Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

CHUYỆN VỀ BÁC HỒ - Câu chuyện về cuốn sổ tiết kiệm của Bác Hồ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.81 KB, 5 trang )

Câu chuyện về cuốn sổ tiết kiệm của Bác
Hồ
Là người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang, Bác Hồ luôn luôn dành sự
quan tâm chăm sóc và những tình cảm yêu thương của mình cho cán bộ và chiến
sĩ quân đội nhân dân Việt Nam, những người đang ngày đêm phải chịu nhiều khó
khăn, gian khổ để bảo vệ vùng đất vùng trời của Tổ quốc, bảo vệ nền độc lập của
dân tộc.
Tinh cảm và sự quan tâm chăm sóc của Bác với bộ đội được thể hiện rất nhiều
qua các bức điện, thư, qua những lời dạy bảo ân cần, tỉ mỉ, cụ thể nhưng cũng rất
sâu sắc, những lần Bác đến thăm các dơn vị bộ đội, thăm nơi điều dưỡng của các
đồng chí thương bệnh binh Những tình cảm đó còn được thể hiện trong những
món quà Người gửi tặng bộ đội.
Quà của Bác là tặng phẩm của đồng bào trong nước và kiều bào ở nước ngoài
kính tặng Người: những chiếc áo, tháng lương của Bác tặng thương binh nhân
ngày 27/7 hàng năm, số tiền trong sổ tiết kiệm của Người được trao cho Bộ Quốc
phòng v.v
Ông Lê Hữu Lập, nguyên cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch (từ năm 1858 đến
1969) kể rằng: Bác Hồ có một cuốn sổ tiết kiệm mà ông được vinh dự đứng tên
"Lê Hữu Lập", gửi ở quầy tiết kiệm phố Hàng Gai, Hà Nội.
Tiền tiết kiệm của Bác được dành dụm từ tiền lương hàng tháng còn lại sau khi
trừ mọi chi tiêu sinh hoạt và tiền nhuận bút mà Bác viết bài cho báo Nhân dân.
Trong dịp Bác đi nước ngoài dự Đại hội Đảng cộng sản Liên Xô, là đại biểu mời,
Bác được Đảng bạn tặng một số tiền. Khi đồng chí Vũ Kỳ báo cáo lại, Bác dặn
nhập số tiền vào quỹ Đảng, bởi Bác coi số tiền đó là của chung chứ không để vào
sổ tiết kiệm làm quà tặng trong những dịp cần thiết.
Có lần trên đường đi công tác về, nhìn thấy các đồng chí bộ đội phòng không
trực chiến dưới ánh nắng chói chang, gay gắt của mùa hè, Bác nhắc anh Vũ Kỳ
bảo tôi rút số tiền tiết kiệm trong sổ của Người, trao cho Bộ Quốc phòng, làm quà
tặng để các đồng chí bộ đội phòng không có thêm nước uống.
Những món quà của Bác tuy nhỏ nhưng đã động viên rất nhiều tinh thần của các
cán bộ và chiến sĩ. Đáp lại tình cảm và tấm lòng yêu thương của Bác, cán bộ và


chiến sĩ đã đạt nhiều thành tích trong chiến đấu, rèn luyện và học tập. Đó cũng
chính là những món quà của họ dâng lên Bác Hồ muôn vàn kính yêu.
Tài sản của dân sao tìm cách đút túi
Có một lần Bác đến thăm và nói chuyện tại buổi lễ tổng kết lớp học chính trị của
bộ đội. Vừa bước lên bục, Bác lấy ra một cuốn sổ nhỏ, rồi thong thả đọc rõ những
số liệu mà Bác đã tìm hiểu được của nhà trường. Sau khi đọc xong, Bác hỏi:
- Các chú xem, ở đây chỉ có chừng này cán bộ mà đã lãng phí, tham ô như vậy.
Thử hỏi nếu cán bộ trong toàn quân mà cũng phạm khuyết điểm như các chú thì
thiệt hại cho Nhà nước, cho nhân dân biết bao nhiêu?
Dừng lại một lát, như để cho mọi người suy nghĩ, Bác hỏi tiếp:
- Ở đây những chú nào có vợ rồi, giơ tay
Có đến một nửa số học viên giơ tay. Bác lại hỏi tiếp:
- Những chú nào có con rồi?
Lần này có khoảng một phần ba giơ tay. Bỗng Bác chỉ một đồng chí cả hai lần
đều giơ tay và nói:
- Bác hỏi thật chú, chú có bao giờ ăn bớt phần cơm của vợ con chú không?
Đồng chí cán bộ nọ đứng lên cảm động thưa.
- Dạ, thưa Bác, không ạ!
Không khí hội trường lắng xuống. Bác nhìn cả lớp rồi nói, giọng không vui:
- Thế thì tại sao có một số cán bộ thấy tài sản của nhân dân, tiêu chuẩn của
chiến sĩ, hễ sểnh ra một chút là tìm cách đút túi.
Bác Hồ là tấm gương đạo đức trong sáng về cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.
Cả cuộc đời Người vì nước vì dân. Người rất ghét những hành động tham ô, lãng
phí, lấy của công làm của tư, dù đó là ai, ở cấp nào.
Hiện nay ở nước ta tham ô, lãng phí đã trở thành quốc nạn. Muốn chống nạn
tham ô, lãng phí thì mỗi cán bộ đảng viên cần phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức
cách mạng, thực hành cần kiệm liêm chính. Sự tu dưỡng, rèn luyện này không
phải chỉ trong một ngày, một tháng hay một năm, mà nó phải được tu dưỡng, rèn
luyện trong suốt cả cuộc đời, có như vậy mới như "Ngọc càng mài càng sáng,
vàng càng luyện càng trong". Và cũng chỉ như vậy mới, chúng ta mới có thể trả lời

được câu hỏi của Bác "Thế thì lại sao có một số cán bộ thấy tài sản của nhân dân,
tiêu chuẩn của chiến sĩ, hễ sểnh ra một chút là tìm cách đút túi?" được.
Sinh hoạt giản dị của Bác Hồ
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác Hồ sống và làm việc
trên chiến khu Việt Bắc, Người luôn luôn giữ một nếp sống giản dị và thanh bạch.
Đất nước giải phóng, hòa bình lập lại,trở về Thủ đô, là Chủ tịch nước nhưng Bác
vẫn giữ nếp sống ấy.
Tại Phủ chủ tịch, Hà Nội, vào mùa hè nắng chang chang, trời oi ả, Bác vẫn đi
bách bộ ra tận đình Hội đồng (Hội đồng Chính phủ hay họp ở ngôi đình cổ này)
cách ba, bốn trăm mét. Mồ hôi ra ướt áo. Trời quá nóng bức, bác sĩ Lê Văn Mẫn đi
bên cạnh quạt cho Bác. Lúc đầu vì chưa chuẩn bị nên bác sĩ mang theo quạt lông
chim, Bác phê bình nhẹ nhàng: Chú làm như ở trong triều ấy. Thấy vậy, ông vội
cất đi. Khi Bác đi qua bụi cọ ông nghĩ ra cách cắt mảnh lá cọ làm quạt, chắc Bác
vừa ý.
Quạt lá cọ có cái tiện là nếu đầu tua rách thì cắt bớt đi. Ngày hôm sau ông đã có
quạt lá cọ đi phe phẩy bên cạnh Bác. Sau khi đi bách bộ xong Bác bảo để quạt lại
cho Bác. Về sau ở trong cơ quan xuất hiện rất nhiều quạt lá cọ. Bác sợ lạc mất
quạt của mình nên châm thuốc lá vào quạt làm dấu. Bác cũng dùng quạt giấy,
nhưng quạt giấy có nhược điểm là lúc mới có mùi hôi, khó chịu, lúc cũ hay gẫy
nan. Theo ý Bác ông đã phải làm nẹp băng dính mấy nan gẫy rồi, nhưng Bác
không chịu cho thay cái mới.
Bác ăn thanh đạm và vẫn giữ khẩu vị quê hương Nghệ An: dưa, cà, cá quả kho
đường khô và chắc. Mỗi tuần Bác nhịn ăn chiều thứ năm. Không ai hỏi Bác tại sao,
nhưng anh em đoán Bác muốn đồng cam cộng khổ với nhân dân lao động đang
sống khó khăn.
Bữa sáng Bác ăn cháo hoặc phở. Buổi trưa Bác ăn hai miệng bát cơm với dưa và
vài quả cà để cùng vào một chiếc đĩa con. Một đĩa thịt nhỏ xào và một bát canh
chua. Khi dọn mâm mời Bác thường phải để thêm một bát con thừa. Vào ăn Bác
dự liệu nếu ăn không hết thì Bác san canh sang bát con ấy để về sau người khác
còn dùng được. Ăn xong tự Bác xếp lại đĩa to, đĩa con, bát to, bát con, để gọn

trong mâm, đậy lồng bàn lại. Đồng chí phục vụ chỉ còn việc bê cả mâm đi. Bữa
cơm chiều cũng tương tự như bữa cơm trưa.
Câu chuyện trên đây là bài học quý về tiết kiệm, về sự tôn trọng con người và
đồng cảm với nhân dân lao động của Bác Hồ kính yêu.

×