Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Quá trình hình thành những phương pháp nghiên cứu về quần xã thực vật trong hệ sinh thái nguyên sinh p10 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.14 KB, 9 trang )


109
cho khái niệm về thay đổi từng phần cũng như biến đổi chung, những biến đổi này đã
dẫn đến sự hình thành nó trong quá khứ, hiện tại : càng sáng tỏ hơn khi nghiên cứu sự
biến động mùa hiện nay của các vi thực vật quần này khác, nó có thể giúp ta hiểu được
sự biến đổi trong tương lai của quần xã.
9.8. BẢN ĐỒ ĐỊA THỰC VẬT VÀ MIỀN ĐỊA THỰC V
ẬT
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của nghiên cứu thảm thực vật là lập bản
đồ phân bố của các quần xã thực vật vùng nghiên cứu - gọi là bản đồ địa thực vật.
Những ghi chép hằng ngày của các nhà nghiên cứu địa thực vật về ô tiêu chuẩn về
nghiên cứu biến đổi theo tuyến (phẫu diện) là tư liệu cơ bản để vẽ bản
đồ. Trong khi
ghi chép hằng ngày người nghiên cứu cần ghi đầy đủ những biến đổi của thảm thực vật
những gì đã gặp trên đường đi nghiên cứu. Ngoài ra, những tư liệu ghi chép dùng phục
vụ cho bản đồ địa thực vật còn có thể là những bản đồ của đất nông nghiệp và đất
rừng.
Vẽ bản đồ tỉ lệ lớn của thảm thực v
ật cần dùng bản đồ địa tình, để xác định địa
điểm nơi đó trên bản đồ, nếu phạm vi của nó không tương ứng với bản đồ địa hình cần
giới hạn nó lại.
Bản đồ địa hình rất thuận lợi cho việc xác định đường cắt (đường đi), đường cắt
này đi theo hướng nhỏ nhất của vùng đó, khoảng cách giữa hai
đường cắt đó có thể là
100 - 200m hay 500m nếu tính đồng nhất của thảm thực vật cao, thậm chí thời l.000m,
các đường này phải song song với nhau.
Khi mà đi theo đường cắt đòi hỏi người nghiên cứu cần phải ghi khoảng cách
(mét hay bước) đồng thời ghi sự biến đổi của thảm thực vật theo cả hai hướng của
đường đi. Khi có sự biến đổi của quần hợp cần đ
ánh dấu khoảng cách và mô tả ngắn
gọn quần hợp đó và tên quần hợp. Sau đó tất cả cần thể hiện trên giấy kẻ lắm, xác định


tỉ lệ trên bản vẽ đó và đánh dấu tuyến, các điểm. Nếu trên đường đi nhà nghiên cứu
thấy một dải thực vật đặc thù,nhưng không phải là một quần hợp khác, thì đánh dấu và
ghi nó trên bản
đồ đúng theo hướng, độ lớn, khoảng cách từ tuyến đi đó.
Tuỳ thuộc vào tỉ lệ bản đồ địa thực vật là lớn hay nhỏ mà dùng đơn vị của thảm
thực vật cho phù hợp và trong trường hợp này vai trò địa hình vùng cụ thể cũng rất
lớn. Thí dụ ở trong rừng địa hình thay đổi mạnh, nên nếu dùng đơn vị là quần hợp thì
tỉ lệ
rất lớn (bản đồ), do đó có thể dùng đơn vị nhóm quần hợp hay quần hệ để vẽ bản
đồ.
Đôi khi trên bản đồ địa thực vật có tỉ lệ kích thước nhỏ người ta vẽ riêng vùng
nào đó với ý đồ của mình và với tỉ lệ lớn, người ta gọi đó là phương pháp chìa khoá.
Trong trường hợp này vùng vẽ theo phương pháp chìa khoá thường là biểu thị hình
thái ngoại mạ
o, lớp phủ đất, lớp phủ thực vật. Nếu phương pháp chìa khoá biểu thị
thung lũng sông thì nó phải thể hiện được các bậc thềm.
Khi vẽ bản đồ tổng hợp mà màu sắc quá phức tạp người ta có thể dùng phương
pháp đường kẻ hay kí hiệu để vẽ.

110
Người ta cũng dùng ảnh máy bay để vẽ bản đồ các kiểu thảm như rừng thảo
nguyên, đồng cỏ, hoang mạc
Cần phân biệt loại bản đồ địa thực vật hiện tại và bản đồ địa thực vật hồi tưởng,
loại bản đồ hiện tại sử dụng các dấu hiệu hiện có của thảm để vẽ, còn bản đồ
địa thực
vật hồi tưởng nó mang đến những đặc điểm phân bố của thực vật đã có trước kia, trước
khi có sự biến đổi do tác động của con người. Cơ sở để hình thành thảm thực vật giả
tưởng là bản đồ thảm thực vật ngày nay, thảm cây trồng và thảm nguyên thuỷ sẽ được
phục hồi lại trên cơ sở những t
ư liệu sau : những khóm của thảm nguyên thuỷ, những

dải nhỏ giữa thảm cây trồng và đất trồng trọt, đặc điểm địa hình, đánh dấu từng vùng
và đôi khi phải vạch ra thảm thực vật quá khứ bằng tư liệu của lịch sử, di tích.
Thí dụ rừng liễu và bạch dương là kiểu thảm hiện nay của vùng ôn đới đã được
hình thành từ rừ
ng thông và sồi do chặt hạ và đốt, do tác nhân con người. Thí dụ đồng
cỏ trong bản đồ nguyên thuỷ cũng không có ở vùng núi phía bắc Việt Nam, nó đã sinh
ra do sự tàn phá rừng của nhân dân.

Hình 37 : Bản đồ phân bố các kiểu savan của Venezuela (Theo Ramia, 1976)
Trong bản đồ mỗi màu và hệ màu của nó biểu thị một loại hình và các kiểu phụ
thuộc cũng như chuyển tiếp của chúng, hình 38 bản đồ địa thực vật của Venezuela về
các kiểu savan.
Ngày nay người ta đã sử dụng phương pháp vẽ bản đồ để vẽ nhiều dạng bản đồ
khác nhau :
1. Bản đồ thảm thực vật hiện nay.
2. Bản đồ th
ảm thực vật hồi tưởng.
3. Bản đồ hướng cơ bản của diễn thế.
4. Bản đồ giá trị kinh tế của vùng, viễn cảnh sử dụng và cải tạo nó.
5. Bản đồ năng suất thảm thực vật.

111
Để vẽ bản đồ năng suất yêu cầu khoảng cách của các đường cắt là 50m, trên
đường cắt cứ 50m là 1 ô mẫu. Tất cả đường cắt và ô mẫu phải được đánh dấu trên bản
đồ. Trọng lượng thu được từng ô cắt tính ra trên 1m
2
. Từ số liệu các ô ta chia ra thành
một số nhóm, thí dụ nhóm 1 < 50gr, nhóm 2 = 50 - 100g đặt nhóm vào đúng ô của
nó ta sẽ được bản đồ năng suất (hình 39).


Hình 38 : Bản đồ năng suất (khối lượng xanh) stipa baicalensis (g/m
2
) trên diện
tích 1km
2
theo Drudinna, 1973)
Miền địa thực vật về giới hạn (địa vật lí), trùng với miền cảnh quan. Sự khác
nhau của miền địa thực vật với miền cảnh quan là trong miền (địa thực vật) có thảm
thực vật, không chú ý đến đặc điểm của hình thái địa lý, khí hậu và đất. Còn miền cảnh
quan có tất cả.
Trong vùng núi các vi miền là đơn vị nhỏ nhất của miền
địa thực vật, đơn vị lớn
nhất của nó là vùng địa thực vật. Các vùng địa thực vật được phân chia ra thành đới
thực bì, các đới lại chia đới phụ, các đới phụ lại chia ra tỉnh địa thực vật. Các tỉnh được
chia thành miền địa thực vật. Thứ tự :
Vùng địa thực vật, đới thực bì, đới phụ, tỉnh địa thực vật miền đị
a thực vật,vi
miền.
Thí dụ đới thực bì thảo nguyên có thể chia ra hai đới phụ là đới phụ thảo nguyên
Bắc và đới phụ thảo nguyên Nam, khác nhau về thành phần loài và nhóm sinh thái
(Bắc gần đồng cỏ hơn), đới phụ được chia ra các tỉnh, tỉnh chia ra miền.
Trong điều kiện vùng núi xuất hiện yếu tố mới - đới theo chiều cao hay gọi đai, ở
đây miền địa thực vậ
t không phải là đai, mà thường gồm nhiều đai, ở vùng núi thường
là một tỉnh hay một vài tỉnh, đơn vị cuối cùng có thể là vi miền địa thực vật, đơn vị
nhỏ này có thể tương đương một đai. Tiêu chuẩn để phân chia quần hợp :
- Điều kiện môi trường xác định (thay đổi môi trường thay đổi kiểu thảm).
- Thành phần loài xác định thay đổi.

112

- Ngoại mạo xác định thay đổi.
- Cấu trúc xác định thay đổi.
- Quan hệ qua lại (tương hỗ) xác định.
Phương pháp xác định :
+ Ô tiêu chuẩn mô tả Tư liệu để phân chia, cơ bản
+ Tuyến đi giống như vẽ bản đồ tha thực vật

113
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT: :
1. Hoàng Chung, 2004. Đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam. NXB Nông nghiệp.
2. Nguyễn Nghĩa Thìn, 2005. Các phương pháp nghiên cứu thực vật (bản thảo).
3. Trần Đình Lí, 2006, Hệ sinh thái gò đồi các tỉnh Bắc Trung Bộ, NXB Viện
Khoa học và công nghệ Việt Nam.
TIẾNG NGA :
4. Badilevic H.I, Rođin L.E, 1968. Dự trữ chất hữu cơ trong môi trường đất của
các quần xã thực vật trên cạn. Trong quyển : "Các phương pháp nghiên cứ
u
năng suất của hệ rễ và của các cơ thể trong môi trường đất". Hội thảo quốc tế
1968 - M.
5. Bâyđơman I.N.1960. Phương pháp nghiên cứu sinh thái - Vật hậu ở vùng hoang
mạc Kapkas. Trong quyển : "Các công trình nghiên cứu vật hậu.L.
6. Drudinna N.P, 1973. Khối lượng thực vật của các quần xã thảo nguyên Đông
Nam Dabaican. NXB Khoa học. Nôvôxibir.
7. Gôlibép V.N, 1968. Nghiên cứu hình thái dạng sống hệ rễ của thực vật trong
các quần xã c
ỏ với mục đích xác định năng suất của chúng. Trong quyển : "Các
phương pháp nghiên cứu năng suất của hệ rễ và của các cơ thể trong môi
trường đất". Hội thảo quốc tế, 1968.M.
8. Gortracôpski P.L.1958. Những thành tựu mới trong nghiên cứu biến động hạt

của một số cây lá kín. Tạp chí Thực vật học, Liên Xô, tập 43, số 10.
9. Iarosenkô, P.D, 1969. Địa thực vật. NXB Giáo dục.
10.
Iurkevích và Chêrviacốp, 1940. Phương pháp đánh giá năng suất hạt của cây
sồi. Trong quyển : Các công trình nghiên cứu của Viện nghiên cứu rừng Bạch
Nga. Tập 3. Minsk.
11. Karovin E.P. 1934. Thực bì Trung Á và Nam Kazactan. XOAGID.M.Taskent
12. Katrinski N.A. 1925. Hệ rễ của thực vật trong kiểu đất pốtdôn. Phần 1 : các
công trình nghiên cứu của trạm nông nghiệp vùng ngoại ô Mạc Tư Khoa". Số 7.
13. Navalichina N.K. 1958. Những biến đổi thích ứng của hệ rễ Festuca sulcata
trong đổi thảo nguyên r
ừng. Tạp chí thực vật học. Tập 43, số 3.
14. Panomarep A.N. 1954. Sinh thái nở hoa và truyền phấn ở hoà thảo và cây họ
đậu. Tạp chí "Thực vật học - Liên Xô", tập 39, số 5.
15. Rabốtnốp T.A, 1947. Xác định tuổi và sự kéo dài đời sống ở thực vật thuộc
thảo sống lâu năm. "Thành tựu sinh học hiện đại tập 24, số 1 (Tạp chí).
16. Ramenski A.G, 1938. Lời nói đầu trong tổ hợp nghiên cứ
u đất - địa thực vật.
NXB Nông nghiệp.M
17. Razđorski V.F. 1949. Giải phẫu thực vật. NXB "Khoa học ngày nay.M.

114
18. Salứt.M.X. 1946. Các pha vật hậu. "Thực vật học Xô Viết", số 4.
19. Salứt.M.X. 1950. Phần dưới đất của thực vật và quần xã thực vật đồng cỏ, thảo
nguyên, hoang mạc. Phần 1 - Thực vật thuộc thảo, nửa bụi và quần xã đổi thảo
nguyên rừng. Tuyển tập công trình của Viện thực vật học Viện hàn lâm KH
Liên Xô. Xêri III - Địa thực vật, t
ập 6.
20. Tônski A.P. 1932. Cơ sở làm sinh học của liên bang Xô Viết Phần 1 - Phục hồi
rừng từ hạt. NXB Nông nghiệp. M.

21. Uchekhin V.Đ, Hoàng Chung, 1976. Cấu trúc và năng suất của quần xã thực
vật thảo nguyên đồng cỏ. Trong quyển : "Vùng sinh địa của trung tâm thảo
nguyên rừng. M.
22. Uchêkhin V.Đ, 1977. Năng suất sơ cấp sinh vật học của hệ sinh thái thảo
nguyên rừng. NXB Khoa học. M.
23. Vưsêtski G.N, 1926. Mộ
t số dạng phục hồi bằng chồi rễ. Tạp chí "Nông nghiệp
- Thực vật". T1, số 2.
24. Xerebriacốp I.G.1952, Hình thức của cơ quan sinh dưỡng thực vật bậc cao.
NXB "Khoa học ngày nay. M.
TIẾNG ANH :
25. Brummitt R.K, 1992. Vascular plant Families and Genera. Royal Botanic
Gardens, Kew.
26. Greuter w. et al, 1994, International Code of Botanical Nomeclature (Tokyo
code). Regum vegata- bile 131, Koeltz scientific Book, konigstein.
27. Gysel L.W, 1956. Measurement of acorn crops. Forest Sci, V.2, N
0
4.
28. Ramia M, 1967. Tropical grazing 1and ecosystems of Venezuela. Trong quyển
"Tropical Grazing Land Ecosystems. UNESCO, 1979".
29. Raunkiaer, 1937. Plant life forms. Oxford.

115
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 2

Chương 1 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI THỰC
VẬT 3

1.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NGOÀI TỰ NHIÊN 3

1.1.1. Những trang bị phục vụ cho nghiên cứu 3
1.1 2. Nghiên cứu ngoài thiên nhiên 3
1.2. CÔNG TÁC NỘI NGHIỆP 6
1.2.1. Xử tí mẫu vật 6
1.2.2. Xác định tên khoa học 9
Chương 2 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DẠNG SỐNG THỰC VẬT 13
2.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DẠNG SỐNG THỰC VẬT 13
2.2. PHÂN CHIA DẠNG SỐNG 13
2.3. GIỚI THIỆU TÓM TẮT MỘT SỐ DẠNG "PHÂN LOẠI DẠNG SỐNG" 13
Chương 3 NGHIÊN CỨU SINH SẢN HŨU TÍNH CỦA CÁC THÀNH PHẦN
TRONG QUẦN XÃ 17

3.1. NGHIÊN CỨU SỰ NỞ HOA VÀ SỰ THỤ PHẤN CỦA THỰC VẬT 17
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SINH SẢN HẠT THỰC VẬT THUỘC
THẢO TRONG QUẦN XÃ 19

3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SINH SẢN HẠT CỦA CÂY GỖ VÀ QUẦN
XÃ RỪNG 21

3.4. NHỮNG PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH SINH SẢN HẠT Ở CÂY BỤI 30
3. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TÁN HẠT VÀ QUẢ 31
Chương 4 NGHIÊN CỨU SINH SẢN SINH DƯỠNG VÀ SỰ PHỤC HỒI CÁC CÁ
THỂ TRONG QUẦN XÃ 36

4. 1. SINH SẢN SINH DUỠNG VÀ SỰ PHỤC HỔI Ở THỰC VẬT BẬC CAO,
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NÓ 36

4.1.1. Sinh sản và phục hồi bằng những phần không chuyên hoá 38
4.1.2. Sinh sản sinh dưỡng và sự phục hồi thực vật bằng cơ quan chuyên hoá 42
4.2. SINH SẢN SINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT THUỶ SINH 47

4.3. TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NGOÀI ĐỒNG RUỘNG (THIÊN
NHIÊN) 47

Chương 5 XÁC ĐỊNH TUỔI CỦA CÂY GỖ VÀ CỦA CÁC LOÀI TRONG QUẦN
XÃ 48

5.1. XÁC ĐỊNH TUÓI CÂY GỖ THEO SỰ TĂNG TRƯỞNG ĐỘ DÀY THÂN.48
5.2. XÁC ĐỊNH TUỔI VÀ TÍNH ĐỘ DÀI ĐỜI SỐNG Ở CÂY BỤI 51
5.3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TUỔI VÀ SỰ KÉO DÀI ĐỜI SỐNG Ở THỰC
VẬT THUỘC THẢO 51

Chương 6 NGHIÊN CỨU VẬT HẬU CỦA THỰC VẬT 55
6.1. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VẬT HẬU 55
6.1.1. Chọn đối tượng và nơi nghiên cứu 55
6.1.2. Xác định thời gian nghiên cứu vật hậu 56
6.1.3. Xác định nội dung nghiên cứu các yếu tố môi trường sống khi nghiên cứu
vật hậu 56

6.2. CÁC PHA VẬT HẬU CỦA THỰC VẬT, BẢNG GHI CHÉP VÀ TỔNG HỢP
56

6.2. TỔNG HỢP SỐ LIỆU 59

116
Chương 7 NGHIÊN CỨU PHẦN DƯỚI ĐẤT CỦA TỪNG CÁ THỂ VÀ CẢ QUẦN
XÃ THỰC VẬT 63

7.1. Ý NGHĨA VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CÚU PHẦN DƯỚI ĐẤT CỦA THỰC
VẬT VÀ CẢ QUẦN XÃ 63


7.2. NHỮNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHẦN DƯỚI ĐẤT CỦA THỰC
VẬT VÀ QUẦN XÃ THỰC VẬT 64

7.3. PHƯƠNG PHÁP LẤY KHỐI ĐẤT THEO TẦNG CỦA NÓ (PHƯƠNG PHÁP
KHỐI ĐẤT) 73

Chương 8 NGHIÊN CÚU NĂNG SUẤT SINH HỌC CỦA QUẦN XÃ 77
8.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU NĂNG SUẤT SƠ CẤP 77
8.1.2. Những yếu tố bên ngoài của quá trình tạo năng suất sơ cấp 78
8.1.3. Những yếu tố bên trong của quá trình tạo năng suất thực vật 78
8.1.4. Loạt giá trị quần lạc của các loại và vấn đề sử dụng tài nguyên môi trường
79

8.1.5. Những nguyên tắc của hiệu suất tối đa sử dụng tài nguyên môi trường và
cấu trúc tối ưu của quần xã thực vật 80

8.1.6. Sự biến đổi năng suất sơ cấp trong các loạt biến động và loạt diễn thế của
các sinh địa quần lạc 81

8.1.7. Năng suất của các quần xã cây trồng 82
8.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 82
8.2.1. Những chỉ số của năng suất thảm thực vật 82
8.2.2. Các phương pháp xác định năng suất 83
Chương 9 NHỮNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU QUẦN XÃ THỰC VẬT 88
9.1. ĐẶT VÀ MÔ TẢ TIÊU CHUẨN, DIỆN TÍCH TÍNH 88
9.2. THỐNG KÊ THÀNH PHẦN LOÀI TRONG QUẦN XÃ THỰC VẬT 88
9.3. NHỮNG BẢNG ĐỂ MÔ TẢ Ô TIÊU CHUẨN 99
9.4. MÔ TẢ THEO PHẪU DIỆN (HÌNH ĐỒ CẮT ĐỨNG THEO TUYẾN) 102
9.5. PHƯƠNG PHÁP HOÁ HỌC VÀ SINH LÝ HỌC TRONG NGHIÊN CỨU
CÁC THỰC VẬT QUẦN 103


9.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU CỦA NGHIÊN CỨU THỰC ĐỊA 104
9.7. PHÂN TÍCH NHỮNG BIẾN ĐỔI TỪNG PHẦN CỦA QUẦN XÃ THỰC
VẬT 108

9.8. BẢN ĐỒ ĐỊA THỰC VẬT VÀ MIỀN ĐỊA THỰC VẬT 109


117
Chịu trách nhiệm xuất bản :
Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc NGÔ TRẦN ÁI
Phó Tổng Giám đốc kiêm Tổng biên tập NGUYÊN QUÝ THAO
Tổ chức bản thảo và chịu trách nhiệm nội dung :
Giám đốc Công ty Cổ phần Sách dân tộc CẤN HỮU HẢI
Biên tập nội dung và sửa bản in :
NGUYỄN THANH THUỶ
Trình bày bìa :
NGUYỄN MẠNH HÙNG
Chế bản :
PHẠM THỊ PHƯỢNG















PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CÚU QUẦN XÃ THỰC VẬT
Mã số : 7K731M8-CDT



×