Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Quy phạm an toàn trong công tác xếp dỡ Yêu cầu chung - 4 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.31 KB, 5 trang )


16

4.3.1. Khi có máy xúc hàng phải để máy đứng vững trên nền bãi có mặt phẳng
nằm ngang. Nếu là máy xúc quay trọn vòng, máy xúc bánh lốp có chân chống và lưỡi ủi
thì phải hạ lưỡi ủi và chân chống xuống đất. Nếu là máy xúc bánh hơi không có chân
chống thì phải hãm phanh bánh xe và cơ cấu cân bằng.
4.3.2. Chỉ được quay gầu đã chứa đầy hàng sau khi đã nâng gầu lên cao hơn độ
cao của đống hàng.
Cấm phanh gấp bàn quay trong khi đang quay gầu.
4.3.3. Khi đang nâng hàng lên muốn hãm phanh phải phanh từ từ, không phanh
đột ngột.
Cấm điều chỉnh phanh khi đang nâng hàng.
4.3.2. Khi máy xúc gầu dây làm việc phải đưa chốt của tháp quay vào vị trí trung
gian để hạn chế việc quay trong trường hợp xích bị đứt.
4.3.5. Khi máy xúc gầu dây sử dụng lưỡi ủi làm việc thì phải đặt thiết bị công tác
và tháp quay vào vị trí như khi máy di chuyển và phải tách các bơm trong hộp giảm tốc.
4.3.6. Chỉ được đổ hàng vào phương tiện vận chuyển khi có tín hiệu sẵn sàng nhận
hàng của chủ phương tiện, phải đảm bảo cân bằng và không quá tải trọng qui định.
4.3.7. Khi ngừng việc phải đặt cần dọc theo trục của máy xúc và phải đặt gầu trên
mặt đất.
4.4. Yêu cầu khi sử dụng xe nâng hàng.
4.4.1. Khi sử dụng xe nâng hàng để dỡ hàng phải thực hiện theo những qui định
sau :
- Trọng tâm của hàng phải được nằm vào trong càng nâng, sao cho
momen lật phát sinh ra nhỏ nhất và hàng phải được tựa vào thành

17

đứng của càng nâng.
- Cấm nâng các kiện hàng phía dưới không có kẽ hở cần thiết để


đưa càng nâng vào lấy hàng và cấm xếp hàng lên đống không có
tấm kê để rút càng ra.
- Cấm nhận hàng trực tiếp từ thiết bị nâng ( máy trục ) đặt vào càng
của xe nâng.
- Trọng lượng của hàng phải được phân bố đều trên hai càng nâng
và phần nhô ra ở phía trước không được vượt quá 1/3 độ dài của
càng nâng.
- Cấm chất xếp hàng cao hơn cơ cấu bảo hiểm cho người lái đề
phòng tránh hàng rơi qua khung xe nâng vào buồng lái. Trường
hợp kiện hàng có kích thước lớn được phép chất xếp hàng cao hơn
cơ cấu bảo hiểm, nhưng không vượt quá độ cao của một kiện hàng.
Khi đó có một người đánh tín hiệu chỉ dẫn sự hoạt động của xe
nâng.
4.4.2. Khi sử dụng xe nâng hàng có lắp thêm cần để nâng và di chuyển, trước tiên
phải nhấc bổng hàng lên rồi mới di chuyển. Khi di chuyển phải có biện pháp chống
hàng lắc lư. Cấm kéo hoặc đẩy hàng trên đống xuống.
4.4.3. Xe nâng đã có hàng chỉ được di chuyển khi khung xe nghiêng hết về phía
sau và cơ cấu nâng hàng đã được nâng lên cách mặt đất ít nhất bằng độ lớn của gầm xe
với đường, nhưng không được nhỏ hơn 0,25m đối với bánh xe xích.

18

Di chuyển các hàng dài chỉ tiến hành ở những nơi trống trải và bằng phẳng. Các
hàng này phải được bó gọn thành từng bó để chúng không nghiêng đổ về mọi phía. Khi
xếp các bó hàng trên đống phải bảo đảm sao cho khi rút càng nâng ra được dễ dàng.
4.4.4. Khi xếp dỡ kiện hàng dài được phép dùng hai xe nâng để cùng xếp dỡ
nhưng phải có người chỉ huy chung để đảm bảo sự thống nhất khi làm việc, bảo đảm an
toàn cho người và hàng.
4.4.5. Tốc độ của xe nâng khi chạy trên đường thẳng trong kho không quá 6km/h,
chỗ đương rẽ, vòng không quá 3km/h.

4.4.6. Cấm sử dụng xe nâng để nâng người lên cao.
4.5. Yêu cầu khi sử dụng băng tải.
4.5.1.Khi sử dụng băng tải trong công việc xếp dỡ phải xem xét và kiểm tra toàn
bộ các cơ cấu, các bộ khung sắt không được có vết rạn nứt, mặt băng tải không có độ
võng lớn, bảo đảm an toàn mới sử dụng.
4.5.2. Khi xếp, dỡ di chuyển các hàng đóng gói, hàng dạng miếng, dạng cục phải
lắp gờ chắn hai bên, gờ chắn có độ cao tối thiểu bằng nửa chiều cao lớn nhất của hàng
cần di chuyển. Khi di chuyển hàng dạng bột phải có biện pháp ngăn ngừa bụi ở những
điểm đưa hàng vào và lấy hàng ra khỏi băng tải.
4.5.3. Băng tải đặt qua đường mà phía dưới có người qua lại phải có biện pháp bảo
vệ che chắn hàng rơi xuống, khoảng được bảo vệ phải rộng hơn khổ giới hạn của băng
tải ít nhất là 1m về mỗi phía. Điểm cao nhất ở chỗ lấy hàng ra khỏi băng tải không được
bố trí cao quá 0,5m so với mặt nền.

19

4.5.4. Việc di chuyển, tháo, lắp băng tải phải có sự chỉ dẫn và giám sát của một
cán bộ có trách nhiệm. Trong khi di chuyển, tháo, lắp phải có biện pháp bảo đảm an
toàn cho công nhân.
4.5.5. Giây điện, giây cáp nối với động cơ của băng tải phải được bảo vệ chống bị
hư hại do tác động cơ học; các vỏ động cơ, khung sắt của băng tải phải được nối đất và
nối không bảo vệ theo đúng TCVN 4756-89
4.5.6. Khi băng tải đang làm việc không được lau chùi, tra dầu mỡ và điều chỉnh
hoặc lấy hàng trên băng tải.
Cấm ném các vật vào tang quay dưới băng tải để làm giảm tốc độ của băng tải.
Toàn bộ các cơ cấu tang quay và đai thang ( giây curoa) phải được che chắn cẩn
thận.
4.5.7. Băng tải phải bố trí lối đi lại phía bên cạnh rộng ít nhất 1m.
Cấm di chuyển băng tải khi băng tải đang làm việc.
Trước khi cho băng tải làm việc và khi ngừng làm việc phải để băng tải ở vị trí

thấp nhất. Cấm công nhân xếp dỡ tự bật công tắc cho băng tải làm việc.

5. Yêu cầu đối với người có liên quan đến công tác xếp dỡ

5.1. Thủ trưởng các đơn vị có liên quan đến công tác xếp dỡ phải thực hiện đầy đủ
những nhiệm vụ đối với công tác bảo hộ lao động qui định trong “ Điều lệ tạm thời về
bảo hộ lao động “ ban hành kèm theo Nghị định số 181 CP ngày 18/12/1984 của Hội
đồng Chính phủ và khi đơn vị thực hiện công tác xếp dỡ phải đặc biệt chú trọng các
điểm sau :

20

5.1.1. Khi giao kế hoạch xếp dỡ phải giao cả kế hoạch, biện pháp hoặc hướng dẫn
công tác xếp dỡ an toàn, trừ những loại hàng ít nguy hiểm và có khối lượng nhỏ.
5.1.2. Chỉ định bằng văn bản một người trực tiếp chỉ huy công tác xếp dỡ để trực
tiếp tổ chức thực hiện kế hoạch xếp dỡ và biện pháp an toàn lao động. Nếu nhiệm vụ
xếp dỡ được giao cho đội xếp dỡ chuyên nghiệp thì người đội trưởng là người trực tiếp
chỉ huy công tác xếp dỡ.
5.1.3. Căn cứ vào tiêu chuẩn này và các đặc tính của các loại hàng cần xếp dỡ mà
biên soạn và ban hành các qui trình, các bản hướng dẫn xếp dỡ an toàn cho loại hàng
đó.
5.1.4. Mua sắm và trang bị đủ tiêu chuẩn các phương tiện bảo vệ tập thể và cá
nhân cho công nhân khi làm việc, nhất là khi tiến hành xếp dỡ các loại hàng có sinh bụi
và hơi, khí độc.
Đồng thời phải hướng dẫn họ cách sử dụng và bảo quản các phương tiện đó.
5.2. Người trực tiếp chỉ huy công tác xếp dỡ phải là người được huấn luyện và có
kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ về an toàn lao động trong công tác xếp dỡ, đồng
thời phải chịu trách nhiệm về mặt an toàn lao động như sau :
5.2.1. Căn cứ vào điều kiện, môi trường làm việc cụ thể mà qui định việc sử dụng
các công cụ lao động, phân công, bố trí lao động một cách hợp lý nhằm bảo đảm an

toàn trong quá trình làm việc.
5.2.2. Khi giao kế hoạch xếp dỡ cho các nhóm, tổ hoặc từng người phải hướng dẫn
cả biện pháp làm việc an toàn.

×