Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nguyên tố vi lượng với phụ nữ mang thai pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.14 KB, 6 trang )

Nguyên tố vi lượng với
phụ nữ mang thai

Bà bầu cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. (Ảnh minh họa)
Cơ thể người được cấu tạo bởi gần 60 nguyên tố, ngoài những nguyên
tốt chính chiếm phần lớn trong cơ thể như cacbon, oxi, hidro, clo,
kali… còn có số ít hàm lượng nguyên tố khác, nồng độ dưới 0,005%
những nguyên tố này gọi là nguyên tố vi lượng.
Những nguyên tố này chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng lại rất cần thiết cho cơ thể
của chúng ta, trong khi đó một chế độ ăn bình thường khó cung cấp đủ
cho thai phụ những chất này.
Có 14 nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự trao đổi chất và các hoạt
động sinh lý của cơ thể người, đặc biệt là cần thiết cho sự hình thành và
phát triển của thai nhi đó là: sắt, iot, đồng, kẽm, mangan, coban, selen,
molipden, crom, niken, flu – or, vanadi, silic, thạch tín. Nếu cơ thể mẹ
không cung cấp đủ nguyên tố vi lượng cần thiết thì sẽ gây ảnh hưởng
xấu cho cả mẹ và thai nhi, có thể dẫn đến thai nhi dị tật hoặc xảy thai
hoặc chết non. Trong đó đặc biệt là sắt, kẽm, mangan,canxi, crom.
Chất sắt (Fe): Nhu cầu năng lượng và các dưỡng chất ở phụ nữ mang
thai luôn cao hơn lúc bình thường, nhằm giúp bà mẹ nuôi thai một cách
tốt nhất, một trong các vi chất mà nhu cầu tăng nhiều trong thai kỳ là
chất sắt. Do tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt ở các thai phụ hiện nay khá cao
từ 30-50% và cũng vì những hậu quả không tốt của tình trạng thiếu
máu này như: kết quả thai kỳ kém, trẻ sinh ra nhẹ cân, tỷ lệ mắc các
bệnh lý nhiễm trùng và tỷ lệ tử vong cao ở cả mẹ lẫn con, nên sắt là vi
chất duy nhất mà Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo nên bổ sung ở dạng
thuốc cho tất cả các thai phụ trong suốt thai kỳ.
Sắt có nhiều trong các loại thịt, huyết, gan, tim, lòng đỏ trứng, các loại
rau xanh đậm… bữa ăn giàu vitamin C (có nhiều rau, trái cây có vị
chua) sẽ giúp ruột hấp thu tốt chất sắt. Đối với người bình thường, chỉ
cần chú ý ăn đa dạng là có thể nhận đủ lượng sắt cần thiết cho cơ thể,


riêng đối với phụ nữ mang thai, do nhu cầu tăng cao và để bảo đảm sức
khỏe cho cả mẹ lẫn con, cần được bổ sung thêm 30 -60mg chất sắt hàng
ngày ở dạng thuốc uống ngay khi biết có thai cho đến khi chấm dứt thai
kỳ (suốt 8-9 tháng). Hiện tại, trên thị trường có khá nhiều sản phẩm sắt
cộng với acid folic, phục vụ cho việc bổ sung cho thai phụ như viên
sắt- acid folic của chương trình quốc gia.

Chất kẽm (Zn): Rất cần thiết trong việc tạo ra các enzym để chuyển hóa
glucid, lipid, protein, acid nucléic. Ở những trẻ suy dinh dưỡng, kẽm
còn cần cho việc tổng hợp insulin của tế bào beta tuyến tụy hay sự tạo
thành yếu tố miễn dịch của tuyến ức Việc thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng tới
hoóc môn tăng trưởng, gây chuyển dạ kéo dài hoặc chảy máu lúc sổ rau
do có thể làm quá trình tổng hợp chất prostaglandins bị suy giảm.
Thiếu kẽm cũng có thể gây sẩy thai tự nhiên do bong rau non, dị dạng
bẩm sinh và suy dinh dưỡng bào thai, thai vô sọ, nứt đốt sống. Bên
cạnh việc dùng thuốc có thể bổ sung kẽm bằng thực phẩm thông qua
chế độ ăn, những thực phẩm chứa nhiều kẽm là: thịt gà, thịt cóc, nhộng
tằm, thịt lợn, thịt bò và hải sản… Chỉ sử dụng thuốc bổ sung kẽm khi
có chỉ định của bác sĩ.

Việc bổ sung sự thiếu hụt những nguyên tố vi lượng này cần được thực
hiện một cách có hệ thống và sớm, ngay từ khi người phụ nữ bắt đầu
mang thai. (Ảnh minh họa)
Mangan (Mn): Có tác dụng chống oxy hóa, kiểm soát những gốc acid
tự do trong sự chuyển hóa năng lượng. Nó còn góp phần vào sự tổng
hợp protein, chuyển hóa đường glucid và chất béo bằng cách hoạt hóa
các men lipaza, chuyển hóa cholesterol và các hoóc môn sinh dục. Bên
cạnh đó thiếu mangan sẽ ảnh hưởng tới sự hình thành chất hữu cơ của
xương, dẫn tới xương bị dị hình như xương sụn không đủ dinh dưỡng,
xương ống dày và ngắn, túi tai và xương tai không thể canxi hóa hết.

Trẻ sơ sinh bị thiếu mangan có thể bị ngất hoặc động kinh, thời kì
mang thai thiếu mangan thì có thể sẽ bị sảy thai mang tính quy luật,
lượng sữa tiết ra sau khi sinh sẽ ít. Theo nghiên cứu của các chuyên gia,
lượng mangan chứa trong thịt, sữa và các sản phẩm tinh chế từ ngũ cốc
thấp trong khi đó trong ngũ cốc thô, quả cứng, thực vật có nguồn gốc
đậu và những loại rau lá xanh tương đối cao…
Crom (Cr): Có vai trò điều hòa tác dụng của insulin trên cơ thể. Nếu
thiếu hụt crom kéo dài 5 tháng, cơ thể sẽ không dung nạp được chất
hydrat cacbon, người gầy đi, trí óc lẫn lộn, mất đi sự điều hòa, bị dị
cảm, tổn thương thần kinh ngoại vi. Bệnh sẽ hết nếu được bổ sung Cr
dùng ngoài đường tiêu hóa. Cho nên để cung cấp crom cần thiết cho cơ
thể chủ yếu chú ý bổ sung thực phẩm tự nhiên có nhiều crom. Thực
phẩm chứa nhiều crom như gạo xay, bánh đại mạch, đường đỏ. Ngoài
ra, thịt nạc, cá, tôm, các loại trứng, cà rô, đậu cũng có hàm lượng crom
nhất định.
Iot: Chiếm hàm lượng rất ít trong cơ thể người. Iot phát huy hiệu ứng
sinh lý thông qua sự hợp thành hoocmon tuyến giáp trạng. Thiếu iốt ở
thai phụ dễ xảy ra sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non, nếu thiếu iốt
nặng trong giai đoạn mang thai trẻ sinh ra sẽ bị đần độn, câm, điếc và
các dị tật bẩm sinh khác. Sử dụng muối iốt thay cho muối thường trong
ăn uống và chế biến thức ăn hàng ngày là đủ nhu cầu iốt cho cơ thể và
phòng được các rối loạn do thiếu iốt. Dùng muối iốt thường xuyên
hàng ngày không ảnh hưởng đến sức khỏe vì lượng iốt dư sẽ được thải
ra ngoài theo nước tiểu.
Việc bổ sung sự thiếu hụt những nguyên tố vi lượng này cần được thực
hiện một cách có hệ thống và sớm, ngay từ khi người phụ nữ bắt đầu
mang thai. Tuy nhiên, nếu chỉ cung cấp một chất đơn thuần, cơ thể có
thể thiếu hụt chất khác. Chẳng hạn, một thai phụ cần 3 mg sắt mỗi
ngày, thường được bác sĩ cho dùng viên sắt vì phần lớn trong số họ bị
thiếu máu trước sinh. Nhưng việc bổ sung sắt sẽ làm cơ thể giảm hấp

thu kẽm. Vì vậy, khi bổ sung một nguyên tố, nên điều chỉnh bằng cách
cung cấp nhiều nguyên tố khác đi kèm. Các sản phẩm có trên thị trường
hiện nay đều là dạng tổng hợp của nhiều nguyên tố.

×