàng
Theo loại hình này, các tổ chức và cá nhân không cần thiết phải có một địa
điểm bán hàng cố định. Hiện nay loại hình bán lẻ này có các dạng:
- Bán lẻ theo đơn đặt hàng qua bưu điện hay điện thoại: Mọi hoạt động
bán hàng đều có sử dụng qua bưu điện hay điện thoại để tiếp nhận đơn đặt hàng, hỗ
trợ đưa hàng đến tận nhà khách hàng. Loại hình này có thể bao gồm: bán theo đơn

đặt hàng căn cứ vào catalog (người bán gửi cho khách hàng catalog qua quầy bán
hàng, hàng được đặt sẽ được giao từ kho trung tâm cho các quầy, quầy sẽ thông báo
qua điện thoại cho khách hàng là hàng đã về và có thể đến nhận); hoặc marketing
trực tiếp (người bán sẽ thông báo trên báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình mô tả
một mặt hàng nào đó và người tiêu dùng có thể đặt mua qua bưu điện, điện thoại);
hoặc gửi thư trực tiếp. Tuy nhiên loại hình này đang dần dần ít đi trên thị trường
bán lẻ Việt Nam.
- Máy bán hàng tự động: Máy bán hàng tự động thường được đặt ở các nhà
máy, cơ quan, cửa hàng lớn, nơi có nhiều người qua lại. Nó có thể nhận tiền xu
hoặc tiền giấy và trả lại tiền thừa, đảm bảo sự thuận tiện cho người tiêu dùng nhờ
bán suốt ngày đêm và tự phục vụ. Tuy nhiên , đây là một kênh phân phối tương đối
đắt, thường cao hơn 15-20% giá bán hàng hóa thông thường, nó chưa thực sự phổ
biến ở Việt Nam.
- Bán hàng lưu động: Là hình thức bán hàng theo nguyên tắc “đến từng
nhà” hoặc sắp xếp các “Cuộc hẹn mua bán tại nhà”. Bán hàng theo hình thức này có
thể mang lại cho khách hàng sự tiện lợi, nhưng giá bán thường tương đối đắt vì
người bán phải trả thêm khoản hoa hồng cho nhân viên chào hàng, chi phí tổ chức,
thuê nhân viên bán hàng.
- Hệ thống bán hàng đa cấp: Đây là hoạt động kinh doanh bán hàng trực
tiếp đến tay người sử dụng và chỉ dành riêng cho hoạt động tiếp thị trên thị trường
hàng hóa chứ không dành cho thị trường dịch vụ. Theo đó, người bán hàng sẽ bán
trực tiếp tại nơi ở của người mua hoặc ở một nơi khác chứ không phải là tại công ty
cũng như tại các cửa hàng hay một địa diểm bán hàng cố định. Bán hàng đa cấp là
một hình thức kinh doanh tiến bộ được nhiều nước tiên tiến trên thế giới áp dụng.
Tuy nhiên hiện nay lại xuất hiện những biến tướng của loại hình kinh doanh này và
trở thành một hình thức lừa đảo; có không ít công ty đã làm sai quy chế của pháp
luật gây tai tiếng và thiệt hại cho ngành nghề.
16
- Kinh doanh bán lẻ điện tử: Là hình thức mà việc bán hàng hóa được thực
hiện thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông đặc biệt là máy tính và

Internet đến người tiêu dùng cuối cùng. Ví dụ như vatgia.com, enbac.com,…
- TV Home shopping: TV Home Shopping là một hình thức mua bán, giao
dịch qua mạng Cable TV (truyền hình cáp) và Satellite Broadcasting (truyền hình
vệ tinh), một công ty Home Shopping sẽ xây dựng siêu thị trên tivi với đủ các loại
mặt hàng. Họ mua sóng hoặc hợp tác để lên sóng của một kênh truyền hình và phát
chương trình mà mình sản xuất. Đa phần những chương trình này là những chương
trình giới thiệu về công dụng, tính năng của sản phẩm. Khi muốn mua hàng, khách
hàng có thể gọi điện thoại đến công ty để được hướng dẫn, tư vấn và đặt hàng. Sau
đó, hàng sẽ được giao tận nhà. Khách hàng mục tiêu của những công ty kinh doanh
theo mô hình này là những người không có nhiều thời gian đi mua. Hiện nay ở Việt
Nam có nhiều kênh truyền hình đang phát những chương trình Home Shopping như
VietHome Shopping phát trên HTVC+ và SCTV5, Home Shopping Network phát
trên SCTV, Lotte Đất Việt phát trên VCTV14. Truyền hình cáp Việt Nam còn có
hẳn kênh mua bán hàng hóa có tên TV Shopping trên VCTV.
1.3.3. Bán lẻ dịch vụ
Theo loại hình này, hàng hóa ở đây là dịch vụ. Ví dụ dịch vụ cho thuê phòng
ở, dịch vụ giặt là, dịch vụ cho thuê phương tiện…
Cùng sự phát triển của đời sống xã hội thì các loại hình bán lẻ không qua cửa
hàng và bán lẻ dịch vụ cũng ngày càng phổ biến hơn. Sự phát triển mạnh mẽ của
công nghệ, viễn thông đặc biệt là thương mại điện tử (giới thiệu, bán hàng và thanh
toán qua mạng) cộng với nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, đi lại… của người tiêu dùng
ngày một cao đã làm cho các loại hình dịch vụ không ngừng tăng lên.
17
1.4. Vai trò của thị trường bán lẻ
1.4.1. Thị trường bán lẻ là cầu nối quan trọng giữa sản xuất và tiêu dùng
Nhằm đảm bảo lợi nhuận, người sản xuất phải sản xuất hàng hóa với khối
lượng lớn. Họ không ngừng cải tiến kỹ thuật, đầu tư vốn và công nghệ để xây dựng
các xí nghiệp lớn, mở rộng dây chuyền sản xuất để đạt được hiệu quả sản xuất quy
mô. Tuy nhiên, ngược với quy mô sản xuất lớn, người tiêu dùng lại có nhu cầu về
nhiều loại hàng hóa với khối lượng nhỏ. Sản xuất khối lượng lớn một số chủng loại

sản phẩm mâu thuẫn với nhu cầu số lượng nhỏ nhưng chủng loại đa dạng của người
tiêu dùng. Bằng cách mua hàng hóa của nhiều nhà sản xuất khác nhau và bán lại
cho nhiều người tiêu dùng tại một địa điểm, thị trường bán lẻ đã giải quyết tốt sự
khác biệt này.
Bên cạnh đó, thị trường bán lẻ còn giúp giải quyết sự khác biệt và không
trùng khớp về không gian và thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng. Trong nền kinh
tế, việc sản xuất hàng hóa được tổ chức ở một địa điểm, còn người tiêu dùng có mặt
ở khắp mọi nơi. Mà ngay ở trên một khu vực thị trường, người tiêu dùng cũng sẽ
khác nhau về nhu cầu, cách sử dụng, mục đích mua sắm,…cũng như khác nhau về
yêu cầu số lượng, chất lượng, nhãn hiệu hàng hóa, hoạt động dịch vụ. Hơn nữa, đôi
khi sản xuất lại không xảy ra cùng thời gian với nhu cầu tiêu dùng sản phẩm. Nhiều
hàng hóa sản xuất mang tính thời vụ còn tiêu dùng xảy ra quanh năm hoặc ngược
lại. Điều này đòi hỏi nhu cầu phải dự trữ hàng hóa. Thị trường bán lẻ giúp giải
quyết vấn đề này trong quá trình phân phối hàng hóa. Nó đảm bảo việc cung cấp đủ
số lượng, đúng chất lượng và kịp thời gian so với nhu cầu của người tiêu dùng.
1.4.2. Thị trường bán lẻ là kênh cung cấp thông tin từ nhà sản xuất đến người
tiêu dùng và ngược lại
Bán lẻ là khâu trung gian nối sản xuất và tiêu dùng. Nhà bán lẻ là người
thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng, nắm được nhu cầu, thị hiếu và
thói quen mua sắm của khách hàng. Trong quá trình bán hàng, nhà bán lẻ sẽ cung
cấp các thông tin về hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Họ
cũng chính là người trực tiếp thực hiện công việc tạo dựng và duy trì mối liên hệ
với người tiêu dùng nói chung và với những khách hàng tiềm năng mà nhà sản xuất
nhắm tới nói riêng.
18
Ngược lại, thông qua nhà bán lẻ, doanh nghiệp sản xuất cũng sẽ thu nhận
được các thông tin phản hồi từ thị trường, từ phía người tiêu dùng. Các thông tin thu
thập được sẽ giúp người sản xuất định hướng nhu cầu của thị trường, của khách
hàng. Điều này vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp sản xuất, nhất là trong thời
điểm tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng tăng. Am hiểu thị trường, am hiểu

người tiêu dùng là vô cùng cần thiết. Nhà sản xuất nào nắm bắt được nhu cầu của
thị trường sẽ có được lợi thế trong kinh doanh.
1.4.3. Thị trường bán lẻ phản ánh tình hình sản xuất, kinh doanh và mức sống
của người dân
Lĩnh vực dịch vụ phân phối đang ngày càng có vai trò quan trọng trong quá
trình phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây. Thị
trường bán lẻ không chỉ giải quyết đầu ra, tiêu thụ sản phẩm cho các ngành sản xuất
mà còn góp phần gia tăng GDP chung của cả nước. Cụ thể, dịch vụ phân phối
chiếm tỷ trọng lớn thứ 3 trong tổng mức GDP, khoảng 13%-14%, chỉ đứng sau
ngành công nghiệp chế biến và nông nghiệp. Nhìn vào tổng mức lưu chuyển hàng
hóa bán lẻ, ta có thể xác định được mức độ phát triển của nền kinh tế quốc dân, xu
hướng phát triển của nền kinh tế trong tương lai. Hoạt động phân phối bán lẻ cũng
góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm nghìn lao động, giảm thiểu áp
lực lao động cho một nước đông dân như Việt Nam.
Thị trường là điều kiện sống còn đối với sản xuất và kinh doanh. Mục đích
của sản xuất hàng hóa là để bán, để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Hàng
hóa muốn đến tay người tiêu dùng đều phải thông qua hệ thống phân phối bán lẻ. Vì
vậy, một khi thị trường bán lẻ còn hoạt động thì sản xuất, kinh doanh mới tồn tại và
phát triển được.
Bên cạnh đó, mức tiêu dùng hàng hóa trên thị trường bán lẻ cũng phản ánh
đời sống của người dân trong toàn xã hội. Sức mua trên thị trường tăng chứng tỏ đời
sống của người dân đã được cải thiện. Thị trường bán lẻ phát triển sẽ đáp ứng tốt
hơn nhu cầu phong phú, đa dạng của người tiêu dùng; đưa hàng hóa tràn ngập trên
thị trường dù ở bất kỳ vùng miền nào.
1.4.4. Thị trường bán lẻ giữ vai trò quan trọng trong quá trình tái sản xuất xã
hội
19
Quá trình tái sản xuất bao gồm bốn khâu: sản xuất, phân phối, trao đổi và
tiêu dùng. TTBL đảm bảo một khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất là khâu
tiêu thụ. Nó là khâu trung gian, nối sản xuất và tiêu dùng, do đó có tác dụng trở lại

đối với sản xuất và tiêu dùng. Không có phân phối bán lẻ thì quá trình tái sản xuất
không thể tái diễn được.
TTBL là nơi quyết định khâu sản xuất nên sản xuất những mặt hàng nào,
chủng loại và mẫu mã ra sao. Chính những động thái trên TTBL sẽ buộc các nhà
sản xuất phải tính toán kế hoạch và phương thức kinh doanh sao cho phù hợp nhất,
đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng. Còn đối với tiêu dùng, chính cách thức kinh
doanh, phân phối hàng hóa của các doanh nghiệp bán lẻ sẽ tác động đến cách thức
mua sắm của người tiêu dùng. Khách hàng sẽ bị chi phối bởi những thông tin về
hàng hóa, dịch vụ mà các nhà bán lẻ đưa ra.
Phân phối bán lẻ có tác dụng kìm hãm hoặc thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng.
Có thể nói, TTBL đang ngày càng củng cố vai trò là động lực thúc đẩy sản xuất
hàng hóa phát triển và đem lại lợi nhuận lớn cho người tiêu dùng.
1.4.5. Thông qua TTBL, Nhà nước sẽ xây dựng những chính sách phù hợp để
phát triển nền kinh tế và định hướng tiêu dùng
TTBL phản ánh bộ mặt của toàn bộ nền kinh tế do nó liên quan trực tiếp
đến sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân. Dựa vào cung cầu trên thị
trường bán lẻ, Nhà nước sẽ xây dựng định hướng cho sản xuất và tiêu dùng, thực
hiện điều tiết các hoạt động kinh tế để đảm bảo cho thị trường tăng trưởng ổn định.
Nhà nước sẽ dẫn dắt nhà sản xuất tập trung vào nhu cầu thị trường, vào
những ngành sản xuất đang được khuyến khích phát triển. Về phía tiêu dùng, Nhà
nước cũng sẽ định hướng tiêu dùng của dân cư vào các mặt hàng trọng điểm, những
mặt hàng được sản xuất trong nước, từ đó nâng cao hình ảnh và sức cạnh tranh của
nền kinh tế đất nước.
Ngoài ra, bằng cách nghiên cứu những diễn biến trên TTBL, Nhà nước
cũng sẽ tạo ra hành lang pháp lý phù hợp để điều chỉnh các mối quan hệ trên thị
trường, giúp cho thị trường ổn định và phát triển, thực hiện công bằng xã hội.
2. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ THẾ GIỚI
20
Năm 2011, chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu (GRDI) đã phản ánh những
thay đổi đáng kể trong nền kinh tế toàn cầu và sự ảnh hưởng khác nhau lên các nền

kinh tế phát triển và đang phát triển.
Cụ thể, một số thị trường mới nổi đang phát triển một cách mạnh mẽ và
thay đổi cán cân quyền lực. Gần đây, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản và trở thành
nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, trong khi đó, Ấn Độ dự kiến sẽ tăng trưởng
nhanh hơn so với Trung Quốc. Suy thoái kinh tế toàn cầu và khủng hoảng nợ công
Châu Âu đã đẩy nhanh sự thay đổi trong sản xuất và tiêu dùng toàn cầu từ phương
tây sang phương đông, từ những nước phát triển sang những nước có nền kinh tế
mới nổi và những nước đang phát triển.
21
Bảng 1: Chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu năm 2011
2011
rank
Country Region Market
Attractiveness
(25%)
Country
Risk
(25%)
Market
Saturatio
n (25%)
Time
Pressur
e (25%)
GRDI
Score
Change
in rank
compared
to 2010

1 Brazil Latin
America
100 79.4 42.9 63.9 71.5 +4
2 Uruguay Latin
America
85 73.8 63.6 39.6 65.5 +6
3 Chile Latin
America
84.3 100.0 30.3 44.3 64.7 +3
4 India Asia 28.9 59.9 63.1 100.0 63.0 -1
5 Kuwait MENA 80.4 80.6 57.3 27.1 61.3 -3
6 China Asia 49.5 76.5 31.0 87.7 61.2 -5
7 Saudi
Arabia
MENA 70.9 80.7 50.6 35.7 59.5 -3
8 Peru Latin
America
39.8 61.5 72.0 59.5 58.2 +1
9 United
Arab
Emirates
MENA 87.6 88.9 12.6 42.9 58.0 -2
10 Turkey MENA 83.8 65.5 45.0 37.0 57.8 +8
(Nguồn: A.T.Kearney analysis)
22
Nhìn vào hình ta thấy, trong khi Châu Á dẫn đầu về tốc độ phục hồi kinh tế
trên toàn cầu thì khu vực Nam Mỹ đã có một bước nhảy lớn trên bảng xếp hạng chỉ
số GRDI trong năm nay nhờ sự tăng trưởng liên tục. Theo đó, Brazil đã dẫn đầu
bảng xếp hạng với tốc độ tăng trưởng GDP dự kiến là 5% trong vài năm tới, cơ cấu
dân số lớn và chủ yếu sống ở đô thị, doanh số bán lẻ và đầu tư tăng lên đáng kể do

sự tác động của hai sự kiện Thế vận hội Olympic và World Cup. Xếp thứ hai là
Uruguay với 66,5 điểm, tăng lên 6 điểm so với năm 2010.
Đối với khu vực Trung Đông và Bắc Phi (MENA), tình trạng bất ổn về
chính trị trong khu vực đã ảnh hưởng đáng kể. Tuy vậy, các nước như Kuwait, Ả
Rập Xê Út và các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) đã không gặp phải
những biến động giống của các nước láng giềng và nằm trong top 10.
Bên cạnh xu hướng khu vực hóa, các kênh mới như thương mại điện tử và
thương mại qua điện thoại di động được chứng minh là một phần quan trọng của
việc phát triển thương mại bán lẻ toàn cầu. Những nhà bán lẻ hàng đầu hiểu được
tầm quan trọng của những kênh bán lẻ này.
23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ SAU
5 NĂM GIA NHẬP WTO
1. KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM
Theo Bộ Công Thương, sau 5 năm gia nhập WTO, ngành bán lẻ Việt Nam
phát triển với tốc độ khá nhanh, bước đầu tạo được vị thế trên thị trường, cũng như
khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế Việt Nam.
1.1. Quy mô, tốc độ và cơ cấu của thị trường bán lẻ VN
• Quy mô tổng mức bán lẻ:
Tổng mức bán lẻ (TMBL) của Việt Nam có dung lượng khá, điều này được
thể hiện ở quy mô tuyệt đối của TMBL và tỷ lệ giữa TMBL so với tổng tiêu dùng
cuối cùng và so với GDP theo giá thực tế.
Cụ thể, tỷ lệ giữa TMBL so với tổng tiêu dùng cuối cùng và so với GDP
theo giá thực tế qua một số năm như sau:
(Nguồn: Báo Kinh tế 2011-2012 Việt Nam và Thế giới)
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, quy mô TMBL của Việt Nam có 3 điểm đáng
chú ý. Thứ nhất, quy mô TMBL của VN đã có quy mô khá. Dung lượng thị trường
đang tăng lên nhanh chóng cả về lượng hàng hóa, dịch vụ và chủng loại, mẫu mã,
chất lượng, Dung lượng khá và tăng nhanh này đã hấp dẫn các nhà đầu tư, thương
nhân nước ngoài và cũng là lợi thế to lớn mà các nhà đầu tư, sản xuất, thương nhân

24
trong nước cần tận dụng để tránh nhập siêu, khắc phục sự lệ thuộc vào bên ngoài
khi xuất khẩu gặp khó khăn.
(Nguồn: Báo Kinh tế 2011-2012 Việt Nam và Thế giới)
Thứ hai, tỷ lệ TMBL so với tiêu dùng cuối cùng cũng đã tăng lên nhanh
chóng và hiện đang ở mức cao. Sự tăng lên nhanh chóng của tỷ lệ TMBL/tiêu dùng
cuối cùng là kết quả của việc chuyển đổi cơ chế từ kế hoạch hóa tập trung và bao
cấp sang cơ chế thị trường. Tiêu dùng thông qua mua bán trên thị trường tăng, thể
hiện tính tự cấp, tự túc giảm, tính hàng hóa, tính thị trường của sản xuất, tiêu dùng
tăng. Đây là sự chuyển đổi quan trọng, không chỉ có tác động ở trong nước mà còn
góp phần chuyển đổi vị thế của VN được công nhận là nền kinh tế thị trường theo
cam kết khi gia nhập WTO Tổ chức thương mại thế giới vào năm 2017.
25
(Nguồn: Báo Kinh tế 2011-2012 Việt Nam và Thế giới)
Thứ ba, tỷ lệ TMBL so với GDP cũng đã tăng lên. Tỷ lệ trên đặc biệt tương
đối nhanh. Điều đó càng củng cố thêm sự đúng đắn việc coi trọng thị trường trong
nước, đặc biệt khi xuất khẩu có những khó khăn về giá cả, thị trường.
• Tốc độ tăng
(Nguồn: Báo Kinh tế 2011-2012 Việt Nam và Thế giới)
Thời kỳ 2001-2005, TMBL tăng khác cao. Đặc biệt giai đoạn 2006-2010
tăng cao nhất, chủ yếu do 3 năm liền (từ 2005 đến 2007) Việt Nam có tăng trưởng
kinh tế ở mức cao (vượt quan mốc 8%-bình quân đạt 8,38%/năm); do một bộ phận

×