Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Đông y điều trị đại tràng - Phần 1 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.67 KB, 14 trang )

Đông y điều trị đại tràng
Phần 1




Đại tràng (ruột già) có chức năng tiếp nhận cặn bã từ tiểu tràng (ruột non)
xuống, đồng thời làm nhiệm vụ tống thải chất cặn bã ra ngoài. Những chất
cặn bã từ tiểu tràng chuyển xuống đã được đại tràng hấp thu một phần nước
trong đó.
Nếu chức năng hấp thu phần nước này kém do đại tràng hư hàn sẽ làm xuất
hiện sôi bụng, đau bụng, phân nát lỏng; ngược lại đại tràng thực nhiệt, việc
hấp thu phần nước quá mức, dẫn đến táo kết. Táo kết lâu ngày dẫn đến
chứng nhiệt kết bàng lưu (phân tròn, rắn, có chất nhầy bao quanh). Đại tràng
có liên quan đến phế.
Do đó bệnh ở phế có ảnh hưởng đến đại tràng, phế đoản hơi, đại tràng táo
bón và ngược lại. Viêm đại tràng có hai thể: cấp tính và mạn tính.
Thể cấp tính: Nguyên nhân chính là do vấn đề ăn uống không hợp vệ sinh,
thức ăn ôi thiu, thức ăn khó tiêu, do kiết lỵ, do giun sán…
Biểu hiện: Đau bụng từng đoạn hoặc đau dọc theo khung đại tràng, tiêu lỏng
dai dẳng, đôi khi có sốt.
Viêm đại tràng trái hoặc viêm đại tràng sigma: Mót đi ngoài nhiều lần (10-
20 lần) trong 24 giờ, cảm giác căng đầy trực tràng, phân lỏng có nhầy và có
thể có máu.
Viêm đại tràng phải và manh tràng: Phân lỏng, mùi thối, số lần ít hơn (3-6
lần) trong 24 giờ.
Hiện tượng co thắt đại tràng: Ở vùng đại tràng bị viêm trong cơn đau bệnh
nhân có cảm giác cứng bụng, sờ thấy đại tràng nổi lên thành đoạn, thành cục
và tan dần đi ở dưới bàn tay. Nếu viêm đại tràng vùng thấp trong cơ co thắt
có thể đẩy phân ra hậu môn. Bệnh thường nhẹ, nếu được điều trị sớm và
đúng hướng thì chỉ trong vòng 2-3 ngày là khỏi.


Thể mạn tính: Do viêm tiểu đại tràng cấp, điều trị không đến nơi đến chốn,
bệnh dần chuyển thành mạn tính. Do lỵ trực khuẩn hoặc lỵ amíp để lại tổn
thương ở ruột. Do nhiễm trùng coli, protéus (loại trực khuẩn này thường
xuyên có trong ruột, gặp khi rối loạn tiêu hóa, sức đề kháng giảm sút trở
thành vi khuẩn gây bệnh). Nhiễm độc do urê huyết tăng, do thủy ngân. Do
lao ruột, do ký sinh trùng giun, sán, do táo bón lâu ngày, do rối loạn thần
kinh thực vật.
Biểu hiện: Miệng đắng, kém ăn, lưỡi to. Đại tiện thất thường, mót đi ngoài
sau khi ăn (phản xạ dạ dày - đại tràng). Đau bụng, trướng hơi. Có thể đau
toàn bộ đại tràng, có thể đau từng vùng. Phân táo, lỏng xen kẽ. Đại tràng co
thắt gây đau quặn từng cơn. Viêm manh tràng ngang gây nặng bụng, trướng
hơi. Viêm đại tràng sigma, sờ thấy đau, đại tiện nhiều lần. Viêm trực tràng
cảm giác nóng rát hậu môn, mót đi ngoài luôn và đau.
Đối với viêm đại tràng mạn điều trị phải kiên trì, chú ý tới vệ sinh trong ăn
uống không ăn thức ăn khó tiêu, thức ăn ôi nguội. Tránh ăn thức ăn rán, gia
vị, đồ hộp. Nên ăn thức ăn có nhiều vitamin.

Đại tràng (ruột già) có nhiệm vụ tống thải chất cặn bã
Táo bón: Ăn tăng rau tươi, chuối, khoai hầm, tiêu lỏng không nên ăn sữa, vì
sữa dễ lên men sinh hơi.
Theo y học cổ truyền viêm đại tràng thuộc phạm trù “phúc thống” (đau
bụng) hoặc “đại tràng ung” (viêm đại tràng). Viêm đại tràng là bệnh ở tỳ vị
do nhiều nguyên nhân xảy ra.
Viêm đại tràng thường thể hiện ở 2 thể:
- Tỳ hư khí trệ.
- Táo kết co thắt.
Thể tỳ hư khí trệ: Biểu hiện bụng đầy, nóng ruột, sôi bụng (âm hư sinh nội
nhiệt), khí thượng nghịch, đi ngoài nhiều lần, đau về đêm và gần sáng. Tinh
thần lo lắng, đau vùng hạ vị từng cơn, có lúc trung tiện được cảm giác dễ
chịu, bụng sôi, óc ách, rêu lưỡi trắng dày, mạch tế sác.

Bài thuốc 1: Đẳng sâm 16g, đại táo 3 quả, hoàng kỳ 12g, bạch truật 16g,
phục thần 12g, táo nhân 12g, quế tiêm 6g, mộc hương 8g, trích thảo 6g,
đương quy 10g, viễn chí 6g, gừng nướng 4 lát. Sắc uống ngày một thang.
Bài thuốc 2: Đẳng sâm 16g, đại táo 3 quả, hoàng kỳ 12g, bạch truật 16g,
xuyên quy 12g, táo nhân 12g, trần bì 6g, hoàng tinh 12g, sinh địa 16g, cam
thảo 6g, viễn chí 6g, mạch môn 16g. Sắc uống ngày một thang.
Thể táo kết co thắt: Thường do suy nghĩ, đau buồn (thất tình), ngồi nhiều, ít
hoạt động, suy dinh dưỡng… Triệu chứng thường thấy đầy hơi, ăn không
tiêu, đau từng cơn vùng hạ vị tùy theo khung đại tràng co thắt, người mệt
mỏi, ăn ngủ kém, lo lắng, đi ngoài táo kết hoặc phân đầu táo (khô), đuôi
nhão, có lúc nhầy mũi. Dùng một trong 2 bài thuốc sau:
Bài thuốc 1: Đẳng sâm 16g, lá mơ lông 16g, hoàng kỳ 12g, chỉ xác 8g, sinh
địa 16g, rau má 16g, đại hoàng 4g, ngải tượng 12g, trần bì 6g, toan táo nhân
12g, viễn chí 6g, táo 3 quả. Sắc uống ngày một thang dùng 10 ngày liền.
Bài thuốc 2: Đẳng sâm 16g, đại táo 3 quả, hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g,
xuyên quy 12g, táo nhân 12g, trần bì 6g, hoàng tinh 12g, sinh địa 16g, cam
thảo 6g, viễn chí 6g, mạch môn 16g. Sắc uống ngày một thang, dùng 10
ngày liền.
Gà ác có công dụng gì?
Thạc Sỹ. Hoàng Khánh Toàn
www.caythuocquy.info.vn
Gà ác, còn được gọi là Ô cốt kê, Ô kê (gà đen), Dược kê, Vũ dương kê,
Dương mao kê, Hắc cước kê (gà chân chì), Trúc ty kê
Theo dinh dưỡng học cổ truyền, Gà ác vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ
can thận, ích khí huyết, dưỡng âm thoái nhiệt, thường được dùng để chữa
các chứng bệnh hư nhược, tiêu khát (đái đường), đi tả lâu ngày do tỳ hư, lỵ
lâu ngày, chán ăn, đới hạ (khí hư), di tinh, hoạt tinh, cốt chưng (nóng âm ỉ
trong xương), đạo hãn (ra mồ hôi trộm), kinh nguyệt không đều
Các y thư cổ như Bản thảo cương mục, Bản thảo kinh sơ, Bản thảo tái tân,
Trấn nam bản thảo, Y lâm cải yếu, Thực liệu bảo điển đều có ghi lại công

dụng và những phương thuốc bồi bổ có dùng đến Gà ác với những kiến giải
rất đặc sắc. Trong Lĩnh nam bản thảo, đại danh y Hải Thượng Lãn Ông cũng
đã viết:
“Ô kê cốt là con gà ác
Ngọt bình không độc, bổ lao kèm.
Đàn bà huyết trệ, tim đau nhức
Chữa lỵ cấm khẩu của trẻ em”.
Theo dinh dưỡng học hiện đại, thịt Gà ác ít lipit, rất giàu protit, có chừng 18
loại axit amin, nhiều vitamin như A, B1, B2, B6, N12, E, PP và các
nguyên tố vi lượng như K, Na, Ca, Fe, Mg, Mn, Cu Cứ trong 100g thịt Gà
ác có chừng 22,3g protit (thịt Gà ta là 18,2-20,3g), 2,3g lipit (thịt Gà ta là
7,5-10,5g), 17mg Ca, 2,3mg Fe, 210mg P
Kết quả nghiên cứu của các nhà dinh dưỡng Trung Quốc cho thấy, thịt Gà ác
có tác dụng phòng chống mệt mỏi, tăng cường khả năng chịu đựng của cơ
thể trong điều kiện thiếu dưỡng khí, cải thiện công năng miễn dịch, nâng cao
năng lực hoạt động của hệ thống võng mạc nội mô, tăng cường khả năng
chống đỡ bệnh tật của cơ thể
Trên thực tế, để nâng cao công dụng của Gà ác, người xưa thường phối hợp
thứ thực phẩm quý giá này với một số dược liệu và chế biến thành những
món ăn - bài thuốc (dược thiện) vừa dễ dùng lại vừa phát huy triệt để công
dụng của Gà ác. Dưới đây, xin được giới thiệu một số công thức cụ thể để
bạn đọc có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
Công thức 1: Thịt Gà ác 100g, Đông trùng hạ thảo 10g, Hoài sơn 30g.
Cách chế: Thịt Gà ác rửa sạch, chặt miếng, cho vào nồi hầm cùng với Đông
trùng hạ thảo và Hoài sơn cho thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần
trong ngày.
Công dụng: Bổ tinh khí, cường gân cốt, chuyên dùng cho các trường hợp cơ
thể suy nhược, gầy còm, ốm yếu.
Công thức 2: Thịt Gà ác 50g, Kỷ tử 10g, Gừng tươi vài lát.
Cách chế: Thịt gà rửa sạch, chặt miếng, cho vào nồi hầm cùng Kỷ tử và

Gừng tươi cho thật nhừ, chế thêm gia vị ăn nóng.
Công dụng: bổ can thận, ích tinh huyết, thường dùng cho những trường hợp
đau đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai, đau lưng do can thận âm hư.
Công thức 3: Gà ác 1 con, Đương quy 10g, Thục địa 10g, Bạch thược 10g,
Tri mẫu 10g, Địa cốt bì 10g.
Cách chế: Gà làm thịt, bỏ lông và nội tạng, chặt miếng; các vị thuốc rửa
sạch; tất cả đem hầm cách thủy cho chín rồi ăn.
Công dụng: Bổ huyết điều kinh, thường dùng cho phụ nữ kinh nguyệt không
đều.
Công thức 4: Gà ác trống 1 con, Tam thất 5g, Rượu vang và gia vị vừa đủ.
Cách chế: Gà ác làm thịt, bỏ lông và nội tạng; Tam thất thái phiến, cho vào
trong bụng Gà cùng với một chút Rượu vang và gia vị; tất cả đem hầm cách
thủy cho chín rồi ăn.
Công dụng: bổ khí huyết, cường gân cốt, thường dùng cho những người bị
gãy xương.
Công thức 5: Gà ác 1 con, Hạt sen trắng 15g, Khiếm thực 15g, Gạo nếp
150g.
Cách chế: Gà làm thịt, bỏ lông và nội tạng, chặt miếng; Hạt sen bỏ lõi;
Khiếm thực và Gạo nếp rửa sạch; tất cả cho vào nồi nấu thành cháo, chế
thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
Công dụng: bổ tỳ thận, cố tinh chỉ đới, thường dùng cho những nam giới bị
di tinh, phụ nữ khí hư có màu trắng đục.
Công thức 6: Gà ác 1 con, Hoàng kỳ 100g.
Cách chế: Gà ác làm thịt, bỏ lông và nội tạng, chặt miếng; Hoàng kỳ rửa
sạch, cắt đoạn; tất cả cho vào nồi hầm thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài
lần trong ngày.
Công dụng: bổ huyết điều kinh, thường dùng cho phụ nữ thống kinh, trước
kỳ kinh 3 ngày nên dùng liên tục trong 5 ngày.
Công thức 7: Gà ác 1 con, Ngải cứu 20g, Hoàng tửu 30ml.
Cách chế: Gà ác làm thịt, bỏ lông và nội tạng, chặt miếng; Ngải cứu rửa

sạch, cắt đoạn, tất cả đem hấp cách thủy, ăn nóng.
Công dụng: Bổ hư ôn trung, thường dùng cho những trường hợp tử cung
xuất huyết.
Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian, người ta còn dùng thịt Gà ác tẩm Mật
ong, nướng qua rồi đem sấy khô giòn, tán thành bột mịn (Ô kê tán) hoặc làm
thành viên hoàn (Ô kê hoàn) hoặc đem ngâm với rượu uống để bồi bổ sức
khỏe. Cũng có nơi còn dùng xương Gà ác nấu thành cao, gọi là Tinh gà đen,
uống để chữa chứng hư nhược, chán ăn, mệt mỏi, đau lưng, mất ngủ, yếu
sinh lý, băng đới
Những điều thần kỳ từ Tỏi
GS. Vũ Văn Chuyên
CTQ25
Tỏi hay còn gọi là Đại toán, tên khoa học: Allium sativum L. họ Alliaceae
(họ Hành). Cây thân cỏ, sống nhiều năm. Thân hình trụ, phía dưới mang
nhiều rễ phụ, phía trên mang nhiều lá. Lá cứng, hình dải thẳng, dài 15 -
50cm, rộng 1 - 2,5cm, có rãnh khía, mép lá hơi nháp. ở kẽ mỗi lá phía gốc
có một chồi nhỏ, sau phát triển thành một ánh Tỏi, một tép Tỏi; các tép Tỏi
nằm chung trong một cái bao do các bẹ lá trước tạo ra thành một củ Tỏi tức
là thân - hành hay giò (ở dưới đất). Cụm hoa là một tán trên một cán hoa
dài khoảng 55cm. Bao hoa màu trắng hay hồng, bao bởi một cái mo dễ
rụng, tận cùng thành mũi nhọn dài.
Ở Việt Nam, Tỏi được trồng nhiều ở Quảng Ngãi, Hà Bắc, Hải Hưng. Phơi
khô dùng dần làm gia vị.
Giò tỏi chứa các fructosan và các glucfructosan. Nó có mùi mạnh, đặc sắc.
Khi cất cho tinh dầu có lưu huỳnh: đó là một hỗn hợp disulfua allyl, allyl -
propyl, vinyl, một axit amin đặc biệt alliin, allicin. Tinh dầu chiếm 0,25 -
0,30% dược liệu tươi. Allicin là một kháng khuẩn, 1mg tương ứng với 15
đơn vị Penicillin, tác dụng trên vi khuẩn Gram dương hay Gram âm.
Đến tháng 5 - 6 thì lá khô, lụi, lúc ấy củ đã già. Người ta đào về giũ sạch đất,
phơi khô, buộc lại thành túm, treo lên gác bếp xông khói để làm giống.

Tác dụng trị bệnh:
- Cảm mạo, cảm cúm: ăn Tỏi và chế nước Tỏi nhỏ mũi. Mỗi lần dùng 1 - 2g
Tỏi tươi.
- Lỵ amip, lỵ trực khuẩn: Ngày dùng 4 - 6g Tỏi sắc uống, hoặc giã 10g Tỏi
ngâm vào 100ml nước nguội trong 2 giờ, lọc bỏ bã, lấy nước thụt vào hậu
môn, giữ lại độ 15 phút. Thụt mỗi ngày 1 lần. Đồng thời ăn mỗi ngày 6g Tỏi
sống chia làm 3 lần. Điều trị 5 - 7 ngày thì có kết quả.
- Viêm ruột, ăn uống không tiêu, chữa đầy bụng, đại tiểu tiện không
thông: Giã Tỏi rịt vào rốn (cách ly bằng lá Lốt hay Trầu hơ héo), đồng thời
lấy Tỏi giã giập, bọc băng lại, nhét vào hậu môn.
- Mụn nhọt, đơn sưng, ung nhọt, áp-xe viêm tấy: Giã giập Tỏi đắp 15 - 20
phút, không để lâu, dễ bị bỏng da. Có thể trộn với ít Dầu vừng mà đắp.
- Giun kim, giun móc: Thường xuyên ăn Tỏi sống hoặc dùng nước Tỏi (5 -
10%) 100ml thụt vào hậu môn.
- Trùng roi, âm đạo lở ngứa: Tỏi 120g giã nhỏ, ngâm vào 2 lít nước mà rửa
và thụt vào âm đạo.
- Chữa sốt rét do khí độc rừng núi: Tỏi 6 - 7 củ để sống một nửa, nướng
chín một nửa ăn cho hết. Nôn hoặc đại tiện thông thì khỏi.
- Chữa sốt truyền nhiễm, nhức đầu gai rét: Tỏi giã vắt lấy nước cốt 10ml,
uống. Ngoài dùng Tỏi hoặc bông nút mũi để chống lây.
Theo Tây y: Tỏi có tác dụng giảm cholesterol huyết áp, lợi niệu, kích thích
hệ miễn dịch. Ngoài ra Tỏi còn có tác dụng kháng sinh mạnh đối với một số
loại vi khuẩn: Staphylococcus, thương hàn, phó thương hàn, lỵ, vi trùng tả,
trực khuẩn sinh bệnh bạch hầu, vi khuẩn thối.
Ăn Tỏi rất có lợi cho sức khoẻ nhất là cho những người bị lao phổi, AIDS -
HIV, phối hợp với các phương pháp điều trị khác. Tuy nhiên, nếu nấu chín,
Tỏi sẽ giảm hoặc mất tác dụng chữa Người ta đặt cho Tỏi những biệt hiệu:
thần dược, thuốc bách bệnh được dùng làm thuốc từ lâu đời. Trong lịch sử Y
học, người ta cũng đã đề cập nhiều đến giá trị của Tỏi. Các nhà khoa học
Mỹ đã tìm thấy chất pristaglandin trong nước Tỏi, có khả năng hạn chế bệnh

nhồi máu cơ tim, chống lão hoá. Họ cũng chứng minh khả năng hạ huyết áp
và làm mềm các thành mạch máu chống vữa xơ động mạch của Tỏi. Những
người mắc bệnh cao huyết áp nên ăn mỗi ngày 2 - 3 ánh Tỏi để làm giãn các
mạch máu, tránh được chứng nhức đầu, mất ngủ. Rượu Tỏi (1 phần Tỏi
trong 5 phần rượu 60o) là kinh nghiệm lâu đời của nhân dân ta chữa huyết
áp.
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã chứng minh Tỏi là chất phòng ngừa trạng
thái ung thư bằng cách cấy ghép vào súc vật những tế bào ung thư đã được
ngâm trong cao Tỏi với nồng độ tăng dần và nhận thấy ở liều mạnh, các tế
bào này cũng không tạo thành u.
Tỏi còn là thuốc chữa bệnh đái đường do điều hoà lượng glucoza trong máu,
rất tốt trong việc chống béo phì.
Liên hương thảo - Vị thuốc an thần
Dược Sỹ Hữu Bảo
Sức Khoẻ & Đời Sống



Liên hương thảo thuộc họ nữ lang, người Mông gọi là sì to, là một cây thảo,
sống nhiều năm, cao 25-30cm, có khi hơn. Rễ mập dài có những khoanh
tròn màu đỏ, bao bọc bởi những vảy lợp lên nhau do lá rụng để lại và nhiều
rễ con.
Lá mọc thẳng từ gốc, hình tim, dài 3-6cm, rộng 2,5-4cm, cuống lá dài có bẹ
và có lông; các lá ở gốc có phiến to hơn. Cụm hoa mọc thẳng đứng ở giữa
túm lá thành xim phân đôi trên một cán dài 20-40cm; lá bắc hẹp; hoa nhỏ
màu trắng, đài có 5 răng nhỏ, tràng 5 cánh hợp thành ống hẹp, nhị rất dài
vượt ra ngoài tràng. Quả bế dẹt, có đài tồn tại.
Cây mọc hoang chỉ thấy phân bố ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như Lào
Cai (Sapa, Bát Xát, Bắc Hà), Nghệ An (Mường Lống), Hà Giang (Đồng
Văn, Mèo Vạc). Độ cao phân bố từ 1.300-1.600m.

Bộ phận dùng làm thuốc của liên hương thảo là cả cây, nhất là rễ, chứa tinh
dầu thơm (mùi này chỉ xuất hiện khi cây chuyển từ tươi sang khô) và những
ester đặc biệt có tác dụng gọi là valepotriat. Hoạt chất này có hàm lượng cao
nhất trong liên hương thảo so với nhiều loài khác cùng chi trên thế giới.
Theo kinh nghiệm dân gian, rễ liên hương thảo, thu hái quanh năm, phơi
hoặc sấy khô, được dùng chữa đau dạ dày do co thắt, sốt cao co giật, nhức
đầu, đau khớp, thủy thũng, kinh nguyệt không đều, đòn ngã tổn thương, mụn
nhọt và làm thuốc an thần chống lo âu, phiền muộn, bồn chồn, hay hoảng
hốt. Khi dùng, lấy 10g dược liệu thái nhỏ, sắc với 200ml nước còn 50ml,
uống làm một lần trong ngày. Hoặc tán dược liệu, rây thành bột mịn, uống
mỗi ngày 1-4g với nước ấm. Có thể ngâm dược liệu với cồn 60o với tỷ lệ 1/5
trong nhiều ngày, rồi uống mỗi ngày 2-10g hoặc nấu thành cao mềm, mỗi
ngày dùng 1-4g.
Để chữa mất ngủ, tim hồi hộp, lấy liên hương thảo 9g phối hợp với lá tai
chuột 9g, hà thủ ô 30g, lá thông 30g, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn
100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
Dùng ngoài, rễ liên hương thảo tươi giã nát, chữa vết thương phần mềm và
mụn nhọt.

×