Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Quá trình hình thành giáo trình đọc và hiểu giá cổ phiếu trong quy tắc cho nhận của thị trường chứng khoán p5 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.57 KB, 10 trang )

Red Green, biên tập của báo chuyên ngành Mutual Fund News Service của
bang Califomia, đã có một phân tích sắc sảo dưới đây:
Rocky II ứng với Rocky - những cái tên được cấu tạo một cách đặc trưng
trong thị trường tài chính. Các quỹ hỗ tương phiên bản chính là những bản
sao của các quỹ đang tồn tại. Các quỹ này được lập nên vì một số lý do. Các
nhà quản lý quỹ hỗ tương đầu tư có lẽ đã rút ra được kết luận có tính qui
luật rong quỹ đầu tư càng lớn ra bao nhiêu thì việc nắm giữ và quản lý nó
càng khó bấy nhiêu. Tỷ lệ nghịch giữa hiệu quả với quy mô vượt khổ này đã
được kiểm chứng nhiều trong thực tế, cho nên các clone fund mới trở thành
giải pháp.
Cũng có thể việc lập ra một quỹ mới là kết quả của ý đồ của một tổ chức tài
chính muốn đưa ra một cơ cấu tính giá mới cho các chứng chỉ đầu tư của
mình, hoặc bắt nguồn từ việc điều chỉnh, có khi chỉ là chút đỉnh, về mục tiêu
đầu tư Sau hết, khi một tập đoàn nào đó mở đầu thành công một hình thái
quỹ mới, những người khác sẽ bắt chước làm theo và đó là điều không tránh
khỏi. Ví dụ: Là người đi tiên phong, Benham Target Maturities đã dọn
đường cho các nhà đầu tư có dự trù kế hoạch về hưu sau này bằng cách lập
nên một loạt các quỹ trái phiếu không trả lãi zero -coupon bonds funds. Chỉ
một năm sau thôi, tập đoàn Scudder đã nối gót làm theo y hệt.
Thật ra, cũng không có lý lẽ nào được xem là nguyên tắc để giải thích việc
tại sao một quỹ phiên bản đã sắm vai tồi hay tốt hơn quỹ gốc. Qua nhiều
năm, Pioneer Fund thường thể hiện hiệu quả vượt trội hơn Pioneer II -
nhưng rồi sau đó Pioneer II lại qua mặt ngoạn mục Pioneer Fund!. Tuy
nhiên, người đầu tư nên luôn ghi nhớ rằng hai quỹ như thế là hai thực thể
khác nhau. Chúng thường được điều hành bởi hai nhà quản lý danh mục
khác nhau, một số trường hợp có thể chúng theo đuổi các quan điểm đầu tư
khác nhau, và cả phí áp dụng cũng có thể khác. Từ đó, khi muốn tìm hiểu về
một quỹ phiên bản mới nào đó ta cần dựa vào một ít nguyên tắc đơn giản.
Trước hết hãy xem xét thử quỹ gốc đã làm ăn ra sao - rõ ràng đây là mảng
bằng chứng rất quan trọng. Và thứ đến, cần nghiên cứu xem những sự khác
biệt giữa chúng là gì.


Trình bày trên đây cũng đã hé mở cho chúng ta thấy một quỹ mở đến khi cần
thiết cũng phải được "đóng" lại một cách tự nguyện. Những quỹ mở đã phát
triển quá độ có thể làm cho chiếc áo quản lý không còn phát huy và bản thân
những anh khổng lồ đó sẽ nhận ra ngay mình càng trở nên nặng nề nếu cứ
"mở" tiếp tục. Họ sẽ quyết định đóng lại. Nhưng chính xác là "đóng bớt"
thôi chứ không đóng hẳn, trạng huống này thuật ngữ gọi là "closed fund", ta
có thể diễn đạt là quỹ hỗ tương đầu tư được khép lại, hay gọi "quỹ khép" cho
gọn. Quỹ khép là quỹ hỗ tương đã quá no, không còn phát hành chứng chỉ
đầu tư cho những người mới đang muốn tham gia vào quỹ. Tuy nhiên nó
cũng có thể tiếp tục bán cho những cổ đông hiện hữu.
Có mấy điểm ta cần lưu ý. Thứ nhất, khi quỹ đã được khép closed, không
nhất thiết phải có một quỹ phiên bản clone ra đời. Thứ hai, quỹ khép closed
fund vẫn là một quỹ hỗ tương vẫn là loại quỹ mở không nên nhầm lẫn với
quỹ đóng closed – end fund - chính vì vậy mà bài này mới có ý giới thiệu
thuật ngữ "khép" để dịch cùng từ "closed”. Và thứ ba, ta cần lưu ý thêm một
lần nữa, đó là, quỹ này mới chỉ khép thôi chứ không đóng cửa, nó vẫn đang
hoạt động và có khi vẫn rất dữ dội. Các quỹ khép không có sự chuyển đổi
bản chất pháp lý nào, mặc dù, tuỳ theo luật lệ nó cũng có thể làm thủ tục
chuyển qua quỹ đóng. Nhưng thực tế sẽ không đơn giản như vậy, vì ta nên
nhớ rằng người đầu tư khi tham gia vào một quỹ đầu tư nào đó họ thường có
khuynh hướng theo "gu".
Các loại công ty đầu tư, dù đang giương lên ngọn cờ của loại quỹ nào đi
chăng nữa, đều mang hơi hướng đang cạnh tranh một cách tế nhị với khả
năng thu hút vốn của các định chế tài chính khác.



Quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ theo quy chế của Việt Nam
Sau khi có các cơ sở pháp lý về thị trường chứng khoán TTCK tại Việt Nam,
cụ thể là sau Nghị định 48/1998/NĐ/CP, cùng với một số văn kiện quan

trọng khác, Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà nước Việt Nam SSC đã ban hành
quy chế về tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán và công ty
quản lý quỹ. Bài này chỉ khái quát lại một số điểm nổi bật để người đọc
tham khảo.
Theo tinh thần của quy chế, chỉ có hai loại quỹ căn bản được đề cập, đó là
quỹ đầu tư chứng khoán đóng quỹ đóng và quỹ đầu tư chứng khoán mở quỹ
mở. Như thế, mặc nhiên có thể hiểu là các hình thái quỹ khác không hoặc
chưa được thành lập. Theo định nghĩa của quy chế, một quỹ được gọi là
đóng khi người đầu tư không thể bán lại chứng chỉ đầu tư cho quỹ đó trong
suất thời gian tồn tại của quỹ. Ngược lại, đối với quỹ mở, người đầu tư được
quyền bán lại chứng chỉ đầu tư cho quỹ mà họ đã mua.
Tham gia trong quá trình hoạt động của quỹ chủ yếu có công ty quản lý quỹ
và ngân hàng giám sát. Công ty quản lý quỹ là thực thể đứng ra quản lý quỹ,
phát hành chứng chỉ đầu tư, cử người điều hành, quản lý hoạt động và chịu
trách nhiệm về hiệu quả và pháp lý của quỹ. Ngân hàng giám sát đảm nhận
việc bảo quản, lưu ký các chứng khoán hàng hoá mà quỹ nắm giữ để kinh
doanh, lưu giữ các hợp đồng kinh tế, các chứng từ có liên quan tới tài sản
của quỹ, đồng thời giám sát hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán và công
ty quản lý quỹ.
Theo nội dung của quy chế thì công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư chứng
khoán là hai thực thể được cơ cấu và tổ chức khác nhau. Về nguyên tắc,
công ty quản lý quỹ cùng lúc có thể khai sinh và quản lý nhiều quỹ độc lập
nhau. Đồng thời có sự độc lập cả về tài sản, các nghĩa vụ tài chính giữa công
ty quản lý quỹ và một quỹ đầu tư nào đó.
Người điều hành quỹ là người được công ty quản lý quỹ chỉ định để trực tiếp
điều hành hoạt động của một quỹ. Trong khi công ty quản lý quỹ được tổ
chức và hoạt động như một doanh nghiệp, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có
hội đồng quản trị và hệ thống hành chính nhân sự,… thì quỹ đầu tư là một
tập hợp có điều lệ và tài sản độc lập nhưng không có bộ máy điều hành riêng
gắn trực tiếp với nó. Quỹ đầu tư không có pháp nhân mà chỉ có "đại hội

những người đầu tư” do công ty quản lý quỹ hoặc ngân hàng giám sát triệu
tập có điều kiện và tuỳ thuộc vào tình huống được nêu trong quy chế. Các
quỹ đầu tư khi được tổ chức theo quy chế của SSC thì thực chất có thể xem
là các sản phẩm của công ty quản lý quỹ đầu tư. Tuy nhiên, theo định nghĩa
của quy chế, chúng lại được xem là tài sản "uỷ thác" cho công ty quản lý
quỹ để quản lý Điều 3.I. Đồng thời quyền lợi và nghĩa vụ đối với một quỹ
của công ty quản lý quỹ nào có thể được chuyển nhượng cho một công ty
quản lý quỹ khác Điều 15 của quy chế, nếu được Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà
Nước chấp thuận.
Một số quy định về cơ cấu vốn và điều kiện đầu tư của công ty quản lý quỹ
và quỹ đầu tư, được nêu đặc trưng trong quy chế, như sau tập trung chủ yếu
ở điều 14 của quy chế:
- Một quỹ đầu tư chứng khoán, nói chung, cả quỹ đóng hoặc quỹ mở, phải
đầu tư tối thiểu 60% tổng giá trị tài sản của quỹ vào chứng khoán đầu tư tài
chính.
- Một quỹ không được nắm giữ quá 15% tổng giá trị chứng khoán đang lưu
hành của một công ty cổ phần đại chúng đã phát hành chứng khoán.
- Một quỹ không được sử dụng quá 10% tổng trị giá tài sản của mình để đầu
tư tập trung vào chứng khoán đang lưu hành của riêng một công ty đại
chúng nào đó đã phát hành chứng khoán.
- Một quỹ không được nắm giữ quá 10% tổng vốn cổ phần của một công ty
không niêm yết, đồng thời không được sử dụng quá 5% tổng giá trị tài sản
của quỹ để đầu tư vào riêng tại một công ty không niêm yết nào đó.
- Một quỹ không được nắm giữ quá 30% tổng giá trị tài sản của các công ty
trong cùng một tập đoàn hay một nhóm công ty có quan hệ sở hữu lẫn nhau.
- Công ty quản lý quỹ không được phép dùng vốn và tài sản của các quỹ do
mình quản lý để mua quá 49% tổng trị giá chứng khoán đang lưu hành của
một tổ chức phát hành đã tham gia TTCK hoặc một công ty không niêm yết.
Theo như các điều kiện được liệt kê trên đây, phép thử 75 – 5 - 10 trong bài
trình bày về "Các Loại Quỹ Đầu Tư" theo luật 1940 của Hoa Kỳ, thì ở ta

phép thử này có thể hiểu tương ứng là 60 – 10 – 15:
- 60% tài sản hoặc hơn phải được đầu tư vào chứng khoán,
- Chỉ được sử dụng 10% hoặc ít hơn tài sản của quỹ đê đầu tư tập trung vào
cổ phần của một công ty đại chúng,
- Không được nắm giữ quá 15% tổng trị giá cổ phần đang lưu hành của một
công ty đại chúng.
Một quy định khác cần lưu ý là quỹ mở, theo quy chế của SSC, có số lượng
chứng chỉ phát hành hạn chế theo một mức tối đa đã được đăng ký và chấp
thuận. Điều này có nghĩa gần như là tổng vốn huy động của quỹ mở bị giới
hạn trước. Không giống như cơ chế huy động và quản lý vốn của một
mutual fund quỹ hỗ tương mà ta đã khảo sát trước đây.
So lại với các phân tích chung về quỹ đầu tư mà ta đã có dịp tìm hiểu, một
số quy định cốt lõi trong quy chế quỹ đầu tư của ta có những sự khác nhau
rất cơ bản. Nhân tiện, để có một khái niệm so sánh, ta có thể nêu lại dưới
đây một số thông tin có liên quan đã đề cập trong loạt bài về quỹ đầu tư, hầu
giúp cho việc tham khảo và nhận dạng dễ dàng hơn. Cách tổ chức quỹ theo
luật 1940 của Mỹ có những điểm khác ta như sau:
- Các quỹ đầu tư thường được tổ chức theo một thực thể kinh doanh tài
chính có tổ chức độc lập, phục vụ quyền lợi và theo khuynh hướng của
người đầu tư. Về nguyên tắc công ty và quỹ là một. Nhưng cũng có thể được
tổ chức hoặc hợp nhất thành nhóm quỹ dưới một công ty lãnh đạo, theo thể
thức tập đoàn điều phối đặc biệt cho các quỹ hỗ tương đầu tư chuyên sâu
khác nhau theo trực hệ "gia đình", như trong các "family of funds". Người
đầu tư mua cổ phần của quỹ là các cổ đông, họ có quyền lợi và nghĩa vụ
giống như bất cứ cổ đông của một công ty đồng dạng nào khác.
- Các công ty đầu tư chuyên nghiệp đầu tư trong TTCK có thể được tổ chức
và điều hành theo cơ chế quỹ đóng hoặc quỹ mở. Quỹ đóng có vốn cổ phần
cố định, hay được xem là cố định. Quỹ mở, còn gọi là quỹ hỗ tương mutual
fund, vốn huy động có thể tăng lên liên tục, nếu số lượng cổ phần chứng chỉ
quỹ đầu tư gia nhập cao hơn số cổ phần hoàn lại để rút lui, cũng có thể nó sẽ

bị ngày càng teo lại nếu số cổ phần hoàn lại để rút lui nhiều hơn cổ phần gia
nhập.
- Các công ty đầu tư đăng ký hoạt động với Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà
Nước có ý nghĩa giống như các công ty cổ phần muốn phát hành cổ phần ra
đại chúng. Các công ty đầu tư không phải là thành viên của các TTCK. Việc
điều hành sinh lợi cho quỹ được thực hiện bằng hợp đồng thuê có thời hạn
với các nhà quản lý danh mục đầu tư chuyên nghiệp và thường là các chuyên
gia lão luyện đã có thành tích suất sắc trên các thị trường tài chính và chứng
khoán. Việc mua bán chứng khoán hàng hoá được thực hiện thông qua cơ
chế của TTCK, với đầy đủ các thủ tục như một khách hàng.
Nỗ lực dành cho sự ra đời của quy chế công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư là
một cột mốc quan trọng và là quyết tâm lớn của Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà
Nước Việt Nam, có ý nghĩa thúc đẩy hoạt động đầu tư tài chính tại nước nhà
vào buổi đầu còn mới mẻ, nhất là quá trình cổ phần hoá, hợp nhất các định
chế về mặt luật cho các loại công ty và đặc biệt là sự hình thành của thị
trường chứng khoán. Những cơ sở nền tảng của quy chế là rất cần thiết để
triển khai. Việc thích ứng và hoàn chỉnh sẽ cần có thời gian.


Trái phiếu trong TTCK: Nền tảng trái phiếu và cách tính toán lợi suất -
phần 1
Trong thời gian khởi động thị trường chứng khoán TTCK tại Việt Nam ta
được nghe nhiều đến khả năng mở đầu với một khối lượng giao dịch
nghiêng về trái phiếu. Tuy nhiên, đó không phải là chuyện riêng ở Việt Nam
mà là đặc điểm phổ biến của hầu như tất cả các TTCK trên thế giới.
Ở Mỹ chẳng hạn, tỷ trọng huy động vốn bằng phát hành mới cổ phiếu chỉ
dao động khoảng từ 5 đến 7%, còn lại là trái phiếu. Do đó thị trường trái
phiếu có thể rất lớn, lớn hơn cả chục lần thị trường cổ phiếu là chuyện bình
thường. Sự vận hành của thị trường trái phiếu đã được các nước có hệ thống
tài chính chuyên sâu chuẩn hoá, phát triển và điều hành như một công nghệ.

Những nguyên tắc nền tảng và phương thức tính toán nhìn chung được xây
dựng và tuân thủ theo khái quát khoa học có độ phổ biến cao.
Tổng quát
Trái phiếu dù ẩn bất cứ dưới hình thức nào cũng chỉ là một công cụ giấy nợ.
Người phát hành đi vay nợ thông qua cam kết trong trái phiếu có nghĩa vụ
trả gốc và lãi cho người mua giữ trái phiếu đó.
Trong quan hệ về trái phiếu, người ta thường nhắc đến thuật ngữ "nghĩa vụ”.
Đó là sự ràng buộc về pháp lý đối với người phát hành phải thực thi lời hứa
trả lãi định kỳ thường là hai lần mỗi năm theo thông lệ của TTCK cho người
cầm trái phiếu. Thu nhập của người đầu tư mua trái phiếu cho vay thể hiện
gần như chắc chắn ở phần lãi "cứng” này cho tới khi nào nhà phát hành chưa
làm xong nghĩa vụ trả nợ. Thuật ngữ nghĩa vụ obligation trong quan hệ luật
và tài chánh có khi được khái quát hoá là món nợ.
Nếu cổ phiếu chỉ hạn chế trong phạm vi các công ty cổ phần thì các trái
phiếu có sự tham gia rộng hơn nhiều về phía các chủ thể phát hành. Bởi vì
không chỉ có công ty cổ phần, mà còn các công ty quốc doanh, chính phủ
trung ương và địa phương, … đều có thể huy động tài chính bằng phương
tiện trái phiếu.
Các điều kiện căn bản
- Thứ nhất là mệnh giá: Khác với cổ phần, mệnh giá trái phiếu là yếu tố
được xác lập rất rõ ràng, vì đây là cơ sở đặt nền móng cho các quan hệ nghĩa
vụ suốt chiều dài tồn tại của trái phiếu. Trong tiếng Anh, mệnh giá thường
được diễn đạt bằng từ face value; nhưng họ cũng dùng rất phổ biến các từ
face amount, principal amount, hay par value. Mệnh giá trái phiếu thường
được định chuẩn ở các số càng chẵn càng tốt nhiều zero, tuỳ theo giá trị
đồng bạc ở mỗi nước, đồng thời cũng là để giúp cho việc giao dịch thuận
tiện. Thường thường mỗi thị trường sẽ có những mệnh giá được chuộng nhất
và được khuyến khích sử dụng. Ví dụ ở Mỹ hiện nay khi nói đến trái phiếu
trong TTCK thì dân chúng có thói quen liên tưởng ngay đến loại 1.000USD.
Loại 5.000USD cũng phổ biến nhưng không bằng loại 1.000USD. Những

loại nhỏ hơn 1.000USD gọi là "baby bond" trái phiếu nhỏ lẻ được các công
ty cần huy động vét thường là để lập quỹ hoàn trái hoặc hoán nợ cho các loại
trái phiếu trả lãi cao đã huy động trước đó nhưng không nhỏ hơn 1.000USD.
Các baby bond phải chịu phí giao dịch đắt hơn.
Tại Việt Nam, trong thời gian khởi động để chuẩn bị cho việc ra đời TTCK,
ta cũng đang quan tâm đến một mệnh giá đồng bộ để đáp ứng yêu cầu kỹ
thuật trong giao dịch. Có thể nói, Ngân Hàng Đầu Tư Phát Triển VN BIDV
là nhà phát hành tiên phong loại trái phiếu tiêu chuẩn này, vào tháng 11 và
12 năm 1999, với các mệnh giá chuẩn là 10.000.000 VNĐ và 1000 USD.
- Thứ hai là lãi suất: Đây là thành tố xác định quyền lợi về thu nhập định kỳ
phần cứng cho người sở hữu trái phiếu chủ nợ. Thuật ngữ tiếng Anh gọi đây
là coupon, coupon rate hoặc nominal yield, cả ba từ này khi diễn đạt trong
khung cảnh lãi suất trái phiếu thì không có gì khác nhau cả. Ở Việt Nam ta
đã quen gọi lãi suất theo tháng, nhưng sau này khi tiếp cận trái phiếu cần
nhớ lãi suất đó được tính trên cơ sở một năm. Tiền lãi, theo thông lệ đã phổ
biến, được trả cứ nửa năm một lần, nên khi tính toán ta cần cưa đôi lãi năm
ra hai phần bằng nhau. Chẳng hạn trái phiếu mệnh giá 10.000.000đ, lợi suất
danh nghĩa nominal yield = lãi suất = rate of interest là 10% thì mỗi sáu
tháng trái phiếu đó nhận được 500.000đ, và từ đó tính ra tháng, ra ngày.
Điều này xem chừng quá đơn giản, nhưng lại là những cơ sở chi li không
kém phần phức tạp và không thể xem thường, nhất là đối với các nhân viên
trực tiếp làm việc tại các tổ chức trong TTCK. Chẳng hạn khi họ phải xác
định ngày cho việc tính lãi dồn lại accrued interest để phân định quyền lợi
khi mua bán trái phiếu.
- Thứ ba là thời gian đáo hạn: Với tất cả các loại trái phiếu bình thường, việc
hoàn trả lại tiền gốc sẽ được thực hiện vào ngày đáo hạn maturity. Ngày đáo
hạn còn là cơ sở quan trọng để xác định các kỳ trả lãi. Do kỳ trả lãi được xác
định mỗi năm hai lần, các báo cáo tài chính tiếng Anh và giới chuyên nghiệp
thường sử dụng các mẫu tự viết tắt để chỉ các kỳ trả lãi cho từng loại trái
phiếu. Ví dụ: trái phiếu J&J, trả lãi vào ngày 1 tháng Giêng và 1 tháng Bảy;

trái phiếu F&A trả lãi vào ngày 1 tháng Hai và 1 tháng Tám; J&D trả lãi
ngày 1 tháng Sáu và 1 tháng Chạp dương lịch,…
Tại các thị trường phát triển, việc quy định số ngày trong năm và phương
pháp đếm ngày được chuẩn hoá tuỳ theo loại trái phiếu. Ở Mỹ trái phiếu
công ty và trái phiếu đô thị được tính theo năm có 360 ngày và tháng có 30
ngày kể cả tháng Hai. Nhưng trái phiếu chính phủ thì lại tính một năm là 365
ngày và tháng tính theo ngày lịch thực tế.
Có 3 loại cơ cấu đáo hạn căn bản của một đợt phát hành trái phiếu.
1. Loại trái phiếu có thời hạn cố định term bonds đáo hạn tất cả cùng một
lúc.
2. Loại trái phiếu đáo hạn theo nhóm serial bonds từng kỳ, loại này được
phát hành một đợt nhưng có kỳ đáo hạn khác nhau theo lịch trình định trước.
Ví dụ: một trái phiếu đô thị có lượng phát hành 100 tỷ đồng có lịch đáo hạn
mỗi năm 5 tỷ suốt trong chiều dài tồn tại của đợt đó là 20 năm.
3. Loại trái phiếu đáo hạn kết hợp balloon bonds đáo hạn từng phần nhưng
đa phần là vào kỳ cuối cùng. Ví dụ một đợt phát hành trái phiếu "balloon" có
thể mỗi năm thu hồi 3% giá trị phát hành ban đầu trong vòng 20 năm, rồi sau
đó tất toán 40% còn lại vào năm đáo hạn. Từ balloon cho ta khái niệm phần
phình ra nằm ở cuối trái bóng.
Để phù hợp với kế hoạch sử dụng tài chính và tính toán hiệu quả kinh tế,
một nhà phát hành có thể bán trái phiếu trải ra qua vài ba năm, họ sẽ thu xếp
đợt phát hành theo từng sê- ri tách biệt.
Các hình thức phát hành
Trái phiếu vô danh:
Loại trái phiếu không ghi tên người sở hữu cả trên tờ trái phiếu lẫn trên sổ
sách của nhà phát hành gọi là trái phiếu vô danh. Ai cầm trái phiếu là chủ,
nên tiếng Anh gọi đó là "bearer bond". Trái phiếu này có phiếu trả lãi đi liền
theo. Đến kỳ trả lãi, người cầm trái phiếu tách phiếu lãi tương ứng ra rồi gởi
cho nơi phụ trách trả lãi, thường được các ngân hàng hoặc bưu điện đảm
nhận. Khi đáo hạn, người cầm giữ trái phiếu gởi trả tờ trái phiếu lại cho nơi

được chỉ định để nhận tiền gốc.
Trái phiếu ký danh.

×