Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

xây dựng chiến lược kinh doanh công ty việt tiến (quản trị chiến lược)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.81 KB, 14 trang )

Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh CTCP May Việt Tiến
MỤC LỤC
Phần I: Giới thiệu doanh nghiệp……………………………………………………trang 3
1. Tổng quan về doanh nghiệp ………………………………………………………… trang 3
2. Ngành nghề kinh doanh………………………………………………………………… trang 3
Sơ đồ bộ máy quản lý…………………………………………………………………….…trang 4
3. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm………………………………………………….trang 5
4. Thị trường………………………………………………………………………………… trang 5
a) Sản phẩm……………………………………………………………………………… trang 5
 Sản phẩm chính trang 5
 Năng suất các sản phẩm trong năm……………………………………………… trang 5
b) Thị trường tiêu thụ………………………………………………………………… trang 6
 Nước ngoài………………………………………………………………………… trang 6
 Trong nước………………………………………………………………………… trang 6
c) Đối thủ cạnh tranh…………………………………………………………………… trang 6
5. Kết quả kinh doanh ……………………………………………………………………… trang 7
6. Nghiên cứu và phát triển ………………………………………………………………… trang 8
a) Môi trường xuất khẩu……………………………………………………………………trang 8
b) Môi trường nội địa……………………………………………………………… trang 9
7. Đánh giá cơ hội và nguy cơ, diểm mạnh và diểm yếu…………………………………….trang 9
a. Cơ hội và nguy cơ……………………………………………………………………….trang 9
 Cơ hội……………………………………………………………………………… trang 9
 Nguy cơ……………………………………………………………………… trang
10
b. Điểm mạnh và điềm yếu……………………………………………………………… trang 10
 Điểm mạnh………………………………………………………………………….trang 10
 Điểm yếu…………………………………………………………………………….trang
10
Phần II : Xây dựng chiến lược : ………………………………………………………………… trang11
1. Quan điểm phát triển ………………………………………………………………………trang11
2. Mục tiêu phát triền …………………………………………………………………………trang11


a. Mục tiêu dài hạn…………………………………………………………………… …trang11
b. Mục tiêu ngắn hạn…………………………………………………………… trang12
3. Xây dựng ma trận SWOT ………………………………………………………………….trang13
4. Chọn lựa chiến lược thực hiện…………………………………………………… trang14
a) Chiến lược SO 1……………………………………………………………………… trang14
Nguyễn Thị ngọc Huỳnh – 07DKT2 Trang 1
Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh CTCP May Việt Tiến
 Tên chiến lược …………………………………………………………………… trang14
 Nội dung chiến lược : ………………………………………………………………trang14
 Giải pháp thực hiện chiến lược : ………………………………………………… trang14
 Hiệu quả của chiến lược : ………………………………………………………….trang14
b) Chiến lược WO 3……………………………………………………………………….trang14
 Tên chiến lược …………………………………………………………………… trang14
 Nội dung chiến lược : ………………………………………………………………trang14
 Giải pháp thực hiện chiến lược : …………………………………………….…….trang14
 Hiệu quả của chiến lược : …………………………………………………….……trang14
5. Sơ đồ bộ máy quản lý mới ……………………………………………………………… trang 15
Phần I : Giới thiệu doanh nghiệp
Nguyễn Thị ngọc Huỳnh – 07DKT2 Trang 2
Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh CTCP May Việt Tiến
1. Tổng quan về doanh nghiệp :
 Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN
 Tên tiếng Anh : VIET TIEN GARMENT JOINT STOCK CORPORATION
 Tên viết tắt: VINATEX-VTEC
 Tên giao dịch : VTEC

 Logo của công ty:
 Vốn điều lệ: 230.000.000.000 đồng. Bằng chữ:.hai trăm ba mươi tỷ
đồng Việt Nam.
 Trụ sở chính : 07 Lê Minh Xuân, Phường 7, Quận Tân Bình, TP.HCM

Điện thoại: (84-8) 8640800 Fax: (84-8) 8654085-8654867
E-mail: Website:
2. Ngành nghề kinh doanh :
 Sản xuất, kinh doanh sản phẩm dệt amy các loại;
 Sản xuất, kinh doanh nguyên, phụ liệu, máy móc thiết bị, phụ tùng, công cụ dụng cụ ngành
dệt may và bao bì;
 Dịch vụ, giặc, in, thuê và đào tạo cắt may công nghiệp;
 Sản xuất, kinh doanh thiết bị điện lạnh gia dụng và công nghiệp;
 Kinh doanh máy bom gia dụng và công nghiệp;
 Đầu tư, xây dựng bất động sản, cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, cho thuê văn phòng nhà
xưởng, thiết bị, kho bãi;
 Dịch vụ giao nhận, vận chuyển hàng hóa; dịch vụ xuất nhập khẩu, dịch vụ đại lý tàu biển hàng
không;
 Đầu tư kinh doanh tài chính;
 Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với qui định pháp luật.
3. Sơ đồ bộ máy quản lý :
Nguyễn Thị ngọc Huỳnh – 07DKT2 Trang 3
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ
ĐÔNG
BAN KIỂM
SOÁT
HỘI DỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Kho nguyên vật liệu
Tổ cắt
Tổ may
Là hơi sản phẩm
KCS kiểm tra
Đóng gói, đóng hòm

Xuất sản phẩm
Kỹ thuật ra sơ đồ cắt
Kỹ thuật hướng dẫn
Kho phụ liệu
Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh CTCP May Việt Tiến
Tổng lao động khoản 20.000 lao động với mức thu nhập bình quân 2.578.345 đồng/tháng cho một
lao động. Công ty có đội ngũ lao động có kinh nghiệm, tay nghề và đoàn kết gắn bó với công ty.
Công ty cũng đảm bảo chăm lo tốt đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. Tổ chức nhiều
khóa đào tạo nâng cao tay nghề, tình độ chuyên môn, trình độ quản lý cho CB.CNV. Ngoài ra
công ty còn tổ chức tham quan nghỉ mát, khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, nâng cao
chất lượng bữa ăn ca cho công nhân.
4. Quy trình công nghệ công nghệ sản xuất sản phẩm :
Nguyễn Thị ngọc Huỳnh – 07DKT2 Trang 4
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
KHỐI
PHÒNG
BAN TỔNG
CÔNG TY
XÍ NGHIỆP
TRỰC
THUỘC VÀ
HỢP TÁC
KINH
DOANH
CÁC
CÔNG
TY
CON
CÁC
CÔNGT

Y
LIÊN
KẾT
CÁC
CÔNG TY
LIÊN
DOANH
VỚI
NƯỚC
Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh CTCP May Việt Tiến
5. Thị trường :
a) Sản phẩm :
 Sản phẩm chính: áo jacket, áo khoác, bộ thể thao, áo sơ mi, quần áo các loại, veston và
các mặt hàng khác. Với nhiều thương hiệu như TT-up, san sciaro, manhattan, smart
casual… Sản phẩm Việt Tiến tốt- đẹp - giá phải chăng được đông đảo người tiêu dùng Việt
Nam biết đến và ưa chuộng. Từ năm 1998 hàng Việt Tiến tăng trưởng ở thị trường trong
nước từ 30% đến 35%/năm, đến nay chiếm tỷ trọng khoảng 40% trong tổng doanh thu của
tổng công ty.
 Năng suất các sản phẩm trong năm:
 Áo jacket, áo khoác, bộ thể thao 13.100.000 sản phẩm/năm
 Áo sơ mi 15.130.000 sản phẩm/năm
 Quần áo các loại 12.370.000 sản phẩm/năm
 Veston 300.000 sản phẩm/năm
 Các mặt hàng khác 1.000.000 sản phẩm/năm
b) Thị trường tiêu thụ:
 Thị trường nước ngoài :
Sản phẩm của công ty được tiêu thụ ở các nước chủ yếu sau:
• Nhật Bản : 24,711%
• Mỹ : 36,778%
• Tây Âu : 17,199%

• Các nước Asean : 9,299%
• Các nước khác : 12,013%
 Thị trường tiêu thụ trong nước : Hiện nay công ty có hơn 20 cửa hàng và 300 đại lý
trong cả nước. Kinh doanh các sản phẩm mang những thương hiệu sau : Việt Tiến, Vee
Sendy, TT-up, San Siaro, Manhattan, Smart Casual.
Công ty dẫn đầu về doanh thu và hệ thống cửa hàng phân phối, giới thiệu sản phẩm, sản
phẩm mang thương hiệu Việt Tiến đã quen thuộc với người tiêu dùng trong nước.
c) Đối thủ cạnh tranh :
Nhiều doanh nghiệp trong ngành đã đầu tư mạnh hơn vào nghiên cứu thị trường, thiết kế thời
trang và sản phẩm mới, tổ chức dây chuyền sản xuất chuyên biệt phù hợp, xây dựng thương
hiệu, đẩy mạnh tiếp thị quản bá sản phẩm của mình. Như tổng công ty cổ phần May Nhà Bè
Nguyễn Thị ngọc Huỳnh – 07DKT2 Trang 5
Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh CTCP May Việt Tiến
(NBC) lại có bước đi xây dựng thương hiệu khá táo bạo, liên kết về thiết kế và kỹ thuật với
nhà kinh doanh thời trang chuyên nghiệp I-ta-li-a và các nhà thiết kế thời trang có tên tuổi ở
Việt Nam xây dựng một số thương hiệu mạnh đưa ra dòng sản phẩm cao cấp sang trọng và
hiện đại với công nghệ của I-ta-li-a. Đối với Tổng công ty cổ phần Phong Phú, từ lâu, mặt
hàng khăn bông của Dệt Phong Phú được tín nhiệm trên thị trường quốc tế, đặc biệt là thị
trường Nhật Bản. Nhưng mấy năm nay, người tiêu dùng Việt Nam cũng đã quen sử dụng sản
phẩm cao cấp này. Những năm gần đây, bên cạnh tiếp tục giữ vững và phát triển thị trường
xuất khẩu, Dệt Phong Phú còn đẩy mạnh tiêu thụ khăn bông ở thị trường trong nước thông qua
các đại lý bán sỉ ở các thành phố lớn như: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Ðà Nẵng, Vinh (Nghệ
An), Phan Thiết. Còn Công ty Cổ phần May 10 cũng là doanh nghiệp rất tiên phong trong
việc chiếm lĩnh thị trường trong nước, đặc biệt là thị trường khu vực phía Bắc. Ngoài đội ngũ
thiết kế thời trang dày dạn kinh nghiệm, May 10 đã mạnh dạn thuê độc quyền một công ty
người mẫu chuyên quảng bá sản phẩm của đơn vị. Trước tình hình thị trường xuất khẩu gặp
khó khăn, năm nay May 10 sẽ tăng tỉ lệ tiêu thụ nội địa lên 30% và khai thác triệt để việc may
đo Veston cao cấp và đồng phục cho các cơ quan và doanh nghiệp chuyên ngành trong nước.
6. Kết quả kinh doanh :
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2009

Chỉ Tiêu
M
ã
Số
Thuyết
Minh
2008 2009
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ donh thu
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ (10=01-02)
4. Giá vốn hàng bán
5. Lời nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ (20=10-11)
6. Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phái tài chính
Trong đó : chi phí lãi vay
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh (30=20+(21-22)-(24+25))
11. Thu nhập khác
01
02
10
11
20
21
22
23

24
25
30
31
VI.25
VI.28
VI.29
VI.30
1,397,980,355,28
9
969,443,319
1,397,010,911,97
0
1,184,293,521,400

212,717,390,570

33,431,834,365
52,684,286,498
8,914,892,516
65,106,155,605
71,022,552,089
1,924,759,261,488
858,512,122
1,923,900,749,366
1,674,244,141,673
249,656,607,693
47,416,873,207
24,617,996,125
10,699,928,099

94,082,460,892
84,009,793,373
94,363,230,510
2,644,011,460
Nguyễn Thị ngọc Huỳnh – 07DKT2 Trang 6
Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh CTCP May Việt Tiến
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác(40=31-32)
14. Tổng lợi nhuận trước thuế(50=30+40)
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN (60=50-51-
52)
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu
32
40
50
51
52
60
70
VI.31
VI.32

57,336,230,743
11,582,621,287
8,596,022,799

2,986,598,488


60,322,829,231
13,434,529,994
-
46,888,299,237
1,964
559,456,310
2,084,555,150
96,447,785,660
21,730,647,106
-
74,717,138,554
3,174
 Tổng doanh thu năm 2009 là 1,924,759,261,488 tăng 38% so với năm 2008
 Lơi nhuận trước thuế năm 2009 là 96,447,785,660 tăng 60% so với năm 2008
7. Nghiên cứu và phát triển :
a) Môi trường xuất khẩu
Khi Việt Nam thâm nhập ngày càng sâu vào thị trường thế giới, tham gia trên một sân chơi
rộng khắp toàn cầu, Ngành dệt may trong hai năm qua đã tận dụng những cơ hội mang lại và
phần nào đã chuyển những thách thức thành những kết quả đáng ghi nhận của ngành. Dệt may
sẽ là ngành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất, dự kiến đạt 11 tỷ USD, chiếm khoảng 16 -
7%/tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và đứng thứ 9 trong nhóm các nước xuất khẩu dệt
may lớn nhất trên thế giới.
Về chất lượng, lượng tăng trưởng vẫn đang là vấn đề lớn đặt ra đối với ngành dệt may Việt
Nam. Với những cơ hội do hội nhập mang lại, ngành dệt may Việt Nam hiện chủ yếu tham gia
vào khâu gia công sản phẩm cuối cùng với giá trị gia tăng thấp. Do vậy việc thâm nhập sâu
rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu là hết sức cần thiết để ngành dệt may phát huy hơn nữa vai trò
trong phát triển nền kinh tế đất nước.
Ngành Dệt may Việt Nam sẽ phải đối mặt với rào cản kỹ thuật của thị trường Mỹ - thị trường
xuất khẩu (XK) hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam: Đó là đạo luật bảo vệ môi trường cho
người tiêu dùng Mỹ. Đây là thách thức lớn, đòi hỏi ngành dệt may gấp rút chạy đua với thời

gian để kịp đáp ứng. Không chỉ riêng có Mỹ đưa ra những rào cản kỹ thuật đối với ngành Dệt
may Việt Nam, mà hầu hết các nước có hàng Việt Nam nhập khẩu đều đưa ra những rào cản
kỹ thuật, khiến dệt may Việt Nam phải đối đầu với nhiều thách thức. Ví dụ như với thị trường
Nhật Bản (đứng sau thị trường Mỹ và EU), rào cản kỹ thuật là việc yêu cầu các sản phẩm phải
có chứng chỉ sạch và thân thiện với môi trường. Mà thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của
công ty Việt Tiến tại những nước này.
Nguyễn Thị ngọc Huỳnh – 07DKT2 Trang 7
Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh CTCP May Việt Tiến
Ngoài ra ngành dệt may Việt Nam còn đối mặt với sự cạnh tranh của ngành dệt may các nước
khác trên thị trường thế giới. Hai đối thủ nặng kí nhất của Việt Nam trong ngành dệt may hiện
nay đó là Trung Quốc và Ấn Độ. Ngoài còn có một số nước khác như: Bangladesh, Tuynidi,
các nước Châu Á và Thổ Nhĩ Kỳ. Nước xuất khẩu ngày càng nhiều, nhưng thị trường thì có
hạn. Nên môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực hàng may mặc ngày càng khốc liệt.
b) Môi trường nội địa
Tại thị trường trong nước, các doanh nghiệp dệt may cũng đã gặt hái được những thành công
đáng kể, doanh thu tăng trưởng liên tục qua mỗi năm, hệ thống cửa hàng phân phối sản phẩm
không ngừng tăng, nhiều thương hiệu đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trong đó có
thương hiệu Việt Tiến.
Với dân số hơn 86 triệu người và thu nhập ngày càng tăng, mức sống và chi tiêu của người dân
đã cải thiện, thị trường trong nước được coi là rất tiềm năng cho các doanh nghiệp dệt may.
Sự chuyển hướng đầu tư mạnh hơn về thị trường nội địa của các doanh nghiệp kể từ khi diễn
ra khủng hoảng kinh tế thế giới trong năm 2009, cộng với tác động tích cực từ Cuộc vận động
Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam do Bộ Chính trị phát động, đã bước đầu đem lại
một diện mạo mới, khởi sắc hơn cho ngành dệt may tại thị trường trong nước.
Bên cạnh đó ngành dệt may VN phải đối mặt với nhiều khó khăn do chi phí nguyên vật liệu
tăng mạnh. Số liệu thống kê của Bộ Công Thương cho thấy nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt
may từ đầu năm tới nay luôn tăng mạnh, nằm trong top đầu các mặt hàng nhập khẩu với kim
ngạch cao, một phần do giá nguyên phụ liệu tăng. Vấn đề biến động, thiếu hụt lao động vẫn
tồn tại dai dẳng buộc các DN trong ngành đang phải nỗ lực cải tiến quy trình sản xuất, chủ
động tiết kiệm để cắt giảm chi phí. Bên cạnh đó công nghệ, kỹ thuật cũng là vấn đề nan giải

gặp nhiều kho khăn trong ngành dệt may Việt Nam cần phải khắc phục,cải tiến cho hiệu quả
hơn.
8. Đánh giá cơ hội và nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu :
a) Cơ hội và nguy cơ :
 Cơ hội :
• Dân số Việt Nam đông sẽ cung cấp một nhu cầu lớn cho ngành may mặc.
• Mức sống và thu nhập củ người dân ngày càng tăng lên sẽ khiến cho nhu cầu đối với
sản phẩm may mặc càng tăng, đặc biệt là sản phẩm trung và cao cấp.
• Hàng may mặc của Việt Nam ngày càng nhận được sự tín nhiệm của các nước xuất
khẩu(Mỹ, EU, Nhật Bản…) do chất lượng sản phẩm cao nên sẽ có thể mở rộng thị
phần xuất khẩu cũng như tăng giá trị xuất khẩu.
• Việt Nam trở thành thành viên của WTO sẽ được hưởng những ưu đãi về thuế khi xuất
khẩu hàng may mặc vào các nước khác.
Nguyễn Thị ngọc Huỳnh – 07DKT2 Trang 8
Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh CTCP May Việt Tiến
• Dệt may được coi là một trong những ngành trọng điểm của nền công nghiệp Việt Nam
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, dệt may Việt Nam hiện nay
đang được xem là ngành sản xuất mũi nhọn và có tiềm lực phát triển khá mạnh.
 Nguy cơ :
• Các quốc gia nhập khẩu có những yêu cầu nghiêm ngặt đối với chất lượng của hàng
may mặc nhập khẩu và bao gồm cả hàng hóa Việt Nam.
• Sự cạnh tranh mạnh mẽ của hàng may mặc Trung Quốc với giá thành rẽ và kiểu dáng
mẫu mã đa dạng, phù hợp với thu nhập của người dân Việt Nam và các nước trên thế
giới.
• Đối với người Việt Nam với quan điểm dùng hàng nước ngoài tốt hơn, bền hơn.
• Hàng giá, hàng nhái ngày càng nhiều mà giá lại rẽ làm giảm sự tiêu thụ của sản phẩm
mà còn làm mất uy tín của thương hiệu công ty.
b) Điểm mạnh và điểm yếu :
 Điểm mạnh :
• Lực lượng công nhân tại công ty được đào tạo lâu năm nên tay nghề của họ cao, năng

suất lao động cao so với ngành.
• Sản phẩm của công ty tốt bền giá cả hợp lý với uy tín lâu đời được tín nhiệm cao trên
thương trường.
• Hệ thống đại lý rộng khắp trên các thành phố trên cả nước.
 Điểm yếu :
• May xuất khẩu phần lớn theo phương thức gia công, công tác thiết kế mẫu, mốt chưa
phát triển, tỷ lệ làm hàng theo phương thức FOB thấp, hiệu quả sản xuất thấp.
• giá trị sản phẩm của ngành dệt luôn tăng chậm hơn so với giá trị sản phẩm của ngành
may mặc, cho thấy sự phụ thuộc của ngành may mặc đối với nguyên phụ liệu nhập
khẩu.
• phần lớn các doanh nghiệp dệt may ch ưa xây dựng được thương hiệu của mình, ch ưa
xây dựng đ ược chiến lư ợc dài hạn cho doanh nghiệp.
Phần II : Xây dựng chiến lược
1. Quan điểm phát triển :
Nguyễn Thị ngọc Huỳnh – 07DKT2 Trang 9
Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh CTCP May Việt Tiến
 Đa dạng hóa sản phẩm, chuyên môn hóa sản xuất, đa dạng hóa ngành hàng, phát triển dịch
vụ, kinh doanh tổng hợp.
 Nâng cao năng lực quản lý toàn diện, đầu tư các nguồn lực, đặc biệt là đầu tư con người và
môi trường làm việc.
 Sắp xếp kiện toàn bộ máy quản lý, nâng cao năng lực quản lý điều hành, áp dụng conng6
nghệ tổ chức sản xuất mới nhầm mục tiêu “năng xuất- chất lượng – hiệu quả”.
 Xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty, nhãn hiệu hàng hóa, mở rộng kênh phân
phối trong nước và quốc tế.
 Xây dựng nền tài chính lành mạnh
 Bằng nhiều biện pháp tạo điều kiện và có chính sách tốt nhất chăm lo đời sống người lao
động, bảo vệ môi trường và tham gia phát triển cộng đồng.
2. Mục tiêu phát triền :
a) Mục tiêu dài hạn (2010-2015):
 Mục tiêu hoạt động của công ty là không ngừng phát triển các hoạt động sản xuất, thương

mại, dịch vụ trong lĩnh vực kinh doanh của tổng công ty và các ngành nghề phù hợp với
qui định của pháp luật; khai thác tối đa các nguồn lực của công ty, tối đa hóa lợi nhuận,
đảm bảo lợi ích cho các cổ đông, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập, đời sống
cho người lao động, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước, và phát triển tổng công ty
ngày càng lớn mạnh, bền vững.
 Tiếp tục duy trì ổn định, kiện toàn tổ chức hoạt động theo mô hình công ty me-công ty con
dưới hình thức đa sở hữu, có quy mô lớn, công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, áp dụng
công nghệ thông tin trong quản lí. Giữ vững danh hiệu doanh nghiệp tiêu biểu nhất của
nghành dệt may Việt Nam.
 Mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế
 Sắp xếp, kiện toàn bộ máy quản lý, nâng cao năng lực quản lý điều hành, áp dụng công
nghệ tổ chức sản xuất mới nhằm mục tiêu “năng xuất-chất lượng-hiệu quả”.
 Có những chính sách tốt nhất chăm lo đời sống người lao động, bảo vệ môi trường và tham
gia phát triển cộng đồng.
b) Mục tiêu ngắn hạn :
 Đa dạng hóa sản phẩm, chuyên môn hóa sản xuất, đa dạng hóa ngành hàng, phát triển dịch
vụ, kinh doanh tổng hợp nhằm tăng doanh thu giảm chi phí.
 Mở rộng các kênh phân phối tại địa phương có tiềm năng nhu khu vực phía Bắc, miền
Trung, đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, xây dựng chính sách riêng cho từng khu
vực.Thị trường xuất khẩu thì tiếp tục mở rộng thị trường Nhật Bản, các thị trường mới
thuộc EU và Nam Mỹ.
Nguyễn Thị ngọc Huỳnh – 07DKT2 Trang 10
Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh CTCP May Việt Tiến
 Căn cứ vào tích lũy hàng năm ưu tiên cho đầu tư cho đầu tư máy móc thiết bị chuyên dùng,
thiết bị điện tử, tùng bước thay thế các máy móc cũ nhằm tự động hóa dây chuyền sản
xuất, tăng năng xuất lao động, chất lượng sản phẩm.
 Đào tạo và gửi di đào tạo nhằm đưa đội ngũ cán bộ nhân viên thành những chuyên giỏi
trong tất cả những lĩnh vực hoạt động của công ty.
 Đầu tư xây dựng, góp vốn mở rộng lĩnh vực kinh doanh với các dự án xây dựng chung cư,
khu thương mại, văn phòng cho thuê, khu công nghiệp…

3. Xây dựng ma trận SWOT :
NHỮNG ĐIỂM MẠNH (S)
1. Lực lượng lao động có tay
nghề, chuyên môn cao, năng
suất lao động cao
2. Sản phẩm có uy tín tốt, bền,
giá hợp lý với
3. Thương hiệu được nhiều
người biết đến, hàng Việt
Nam chất lượng cao
NHỬNG ĐIỂM YẾU (W)
1. May xuất khẩu phần lớn theo
phương thức gia công
2. Công tác thiết kế mẫu, mốt
chưa phát triển, phần lớn làm
theo mẫu cùa các nước nhập
khẩu
3. Giá trị sản phẩm thấp, khả
năng huy động vốn thấp.
4. Công nghệ còn lạc hậu
CÁC CƠ HỘI (O)
1. Dân số Việt Nam đông, mức
sống và thu nhập ngày càng
cao
2. Việt Nam là thành viên WTO
3. Dệt may là ngành sản xuất
trọng điểm của nền công
nghiệp VN được ưu tiên phát
CÁC CHIẾN LƯỢC SO
1. Tăng cường sản xuất sản

phẩm phục vụ nhu cầu trong
nước
2. Mở rộng thị trường xuất khẩu
khắp các nước
CÁC CHIẾN LƯỢC WO
1. Đào tạo nâng cao tay nghề
thiết kế
2. Giao lưu, học hỏi, trao đổi
kinh nghiệp công nghệ với
các nước bạn
3. Liên doanh với các công ty
trong và ngoài nước
Nguyễn Thị ngọc Huỳnh – 07DKT2 Trang 11
Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh CTCP May Việt Tiến
triển
CÁC NGUY CƠ (T)
1. Yêu cầu nghiêm ngặc đối với
sản phẩm của các quốc gia
nhập khẩu
2. Sự cạnh tranh mạnh mẽ của
ngành dệt may Trung Quốc
3. Không đủ nguyên phụ liệu
đạt chất lượng xuất khẩu
CÁC CHIẾN LƯỢC ST
1. Nghiên cứu tạo ra các sản
phẩm đáp ứng nhu cầu các
nước.
2. Tăng quảng cáo tiếp thị sản
phẩm đưa thương hiệu ngày
càng nổi tiến

CÁC CHIẾN LƯỢC WT
1. Cải tiến công nghệ, liên
doanh với các doanh nghiệp
2. Thuê các chuyen gia thiết kế
4. Chọn lựa chiến lược thực hiện:
a) Chiến lược SO 1:
 Tên chiến lược : phát triển thị trường
 Nội dung chiến lược :
Hiện nay bộ tài chính phát động cuộc vận động người Việt dùng hàng Việt bên cạnh đó dân
số Việt Nam đông do đó công ty nên mở rộng thị trường nội địa.
 Giải pháp thực hiện chiến lược :
Bằng cách sản xuất nhiều sản phẩm với những mức giá vùa phải mà lại có chất lượng mà được
khách hàng lựa chọn nhiều. Bên cạnh đó phải tổ chức các chương trình khuyến mãi, hậu mãi
nhầm thu hút được lượng đông đảo khách hàng.
 Hiệu quả của chiến lược :
Đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, nâng cao thương hiệu công ty, sản phẩm được nhiều
người tiêu dùng biết đến.
b) Chiến lược WO 3 :
 Tên chiến lược: chiến lược hướng ngoại
 Nội dung chiến lược: liên doanh hợp tác với các công ty trong và ngoài nước nhằm học
hỏi kinh nghiêm và tạo được nguồn vốn kinh doanh.
 Giải pháp thực hiện :
Trong giai đoạn mở cửa, hội nhập thế giới, công ty là doanh nghiệp có uy tin có thương
hiệu nên dễ dàng thu hút được sự hợp tác của các công ty khác.
 Hiệu quả thực hiện : huy động vốn phát triển công ty, mở rộng tầm hiểu biết, xây dựng
công nghệ riêng cho công ty để tạo ra sản phẩm tốt đáp ứng nhu cấu khách hàng. Đem lại
lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Nguyễn Thị ngọc Huỳnh – 07DKT2 Trang 12
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI DỒNG QUẢN TRỊ

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
KHỐI PHÒNG BAN TỔNG CÔNG TY
CÁC CÔNG TY LIÊN DOANH VỚI NƯỚC NGOÀI
CÁC
CÔNGTY
LIÊN KẾT
CÁC
CÔNG TY
CON
XÍ NGHIỆP TRỰC THUỘC VÀ HỢP TÁC KINH DOANH
Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh CTCP May Việt Tiến
5. Sơ đồ bộ máy quản lý mới :
Nguyễn Thị ngọc Huỳnh – 07DKT2 Trang 13
PHÒNG KINH DOANH
PHÒNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
PHÒNG KẾ HOẠCH XUẤT KHẨU
PHÒNG KẾ HOẠCH SẢN XUẤT
Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh CTCP May Việt Tiến
Nguyễn Thị ngọc Huỳnh – 07DKT2 Trang 14

×