Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

3.5. KẾT QUẢ ẤP TRỨNG CÁ CHIM TRẮNG NƯỚC NGỌT docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 11 trang )

3.5. KẾT QUẢ ẤP TRỨNG
3.5.1. Thí nghiệm cho từng giai đoạn trứng
Ta lấy mỗi giai đoạn trứng một mẫu, mỗi mẫu có giai đoạn trứng là 1.000
và đưa vào ấp riêng biệt, áp dụng đúng qui trình kĩ thuật, cùng một hệ thống ấp. Ở
điều kiện nhiệt độ 28 – 30
0
C.
Bảng 3.6. Kết quả thí nghiệm cho từng giai đoạn trứng
Giai đoạn
trứng
Số lượng
trứng
Thời gian ra
bột (giờ)
Số lượng cá
bột (con)
Tỉ lệ nở (%)
I 1.000 100 - 110 154 15,1
II 1.000 75 – 85 378 37,8
III 1.000 50 – 60 565 56,5
IV 1.000 27 - 37 836 83,6
Qua bảng số liêu trên ta thấy : Trứng càng non thì thời gian ấp càng dài, tỉ
lệ nở càng thấp do thời gian ấp nhân tạo nên tỉ lệ trứng hỏng cao. Nên ấp trứng ở
giai đoạn I và II là giải pháp tình thế không mang tính chiến lược. Cần để cho
trứng già hoặc vừa mới nở thành cá bột là tốt nhất.
Hình3.6. Ấp trứng
Hình3.7. Cá bột
3.5.2. Kết quả ấp trứng cho các lần thu trứng
Bảng 3.7. Bảng số liệu về kết quả ấp trứng
Đợt thu Tổng số
trứng thu


được
Số lượng cá
bột (con)
Tỉ lệ nở
(%)
Số cá đạt
yêu cầu
(con)
Tỉ lệ cá đạt
yêu cầu (%)
1. 08/03/201
0
247.000 65.200 26.39 63.000 96.62
2. 15/03/201
0
410.000 169.000 41.21 166.000 98.22
3. 22/03/201
0
510.000 300.200 58.86 247.000 82.27
4. 29/03/101
0
1.107.000 890.000 80.39 850.000 95.50
5. 05/04/201
0
890.000 710.000 79.77 620.000 87.32
6. 12/04/201
0
518.000
470.000 90.73
358.000

76.17
7. 19/04/201
0
369.610 98.600 26.72 51.000 51.72
Qua bảng số liệu ta thấy : Tỷ lệ ấp, nở tương đối thấp. Tỷ lệ cá đạt yêu cầu
cao (98,2%) cao hơn tất cả các loài cá khác vì những cá yếu, bị dị tật đã bị chết
trong quá trình ấp còn lại phần lớn là cá khỏe mạnh.
Biểu đồ 3.2 : Tỷ lệ cá bột đạt yêu cầu xử lí MT
Bảng 3.8. Các yếu tố môi trường trong bể ấp trứng
Giờ 6h 18h
Nhiệt độ 28,5 30
pH 7 8
Qua bảng trên ta thấy nhiệt độ và pH trong bể ấp luôn luôn ổn định và
không thay đổi. Vì nếu nhiệt độ chỉ cần thay đổi thì tỷ lệ nở của cá bột sẽ thấp.
Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào tốc độ dòng chảy của nước trong bể ấp.
3.6. QUI TRÌNH TRỘN THỨC ĂN CHO CÁ RÔ PHI ĐƠN TÍNH
3.6.1. Số lượng bột :
10.000 con/ 1m
2
ương trong 21 ngày cho ăn bột cá MT
3.6.2. Khẩu phần ăn : Chia 5 lần/ ngày
- 5 ngày đầu : 25g/ ngày
- 5 ngày tiếp theo : 50g/ ngày
- 5 ngày kế : 85g/ ngày
- 6 ngày cuối cùng : 150g/ ngày
3.6.3. Cách trộn thức ăn
- Dụng cụ cần : Thau nhôm, bình xịt, bao tay, khẩu trang, cốc thủy tinh có
vạch chia ml, bạt phơi bột 2m
2
- Vật tư : Thuốc MT đùng liều lượng cân sẵn, bột cá khô lạt, vitamin C, cồn

96
o
.
Hình3.8. Dụng cụ dùng để trộn thức ăn cho cá
Một lần trộn 3kg bột cá + 180mg MT + 660 ÷ 720 ml cồn 96
0
+30mg vitamin C
Hình 3.9 . Trộn bột có hormone MT
- Cách trộn :
Lau thau nhôm thật khô cho 3kg bột cá lạt đã ray mịn vào thau khỏa đều mặt.
Rót 400ml cồn 96
0
vào cốc thủy tinh hòa tan 180mg MT vào cồn, khuấy đều bằng
đủa thủy tinh, đổ dung dịch vào bình xịt, sau đó lấy tiếp 260 ml cồn cho vào cốc
tráng sạch cốc đổ tiếp vào bình xịt.
Dựng thau đựng thức ăn hơi đứng lên rồi từ từ xịt thuốc vào thức ăn đến khi
ướt đều khắp mặt, dùng 2 tay ( có đeo bao tay ) trộn đều từng lớp bột, không để
bột bị dính cục. Khi bột đều ta tiếp tục khỏa bề mặt tiếp tục xịt thuốc lên và trộn
như ban đầu.
Lặp lại quá trình xịt thuốc đảo bột liên tục nhiều lần đến khi hết thuốc trong
bình xịt. Ta vẫn tiếp tục đảo bột cho đều, tơi mịn ra là xong.
- Thời gian trộn bột : 1 – 2h
- Phơi bột : Thời gian phơi 4 – 5 tiếng đồng hồ
Phơi bột nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp hay mưa bụi. Dùng bạt nhưa
trải đều ra nền, đổ bột lên khỏa đều, mỏng, trong thời gian phơi bột nên đảo
thường xuyên để cồn bay hơi hết.
- Bảo quản thức ăn đã trộn MT : Cất thức ăn vào bao nilon sau đó để vào bao
đen, để nơi không có ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
3.7. KẾT QUẢ XỬ LÍ HORMONE MT
Cá bột đạt yêu cầu xử lí hormone MT được ương trong giai cắm trong ao đất

với mật độ 10.000 cá/ m
3
nước. Cá được cho ăn thức ăn chứa MT với liều lượng
60mg MT/ kg thức ăn trong 21 ngày. Tỷ lệ sống được ghi nhận ở bảng sau :
Bảng 3.9. Tỷ lệ sống của cá bột sau xử lí MT theo các thời gian thu giống
Đợt thu trứng Cá bột chưa xử lí MT Cá sau khi xử lí MT Tỷ lệ sống
1. 63.000 40.000 63.49%
2. 166.000 158.900 95.72%
3. 247.000 150.000 60.72%
4. 850.000 650.000 76.47%
5. 620.000 350.000 56.45%
6.
358.000
150.000 41.89%
7.
51.000 20.000 39%
Đồ thị 3.3: Tỷ lệ sống của cá bột sau xử lí MT theo các thời gian thu giống
Tỷ lệ sống của cá ở đợt thu trứng thứ 2 cao ( 98%). Tỷ lệ sống của cá sau
xử lí phụ thuộc nhiều vào các yếu tố ngoại cảnh vì vậy sau khi đưa cá ra giai xử lí
sau 5 -7 ngày tiến hành thay giai 1 lần từ giai dày sang giai thưa để cá không bị
thiếu oxi. Và tạo dòng nước chảy để cá không bị thiếu oxi lúc nữa đêm.
3.8. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH TỶ LỆ CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH
Cá qua xử lí hormone sau 21 ngày tuổi được đưa ra ao ương. Sau thời gian
ương tiến hành xác định tỷ lệ đực trong quần đàn
Trong quá trình thực tập người ta tiến hành 2 đợt kiểm tra giới tính. Mỗi đợt chọn
ngẫu nhiên 100 con cá giống trong ao ương để xác định tỷ lệ chuyển đổi giới tính.
Bảng 3.10. Kết quả xác định tỷ lệ chuyển đổi giới tính của cá rô phi sau khi xử lí 21
ngày tuổi
Ngày kiểm
tra

Số lượng
mẫu kiểm
tra
Kết quả
Cá thể cái
(con)
Cá thể đực
(con)
Cá thể gian
tính (con)
Tỷ lệ đực
(%)
20/03/2010 100 1 96 3 96
07/04/2010 100 0 97 3 97
Qua bảng ta thấy việc chuyển đổi giới tính bằng hormone MT đạt tỷ lệ cao
96 – 97%. Tỷ lệ thành công rất lớn bên cạnh đó vẫn có hiện tượng xen lẫn cá cái
và cá gian tính.
3.9. XÂY DỰNG QUI TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG CÁ RÔ PHI ĐƠN
TÍNH HOÀN CHỈNH
Cá rô phi đơn tính dòng GIFT là đối tượng nuôi hoàn toàn phù hợp với điều
kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Quảng Nam là do các ưu điểm của chúng như
tính ăn, phẩm chất thịt, lớn nhanh, kháng bệnh tốt. Bên cạnh những ưu điểm đó cá
rô phi đơn tính dòng GIFT là đối tượng nuôi để cải tạo môi trường ao nuôi tôm.
3.9.1. Hệ thống công trình, trang thiết bị, nhân sự
3.9.1.1 Giai sinh sản
- Quy cách : 5m x 20m hoặc 4m x 15m làm bằng lưới nilon 2a = 1mm
và 5mm
- Số lượng : Tùy theo quy mô sản xuất.
Việc cho cá rô phi sinh sản trong giai cắm trong ao đất để thu trứng ấp nhân
tạo có những thuận lợi sau đây :

- Có thể thu trứng và phân lập cho từng giai đoạn để ấp nhân tạo từ đó hạn
chế được hiện tượng ăn nhau của quần đàn cá bột.
- Thu được một số lượng lớn cá bột thích hợp với việc chuyển đổi giới tính
bằng hormone
- Không đòi hỏi trang thiết bị phức tạp và có thể thay đổi qui mô sản xuất
một cách dễ dàng.
3.9.1.2. Ao nuôi
Diện tích ao nuôi : 1500m
2
Số lượng ao : 2 ao
Ao nuôi cá bố mẹ : 2 ao, 1 ao nuôi cá đực và 1 ao nuôi cá cái
Ao sinh sản : 1 ao
Ao xử lí cá bột : 1 ao
3.9.1.3. Hệ thống thiết bị ấp trứng
 Bình ấp
Bình ấp dùng để ấp trứng ở giai đoạn I cho đến giai đoạn IV
Bình ấp có dạng hình trụ tròn, đáy bình hình bán cầu, dung tích bình là 2 lít,
chiều cao cở 30cm. Ống cấp nước thẳng đứng vào giữa bình, đường kính ống cở
2,0cm.
Ống thoát nước đặt cách miệng bình 2,0cm đường kính 2,0cm.
Bình ấp đặt có giá đỡ, số lượng tùy thuộc vào số lượng trứng thu được số lượng
khoảng 180000 trứng/bình.
Hình3.10. Bình ấp
 Khay ấp
Hình 3.11. Khay ấp
Được dùng để ấp trứng ở giai đoạn 4 cho đến khi chuyển thành cá bột. Kích
thước miệng khay là : 40 x 25cm.
Kích thước đáy khay là : 36,5 x 21,5cm
Hàng lổ thoát nước thứ nhất có 12 lổ và cách đáy 1,5cm, khoảng cách giữa
các lổ là 1cm, đường kính lổ 1cm.

Hàng lổ thoát nước thứ 2 có 10 lổ và cách đáy 2cm, khoảng cách giữa các
lổ là 1,5 cm, đường kính lổ 1cm.
Hai hàng lổ thoát nước này có dán lưới muỗi để thoát nước ra ngoài mà không
lọt cá bột.
Khay được đặt trên giá đỡ và được cấp nước bởi một vòi nhỏ theo hướng song
song vowus khay để cho trứng ở trong khay được xáo trộn. Số lượng khay tùy
thuộc vào số lượng trứng thu được.
 Các thiết bị khác
Hệ thống ống dẫn nước
Vòi cấp nước đến bình ấp, vòi cấp nước dạng tia đến khay ấp riêng biệt độc lập
Xô, chậu, tô, bàn chải, khăn lau dùng để vận chuyển và vệ sinh khay ấp và
bình ấp. Dụng cụ đo môi trường : Nhiệt độ, pH.
Hình 3.12 . Các dụng cụ dùng trong sản xuất giống cá rô phi

×