Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

PHONG TỤC NGÀY CƯỚI - Lễ xin dâu có ý nghĩa gì ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.62 KB, 10 trang )

Lễ xin dâu có ý nghĩa gì ?
Lễ này rất đơn giản: Trước giờ đón dâu, nhà trai cử một hai người, thường là bà
bác, bà cô, bà chị của chú rể đưa một cơi trầu, một be rượu đến xin dâu, báo trước
giờ đoàn đón dâu sẽ đến, để nhà gái sẵn sàng đón tiếp.

Phong tục này có nhiều ý nghĩa hay:

Mặc dù hai gia đình đã quy ước với nhau từ trước về ngày giờ và thành phần đưa
đón rồi, nhưng để đề phòng mọi sự bất trắc, mọi tin thất thiệt, nên mới định ra lễ
này, biểu hiện sự cẩn trọng trong hôn lễ.

Thời gian này chú rể và cha mẹ chú rể rất bận rộn không thể sang nhà gái, nên nhờ
người đại diện sang báo trước như bộ phận "Tiền trạm".

Để trong trường hợp vạn nhất hoặc do thời tiết, hoặc do trở ngại giao thông, gần
qua giờ quy ước mà đoàn đón dâu chưa đến, nhà gái biết để chủ động làm lễ gia
tiên hoặc phái người sang nhà trai thăm dò.

Trường hợp hai gia đình cách nhau quá xa hoặc quá gần, hai gia đình có thể thoả
thuận với nhau miễn là bớt lễ này, hoặc nhập lễ xin dâu và đón dâu làm một.

Cách nhập lễ xin dâu và đón dâu tiến hành như sau:

Khi đoàn đón dâu đến ngõ nhà gái, đoàn còn chỉnh đốn tư trang, sắp xếp lại ai đi
trước, ai đi sau, trong khi đó một cụ già đi đầu họ cùng với một người đội lễ (một
mâm quả trong đựng trầu cau, rượu ) vào trước,đặt lên bàn thờ, thắp hương vái
rồi trở ra dẫn toàn đoàn vào làm lễ chính thức đón dâu. Lễ này phải tiến hành rất
nhanh. Thông thường nhà gái vái chào xong, chủ động xin miễn lễ rồi một vị
huynh trưởng cùng ra luôn để đón đoàn nhà trai vào.
Tiền nạp theo (hay treo) là gì ?
Tiền "cheo" là khản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái. Trai gái cùng làng


xã lấy nhau cũng phải nạp cheo song có giảm bớt. Xuất xứ của lệ "Nạp cheo" là
tục "Lan nhai" tức là tục chăng dây ở dọc đường hoặc ở cổng làng. Đầu tiên thì
người ta tổ chức đón mừng hôn lễ, người ta chúc tụng, có nơi còn đốt pháo mừng.
Để đáp lễ, đoàn đưa dâu cũng đưa trầu cau ra mời, đưa quà, đưa tiền biếu tặng.
Dần đần có những người làm ăn bất chính, lợi dụng cơ hội cũng chăng dây, vòi
tiền, sách nhiễu, trở thành tục lệ xấu. Vì thói xấu lan dần, gây nhiều cản trở, triều
đình phải ra lệnh bãi bỏ. Thay thế vào đó, cho phép làng xã được thu tiền cheo.
Khi đã nạp cheo cho làng, tức là đám cưới được làng công nhận có giấy biên nhận
hẳn hoi. Ngày xưa, chưa có thủ tục đăng ký kết hôn, thì tờ nạp cheo coi như tờ hôn
thú. Nạp cheo so với chăng dây là tiến bộ. Khoản tiền cheo này nhiều địa phương
dùng vào việc công ích như đào giếng, đắp đường, lát gạch, xây cổng
làng Nhưng nhiều nơi chỉ cung đốn cho lý hương chè chén. Đã hơn nửa thế kỷ, lệ
này bị bãi bỏ rồi. Thanh niên ngày nay chỉ còn thấy bóng dáng của tiền cheo qua
ca dao- tục ngữ.

- Nuôi lợn thì phải vớt bèo Lấy vợ thì phải nộp cheo cho làng.
- Cưới vợ không cheo như tiền gieo xuống suối.
- Ông xã đánh trống thình thình
Quan viên mũ áo ra đình ăn cheo.
- Lấy chồng anh sẽ giúp cho
Giúp em
Giúp em quan tám tiền cheo
Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau.

Thật quá cường điệu, Chứ tiền cheo không thể vượt quá tiền cưới.
Nét đẹp trong lễ cưới Việt Nam
“Ma chê, cưới trách” là lời nhắc cho các gia đình đừng để xảy ra điều gì khiến
phải chê trách trong đám cưới. Bởi người dân Việt Nam coi đám cưới là một việc
thiêng liêng, trọng đại trong đời người…
Trình tự tiến hành lễ cưới của người Việt Nam, từ Nam chí Bắc, từ miền ngược

đến miền xuôi – tên gọi có thể khác nhau, nhưng đều thống nhất như sau:
Sự mối manh: Đầu tiên phải có người trung gian, đóng vai trò bắc cầu cho hai bên
gia đình… Đó thường là người đứng tuổi, có uy tín, có kinh nghiệm.
Lễ chạm ngõ
Được sự đồng ý của nhà gái, nhà trai đem lễ sang. Đồ lễ bắt buộc phải có là trầu,
cau, rượu, chè. Phải có trầu cau mới được, vì câu chuyện trầu cau trong cổ tích
Việt Nam là tiêu biểu cho tình nghĩa vợ chồng, họ hàng ruột thịt. Không có trầu là
không theo lễ.
Lễ vấn danh (ăn hỏi)
Chữ Hán gọi chữ này là lễ vấn danh (hỏi tên tuổi, so đôi lứa). Gọi như thế thôi chứ
người ta đã biết rõ rồi. Cô gái nhà nào đã nhận lễ vấn danh coi như đã có chồng
(dù chưa cưới). Cô đã phải biết bổn phận rồi, và những nhà khác cũng phải biết,
đừng lai vãng mối lái gì nữa. Nhân dân nói một cách mộc mạc mà rất có ý vị. Đó
là ngày bỏ hàng rào. Nghĩa là con gái nhà này đã được gài, được đánh dấu rồi, xin
đừng ai hỏi đến nữa. Còn một cái tên nôm na để dịch lễ vấn danh: lễ ăn hỏi.
Sau ngày lễ ăn hỏi, phải có báo hỉ, chia trầu. Nhà gái trích trong lễ vật nhà trai đưa
đến một lá trầu, một quả cau, một gói trà (pha đủ một ấm), một cái bánh cốm, hoặc
vài hạt mứt. Tất cả gói thành hộp hay phong bao giấy hồng, mang đến cho các gia
đình họ hàng, bạn hữu của nhà gái. Nhà trai cũng báo hỉ, nhưng không phải có lễ
vật này mà chỉ cần thiếp báo hỉ thôi. Cũng trong lễ ăn hỏi, hai họ định luôn ngày
cưới.
Lễ cưới
Lễ nạp tài: Là ngày nhà trai phải đem sính lễ sang nhà gái. Đồ sính lễ gồm trầu cau,
gạo nếp, thịt lợn, quần áo và đồ trang sức cho cô dâu. Ý nghĩa của lễ nạp tài là nhà
trai góp với nhà gái chi phí cỗ bàn, cho nhà gái và cô dâu biết đã có sẵn cho cô dâu
đầy đủ. Đồ nữ trang cho cô dâu làm vốn sau này, cô có thể yên tâm xây dựng tổ
ấm mới, chứ không đến nỗi sẽ gặp cảnh thiếu thốn.
Do khong hiểu ý nghĩa này, mà nhiều nơi đã xảy ra nạ thách cưới. Nhà gái đòi
điều kiện của cải, bù vào việc nhà mình mất người. Rồi còn xảy ra tệ nạn sau khi
cô dâu về, bà mẹ chồng đã thu lại các của cải để bù vào việc đi vay mượn trước đó.

Thách cưới đã thành hủ tục, giờ đây đã được bỏ đi.
Lễ xin dâu
Trước giờ đón dâu nhà trai cử người đem trầu, rượu đến xin dâu, báo đoàn đón
dâu sẽ đến.
Lễ rước dâu
Đoàn rước dâu của nhà trai đi thành từng đoàn, có cụ già cầm hương đi trước,
cùng với người mang lễ vật. Nhà gái cho mời cụ già thắp hương vái trước bàn thờ
rồi cùng ra đón đoàn nhà trai vào. Cô dâu đứng sẵn để cùng với chú rể lạy trước
bàn thờ, trình với tổ tiên. Sau đó hai người cùng bưng trầu ra mời họ hàng. Bố mẹ
cô dâu tặng quà cho con gái mình. Có gia đình cũng lúc này bày cỗ bàn cho cả họ
nhà gái chung vui. Khách nhà trai cũng được mời vào cỗ. Sau đó là cả đoàn rời
nhà gái, để đưa dâu về nhà chồng. Họ nhà gái chọn sẵn người đi theo cô gái, gọi là
các cô phù dâu.
Rước râu vào nhà
Đoàn đưa dâu về đến ngõ. Lúc này, bà mẹ chồng cầm bình vôi, tránh mặt đi một
lúc, để cô dâu bước vào nhà. Hiện tượng này được giải thích theo nhiều cách.
Thường người ta cho rằng việc làm này có ý nghĩa khắc phục những chuyện cay
nghiệt giữa mẹ chồng và nàng dâu sau này.
Lễ tơ hồng
Cả hai họ cùng ngồi ăn uống xong, tất cả ra về, trừ người thân tín thì ở lại. Họ chờ
cho cô dâu chú rể làm lễ cúng tơ hồng. Người ta cho rằng vợ chồng lấy được nhau,
là do ông Tơ bà Nguyệt trên trời xe duyên cho. Cúng tơ hồng là để tạ ơn hai ông
bà này. Lễ cúng tơ hồng đơn giản nhưng rất thanh lịch, không có cỗ bàn nhưng có
rượu và hoa quả. Có thể cúng trong nhà, mà cũng có thể cúng dưới trời . Ông cụ
già cầm hương lúc đón dâu, hoặc ông cụ già cả nhất của họ hàng, chứng kiến buổi
lễ. Lạy cụ tơ hồng, rồi hai vợ chồng vái nhau (gọi là phu thê giao bái). Các đám
cưới quý tộc thì việc tổ chức có quy cách hơn.
Trải giường chiếu
Xong lễ tơ hồng, thì cô dâu chú rể cùng mọi người vào phòng cô dâu. Trong lúc
này trên chiếc giường cưới đã có sẵn đôi chiếu mới úp vào nhau. Bà mẹ chồng,

hoặc một bà cao tuổi khác, đông con nhiều cháu, phúc hậu, hiền từ, sẽ trải đôi
chiếu lên giường, trải cho ngay ngắn, xếp gối màn cẩn thận.

Lễ hợp cẩn
Đây là buổi lễ kết thúc đám cưới tại nhà trai. Trước giường có bàn bày trầu rượu
và một đĩa bánh. Loại bánh này gọi là bánh phu thê (sau này ta đọc thành bánh xu
xê). Ông cụ già đứng lên rót rượu vào chén rồi mời đôi vợ chồng cùng uống, phải
cùng cạn chén, cùng ăn hết cái bánh - chỉ co hai vợ chồng, không chia cho ai,
không để thừa.
Mọi người ra ngoài, để hai vợ chồng cùng tâm sự. Ở một số nhà khá giả, thiên về
hoạt động văn hoá, thì những bạn bè văn chương chữ nghĩa với chàng rể còn mang
hoa, thắp đền sáng rực trong phòng hợp cẩn. Họ cũng ca hát, gây tiếng động, hoặc
vỗ tay, đập các khúc gỗ vào nhau. Do đó mà sau có chữ động phòng hoa chúc.

Lễ lại mặt
Cũng gọi là ngày nhị hỉ, lễ cưới xong, sáng hôm sau, hai vợ chồng trẻ sẽ trở về
nhà gái, mang theo lễ vật để tạ gia tiên. Lễ vật cũng có trầu, xôi, lơn. Bố mẹ vợ
làm cơm để mời chàng rể và con gái mình. Ở một số trường hợp nếu xảy ra
chuyện gì mà nhà trai không bằng lòng sau đêm hợp cẩn, thì lễ nhị hỉ lại có những
chuyện không hay. Nhưng trường hợp này rất hiếm.
Lễ cheo
Lễ cưới Việt Nam còn có một hiện tượng độc đáo, đó là lễ cheo. Lễ cheo có thể
tiến hành trước nhiều ngày, hoặc sau lễ cưới một ngày. Lễ cheo là nhà trai phải có
lễ vật hoặc kinh phí đem đến cho làng hay cho xóm có con gái đi lấy chồng. Lễ
cưới là để họ hàng công nhận, lễ cheo là để xóm làng tiếp thu thêm thành viên
mới, tế bào mới của làng. Thật ra đây cũng là thủ tục như bây giờ chúng ta đăng
ký ở Uỷ ban. Song người Việt không cho đó chỉ là thủ tục, mà là một lễ nghi hẳn
hoi. Người theo chữ nghĩa sách vở thì gọi lễ cheo này là lễ lan nhai (nhiều người
đọc ra là lễ lan giai). Lan nhai có nghĩa là tiền nộp cheo cho làng khi nhà trai đến
đón dâu ở nhà gái.

Cách thức tổ chức, trình tự tiến hành của một đám cưới Việt Nam ngày xưa là như
vậy. Những đám cưới theo kiểu mới hiện nay, theo phong trào, theo quan niệm
mới (thật ra thì chưa thành quan điểm), ta cứ làm mà thực ra thì chưa ưng lắm.
Gần đây đời sống của ta có tươi hơn, chuyện xã giao, chuyện theo đà cũng rầm rộ
hơn, khiến cho nhiều người biết là không ổn mà vẫn cứ phải theo những kiểu cách
phô trương (có cả trục lợi).
Nhìn lại các phong tục cổ truyền của đám cưới ngày xưa, phải thành thực nhận
rằng nhiều người trong chúng ta chưa thật tiếp cận đúng với tinh thần, ý nghĩa nên
chỉ thấy phần thiếu sót: nhiều nghi lễ phiền phức, mang tính phong kiến nặng nề;
nhiều hủ tục: chuyện thách cưới, chuyện ở rể, chuyện đăng môn hộ đối… làm
giảm đi ý nghĩa của hôn nhân, đám cưới phô trương cỗ bàn, khoe khoang y phục,
hát xướng…

Thật ra người dân ta, ngày xưa có ưa gì những đám cưới loè loẹt đâu.
Nhưng một mặt khác, lại phải thấy rằng, cách tổ chức ngày xưa quả thực có ý
nghĩa sâu sắc và có những nét đẹp. Các đám cưới mới của chúng ta ngày nay, phải
xin phép để nói rằng, nhiều trường hợp đã không thể hiện được cái đẹp, cái hay đã
có.
Về ý nghĩa sâu sắc, có tính cách triết học, có thiên về tâm linh, người ta hiểu rằng:
hôn nhân là việc hệ trọng, là thiêng liêng. Vì thế người ta thấy cần phải theo lễ.
Phải gọi là lễ cưới chứ không chỉ là đám cưới suông. Lấy vợ, lấy chồng là một
việc thiêng liêng của đời người. Lấy nhau vì tình, nhưng cũng còn vì nghĩa nữa.
Nhiều cô cậu ngày nay chỉ biết yêu nhau mà lấy nhau, để thoả mãn sự gắn bó, có
lẽ không khẳng định là dài hay ngắn.

Cưới vợ cưới chồng ở Việt Nam la có sự chứng kiến của thần thánh tổ tiên (có tơ
hồng). Đó là thần quyền. Rồi phải có làng xóm, pháp luật công nhận (lễ nộp cheo.
Đó là pháp quyền. Và trước nhất anh chị phải yêu nhau, phải thấy hợp nhau, hợp
tuổi tác. Đó là nhân quyền. Những đám cưới có hai cô cậu biết nhau (mời bạn bè
đến ăn) cũng chỉ là quan hệ cá nhân mà thôi. Chỉ biết yêu, chứ không biết đó là

thiêng liêng, nên sự ràng buộc chỉ là mức độ.
Đám cưới Việt phải có trầu, cau mới thể hiện được sự ràng buộc của tình nghĩa vợ
chồng và linh ứng của thần linh. “Ba đồng một mớ trầu cay – Sao anh không hỏi
những ngày còn không…” là ý nghĩa như thế.
Lễ vật đám cưới truyền thống - ở các nhà bình dân – không có mâm cao cỗ đầy,
không ai đếm món: mâm này năm trăm, mâm kia sáu trăm, nhà các quan to thì lắm
xe đưa đón. Nhưng người dân Việt Nam biết chọn các lễ vật đẹp. Những cốm,
hồng, những dây lụa chăng đường, những bài thơ, bài hát. Thật là đẹp đẽ và cảm
động. Cái đẹp của lễ cưới Việt Nam là như thế.

×