Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Tìm hiểu quy trình kiểm thử phần mềm trên thiết bị di đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.45 KB, 41 trang )

Lớp C10HTTT1
Học viện công nghệ bưu chính viễn thông
Khoa công nghệ thông tin I
Báo cáo thực tập
Đề tài
Kiểm Thử Trên Thiết Bị Di Động
Giảng viên hướng dẫn: TS. Đỗ Thị Bích Ngọc
Sinh viên thực hiện:
 Lê Thị Thúy
 Nguyễn Thị Thúy
Lớp C10HTTT1
1 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thúy – Nguyễn Thị Thúy
Lớp C10HTTT1
Lời nói đầu
1. Mở đầu
Hiện nay, máy tính điện tử và internet là một phần không thể thiếu trong đời
sống của mỗi con người. Sự thu hút của mạng internet với đủ trang web mọc lên
như nấm. Các trang web có giao diện được thiết kế bằng nhiều hình ảnh động với
màu sắc hấp dẫn, bắt mắt. Nhiều trang web có khả năng tương tác cao, cho phép
người sử dụng tham gia đóng góp ý kiến của mình vào các diễn đàn mở, mua bán
trực tuyến trên website.
Cùng với máy tính điện tử, điện thoại di động cũng được mọi người sử dụng
phổ biến. Các dòng điện thoại di động ngày càng đa dạng, đa chức năng, với các
dịch vụ như ghi âm, chụp hình, nối mạng, gắn nhạc chuông và hình nền đủ loại, tán
gẫu và gửi tin nhắn, nghe nhạc và xem phim, chơi game…
Mỗi năm có hàng nghìn sản phẩm phần mềm được ra đời để phục vụ nhu
cầu của con người. Bên cạnh đó việc kiểm tra chất lượng của các sản phẩm đó là
điều tất yếu. Ở việt nam, kiểm thử phần mềm là một nghành còn rất là non trẻ. Theo
ICTnews – Tại Việt Nam, tỷ lệ bình quân là 5 lập trình viên mới có 1 kỹ sư kiểm
thử phần mềm. Đây chính là sự thiếu hụt về nguồn nhân lực mà nguyên nhân của
nó là số lượng các đơn vị đào tạo chuyên sâu về kiểm thử phần mềm còn quá ít.


2. Lý do chọn đề tài
Quy trình tạo ra một sản phẩm phần mềm thì giai đoạn kiểm thử là vô cùng
quan trọng. Đây là giai đoạn tốn nhiều chi phí và thời gian. Kiểm thử được coi là
thành công khi phát hiện ra lỗi, một phần mềm mới dễ mắc lỗi và nhiệm vụ của
2 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thúy – Nguyễn Thị Thúy
Lớp C10HTTT1
người kiểm thử là phải tìm ra lỗi đó. Vì vậy mục tiêu của quá trình thực tập này là
tìm hiểu về kiểm thử phần mềm, đặc biệt là phần mềm trên thiết bị di động. Chương
1 sẽ giới thiệu các khái niệm cơ bản về kiểm thử, các phương pháp kiểm thử và quy
trình kiểm thử. Chương 2 sẽ đi sâu về các dòng điện thoại thường sử dụng, các tính
năng và phần mềm của nó có gì khác biệt so với máy tính cá nhân và chương trình
testcase cụ thể.
Đề tài “Kiểm thử trên thiết bị di động” là một đề hay và ý nghĩa thực tiễn. Nó
phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ thông tin ngày nay và áp dụng được vào
thực tế.
3 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thúy – Nguyễn Thị Thúy
Lớp C10HTTT1
Lời cảm ơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô giáo Đỗ Thị Bích Ngọc đã tận tình
hướng dẫn chúng em trong suốt thời gian thực tập vừa qua. Bằng tâm huyết của
mình, cô giáo đã truyền đạt hết các tri thức quý báu cho chúng em.
Nhờ có sự hướng nhiệt tình của cô mà chúng em đã tiếp thu được rất
nhiều kiến thức, và quan trọng hơn là chúng em đã hoàn thành xong quá trình
thực tập. Bài báo cáo thực tập là kết quả của cả quá trình thực tập trong vòng 6
tuần. Do kiến thức còn hạn chế và còn nhiều bỡ bỡ ngỡ nên không thể tránh
được những sai sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến nhận xét của cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2013
Sinh Viên
Lê Thị Thúy

Nguyễn Thị Thúy
4 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thúy – Nguyễn Thị Thúy
Lớp C10HTTT1
Nhận xét của giảng viên hướng dẫn
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………
Hà Nội, ngày… tháng… năm…
Giảng viên hướng dẫn
(Kí và ghi đủ họ tên)
5 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thúy – Nguyễn Thị Thúy
Lớp C10HTTT1
Mục Lục
6 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thúy – Nguyễn Thị Thúy
Lớp C10HTTT1
Chương 1: Tổng Quan Về Kiểm Thử Phần Mềm
1. Tại sao phải kiểm thử?

Lỗi phần mềm dẫn tới hiệu quả nghiêm trọng, chúng tôi đưa ra hai ví dụ điển
hình:
Tháng 2/1991, hệ thống tên lửa phòng thủ Patriot của Mỹ đặt tại Dhahran,
Arabia Saudi đã thất bại trong việc phát hiện cuộc tấn công vào các doanh trại quân
đội. Phần mềm gặp trục trặc khiến hệ thống theo dõi hoạt động không hiệu quả. Kết
quả là 28 binh lính Mỹ thiệt mạng.
Khi Toyota triệu hồi hơn 400.000 xe hơi mắc lỗi vào năm 2010, đó không phải
là lỗi về mặt cơ khí. Những chiếc xe hơi này đã mắc lỗi phần mềm trong hệ thống
phanh chống bó cứng. Theo hãng tin AP, cùng với các lỗi cơ khí khiến hàng triệu xe bị
thu hồi, Toyota đã phải chịu thiệt hại lên tới 3 tỷ USD.
Vì vậy, để tránh được những rủi ro khi phần mềm đem vào sử dụng thì trong
quá trình làm sản phẩm phần mềm cần phải kiểm thử trước khi đem ra sử dụng.
2. Một số khái niệm
a) Kiểm thử là gì?
Kiểm thử là tiến trình vận hành hệ thống hoặc thành phần dưới những điều
kiện xác định, quan sát hoặc ghi nhận kết quả và đưa ra đánh giá về hệ thống hoặc
thành phần đó.
7 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thúy – Nguyễn Thị Thúy
Lớp C10HTTT1
Mục đích của quá trình kiểm thử phần mềm là tìm ra các lỗi hay các khiếm
khuyết của phần mềm nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động tối ưu của phần mềm.
Kiểm thử mà không phát hiện được lỗi coi là kiểm thử không thành công.
b) Phân biệt giữa kiểm thử và gỡ lỗi
Kiểm thử: nhằm phát hiện lỗi.
Gỡ lỗi: xác định bản chất lỗi và định vị lỗi trong chương trình và tiến hành sửa
chữa lỗi.
Sai sót, Lỗi, Hỏng hóc:
 Error (Sai sót): là một sự nhầm lẫn hay một sự hiểu sai trong quá trình phát
triển phần mềm của người phát triển.
 Fault, defect (Lỗi): xuất hiện trong phần mềm như là kết quả của một sai sót.

 Failure (Hỏng hóc): là kết quả của một lỗi xuất hiện làm cho chương trình
không hoạt động được hay hoạt động nhưng không cho kết quả như mong
đợi.
c) Một số đặc điểm của kiểm thử
“Kiểm thử phần mềm giúp tìm ra được sự hiện diện của lỗi nhưng không thể chỉ ra
sự vắng mặt của lỗi” – Dijkstra.
“Mọi phương pháp được dùng để ngăn ngừa hoặc tìm ra lỗi đều sót lại những lỗi
khó phát hiện hơn” – Beizer.
Điều gì xảy ra nếu việc kiểm thử không tìm được lỗi trong phần mềm hoặc phát
hiện quá ít lỗi.
• Phần mềm có chất lượng quá tốt.
8 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thúy – Nguyễn Thị Thúy
Lớp C10HTTT1
• Quy trình/Đội ngũ kiểm thử hoạt động không hiệu quả.
d) Vai trò của kiểm thử trong phát triển phần mềm
Kiểm thử có vai trò trong suốt quy trình sống của phần mềm:
• Kiểm thử không tồn tại độc lập.
• Các hoạt động của kiểm thử luôn gắn liền với các hoạt động phát triển phần
mềm.
• Các mô hình phát triển phần mềm khác nhau cần các cách tiếp cận kiểm thử
khác nhau.
3. Tiến trình kiểm thử cơ bản
Quy trình kiểm thử phần mềm bao gồm các bước:
 Lập kế hoạch
 Thiết kế Test
 Thực hiện Test
 Đánh giá Test
Lập kế hoạch : Nhằm chỉ định và mô tả các loại kiểm tra sẽ được triển khai và
thực hiện. Kết quả của bước lập kế hoạch là bản tài liệu kế hoạch kiểm thử phần mềm
bao gồm nhiều chi tiết từ các loại kiểm tra, chiến lược kiểm tra, cho đến thời gian và

phân định lực lượng kiểm tra viên.
Thiết kế test: Nhằm chỉ định các test case và các bước kiểm tra chi tiết cho mỗi
phiên PM. Giai đoạn thiết kế test là hết sức quan trọng, hết sức quan trọng, nó đảm bảo
tất cả các tình huống kiểm tra hết tất cả các yêu cầu.
Các bước thiết kế test:
9 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thúy – Nguyễn Thị Thúy
Lớp C10HTTT1
• Xác định và mô tả test case.
• Mô tả các bước chi tiết để kiểm tra.
• Xem xét và khảo sát độ bao phủ của việc kiểm tra.
• Xem xét test case và các bước kiểm tra.
Phát triển Test Script: Bước này thường không bắt buộc trong các loại và mức
kiểm tra, chỉ yêu cầu trong những trường hợp đặc thù cần thiết kế, tạo ra các Test script
có khả năng chạy trên máy tính giúp tự động hoá việc thực thi các bước kiểm tra đã
định nghĩa ở các bước thiết kế test.
Thực hiện test: mục đích thực hiện các bước kiểm tra đã thiết kế và ghi nhận kết
quả.
Đánh giá test: mục đích là Đánh giá toàn bộ quá trình kiểm tra bao gồm xem xét
và đánh giá kết quả kiểm tra lỗi, chỉ định các yêu cầu thay đổi và tính toán số liệu liên
quan, đến quá trình kiểm tra.
4. Các phương pháp kiểm thử
a) Kiểm thử tĩnh và kiểm thử động
 Kiểm thử tĩnh: Là phương pháp thử phần mềm đòi hỏi phải duyệt lại các yêu
cầu và các đặc tả bằng tay, thông qua việc sử dụng giấy, bút để kiểm tra logic,
lần từng chi tiết mà không cần chạy chương trình.
 Kiểm thử động: Là phương pháp thử phần mềm thông qua việc sử dụng máy
tính để chạy chương trình, kiểm tra trạng thái tác động của chương trình. Trong
kiểm thử động, phần mềm phải thực sự được biên dịch và chạy. Kiểm thử động
thực sự bao gồm làm việc với phần mềm, nhập các giá trị đầu vào và kiểm tra
xem liệu đầu ra có như mong muốn hay không.

10 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thúy – Nguyễn Thị Thúy
Lớp C10HTTT1
b) Kiểm thử hộp trắng và kiểm thử hộp đen
 Kiểm thử hộp trắng
Còn gọi là kiểm thử hướng logic.
Cho phép kiểm tra cấu trúc bên trong của phần mềm với mục đích đảm bảo tất
cả các câu lệnh và điều kiện sẽ được thực hiện ít nhất một lần.
Người kiểm thử có thể truy cập vào mã nguồn để kiểm tra và lấy làm cơ sở để
hỗ trợ việc kiểm thử.
Nguyên tắc của kỹ thuật hộp trắng:
• Thực hiện mọi đường dẫn độc lập ít nhất một lần.
• Thực hiện mọi điều kiện logic (if – then – else) trên các giá trị true và
false của chúng.
• Thực hiện mọi vòng lặp (for, while – do) tại các biên và trong phạm vi
hoạt động của chúng.
• Thực hiện mọi cấu trúc dữ liệu bên trong để đảm bảo tính hợp lệ của
chúng.
Nhược điểm:
• Có quá nhiều đường dẫn.
• Không đảm bảo chương trình tuân theo đặc tả yêu cầu.
• Không phát hiện được nếu chương trình sai do thiếu đường dẫn.
• Không phát hiện được lỗi do dữ liệu.
11 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thúy – Nguyễn Thị Thúy
Lớp C10HTTT1
Ưu diểm:
• Quy trình kiểm tra được thiết kế rõ ràng, cụ thể.
• Đảm bảo những chức năng quan trọng đã được kiểm tra.
 Kiểm thử hộp đen
 Còn gọi là kiểm thử hướng dữ liệu.
 Người kiểm thử không quan tâm tới cấu trúc và hành vi bên trong của

chương trình.
 Chỉ quan tâm tới các hiện tượng mà phần mềm không hành xử theo đúng đặc
tả yêu cầu.
 Dữ liệu kiểm thử sẽ được tạo từ đặc tả.
 Đây là cách tiếp cận tập trung và các yêu cầu chức năng của phần mềm.
 Kiểm thử hộp đen cố gắng tìm các lỗi:
• Các chức năng thiếu hoặc không đúng.
• Lỗi giao diện.
• Lỗi cấu trúc dữ liệu trong truy cập CSDL bên ngoài.
• Lỗi thi hành.
• Lỗi khởi tạo hoặc kết thúc.
Các kỹ thuật kiểm thử hộp đen:
 Kỹ thuật phân vùng tương đương (EP – Equipvalence Partitioning)
12 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thúy – Nguyễn Thị Thúy
Lớp C10HTTT1
• Là phương pháp phân hoạch đầu vào thành các lớp tương đương
nhau để giảm thiểu số các test case cần thực thi mà vẫn đại diện
được giá trị kiểm thử.
 Kỹ thuật phân tích giá trị biên (BVA – Boundary Value Analysis)
• Là kỹ thuật bổ sung thêm cho kỹ thuật EP.
• Tập trung vào các dữ liệu sát biên.
 Đồ thị nhân quả
• Cung cấp cách biểu diễn chính xác các điều kiện logic và hành
động tương ứng.
 Kiểm thử so sánh
• Thực thi nhiều bản khác nhau cho cùng một đặc tả và so sánh kết
quả.
 Ưu điểm của kiểm thử hộp đen:
• Người kiểm thử phần mềm không cần có kiến thức sâu rộng về đặc tả và
ngôn ngữ lập trình.

• Người kiểm thử và các lập trình viên là độc lập với nhau.
• Người kiểm thử thực hiện quan điểm của người xem (chưa biết gì).
 Nhược điểm:
• Chỉ có một lượng nhỏ các yếu tố đầu vào được kiểm tra.
• Các trường hợp kiểm thử được thiết kế không rõ ràng nên có thể dẫn đến
có trường hợp đáng lẽ chỉ kiểm tra 1 lần nhưng lại kiểm tra quá nhiều
lần, có trường hợp lại không được kiểm tra.
5. Các mức độ kiểm thử
13 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thúy – Nguyễn Thị Thúy
Lớp C10HTTT1
Hình 5.1 các mức độ kiểm thử
a) Kiểm thử đơn vị (Unit Test)
Là việc kiểm tra một thành phần phần mềm nhỏ nhất, chẳng hạn như một hàm
(function), thủ tục (procedure), lớp (class) hay phương thức (method) sao cho nó
hoạt động đúng.
Vì Unit được chọn để kiểm tra thường có kích thước nhỏ và chức năng hoạt
động đơn giản, chúng ta không khó khăn gì trong việc tổ chức kiểm thử, ghi nhận
và phân tích kết quả kiểm thử. Nếu phát hiện lỗi, việc xác định nguyên nhân và
khắc phục cũng tương đối dễ dàng vì chỉ khoanh vùng trong một đơn thể Unit đang
kiểm tra. Một nguyên lý đúc kết từ thực tiễn: thời gian tốn cho Unit Test sẽ được
đền bù bằng việc tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí cho việc kiểm thử và sửa
lỗi ở các mức kiểm thử sau đó.
14 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thúy – Nguyễn Thị Thúy
Lớp C10HTTT1
Mức kiểm thử này thường do lập trình viên thực hiện trong quá trình viết code.
Mục đích của Unit Test là bảo đảm thông tin được xử lý và xuất (khỏi Unit) là
chính xác, trong mối tương quan với dữ liệu nhập và chức năng của Unit.
b) Kiểm thử tích hợp (Intergration Test)
Là việc kiểm tra xem có lỗi giao tiếp giữa các thành phần, unit riêng lẻ khi tích
hợp với nhau không.

Kiểm thử tích hợp chỉ thực hiện khi đã kiểm thử đơn vị cẩn thận.
Hai mục tiêu chính của Integration Test:
• Phát hiện lỗi giao tiếp xảy ra giữa các Unit.
• Tích hợp các Unit đơn lẻ thành các hệ thống nhỏ (Subsystem) và cuối
cùng là nguyên hệ thống hoàn chỉnh (System) chuẩn bị cho kiểm thử ở
mức hệ thống (System Test).
Trong Unit Test, lập trình viên cố gắng phát hiện lỗi liên quan đến chức năng và
cấu trúc nội tại của Unit. Thì ở Integration Test nó sẽ kiểm thử tích hợp tất cả các Unit
Test với nhau.
Có 4 loại kiểm thử trong Integration Test:
• Kiểm thử cấu trúc (Structure Test): Tương tự White Box Test, kiểm thử
cấu trúc nhằm bảo đảm các thành phần bên trong của một chương trình
chạy đúng và chú trọng đến hoạt động của các thành phần cấu trúc nội tại
của chương trình chẳng hạn các câu lệnh và nhánh bên trong.
• Kiểm thử chức năng (Functional Test): Tương tự Black Box Test, kiểm
thử chức năng chỉ chú trọng đến chức năng của chương trình, mà không
quan tâm đến cấu trúc bên trong, chỉ khảo sát chức năng của chương trình
theo yêu cầu kỹ thuật.
15 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thúy – Nguyễn Thị Thúy
Lớp C10HTTT1
• Kiểm thử hiệu năng (Performance Test): Kiểm thử việc vận hành của hệ
thống.
• Kiểm thử khả năng chịu tải (Stress Test): Kiểm thử các giới hạn của hệ
thống.
c) Kiểm thử hệ thống (System Test)
Mục đích System Test là kiểm thử thiết kế và toàn bộ hệ thống (sau khi tích hợp) có
thỏa mãn yêu cầu đặt ra hay không.
Điểm khác nhau then chốt giữa Integration Test và System Test là System Test chú
trọng các hành vi và lỗi trên toàn hệ thống, còn Integration Test chú trọng sự giao tiếp
giữa các đơn thể hoặc đối tượng khi chúng làm việc cùng nhau. Thông thường ta phải

thực hiện Unit Test và Integration Test để bảo đảm mọi Unit và sự tương tác giữa
chúng hoạt động chính xác trước khi thực hiện System Test.
Các loại kiểm thử hệ thống:
 Kiểm thử chức năng (Functional Test): Bảo đảm các hành vi của hệ thống
thỏa mãn đúng yêu cầu thiết kế.
 Kiểm thử hiệu năng (Performance Test): Bảo đảm tối ưu việc phân bổ tài
nguyên hệ thống (ví dụ bộ nhớ) nhằm đạt các chỉ tiêu như thời gian xử lý
hay đáp ứng câu truy vấn
 Kiểm thử khả năng chịu tải (Stress Test hay Load Test): Bảo đảm hệ thống
vận hành đúng dưới áp lực cao (ví dụ nhiều người truy xuất cùng lúc). Stress
Test tập trung vào các trạng thái tới hạn, các "điểm chết", các tình huống bất
thường như đang giao dịch thì ngắt kết nối (xuất hiện nhiều trong kiểm tra
thiết bị như POS, ATM )
 Kiểm thử cấu hình (Configuration Test).
16 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thúy – Nguyễn Thị Thúy
Lớp C10HTTT1
 Kiểm thử bảo mật (Security Test): Bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật của dữ
liệu và của hệ thống.
 Kiểm thử khả năng phục hồi (Recovery Test): Bảo đảm hệ thống có khả
năng khôi phục trạng thái ổn định trước đó trong tình huống mất tài nguyên
hoặc dữ liệu; đặc biệt quan trọng đối với các hệ thống giao dịch như ngân
hàng trực tuyến
d) Kiểm thử chấp nhận (Acceptance Test)
Là để chứng minh phần mềm thoả mãn tất cả các yêu cầu của khách hàng và
được khách hàng chấp nhận.
Việc kiểm thử chấp nhận được khách hàng thực hiện hoặc khách hàng uỷ quyền
cho bên thứ ba thực hiện.
Hầu hết các trường hợp kiểm tra ở mức này gần giống như mức kiểm thử hệ
thống.
6. Các nguyên tắc kiểm thử

Để kiểm thử đạt hiệu quả thì khi tiến hành kiểm thử phần mềm cần phải tuân thủ
một số quy tắc sau:
Quy tắc 1: Một phần quan trọng của 1 ca kiểm thử là định nghĩa của đầu ra hay
kết quả mong muốn.
Quy tắc 2: Lập trình viên nên tránh tự kiểm tra chương trình của mình.
Quy tắc 3: Nhóm lập trình không nên kiểm thử chương trình của chính họ.
Quy tắc 4: Kiểm tra thấu đáo mọi kết quả của mỗi kiểm tra.
Quy tắc 5: Các ca kiểm thử phải được viết cho các trạng thái đầu vào không hợp
lệ và không mong muốn, cũng như cho các đầu vào hợp lệ và mong muốn.
17 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thúy – Nguyễn Thị Thúy
Lớp C10HTTT1
Quy tắc 6: Khảo sát 1 chương trình để xem liệu chương trình có thực hiện cái
mà nó cần thực hiện chỉ là 1 phần, phần còn lại là xem liệu chương trình có thực
hiện cái mà nó không cần phải thực hiện hay không.
Quy tắc 7: Tránh các ca kiểm thử bâng quơ trừ khi chương trình thực sự là 1
chương trình bâng quơ.
Quy tắc 8: Không dự kiến kết quả của kiểm thử theo giả thiết ngầm là không tìm
thấy lỗi.
Quy tắc 9: Xác suất tồn tại lỗi trong 1 đoạn chương trình là tương ứng với số lỗi
đã tìm thấy trong đoạn đó.
Quy tắc 10: Kiểm thử là 1 nhiệm vụ cực kỳ sáng tạo và có tính thử thách trí tuệ.
18 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thúy – Nguyễn Thị Thúy
Lớp C10HTTT1
Chương 2: Kiểm Thử Phần Mềm Trên Di động
1. Các dòng điện thoại di động chính
Hãng
ĐTDĐ
Dòng ĐTDĐ Hệ Điều Hành
NOKIA
1.NOKIA ASHA 308

HĐH S40
• Mở khóa bằng cách trượt sang trái
hoặc phải
• Hỗ trợ thanh Notification hiển thị
thông báo tin nhắn mới, email mới,
cuộc gọi nhỡ….
2.NOKIA Lumia 900 Windows Phone 7.5 mango
3.NOKIA Lumia 720
HĐH WIndown phone 8 với cấu hình sử
dụng chip lõi kép tốc độ 1GHz, RAM
512MB và bộ nhớ 8GB có thể mở rộng
bằng thẻ nhớ
SAMSUN
G
1.SAMSUNG
• Galaxy Ace
S58830
• TouchWiz 3.0
UI
HĐH Android OS 2.3, TouchWiz 3.0 UI
• GT-i9080-
Galaxy Grand

• GT-i9082-
Galaxy Grand
Duos
Android 5.0
19 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thúy – Nguyễn Thị Thúy
Lớp C10HTTT1
3.SAMSUNG

Galaxy S3 Android 4.0 ICS
4.SAMSUNG Galaxy
Ace 2
Android 2.3(Gingerbead) có thể nâng cấp
lên 4.0 Icecream Sandwich
5.SAMSUNG Galaxy
Note
Android Icecream Sandwich
HTC
1.HTC First Android
2.HTC 8S Windows Phone 8
3.HTC Desire SV
T326E
Android OS, V4.0.4( ICE Cream Sanwich )
4.HTC Rhyme Android 2.3.5 với HTC Sense 3.5 mới nhất
IPHONE
1.Iphone 4 IOS 4
2.Iphone 4S IOS 5
3.Iphone 5 IOS 6
LG
1.LG Optimus 4X
HD - P880
Android 4.0.3 Ice Cream Sandwich
2.LG Optimus L3 -
E400
Android 2.3
3.LG Optimus G -
E975
Android 4.1 Jelly Bean/ Giao diện Optiums
3.0

20 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thúy – Nguyễn Thị Thúy
Lớp C10HTTT1
4.LG SU640 Optiums
LTE
Android OS, v2.3 (Gingerbread)
5.LG Optiums LTE II
Android 4.0.3
6.LG Optiums G
F180
Android 4.0 Ice Cream Sandwich
7.LG Optiums LTE 3
F7
Android 4.1
Q-SMART
1.Q-Smart S18
Android 4.0.4 Ice Cream Sandwich
2.Q-Smart S12
Android 2.3.5
3.Q-Smart Magic
Android Ice Cream Sandwich
PHILIPS
1.Philips W732
Android OS, v4.0.3 (Ice Cream Sandwich)
2.Philips W626
Android 2.3
3.philips W536
Android 4.0.3
2. Đặc điểm của điện thoại di động
a) Sự phát triển của điện thoại di động
Vào năm 1995, điện thoại di động to như cục gạch, thuộc loại size khủng với cái

anten dài, nó cũng gần gần giống cái điện thoại cordless (mẹ bồng con) bây giờ.
21 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thúy – Nguyễn Thị Thúy
Lớp C10HTTT1
Vào năm 1996, điện thoại di động có chút ít thay đổi, được thiết kế có vẻ dễ
nhìn hơn trước. Anten được làm nhỏ lại và các chức năng được nâng cấp, hình dưới
là chiếc điện thoại Nokia 9000 mà nó là một thời kỳ vàng son.
Vào năm 1997, Anten của điện thoại di động đã được dấu vào bên trong, cải
thiện tốt hơn cho bề ngoài, kích thước nhỏ gọn hơn. Hình dưới bạn xem là một
chiếc điện thoại của công ty điện thoại AT&T vào năm 1997.
Vào năm 1998, Anten lại nhú ra ngoài gần như trên tất cả các dòng điện thoại.
Hình bạn đang xem là một chiếc điện thoại Nokia 5110 được đưa vào thị trường
năm 1998. Thời điểm mà Nokia bắt đầu rầm rộ là số 1 tại Việt Nam.
Vào năm 2000, Motorola cũng có tham gia thị trường với mẫu điện thoại có
màn hình cảm ứng, nhưng màn hình hiển thị vẫn là đen trắng. Tại Việt Nam bạn
cũng có thể nghe đến chiếc Mototola Star TAC X với câu khẩu hiệu “Hãy cho thế
giới biết bạn là ai!”
Vào năm 2001, chiếc điện thoại gần như chiếc điện thoại đầu tiên sử dụng màn
hình hiển thị không phải là màu đen mono nữa. Chiếc Nokia 8250.
Vào năm 2002, với Nokia 7650 có kiểu dáng trượt, đây là một bước nhảy lớn
trong thiết kế của điện thoại di động. Ngoài kiểu dáng nhỏ gọn, đẹp nó còn có màn
hình màu, chức năng chụp hình với camera 0.3Mpxl
Vào năm 2003, với chiếc điện thoại gấp kiểu vỏ sò SamSung S300, điện thoại di
động không còn chỉ là một màn hình nữa, nó có tới 2 màn hình màu. Motorola V3
mỏng, hai màn hình, máy chụp hình là những chức năng khiến người dùng hào
hứng nhất tại thời kỳ đó 2004.
22 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thúy – Nguyễn Thị Thúy
Lớp C10HTTT1
Vào năm 2005, Sony Ericsson giới thiệu chiếc điện thoại Sony 800i với khả
năng chơi nhạc ngay với các nút điều khiển trên thân máy. Kết hợp thẻ nhớ mở
rộng, khiến người dùng chết mê khi có thể nghe nhạc bất cứ nơi đâu nhưng nó vẫn

đảm nhiệm tốt chức năng 1 chiếc a lô.
Vào năm 2007, ngày mà thế giới điên dại thức sáng đêm để xếp hàng mua điện
thoại đó là iPhone của Apple chiếc điện thoại thông minh đầu tiên trên thế giới có
màn hình cảm ứng với những biểu tượng lộng lẫy hấp dẫn cả người già lẫn trẻ nhỏ.
Vào năm 2008, HTC G1 thiết kế dạng trượt chiếc điện thoại máy tính dùng cho
những người thường xuyên di chuyển, bàn phím full QWERTY, màn hình rộng và
đặc biệt là chạy hệ điều hành Android.
Vào năm 2011, thị trường smartphone bắt đầu nở rộ SamSung Galaxy S II với
màn hình AMOLED chạy hệ điều hành Android, mỏng chỉ 1cm, duyệt web, định vị
toàn cầu GPS. Đây là một dấu ấn cho điện thoại di động thông minh năm 2011.
Vào năm 2012, Nokia Lumia 800 với hệ điều hành Windows 7 Mobile. Không
ai có thể tưởng tượng được với 17 năm, chiếc điện thoại đã vượt xa với chính nó
bao nhiêu lần, từ một thiết bị đơn thuần chỉ dùng để nghe và hiện tại nó đã một thiết
bị thông minh đa phương tiện.
b) Sự khác biệt giữa điện thoại và laptop
Nhu cầu sử dụng smart phone đang phổ biến ở toàn cầu. Mọi người ai
cũng muốn sở hữu một chiếc điện thoại thông minh có nhiều tính năng đặc biệt
là chơi game và lướt web tốt ngoài chính năng chính là nghe và gọi điện thoại.
Hầu hết các thiết bị điện thoại hiện nay có hỗ trợ cài đặt và chạy các phần
mềm, trò chơi lập trình bằng ngôn ngữ Java giống như Laptop. Về phần mềm
23 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thúy – Nguyễn Thị Thúy
Lớp C10HTTT1
nghe nhạc, điện thoại nghe nhạc bằng chương trình Music Player giống laptop.
Bộ phím ảo (đối với màn hình cảm ứng) trên động giống như bàn phím trên
laptop, nó có đầy đủ các phím dung để hỗ trợ gõ văn bản.
Mặc dù, điện thoại được cài đặt nhiều phần mềm tiện ích nhưng vẫn
không thể có được hết các chức năng của laptop.
- Laptop có kích thước lớn với màn hình riêng và bàn phím đầy đủ
nên người dùng rất thoải mái khi làm việc với thiết bị này. Tuy
nhiên, Laptop có kích thước lớn nên khó khăn trong việc di

chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác. Điện thoại di động với
ưu điểm về kích thước nhỏ sẽ dễ dàng mang theo bên người. Nó
có thể được bỏ trong túi quần hay túi xách của người dùng.
- Laptop cũng không thể thay thế được chức năng nghe và gọi điện
của điện thoại.
- Laptop có lợi thế nhất khi có nhiều sự lựa chọn để cài đặt và sử
dụng được hết tất cả các chức năng của chương trình ứng dụng
dành cho chúng. Còn với điện thoại di động, màn hình của chúng
khó nhỏ nên việc sử dụng các ứng dụng không được thuận tiện.
Chẳng hạn, các ứng dụng văn phòng chỉ cho phép đọc tài liệu chứ
không thể tạo mới hay chỉnh sửa chúng.
- Tính xử lý đa nhiệm: đây là chức năng cho phép hoạt động nhiều
chương trình 1 lúc (laptop có khả năng vượt trội). Nó có thể chạy
rất nhiều chương trình 1 lúc như là nghe nhạc, tìm kiếm tin tức và
gõ văn bản…Đối với điện thoại thì tính năng này chưa thực sự tốt.
Nó chỉ có thể chạy 1 hoặc 2 chương trình 1 lúc, hay bị giới hạn
24 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thúy – Nguyễn Thị Thúy
Lớp C10HTTT1
với 1 số phần mềm không được hoạt động cùng 1 lúc. Ví dụ ta
không thể vừa chụp ảnh vừa nghe nhạc, không thể xem phim và
nghe nhạc…
3. Chương trình kiểm thử trên di động
3.1 Lướt web bằng trình duyệt Opera Mini
Opera Mini là một phần mềm di động mà chắc ai đã từng dùng di động đều
biết và dùng qua rồi. Opera Mini là trình duyệt Web cực tốt cho di động, không
thua kém gì trình duyệt UCWeb. Đặc biệt nó được hỗ trợ máy chủ mạnh mẽ vì
thế mà tốc độ lướt Web của Opera Mini rất cao, hơn hẳn các phần mềm duyệt
Web cho di động khác hiện có. Không chỉ vậy, điểm ưu việt nổi bật là nó có khả
năng nén dung lượng trang cực cao, làm giảm đáng kể dung lượng tải về so với
Trình duyệt hỗ trợ sẵn của điện thoại.

a. Kế hoạch kiểm tra
Tên điện thoại : NOKIA 5130 XpressMusic Red.
Lướt web bằng trình duyệt Opera Mini phiên bản 5.1
25 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thúy – Nguyễn Thị Thúy

×