Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

bao tang ton duc thang docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (778.76 KB, 37 trang )

SVTH: LÊ THÀNH NGHĨA GVHD: TS. TRẦN VĂN THÔNG
I- Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, khi con người đã có những bước tiến vượt bậc trong khoa học
công nghệ, những phương tiện hiện đại ra đời ngày một nhiều và đời sống cao hơn
trước thì nhu cầu đi du lịch đã và đang phát triển nhanh chóng trên phạm vi toàn
cầu. Điều đó khiến cho du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế có tác
động lên toàn bộ đời sống kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia nói riêng và thế giới
nói chung.
Đất nước Việt Nam chúng ta được thiên nhiên ưu đãi rất nhiều. Với hình dáng
chữ S như người thiếu nữ dịu dàng, xinh đẹp luôn sẵn sàng chào đón bạn bè trên
khắp năm châu đến khám phá và chinh phục những điểu thú vị ở Việt Nam. Tài
nguyên thiên nhiên thì dồi dào, phong phú; có “rừng vàng biển bạc”. Những điều
ấy đã và đang hỗ trợ cho du lịch rất nhiều. Thế nhưng do đất nước chúng ta vẩn là
nước đang phát triển, trình độ văn minh không thể sánh bằng các nuớc phương
Tây nên người dân ngày càng tàn phá thiên nhiên, khai thác một cách tùy tiện mà
không hề nghĩ đến hậu quả vô cùng lớn phía sau những việc làm ấy.
Chính vì thế mà Quy hoạch du lịch ra đời để tìm tòi, sáng tạo thiết kế ra các dự
án để khai thác sao có hiệu quả nhất, không làm ảnh hưởng đến đời sống dân cư
cũng như môi trường thiên nhiên, để đạt đựơc hiệu quả lâu dài trong tương lai.
Tôi là sinh viên khoa Du lịch – là nguồn nhân lực quan trọng trong tương lai,
đã và đang nhận được sự giảng dạy nhiệt tình của TS. Trần Văn Thông, với biết
bao kinh nghiệm và lòng tâm huyết, dù đã có những lúc thầy phải cố sức giảng
dạy cho chúng tôi dù sức khỏe không cho phép. Thế nhưng với lòng thương yêu
sinh viên và lòng yêu nghề, thầy đã truyền dạy nhiệt tình những bài giảng đầy thú
vị, sát với thực tiễn. Đó sẽ là những hành trang không thể thiếu để chúng tôi mang
theo trên con đường đời. Đây là một môn học rất quan trọng với sinh viên chúng
tôi, để chúng tôi có định hướng phát triển du lịch tối ưu, có hiệu quả lâu dài chứ
không vì lợi ích trước mắt như rất nhiều cán bộ Du lịch hiện nay đang mắc phải.
Và để thực tế hóa kiến thức đã học, tôi chọn đề tài “ Thực trạng hoạt động và các

LỚP 09DL2 TRANG 1


DẪN
NHẬP
SVTH: LÊ THÀNH NGHĨA GVHD: TS. TRẦN VĂN THÔNG
định hướng phát triển tại bảo tàng Tôn Đức Thắng” để làm bài tiểu luận kết thúc
môn học của mình.
II- Mục đích nghiên cứu:
− Để đáp ứng yêu cầu của môn học “Qui hoạch du lịch”.
− Tìm hiểu thực trạng hoạt động và các định hướng phát triển du lịch tại bảo
tàng Tôn Đức Thắng.
III- Lịch sử nghiên cứu:
Hiện nay có rất nhiều bảo tàng ở TP. Hồ Chí Minh. Thế nhưng chỉ có hai bảo
tàng mang tên vị chủ tịch nước của nước CHXHCN Việt Nam. Bảo tàng về Vị
Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vị Cha Già của dân tộc thì rất được nhiều người biết đến
nên tôi chọn bảo tàng Tôn Đức Thắng để tìm hiểu sâu hơn về nơi trưng bày những
hiện vật của Chủ tịch Tôn Đức Thắng – nơi thu hút khá nhiều du khách nước
ngoài đến tham qưan và tìm hiểu.
IV- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Mục đích của đề tài này là tìm hiểu các cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, khả
năng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước; sự quản lý và cơ cấu của bộ máy
tổ chức quản lý tại bảo tàng Tôn Đức Thắng.
- Phạm vi nghiên cứu trong khuôn viên bảo tàng.
V- Phương pháp nghiên cứu:
• Phương pháp thu thập và xử lý tư liệu: thu thập những thông tin các vấn đề liên
quan và xử lý chúng để có thể đưa ra những nhận xét và kết luận. Các tài liệu có
được trong bài tiểu luận này gồm các công trình nghiên cứu trước đó các bài viết ,
báo cáo…trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo giấy, tap chí, internet…(.
Phương pháp này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí nhưng vẫn có tầm nhìn khái
quát các vấn đề nghiên cứu)
• Phương pháp nghiên cứu thực địa: là 1 trong những phương pháp nghiên cứu
quan trọng để nghiên cứu du lịch. Phương pháp này giúp có được các thông tin

thực tế đối chiếu, bổ sung các thông tin mà phương pháp khác không cung cấp
được hoặc chưa chính xác.
• Phương pháp bản đồ, sơ đồ: giúp xây dựng hình ảnh của hệ thống tuyến điểm,
minh hoa. nội dung
• Phương pháp xử lý bằng công cụ tin học: máy tính, các phần khác là các công
cụ được sử dụng để xử lí hình ảnh, tạo văn bản để hoàn thành bài luận này.
CHƯƠNG I

LỚP 09DL2 TRANG 2
SVTH: LÊ THÀNH NGHĨA GVHD: TS. TRẦN VĂN THÔNG
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
I. KHÁI NIỆM VỀ QUI HOẠCH DU LỊCH:
Qui hoạch du lịch là luận chứng khoa học về phát triển và tổ chức không gian
du lịch tối ưu trên lãnh thổ của Quốc gia và vùng.
Qui hoạch là bước cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch phát triển du
lịch Quốc gia và của vùng.
Qui hoạch du lịch là một quá trình động, có trọng điểm cho từng giai đoạn phát
triển. Do vậy qui hoạch phải đưa ra nhiều phương án khác nhau, phải thường
xuyên cập nhật, , bổ xung tư liệu thong tin mới, cần thiết để có giải pháp điều
chỉnh kịp thời cho phù hợp với thực tế.
Qui hoạch du lịch làm quá trình thường xuyên, lien tục, vì vậy phải có một tổ
chức qui hoạch có đầy đủ trình độ chuyên môn và năng lực quản lí cao để điều
hành công việc.
II. NHIỆM VỤ CỦA QUI HOẠCH DU LỊCH:
Khảo sát và đánh giá tổng hợp, chính xác các nguồn lực phát triển du lịch của
Quốc gia hoặc vùng, trên cơ sở đó xác định phương hướng khai thác, sử dụng hợp
lý và bảo vệ tối ưu.
Thiết kế sơ đồ qui hoạch tổng thể phát triển du lịch:
− Sơ đồ qui hoạch tổng thể phát triển Quốc gia.
− Sơ đồ qui hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng

− Sơ đồ qui hoạch các điểm du lịch, khu du lịch.
Thiết lập mối quan hệ tối ưu giữa sơ đồ qui hoạch du lịch với sơ đồ qui hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Quốc gia vá vùng.
Đảm bảo sự liên kết chặc chẽ với các nhà đầu tư nước ngoài để thu hút nguồn
vốn đầu tư, công nghệ hiện đại của họ vào hiện đại hóa ngành du lịch của Quốc
gia và vùng.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA QUI HOẠCH DU LỊCH:
1. Phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống:

LỚP 09DL2 TRANG 3
Truyền thông
Chuyên gia
Cầu
Nước chủ nhà
SVTH: LÊ THÀNH NGHĨA GVHD: TS. TRẦN VĂN THÔNG
Lược đồ hệ thống du lịch đầy đủ
Tiếp cần và phân tích hệ thống có lợi thế rất lớn trong việc nghiên cứu các đối
tượng phức tạp khác nhau về chất lượng, hoạt động và phát triển theo những qui
luật đặc thù, các hàm mục tiêu khác nhau với vô số các mối quan hệ hỗ tương.
2. Phương pháp khảo sát thực địa:
Đây là phương pháp nghiên cứu truyền thống có hiệu quả rất lớn trong việc thu
thập trực tiếp số liệu thong tin ban đầu với độ tin cậy và chính xác cao trên địa bàn
nghiên cứu.
3. Phương pháp bản đồ:
Do lãnh thổ nghiên cứu thường có qui mô lớn nên việc sử dụng bản đồ sẽ giúp
chúng ta có một tần nhìn bao quát. Những nghiên cứu đạt được cũng cần được thể
hiện thong qua việ xây dựng bản đồ.
4. Phương pháp cân đối kinh tế:
Là phương pháp tính toán lập kế hoạch phát triển, dự báo hệ thống các chỉ tiêu
và thiết lập sự cân đối giữa cung và cầu.


LỚP 09DL2 TRANG 4
Khách du lịch tiềm năng Ngành du lịch nước ngoài
Khách du lịch Cộng đồng địa phương
Ngành du lịch trong nước
Thành phần nhà nước
Tài nguyên văn hóa và tự
nhiê
SVTH: LÊ THÀNH NGHĨA GVHD: TS. TRẦN VĂN THÔNG
5. Phương pháp phân tích xu thế:
Dựa vào qui luật vận động trong quá khứ, hiện tại để suy ra xu hướng phát
triển trong tương lai.
6. Phương pháp so sánh:
Đây là phương pháp nghiên cứu quan trọng với mục đích là so sánh phát hiện
được những đặc điểm giống và khác nhau giữa các đối tượng nghiên cứu và các
yếu tố hình thành nên có thể kết luận đúng với đối tượng nghiên cứu.
7. Phương pháp chuyên gia:
Là phương pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia đứng đầu các lĩnh vực
khoa học về những định hướng phát triển và các quyết định mang tính khả thi.
8. Phương pháp phân tích SWOT (Strengths; Weaknesses;
Opportunities; Theats):
Đây là phương pháp phân tích những ưu điểm, khuyết điểm, những lợi thế và
những hạn chế bên trong cùng với những cơ hội, thách thức bên ngoài đối tượng
nghiên cứu.
9. Phương pháp “ chẩn đoán sinh thái ”:
Phương pháp này áp dụng cho thiết lập dự án các khu vảo tồn tự nhiên, các
vườn Quốc gia…
10. Phương pháp toán và tin học:
Áp dụng các công cụ toán học để phân tích hiệu quả kinh doanh du lịch, đồng
thời dự báo các hệ thống chỉ tiêu phát triển.

IV. CÁC NGUYÊN TẮC QUI HOẠCH ĐIỂM DU LỊCH :
1. Nguyên tắc thị trường:
− Thị trường du khách có ý nghĩa to lớn đối với qui hoạch điểm du lịch.
− Phải dự báo thị trường nguồn khách, tiềm năng, mục tiêu.
− Tìm hiểu đầy đủ nội dung, kết cấu, sở thích và xu hướng phát triển của
thị trường.
2. Nguyên tắc hiệu quả và lợi ích:
Trong qui hoạch cần chú ý phát huy hiệu quả về các mặt sau:
− Hiệu quả về mặt kinh tế (doanh thu du lịch, số lượng việc làm, thu nhập
từ cán bộ nhân viên.
− Hiệu quả về mặt xã hội (bảo tồn bản sắc văn hóa).

LỚP 09DL2 TRANG 5
SVTH: LÊ THÀNH NGHĨA GVHD: TS. TRẦN VĂN THÔNG
− Hiệu quả về mặt môi trường (sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch, áp dụng
các biện pháp về công nghệ kỹ thuật để bảo vệ môi trường).
3. Nguyên tắc sắc thái đặc biệt:
Sắc thái đặc biệt là linh hồn của điểm du lịch, do vậy khi qui hoạch điểm du
lịch cần chú ý các vấn đề sau:
− Mỗi điểm du lịch sinh thái phải có một hệ sinh thái điển hình.
− Sắc thái đặc biệt làm thoã mãn tâm lý sẵn sàng tìm tòi sự mới lạ của du
khách.
4. Nguyên tắc bảo vệ:
Đa số tài nguyên du lịch đều có thuộc tính “di sản”, do vậy khi thiết kế sơ đồ
qui hoạch du lịch cần phải đảm bảo nguyên tắc bảo vệ.
Các mặt cần bảo vệ:
− Bảo vệ hệ sinh thái của tài nguyên tự nhiên (sự đa dạng sinh thái, sinh
học).
− Bảo vệ hình thái vốn có của di tích văn hoá, lịch sử.
5. Nguyên tắc toàn cục (tổng thể):

Qui hoạch điểm du lịch phải đảm bảo các mặt sau:
− Phải qui hoạch tổng thể sử dụng đất đai của toàn bộ khu vực phù hợp
với chiến lược phát triển du lịch chung.
− Kết hợp tối ưu giữa qui hoạch điểm du lịch với qui hoạch mạng lưới cơ
sở hạ tầng du lịch
− Kết hợp hài hoà giữa qui hoạch điểm du lịch với qui hoạch đô thị.
− Qui hoạch điểm du lịch phải kết hợp với phòng chống thiên tai và bảo
vệ môi trường của khu vực.
CHƯƠNG II
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ CÁC NHÂN
TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HOẠT ĐÔNG CỦA BẢO TÀNG TÔN ĐỨC
THẮNG
I - VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:

LỚP 09DL2 TRANG 6
SVTH: LÊ THÀNH NGHĨA GVHD: TS. TRẦN VĂN THÔNG
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 -
20/8/1988) tại tòa nhà vốn là tư dinh của Trần Thiện Khiêm, Thủ tướng của chính
quyền Sài Gòn trước năm 1975 tại số 5, đường Tôn Đức Thắng, quận I (TP.Hồ
Chí Minh) đối diện nhà máy Ba Son, được chỉnh trang, xây dựng mới thành Bảo
tàng Tôn Đức Thắng, nơi lưu giữ, nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu về cuộc đời và
sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng - nhà yêu nước lớn, một chiến sĩ kiên
cường mẫu mực. Đây là viện bảo tàng trưng bày các kỉ vật lịch sử của Sài Gòn
xưa và giai đoạn lịch sử kể từ khi Việt Minh lãnh đạo chống thực dân Pháp cho
đến Chiến dịch Hồ Chí Minh. Ngoài ra, đây còn là một địa danh lịch sử trong quá
trình hình thành của Sài Gòn - Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay), Việt
Nam. Do vẻ đẹp kiến trúc, đây còn là nơi nhiều đôi nam nữ chọn làm nơi để chụp
ảnh cưới.
Bảo tàng mở cửa phục vụ hằng ngày trong tuần, kể cả chủ nhật, lễ, Tết.
- Sáng: từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30

- Chiều: từ 13 giờ 30 đến 17 giờ 00
(nghỉ thứ hai và chiều thứ sáu hàng tuần).
* Địa chỉ: số 5 Tôn Đức Thắng, P. Bến Nghé, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh
II - LỊCH SỬ HÌNH THÀNH:
Dinh Phó soái trong những năm đầu thế kỷ 20
(Lưu ý phần hai cột trụ ở cửa chính trước khi
xây mái che vào năm 1943, được trang trí bằng hai tượng nữ thần Thương nghiệp
và Công nghiệp.
Khởi đầu, tòa nhà Bảo tàng được khởi công xây dựng vào năm 1885 và hoàn
thành năm 1890 theo thiết kế của kiến trúc sư người Pháp Alfred Foulhoux để làm
nơi trưng bày sản phẩm Nam Kỳ. Tuy nhiên, ngay sau khi xây xong, tòa nhà lại
được Thống đốc Nam kỳ Henri Eloi Danel (1850-1898) dùng làm tư dinh. Về sau,
tòa nhà được sử dụng hẳn làm Dinh Thống đốc hay còn gọi là Dinh Phó soái
(trước năm 1911).
Năm 1945, Dinh Thống đốc nhiều lần đổi chủ. Sau khi quân Nhật tiến hành
đảo chính Pháp tại Đông Dương ngày 9 tháng 3, Thống đốc người Pháp Ernest
Thimothée Hoeffel bị bắt, Thống đốc người Nhật là Yoshio Minoda sử dụng tòa
nhà làm dinh thự. Ngày 14 tháng 8, người Nhật giao lại dinh thự cho chính quyền

LỚP 09DL2 TRANG 7
SVTH: LÊ THÀNH NGHĨA GVHD: TS. TRẦN VĂN THÔNG
Trần Trọng Kim để làm dinh Khâm sai Đại thần Nam Bộ Nguyễn Văn Sâm. Đến
ngày 25 tháng 8, Việt Minh cướp chính quyền, bắt giam Khâm sai Nam Bộ
Nguyễn Văn Sâm và đổng lý văn phòng phủ khâm sai Hồ Văn Ngà tại dinh khâm
sai. Dinh trở thành trụ sở Ủy ban Hành chánh Lâm thời Nam bộ, gọi tắt là Lâm ủy
Nam bộ, rồi của Ủy ban Nhân dân Nam bộ. Ngày 10 tháng 9, Trung tá B. W Roe
(phái bộ quân sự Anh) chiếm dinh làm trụ sở Phái bộ Đồng minh, buộc Ủy ban
Nhân dân Nam bộ phải dời về dinh Đốc lý. Đến ngày 5 tháng 10, dinh được tướng
Leclerc dùng làm Phủ Cao ủy Cộng hòa Pháp tạm thời. Tuy nhiên, đến ngày 5
tháng 10, Cao ủy Cộng hòa Pháp tại Đông Dương, Đô đốc Georges Thierry

d'Argenlieu chọn dinh Norodom làm Phủ Cao ủy. Dinh trở lại làm nơi làm việc
của tướng Leclerc dù danh nghĩa chính thức là trụ sở của Ủy viên Cộng hòa Pháp
tại Nam Việt Nam.
Sau khi tái chiếm Đông Dương, ngày 23 tháng 5 năm 1947, chính quyền Pháp
đã bàn giao dinh cho Thủ tướng Lê Văn Hoạch để làm trụ sở chính phủ Nam kỳ
quốc. Ngày 2 tháng 6 năm 1948, chính phủ lâm thời Quốc gia Việt Nam được
thành lập và dinh được sau đó chuyển thành dinh Tổng trấn (sau đổi thành Thủ
hiến) Nam phần dưới quyền sử dụng của Thủ hiến Trần Văn Hữu.
Tại đây, ngày 9 tháng 1 năm 1950, đã nổ ra một cuộc biểu tình lớn của hơn
6000 học sinh-sinh viên và giáo viên các trường, yêu cầu thả ngay những học sinh,
sinh viên bị bắt vô cớ trước đó. Lúc 13 giờ chiều ngày hôm đó, chính quyền của
thủ hiến Trần Văn Hữu đã huy động một lực lượng lớn cảnh sát để đàn áp, bắt giữ
150 người, đánh 30 người trọng thương tại chỗ, học sinh trường Petrus Ký là Trần
Văn Ơn đã bị trúng đạn tử thương. Sự kiện này đã dẫn đến đám tang Trần Văn Ơn
ngày 12 tháng 1, có đến 25.000 tham gia.
Sau Hiệp định Genève, Ngô Đình Diệm về Sài Gòn nhận chức thủ tướng. Vì
dinh Norodom còn do Cao ủy Pháp là tướng Paul Ely đang sử dụng, nên dinh trở
thành dinh Thủ tướng tạm thời từ ngày 26 tháng 6 đến ngày 7 tháng 9 năm 1954.
Dinh cũng được Quốc trưởng Bảo Đại đặt cho tên mới là dinh Gia Long. Con
đường La Grandìere trước mặt cũng được đổi tên thành đường Gia Long.
Sau cuộc trưng cầu dân ý phế truất Bảo Đại năm 1955, Ngô Đình Diệm dùng
tòa nhà này làm dinh Quốc khách. Ngày 27 tháng 2 năm 1962, dinh Độc Lập bị
ném bom, Ngô Đình Diệm dời phủ tổng thống sang đây và ở đây cho đến ngày bị
đảo chính lật đổ vào tháng 11 năm 1963.
Trong thời gian 1964-1965, dinh được dùng làm dinh Quốc trưởng. Ngày 31
tháng 10 năm 1966, khi dinh Độc Lập xây lại xong, tòa nhà này được dùng làm trụ
sở của Tối cao Pháp viện cho đến tận 1975.
Sau 1975, tòa nhà tạm thời không dùng cho mục đích cụ thể nào. Ngày 12
tháng 8 năm 1978, Ủy ban Nhân dân Thành phố đã quyết định sử dụng tòa nhà
này làm Bảo tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh, đến ngày 13 tháng 12 năm

1999 thì đổi tên thành Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh như hiện nay.

LỚP 09DL2 TRANG 8
SVTH: LÊ THÀNH NGHĨA GVHD: TS. TRẦN VĂN THÔNG
Chủ tịch Tôn Đức Thắng là người Việt Nam duy nhất đã tham gia phản chiến
trên chiến hạm France tại Biển Đen vào năm 1917, ủng hộ cuộc cách mạng vô sản
đầu tiên trên thế giới thắng lợi - Cách mạng Tháng Mười Nga. Là người kế tục
chức vụ Chủ tịch nước Việt Nam sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, từ năm
1969 đến năm 1980.
III - ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH:
1- Diện tích của điểm du lịch:

LỚP 09DL2 TRANG 9
SVTH: LÊ THÀNH NGHĨA GVHD: TS. TRẦN VĂN THÔNG

LỚP 09DL2 TRANG 10
Thông tin về
nhà và đất
của bảo tàng
(m
2
)
Tổng diện
tích trưng
bày (m
2
)
732
Diện tích sàn
trưng bày

trong nhà
(m
2
)
732
Diện tích
trưng bày
ngoài trời (m
2
)
0
Diện tích sàn
kho bảo quản
(m
2
)
70
gồm:
- Kho hiện vật gốc
- Kho tư liệu, phim ảnh
Nhà bảo tàng
là công trình
mới hay nhà
cũ cải tạo
Nhà cũ cải tạo
-Năm hoàn
thành xây
dựng.
-Năm cải tạo
công trình

nhà bảo tàng
Năm 1978 đưa vào sử dụng
- 1988
- 2001 (xây dựng mở
rộng phía sau nhà cũ)
Năm thành
lập
1988
Cấp độ công
trình nhà bảo
tàng
Loại 1, 2, 3
SVTH: LÊ THÀNH NGHĨA GVHD: TS. TRẦN VĂN THÔNG

2- Cơ cấu tài nguyên du lịch:
Hiện nay, bảo tàng có 7 phòng trưng bày với diện tích trên 700 m
2
. Bảo tàng đã
thể hiện một cách sinh động, khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn
Đức Thắng qua hơn 600 hiện vật, tài liệu, hình ảnh. Bảo tàng có hệ thống trưng
bày với khoảng 1.000 hiện vật, tài liệu, hình ảnh giới thiệu về cuộc đời và sự
nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Điển hình như: Ngôi nhà thời niên thiếu tại
cù lao Ông Hổ (xã Mỹ Hòa Hưng - An Giang), hình ảnh người thanh niên Tôn
Đức Thắng năm 18 tuổi lên Sài Gòn học việc và làm thợ, chiếc rương gỗ dùng thời
gian là học sinh Trường Cơ khí Á Châu. Những sự kiện kéo cờ phản chiến ở Biển

LỚP 09DL2 TRANG 11
SVTH: LÊ THÀNH NGHĨA GVHD: TS. TRẦN VĂN THÔNG
Đen, sáng lập Công hội và lãnh đạo phong trào đấu tranh của công nhân Sài Gòn
những năm 1920, hình ảnh “Hầm xay lúa” - nơi người công nhân Hai Thắng thể

hiện khí phách và đạo đức của người cộng sản Và các chuyên đề mở rộng có liên
quan đến hoạt động của Chủ tịch Tôn Đức Thắng như: Viên ngọc Côn Sơn, Bác
Hồ và Bác Tôn, Cuộc sống đời thường của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Bác Tôn
trong lòng nhân dân thế giới. Riêng công trình trưng bày tái hiện không gian làm
việc và nghỉ ngơi của Bác Tôn cùng với việc trưng bày sưu tập hiện vật gốc “Cuộc
sống đời thường của Chủ tịch Tôn Đức Thắng” đã khắc họa đậm nét đức tính giản
dị, khiêm tốn, cuộc sống thanh đạm của một vị Chủ tịch nước.
Từ khi thành lập đến nay, bảo tàng đã đón và phục vụ trên 2.500.000 lượt
khách tham quan trong và ngoài nước. Trong thời gian qua, bảo tàng đã triển lãm
trưng bày các chuyên đề: Quê hương Bác Tôn ngày nay, Bác Tôn trong lòng miền
Nam, Bác Tôn với thiếu nhi, Bác Tôn của chúng ta, 50 năm Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Công nhân Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh
tiếp bước người thợ Tôn Đức Thắng Nơi đây còn thực hiện và phát hành các
chương trình ca nhạc, phim tài liệu, phim truyện về Bác Tôn; tổ chức các buổi nói
chuyện, tìm hiểu và học tập gương sáng của Bác Tôn cho các em học sinh Bảo
tàng đã trở thành một địa điểm văn hóa - là nơi gặp gỡ, sinh hoạt của các đồng chí
lão thành cách mạng, của thanh thiếu niên và các tầng lớp nhân dân.
Hiện nay, Bảo tàng đang lưu giữ trên mười ba ngàn đầu hiện vật, tư liệu trong
đó có khoảng chín trăm hiện vật gốc đã tạo tiền đề cho các hoạt động trưng bày,
tuyên truyền về Chủ tịch Tôn Đức Thắng đến với công chúng tại thành phố và cả
nước.
Bảo tàng Tôn Đức Thắng mong muốn nhận được sự quan tâm, trao đổi và hiến
tặng hiện vật, tư liệu về Chủ tịch Tôn Đức Thắng từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân
trong nước và nước ngoài. Bảo tàng sẽ thông tin rộng rãi trong công chúng như là
sự ghi nhận và tôn vinh những tổ chức và cá nhân đã đóng góp, hiến tặng hiện vật
cho Bảo tàng.
3- Sự phong phú đa dạng về chủng loại và mật độ phân bố tài nguyên
du lịch:
Bảo tàng có hệ thống trưng bày với khoảng 1000 hiện vật, tài liệu, hình ảnh
giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Như: ngôi nhà

thời niên thiếu tại cù lao Ông Hổ (xã Mỹ Hòa Hưng - An Giang), hình ảnh người
thanh niên Tôn Đức Thắng nǎm 18 tuổi lên Sài Gòn học việc và làm thợ, chiếc
rương gỗ dùng thời gian là học sinh trường Cơ khí á Châu. Những sự kiện kéo cờ
phản chiến ở Biển Đen, sáng lập Công hội và lãnh đạo phong trào đấu tranh của
công nhân Sài Gòn những nǎm 1920, hình ảnh "Hầm xay lúa" - nơi người "cặp-
rằng" Hai Thắng thể hiện khí phách và đạo đức của người cộng sản Và các
chuyên đề mở rộng có liên quan đến hoạt động của Chủ tịch Tôn Đức Thắng như:
Viên ngọc Côn Sơn, Bác Hồ và Bác Tôn, Cuộc sống đời thường của Chủ tịch Tôn
Đức Thắng, Bác Tôn trong lòng nhân dân thế giới. Riêng công trình trưng bày tái

LỚP 09DL2 TRANG 12
SVTH: LÊ THÀNH NGHĨA GVHD: TS. TRẦN VĂN THÔNG
hiện không gian làm việc và nghỉ ngơi của Bác Tôn cùng với việc trưng bày sưu
tập hiện vật gốc "Cuộc sống đời thường của Chủ tịch Tôn Đức Thắng" đã khắc
họa đậm nét đức tính giản dị, khiêm tốn, cuộc sống thanh đạm của một vị Chủ tịch
nước.
- Hiện vật liên quan trực tiếp đến cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức
Thắng lúc sinh thời.
- Bản thảo viết tay, bài viết tay, thư, bút tích của Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
- Những tặng phẩm của Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã tặng cho các đơn vị, tổ
chức, tập thể, cá nhân trong và ngoài nước. Những tặng phẩm của các đơn vị, tổ
chức, tập thể, cá nhân trong nước và nước ngoài tặng Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
- Tư liệu, hình ảnh, băng đĩa, ghi âm, ghi hình về các hoạt động của Chủ tịch
Tôn Đức Thắng lúc sinh thời.
- Hiện vật, tư liệu, hình ảnh, phim, băng, đĩa liên quan đến các hoạt động kỷ
niệm ngày sinh, ngày mất của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, những hoạt động và sự
kiện tưởng nhớ đến Người được tổ chức trong cả nước và ở ngoài nước.
- Những tác phẩm mỹ thuật, văn học nghệ thuật, âm nhạc, kịch bản phim, kịch
bản sân khấu (bản thảo và bản hoàn chỉnh) về Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
* TRƯNG BÀY THƯỜNG TRỰC: 8 phòng

1. Phòng “Tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng”
Phòng được thiết kế, bày trí theo phong cách thờ
cúng Nam bộ. Hai bên vách có hai bức tranh sơn
mài tả cảnh ngôi nhà sàn, nơi Bác Tôn sống thời
thơ ấu ở quê nhà tại Cù Lao Ông Hổ, Xã Mỹ Hòa
Hưng, TP. Long Xuyên, Tỉnh An Giang. Và bến
đò Ô Môi (bến đò từ Long Xuyên qua Cù Lao
Ông Hổ), nơi hàng-ngày-Bác-Tôn-đến-trường.




2. Phòng trưng bày: “Cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng”
Trưng bày theo biên niên tiểu sử những mốc quan trọng trong cuộc đời hoạt
động cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng theo tiến trình lịch sử cách mạng
Việt Nam giai đoạn cận hiện đại. Những tư liệu,
hình ảnh, hiện vật trưng bày đã minh chứng cho

LỚP 09DL2 TRANG 13
SVTH: LÊ THÀNH NGHĨA GVHD: TS. TRẦN VĂN THÔNG
quá trình hình thành, phát triển tư duy, hành động và những sự kiện trọng đại
trong suốt hơn 90 năm cuộc đời của Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Từ thời niên thiếu ở
quê nhà Long Xuyên, An Giang đến khi trở thành một nguyên thủ Quốc gia. Có
thể nói, Chủ tịch Tôn Đức Thắng- Một trong những chiến sĩ tiên phong của phong
trào công nhân nước ta, không chỉ thể hiện tài năng tổ chức của một nhà lãnh đạo
mà còn có nhiều đóng góp quan trọng về lý luận làm phong phú tư tưởng Hồ Chí
Minh và để lại cho Đảng ta nhiều bài học quý giá, nhất là trong xây dựng Mặt trận
đoàn kết dân tộc. Người đã giành trọn cuộc đời mình đấu tranh cho sự nghiệp giải
phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc , vì hòa bình và tiến bộ của nhân loại.
3. Phòng trưng bày: “Bác Tôn trong lòng nhân dân thế giới”

Với cương vị là Ủy viên Hội đồng Hòa bình thế giới, Chủ tịch Hội Hữu nghị
Việt - Xô, Bác Tôn đã dành thời gian, công sức hoạt động, phấn đấu không mệt
mỏi vì sự nghiệp đấu tranh cho hòa bình, hữu
nghị giữa các dân tộc, vun đắp cho tình đoàn
kết giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân tiến bộ
trên thế giới, trở thành biểu tượng về tinh thần
quốc tế vô sản trong sáng. Chính vì vậy, Bác
Tôn được bạn bè thế giới kính trọng. Các Huân
chương, huy chương và những tặng phẩm của
các đoàn khách quốc tế, các nhà lãnh đạo cao
cấp, các nguyên thủ quốc gia tặng Bác Tôn để
ghi nhận công lao cũng như tình cảm của bạn bè thế giới dành cho Người. Đặc
biệt, trưng bày mô hình sự kiện Bác Tôn kéo cờ ở Biển Đen để phản đối âm mưu
can thiệp của các nước đế quốc chống nước Nga Xô viết, bảo vệ Nhà nước chuyên
chính vô sản đầu tiên trên thế giới.

4. Phòng trưng bày: “Viên ngọc Côn Sơn”
Nhà tù Côn Đảo, nơi được mệnh danh là “Địa ngục trần gian”, đặc biệt một
góc trưng bày tổ hợp “ Hầm xay lúa”, một địa ngục
của địa ngục trần gian, nơi giam cầm và đày ải thân
xác những người tù mà bọn thực dân cho là “bất trị” và
“ nguy hiểm”, trong đó có Bác Tôn. Nhưng cũng chính
nơi đây đã rèn luyện nên những người chiến sĩ kiên
cường. Trong suốt 15 năm trong ngục tù Côn Đảo,
những câu chuyện về “Người cặp rằng” Hai Thắng ở Hầm xay lúa mãi mãi minh
chứng cho tinh thần bất khuất của người cộng sản.

LỚP 09DL2 TRANG 14
SVTH: LÊ THÀNH NGHĨA GVHD: TS. TRẦN VĂN THÔNG
5. Phòng trưng bày: “Bác Tôn tại ATK- Việt Bắc”

Mô hình ngôi nhà sàn, với những vật dụng sinh hoạt hàng ngày của Bác Tôn
trong thời gian Bác từng sống và làm việc tại chiến khu Việt Bắc. Trưng bày giúp
cho người xem hiểu rõ hơn về vai trò của Bác
Tôn trong suốt 09 năm kháng chiến trường kỳ của dân
tộc nơi núi rừng Việt Bắc. Với cương vị Trưởng ban
vận động thi đua ái quốc Trung ương cùng toàn thể
nhân dân hiện thực hóa Lời kêu gọi thi đua ái quốc của
Hồ Chủ tịch. Bác Tôn đã đặt nền tảng cho sức sống
của thi đua yêu nước trở thành chính sách lớn, là văn
hóa chính trị của dân tộc Việt Nam. Các hoạt động của Bác ở chiến khu Viêt Bắc
gắn liền với một giai đoạn hào hùng của lịch sử dân tộc trong thế kỷ XX.
6. Phòng trưng bày “Cuộc sống đời thường của Chủ tịch Tôn Đức
Thắng”
Thông qua không gian sống và làm việc của Chủ tịch Tôn Đức Thắng cùng
những sưu tập những vật dụng sinh hoạt hàng ngày,
những trang phục, và bút tích của Bác Tôn, đặc biệt là
bộ đồ nghề làm mộc và sửa xe thể hiện chất người thợ
không phai nhạt ở Bác. Đạo đức cách mạng, tính giản
dị, khiêm tốn là đặc trưng nổi bật trong phong cách và
con người đồng chí Tôn Đức Thắng, tượng trưng cho
những tinh hoa, phẩm chất cách mạng của giai cấp
công nhân Việt Nam suốt đời vì nước, vì dân.

7. Phòng trưng bày “Tái hiện phòng làm việc và nghỉ ngơi của Chủ tịch
Tôn Đức Thắng”
Tái hiện không gian sống và làm việc của Chủ tịch
Tôn Đức Thắng từ năm 1958 đến 1980. Bảo tàng phục
dựng lại căn phòng này theo cách bày trí những đồ dùng
như bàn làm việc, tù sách, bộ bàn ghế…Làm người xem
như được đến thăm chính căn phòng mà Bác Tôn đã từng làm việc và nghỉ ngơi ở-

35-Trần-Phú,-Hà-Nội.
8. Phòng trưng bày “Bác Tôn qua các tác phẩm mỹ
thuật”
Trưng bày những tác phẩm Mỹ thuật được các tập thể,
cá nhân, nghệ nhân thực hiện với tất cả tâm huyết và tấm lòng

LỚP 09DL2 TRANG 15
SVTH: LÊ THÀNH NGHĨA GVHD: TS. TRẦN VĂN THÔNG
đã khắc họa nên chân dung Bác Tôn thật sống động, thật độc đáo với nhiều chất
liệu khác nhau, trong đó có những chất liệu mang đậm hương vị quê hương như:
hạt lúa, hạt mè, gốm, sứ…, đã để lại cho nhân dân, đặc biệt là các thế hệ mai sau
những tác phẩm mang giá trị nhân văn sâu sắc.
Chân dung Chủ tịch Tôn Đức Thắng được làm từ chất liệu hạt mè.

* TRƯNG BÀY CHUYÊN ĐỀ NGẮN HẠN: 02 chuyên đề
1. Phòng trưng bày “Bác Tôn với công nhân”
Giai cấp công nhân Việt Nam vốn kế thừa truyền thống yêu nước, đấu tranh
bất khuất của dân tộc, từ khi được tiếp thu ánh sáng
của Chủ nghĩa Mác - Lênin do Nguyễn Ái Quốc
truyền bá vào Việt Nam, giai cấp công nhân Việt
Nam nhanh chóng trưởng thành, trở thành giai cấp
trung tâm của lịch sử, có sứ mệnh lãnh đạo cách
mạng đến thành công. Phong trào công nhân Việt
Nam đã gắn liền với tên tuổi Tôn Đức Thắng-
Người công nhân ưu tú, đã sáng lập tổ chức Công
hội năm 1920, trực tiếp lãnh đạo phong trào đấu tranh của công nhân Sài Gòn
trong những năm đầu thế kỷ XX, góp phần tích cực vào việc đặt nền móng cho sự
ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Với gần 200 tư liệu hình ảnh, hiện vật trưng bày chuyên đề “Bác Tôn với
công nhân” giới thiệu về sự hình thành và phát triển cùng với quá trình đấu tranh

bảo vệ và xây dựng đất nước của giai cấp công nhân. Đặc biệt, là vai trò của Tôn
Đức Thắng trong phong trào công nhân và tổ chức Công đoàn là hết sức to lớn,
góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Trưng bày nhằm góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho mọi tầng
lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ mà nòng cốt là lực lượng công nhân, học tập
tấm gương đạo đức sáng ngời của Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Các thế hệ đoàn viên
Công đoàn, công nhân viên chức, lao động vận dụng những tư tưởng cách mạng
của Bác Tôn, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn ngày càng vững
mạnh, xứng đáng là giai cấp tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
2. Phòng triển lãm tranh “Ba Son và Côn Đảo qua ký họa Huỳnh
Phương Đông”
Kỷ niệm 121 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 -
20/8/2009) và 80 năm thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2009),
Bảo tàng Tôn Đức Thắng thực hiện triển lãm “Ba Son và Côn Đảo qua ký họa
Huỳnh Phương Đông”, đây là hai di tích lịch sử gắn liền với cuộc đời hoạt động

LỚP 09DL2 TRANG 16
SVTH: LÊ THÀNH NGHĨA GVHD: TS. TRẦN VĂN THÔNG
cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng trong phong trào công nhân những năm
đầu thế kỷ 20.
Với hơn 100 bức ký họa về Ba Son và Côn Đảo bằng chất liệu chì, màu
nước và sơn dầu được họa sĩ Huỳnh Phương Đông (Họa sĩ chiến trường, chuyên
sáng tác những đề tài chiến tranh, cách mạng) vẽ trong những năm 1977 đến 1979,
và đạt giải nhất tại triển lãm Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1979. Đây là
những tác phẩm mang giá trị lịch sử sẽ để lại cho thế hệ mai sau những giá trị
nhân-văn-vô-cùng-quý-giá.
4- Sự độc đáo về kiến trúc:
Tòa nhà bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh, xưa là dinh Thống đốc Nam Kỳ, tòa
án tối cao và thường được gọi nôm na là dinh Gia Long vì nằm trên đường cùng

tên, do kiến trúc sư người Pháp - Alfred Foulhoux thiết kế, được xây dựng từ năm
1885 đến năm 1890 theo phong cách kiến trúc gothique với phần mái lại mang
dáng dấp Á Đông.
Hình thể tổng quát tòa nhà, với các cột trụ lớn nhỏ ở mặt tiền gợi dáng kiến
trúc cổ của bảo tàng danh tiếng Louvre Paris do kiến trúc sư Claude Perrault thiết
kế năm 1670 dưới triều hoàng đế Louis XIV, với hai hàng cột trụ chắn ngay hai
bên cổng ra vào. Tiếc thay cổng này được sửa đổi năm 1943 bằng cách xây dựng
một mái hiên.
Bức tượng bán thân ở giữa mặt tiền tam giác, biểu hiện cho nền Cộng hòa Pháp
với vẻ nghiêm trang bằng mặt nạ cau có (có thể là đầu con Sứa) và dịu dàng bằng
những kiểu chạm trổ ở mỗi bên, tượng trưng cho thế giới quyến rũ như: cành
dương liểu, hình tràng hoa, lá bao xung quanh, rắn khoanh tròn, đóng khung bằng
con gà và chim cú (ngày và đêm) ở hai góc mặt tiền, một vòng hào quang phía sau
đầu tượng bán thân ví như mặt trời nhân hậu.
Những trang cảnh chạm trổ khác tương đối nhiều, hợp với các tháo móc kiến
trúc đa điệu của tòa nhà. Những kiểu vẽ hình học (đĩa) thể hiện cho động vật và
thảo mộc tô đậm nền trụ ngạch mặt tiền.
Một khuôn mặt trẻ với mái tóc xỏa hình cánh chim, đeo xâu chuổi ngọc tạo vẻ
cầu kỳ cho các trụ cột lớn giống thần Thương mại Ba Tư xưa Hermès - Mercure,
vì mục đích ban đầu tòa nhà này là bảo tàng Thương mại, ta còn thấy biểu hiện
của vị Thần và mũi thuyền tô điểm cho đầu cột phía Tây - nam dinh.
Những chi tiết chạm trổ trên mái nhà kiểu tây phương dọc theo tầng lầu tượng
trưng cho động vật và thảo mộc của một cảnh vật lưỡng thể đó là những con thằn
lằn và chim cao cẳng chuyển động bằng cách uống cong hoặc xòe cánh. Các hình
vẽ tưởng tượng không làm giảm đi vẻ oai nghiêm tổng thể gợi cho ta cảnh đầm lầy
Nam bộ.
Tổng diện tích của kiến trúc bao gồm một tòa nhà rộng hơn 1.200m² gồm hai
tầng của tòa nhà chính và tòa nhà ngang thiết kế theo phong cách cổ điển - phục

LỚP 09DL2 TRANG 17

SVTH: LÊ THÀNH NGHĨA GVHD: TS. TRẦN VĂN THÔNG
hưng, kết hợp Âu - Á: mặt tiền của tầng lầu mang đường nét Tây phương, nhưng
phần mái lại mang dáng dấp Á Đông. Bao quang khu nhà là một khuôn viên vườn
hoa có hình dạng như một hình thang bao quanh bởi 4 con đường.
Do mục đích ban đầu của tòa nhà là Bảo tàng Thương mại trưng bày những sản
vật trong nước, vì thế ở hai bên cửa chính có 2 cột trụ trang trí bằng hai tượng nữ
thần Thương nghiệp và Công nghiệp. Ngay phần chóp trên mái tam giác ở mặt
phía trước được trang trí bằng một tượng đầu người nghiêm trang. Hai bên trang
trí bằng các họa tiết đắp nổi như cành dương liễu, tràng hoa lá bao xung quanh,
rắn khoanh tròn, hình tượng con gà tượng trưng cho ban ngày và chim cú tượng
trưng cho ban đêm ở hai góc, một vòng hào quang phía sau đầu tượng.
Nhiều họa tiết khác đắp nổi trên mái là sự kết hợp giữa các biểu tượng thần
thoại Hi Lạp và hình tượng cây cỏ và thú vật vùng nhiệt đới như nhưng họa tiết
thằn lằn và chim cao cẳng chuyển động bằng cách uống cong hoặc xòe cánh.
Năm 1943, Thống đốc Nam kỳ Ernest Thimothée Hoeffel lại cho phá bỏ hai
tượng nữ thần tại cửa chính của dinh để xây dựng một mái hiên.
Năm 1962, sau khi dinh Độc Lập bị ném bom và phải xây dựng lại, tổng thống
Ngô Đình Diệm dời về dinh Gia Long và cho xây dựng hầm bí mật trong dinh.
Hầm được xây dựng kiên cố, có 6 phòng, tổng diện tích 1392.3 m2. Tuy nhiên,
mãi đến khi đảo chính năm 1963, hàm vẫn chưa được xây xong.
Khối nhà chính của Bảo tàng có 12 phòng trưng bày với các chuyên đề: Thiên
nhiên - khảo cổ thành phố Hồ Chí Minh; Kỷ vật kháng chiến; Địa lý – hành chính
Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh; Thương cảng, thương mại – Dịch vụ Sài Gòn –
thành phố Hồ Chí Minh 1968 – 2008; Tiểu thủ công nghiệp – Công nghiệp; Đấu
tranh cách mạng (1930 – 1954); Đấu tranh cách mạng (1954 – 1975); Văn hóa
thành phố Hồ Chí Minh; Nghệ thuật cải lương thành phố Hồ Chí Minh; Mộ xác
ướp Xuân Thới Thượng; Đường hầm trong Dinh Gia Long; Tiền Việt Nam và các
nước; chuyên đề “Khám phá”.
Ngoài ra, còn trưng bày các chuyên đề ngắn hạn khác .


LỚP 09DL2 TRANG 18
SVTH: LÊ THÀNH NGHĨA GVHD: TS. TRẦN VĂN THÔNG
CHƯƠNG III
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO TÀNG TÔN ĐỨC
THẮNG
I- Tình hình thị trường du khách:

LỚP 09DL2 TRANG 19
SVTH: LÊ THÀNH NGHĨA GVHD: TS. TRẦN VĂN THÔNG

LỚP 09DL2 TRANG 20
Số lượt khách
tham quan từ
năm 2005 đến
hết năm 2009
Năm 2005
- Tổng số lượt
khách tham
quan
- Trong nước
- Nước ngòai
- Lưu động
59.947
59.493
454
0
Năm 2006
- Tổng số lượt
khách tham
quan

- Trong nước
- Nước ngòai
- Lưu động
84.460
63.264
596
20.600
Năm 2007
- Tổng số lượt
khách tham
quan
- Trong nước
- Nước ngòai
- Lưu động
153.172
84.571
828
67.773
Năm 2008
- Tổng số lượt
khách tham
quan
- Trong nước
- Nước ngòai
- Lưu động

128.775
55.280
764
72.731

SVTH: LÊ THÀNH NGHĨA GVHD: TS. TRẦN VĂN THÔNG
II- Doanh thu du lịch:

LỚP 09DL2 TRANG 21
SVTH: LÊ THÀNH NGHĨA GVHD: TS. TRẦN VĂN THÔNG

LỚP 09DL2 TRANG 22
Ngân sách và
nguồn thu từ
năm 2005 đến
hết năm 2009 (
VND)
Năm 2005
-Ngân sách cấp
- Thực Thu( từ
vé và dịch vụ )
1.470
558
Năm 2006
-Ngân sách cấp
- Thực Thu( từ
vé và dịch vụ )
1.600
700
Năm 2007
-Ngân sách cấp
- Thực Thu( từ
vé và dịch vụ )
2.200
1.004

Năm 2008
-Ngân sách cấp
- Thực Thu( từ
vé và dịch vụ )
2.200
1.048
Năm 2009
-Ngân sách cấp
- Thực Thu ( từ
vé và dịch vụ )
2.200
1.529
SVTH: LÊ THÀNH NGHĨA GVHD: TS. TRẦN VĂN THÔNG
III- Tình hình đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng:

LỚP 09DL2 TRANG 23
SVTH: LÊ THÀNH NGHĨA GVHD: TS. TRẦN VĂN THÔNG

LỚP 09DL2 TRANG 24
Thông tin về
nhà và đất
của bảo tàng
(m
2
)
Tổng diện
tích trưng
bày (m
2
)

732
Diện tích sàn
trưng bày
trong nhà
(m
2
)
732
Diện tích
trưng bày
ngoài trời (m
2
)
0
Diện tích sàn
kho bảo quản
(m
2
)
70
gồm:
- Kho hiện vật gốc
- Kho tư liệu, phim ảnh
Nhà bảo tàng
là công trình
mới hay nhà
cũ cải tạo
Nhà cũ cải tạo
-Năm hoàn
thành xây

dựng.
-Năm cải tạo
công trình
nhà bảo tàng
Năm 1978 đưa vào sử dụng
- 1988
- 2001 (xây dựng mở
rộng phía sau nhà cũ)
Năm thành
lập
1988
Cấp độ công
trình nhà bảo
tàng
Loại 1, 2, 3
SVTH: LÊ THÀNH NGHĨA GVHD: TS. TRẦN VĂN THÔNG
IV- Tình hình hoạt động của bộ máy tổ chức quản lý:
Ban giám đốc:
Giám đốc: Bà Trần Thị Thúy Phượng
Phó giám đốc: ông Phạm Đình Toàn.
1- Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của điểm du lịch:

LỚP 09DL2 TRANG 25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×