Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phân tích đoạn thơ tả tiếng đàn tì bà pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.8 KB, 7 trang )

Phân tích đoạn thơ tả tiếng đàn tì bà

13… Mời mọc mãi, thấy người bỡ ngỡ,
Tay ôm đàn che nửa mặt hoa
Vặn đàn mấy tiếng dạo qua
Dẫu chưa nên khúc tình đà thoảng hay
Nghe não một mất dây buồn bực
Dường than niềm tấm tức bấu lâu
Mày chau tau gảy khúc sầu,
Dãi bày hết nỗi trước sau muôn vàn.
Ngón buông bắt khoan khoan dìu dặt
Trước Nghê Thường sau thoắt Lục Yêu,
Dây to đường đổ mưa rào,
Nỉ non dây nhỏ khác nào chuyện riêng.
Tiếng cao thấp lựa chen lần gẩy
Mâm ngọc đâu bổng nẩy hạt châu
Trong hoa oanh ríu rít nhau
Nước tuôn róc rách chảy mau xuống ghềnh
Nước suối lạnh, dây mành ngừng đứt
Ngừng đứt nên phút bặt tiếng tơ,
Ôm sầu mang giận ngẩn ngơ
Tiếng tơ lặng ngắt, bây giờ càng hay.
Bình bạc vỡ tuôn đầy dòng nước,
Ngựa sắt giong xô xát tiếng đao;
Cung đàn trọn khúc thanh tao:
Tiếng buông xé lụa, lựa vào bốn dây
Thuyền mấy lá đông tây lặng ngắt,
Một vầng trăng trong vắt lòng sông…
Phân tích
Thành tựu nổi bật nhất trong “Tì bà hành” là nghệ thuật miêu tả tiếng
đàn. Trong bữa tiệc hoa trên bến Tầm Dương giữa trăng thu hiu hắt, thính


giả của ca nữ là một tài tử văn nhân rất sành nhạc, đặc biệt hơn nữa ông còn
có một cuộc đời, một nỗi niềm cay đắng, trải qua nhiều thăng trầm, trôi nổi
lận đận…
Lần thứ nhất, tả từ xa, tiếng đàn mơ hồ sương khói Tầm Dương.
Câu thứ hai, tiếng đàn được tả trong mọi cung bậc, giai điệu và cảm xúc,
nỗi niềm của tâm hồn đa tài, đa cảm.
Ngón tay ca nữ “buông, bắt” lướt trên phím đàn. Hai khúc nhạc cung đình
ngân vang thánh thót. Câu thơ làm hiện lên một nghệ sĩ bì bà hành lỗi lạc:
“Ngón buông bắt khoan khoan dìu dặt
Trước Nghê Thường sau thoắt Lục Yêu”
Mười bốn câu tiếp theo, Bạch Cư Dị sử dụng một chuỗi 9 ẩn dụ so sánh
để cực tả tiếng đàn tì bà của nàng ca nữ.
Tiếng đàn biến hóa kì ảo, lúc thì ào ào như mưa rào, lúc thì nỉ non, thủ thỉ
như lời tâm tình:
“Dây to đường đổ mưa rào,
Nỉ non dây nhỏ khác nào chuyện riêng.”
Tiếng đàn lanh lảnh reo ngân như hạt châu nẩy trên mâm ngọc, như tiếng
chim oanh ríu rít trong ngàn hoa:
“Tiếng cao thấp lựa chen lần gảy
Mâm ngọc đâu bổng nẩy hạt châu
Trong hoa oanh ríu rít nhau…”
Tiếng tì bà đang như “nước tuôn róc rách chảy mau xuống ghềnh” thì
bỗng đột ngột “ngừng đứt”. Nàng ca nữ diễn tấu “dấu lặng” trong bản đàn
một cách tài tình. Người dự tiệc hoa và ngồi thưởng thức ca nữ đàn đều
“ngẩn ngơ” trước sự huyền diệu của suối âm thành:
“Nước suối lạnh, dây mành ngừng đứt
Ngừng đứt nên phút bặt tiếng tơ,
Ôm sầu mang giận ngẩn ngơ
Tiếng tơ lặng ngắt, bây giờ càng hay.”
Tiếng đàn như sầu thương, như giận dữ, làm mê say, đắm đuối rung động

hồn người. Tiếng đàn như thể hiện nỗi lòng và tâm tình một cuộc đời nhiều
nước mắt, nhiều cay đắng, đã trải qua những tháng ngày “ôm sầu mang giận
ngẩn ngơ”. Người dự tiệc và nghe đàn như đang bị cuốn hút trước giai điệu
buồn thương của tiếng đàn, hoặc tấm tắc trầm trồ, hoặc rơi lệ…
Bốn ẩn dụ tiếp theo tả biến thái của giai điệu tiếng đàn tì bà. Lúc thì như
nước trào ra khỏi bình bạc vỡ. Lúc thì rầm rập như đoàn quân thiết kỵ xung
trận, như ngựa hí đao khua trên chiến địa. Có lúc như tiếng lụa xé kề tai…
Hình ảnh nào cũng thần tình. Câu thơ nào cũng đẹp. Ngôn ngữ thơ tràn ngập
âm thanh. Đây là đoạn thơ tả âm thanh tiếng đàn tì bà nhanh, dồn dập, trầm
hùng, mạnh mẽ:
“Bình bạc vỡ tuôn đầy dòng nước,
Ngựa sắt giong xô xát tiếng đao;
Cung đàn trọn khúc thanh tao:
Tiếng buông xé lụa, lựa vào bốn dây”
Trong suối âm thanh tì bà vang lên giữa đêm thu, cảnh vật như nín thở
cùng lắng nghe đàn với quan Tư Mã Giang Châu. Dòng sông, con thuyền,
bầu trời, vầng trăng thu như ru hồn trong mộng tưởng, say đắm, bâng
khuâng, tất cả đều “lặng ngắt” tận hưởng dư âm tì bà. Khung cảnh hiện lên
qua một nét vẽ đầy chất thơ. Sông như thêm mông mênh hơn. Ánh trăng thu
trong xanh hơn. Con thuyền như đắm chìm trong giấc một đêm thu:
“Thuyền mấy lá đông tây lặng ngắt,
Một vầng trăng trong vắt lòng sông”
Lấy ngoại cảnh để biểu cảm âm thanh tiếng đàn tì bà là một thủ pháp nghệ
thuật tinh tế, điêu luyện của Bạch Cư Dị. Các nhà thơ Việt Nam đã kế thừa
sáng tạo. Có tiếng đàn cầm của nàng Kiều gảy cho Kim Trọng nghe sau
ngày tái hợp. Nguyễn Du cũng ví với tiếng ngọc:
“Trong sao châu nhỏ duềnh quyên,
Ấm sao hạt ngọc Lam Điền mới đông”
(3203–3204)
Lấy ngoại cảnh tả tiếng đàn: “Ngọn đèn khi tỏ khi mờ…” (485). Trong

bài: “Tiếng sáo Thiên Thai”, Thế Lữ cũng viết:
“Mây hồng ngừng lại sau đèo,
Mình cây nắng nhuộm, bóng chiều không đi”
Tóm lại, đọc “Tì bà hành” qua bản dịch thơ của Phan Huy Vịnh (?), ta vô
cùng thú vị trước những vần thơ song thất lục bát réo rắt du dương, trầm
bổng, u hoài. Giữa nàng ca nữ và thi nhân không chỉ có tấm lòng biệt nhỡn
liên tài, mà còn là đôi bạn tri âm, đồng điệu. “Cũng một lứa bên trời lận đận
– Gặp gỡ nhau lọ sẵn quen nhau”… Bao nhiêu âm thanh là bấy nhiêu tấc
lòng, bấy nhiêu tình đời cay đắng u uất. Tài tử gian nan, hồng nhan bạc
mệnh… tiếng đàn tì bà và cuộc đời nàng ca nữ bước đường công danh lận
đận của ông quan Tư mã Giang Châu cho ta nhiều ám ảnh:
“Lệ ai chan chứa hơn người
Giang Châu Tư mã đượm mùi áo xanh”

×