Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

tìm hiểu nhận thức và cách điều trị bệnh viêm tai giữa trong nhân dân ở phường xuân phú thành phố huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.61 KB, 38 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây bệnh viêm tai giữa là một bệnh lý khá phổ
biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là
trẻ nhỏ. Bệnh phổ biến ở mọi nơi, nhất là những nơi có điều kiện sống thấp,
người dân ít hiểu về bệnh, tạo điều kiện cho bệnh xảy ra.
Viêm tai giữa liên quan mật thiết với bệnh lý của các cơ quan kế cận
như viêm mũi họng, viêm amydan, viêm xoang Bệnh có nhiều thể lâm sàng
khác nhau và có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ như
giảm sức nghe, ù tai, cho đến các biến chứng nghiêm trọng hơn: viêm màng
não, viêm não, áp xe não, viêm tắc xoang tỉnh mạch bên thậm chí có thể gây
tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Ngày nay nhờ sự quan tâm của Đảng, nhà nước, đặc biệt là ngành y tế
nên sức khoẻ của người dân được nâng lên đáng kể. Mặc dù vậy do cuộc sống
còn khó khăn, dân trí chưa cao, bên cạnh đó việc truyền thông giáo dục sức
khoẻ của ngành y tế, đặc biệt là y tế cơ sở chưa được chú trọng đúng mức nên
việc hiểu biết về bệnh tật trong nhân dân có phần hạn chế.
Tìm hiểu sự hiểu biết và các phương pháp điều trị bệnh viêm tai giữa
giúp chúng ta đánh giá được nhận thức về bệnh, cách dự phòng và các
phương pháp điều trị bệnh trong nhân dân, có những phương pháp tốt cần
khuyến khích, ngược lại có những phương pháp sai, phi khoa học cần loại bỏ.
Từ đó chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm vào công tác chăm
sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân ngày càng tốt hơn. Xuất phát từ mục đích
đó chúng tôi thực hiện đề tài: “Tìm hiểu nhận thức và cách điều trị bệnh
viêm tai giữa trong nhân dân ở phường Xuân Phú - Thành Phố Huế” với 2
mục tiêu:
1. Tìm hiểu nhận thức của nhân dân về bệnh viêm tai giữa.
1
2. Tìm hiểu các phương pháp điều trị bệnh viêm tai giữa trong nhân
dân phường Xuân Phú - Thành Phố Huế.
2
Chương 1


TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH VIÊM TAI GIỮA TRONG NƯỚC VÀ
NƯỚC NGOÀI
1.1.1 Tình hình viêm tai giữa trong nước
Tác giả Nguyễn Thị Hoài An-Nguyễn Hoàng Sơn trong nghiên cứu
“Đặc điểm dịch tễ học viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ em lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo
tại một số trường ở Hà Nội” thì viêm tai giữa chiếm 10,34% [2].
Nghiên cứu trên 228 trẻ em ở trường mẫu giáo Hoa Mai Thành phố
Cần Thơ (2007), tác giả Đỗ Hội, Nguyễn Hoàng Nam, Phạm Thanh Thế,
Dương Hữu Nghị thì tỷ lệ viêm tai giữa thanh dịch chiếm 20,2%. [15].
Nghiên cứu trên 436 bệnh nhân bị bệnh tai mũi họng ở Thành phố Huế
(1995) tác giả Phan Văn Dưng đã có nhận xét viêm tai giữa chiếm 13,8%
[12].
Theo tác giả Nguyễn Tư Thế trong nghiên cứu “Một số yếu tố dịch tễ
học và đặc điểm bệnh viêm tai giữa ở huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế”
thì viêm tai giữa chiếm 3,7% trong cộng đồng [29].
1.1.2 Tình hình viêm tai giữa nước ngoài
Năm 1985 tại Phần Lan, tác giả Purkander và cộng sự đã tiến hành
nghiên cứu trên 146.822 người ở mọi lứa tuổi cho kết quả là 50% các trường
hợp bị bệnh viêm tai giữa xảy ra ở trẻ em nhỏ hơn 2 tuổi và tỷ lệ mắc bệnh
hàng năm là 4,4%. Trẻ nam có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ nhưng tỷ lệ này
không có ý nghĩa thống kê [31].
1.2 SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ TAI
1.2.1 Giải phẫu
3
Tai gồm có ba phần: tai ngoài, tai giữa, tai trong.
Tai ngoài gồm: Vành tai, ống tai ngoài.
Tai giữa gồm: Hòm nhĩ, vòi Eustache và các tế bào chũm.
Tai trong gồm: Ốc tai và tiền đình. [6], [11], [21], [30].
- Hòm nhĩ: Là một khoảng trống chứa không khí nằm trong xương thái

dương. Không khí đến hòm nhĩ từ phần mũi họng qua vòi tai. Hòm nhĩ như
một trống có 6 thành nằm theo mặt phẳng đứng dọc chếch từ trước ra sau
[25]. Trong đó:
+ Thành trần: ngăn cách giữa hòm nhĩ và hố sọ giữa.
+ Thành tĩnh mạch cảnh: hay sàn, phía dưới là lỗ nhĩ vòi tai.
+ Thành mê đạo: có cửa sổ tiền đình liên quan đến tai trong.
+ Thành chũm: là thành sau có ống thông hang, liên quan với xương
chũm.
+ Thành động mạch cảnh: Còn gọi là thành trước. Phía trên là ống cơ
căng màng nhĩ, phía dưới là lỗ nhĩ vòi tai. Dưới lỗ có một vách xương mỏng
ngăn cách hòm nhĩ với động mạch cảnh trong. Vì vậy khi bị VTG có thể bị
đau tai theo nhịp mạch đập.
+ Thành màng: Còn gọi là thành ngoài, được tạo nên chủ yếu bởi màng
nhĩ.
Trong hòm nhĩ có chứa chuỗi xương con. Chuỗi xương con gồm:
xương búa, xương đe, xương bàn đạp. Ba xương này ăn khớp với nhau.
Xương búa dính vào màng nhĩ, khớp với xương đe bởi khớp búa đe. Xương
đe tiếp xúc với xương bàn đạp. Xương bàn đạp ăn khớp với cửa sổ bầu
dục.Các xương con dính với hòm nhĩ bằng các dây chằng có cơ căng màng
nhĩ và cơ bàn đạp chi phối hoạt động của chúng. [21], [25].
- Vòi Eustache: là một ống nhỏ độ dài 3,5 cm nối liền hòm nhĩ với mũi họng.
Vòi tai khi mở ra làm cho áp lực khí ở hòm nhĩ cân bằng với bên ngoài.
4
- Xương chũm: là xương nhỏ ở phần dưới bên của hệ thái dương, phía sau
ống tai ngoài. Đại thể gồm 2 mặt: mặt ngoài và mặt trong.Trong đó mặt trong
sọ có:
+ Đáy chũm ở phía trên tương ứng thuỳ thái dương của đại não.Thành
xương mỏng nên dễ đưa bệnh tích từ xương chũm vào nội sọ.
+ Thành sau trong của xương chũm tương ứng với tiểu não.
Như vậy tai giữa thông với tai trong qua cửa sổ bầu dục và cửa sổ tròn.

Thông phía sau với xoang chũm và thông với họng qua vòi Eustache. [6],
[30].
Thiết đồ đứng ngang của tai
1.1.2 Sinh lý:
Chức năng chính của tai giữa là dẫn truyền và tăng cường lực sóng âm
đến cơ quan Corti của tai trong. Ngoài ra tai giữa còn bảo vệ cho tai trong nhờ
lớp cơ của xương con và lớp đệm không khí của hòm nhĩ. [21].
5
Màng nhĩ biến rung động âm thanh thành rung động cơ học truyền cho
các xương con, các xương con truyền rung động vào cửa sổ bầu dục. Các rung
động này sẽ qua dịch tai trong đến cơ quan Corti [11], [25].
1.3 SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIÊM TAI GIỮA
1.3.1 Nguyên nhân
- Thường do viêm mũi họng, viêm amidan, viêm VA, viêm xoang.
- Sau các bệnh nhiễm trùng lây như cúm, sởi
- Sau chấn thương: Do áp lực, do hoả khí gây thủng màng nhĩ
- Nguyên nhân khác có thể gặp như: Nhét mèche mũi sau để quá lâu, xì
mũi không đúng cách, do khối u ở vòm mũi họng, thoái hoá đuôi cuốn
dưới làm tắc vòi Eustache [8], [11].
- Các yếu tố thuận lợi:
+ Cấu trúc xương chũm: Loại xương chũm có thông bào nhiều, có
niêm mạc lót trong các thông bào nhiều dễ bị hơn.
+ Độc tố của vi khuẩn: Cần chú ý Streptococus hemolytique,
Pneumococcus mucosus.
+ Thể trạng, cơ địa của bệnh nhân, bị suy nhược, sức đề kháng giảm dễ
bị viêm tai giữa – xương chũm hơn [8], [11], [21].
1.3.2 Triệu chứng lâm sàng
1.3.2.1 Viêm tai giữa cấp tính
Chia làm ba giai đoạn:
- Giai đoạn xung huyết

+ Toàn thân:
. Hội chứng nhiễm trùng: có thể sốt nhẹ hay cao
. Hội chứng của viêm đường hô hấp trên cấp: đau họng, chảy mũi,
ngạt mũi, ho [4], [8], [11].
+ Cơ năng:
6
. Đau tai mức độ vừa
. Có thể kèm theo ù tai và nghe kém
+ Thực thể: Khám màng nhĩ thấy xung huyết đỏ vùng rìa, có mạch
máu chạy dọc theo cán búa và màng trùng.
- Giai đoạn ứ mủ:
+ Toàn thân:
. Hội chứng nhiễm trùng biểu hiện rõ rệt hơn với sốt cao, co giật
. Viêm mũi họng [4].
. Có thể rối loạn tiêu hoá, ỉa chảy nhất là ở hài nhi và trẻ nhỏ [8].
+ Cơ năng:
. Đau tai càng ngày càng tăng, đau nhiều, đau sâu trong tai. Lan ra
sau hoặc lên thái dương.
. Nghe kém là triệu chứng quan trọng và thường xuyên xuất hiện,
kiểu dẫn truyền.
. Ù tai, chóng mặt có thể xuất hiện.
+ Thực thể:
. Khám màng nhĩ thấy toàn bộ màng nhĩ nề và đỏ, mất nón sáng.
Màng nhĩ phồng lên hình mặt kính đồng hồ. Màng nhĩ màu vàng nhạt hoặc
trắng bệch.
. Điểm đau sào bào (+)
- Giai đoạn vỡ mủ:
+ Các triệu chứng toàn thân và cơ năng giảm hẳn khi mủ được tháo ra
ngoài.
+ Thực thể: ống tai ngoài có mủ chảy ra ngoài vàng nhạt, màng nhĩ có

lỗ thủng [4], [8], [11], [21], [30].
1.3.2.2 Viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy
- Cơ năng:
7
+ Điếc dẫn truyền nhẹ
+ Chảy tai mủ nhầy đục kéo thành sợi, không tan trong nước, không
thối. Giống như tiết nhầy ở mũi. Tăng lên khi viêm mũi, sổ mũi.
- Thực thể:
+ Khám màng nhĩ thấy lỗ thủng ở góc phần tư trước dưới hình tròn
hoặc bầu dục. Bờ lỗ thủng nhẵn không sát xương.
+ Đáy hòm nhĩ hồng nhẵn sạch [4], [21], [30].
1.3.2.3 Viêm tai giữa mủ mạn
- Cơ năng:
+ Chảy mủ tai kéo dài: mủ đặc xanh thối, có thể có cholesteatome [8].
+ Nghe kém tăng dần: giai đoạn đầu kiểu truyền âm, sau là kiểu hỗn
hợp
+ Ù tai, có thể chóng mặt, đau đầu [4].
- Thực thể:
+ Soi tai: lỗ thủng thường rộng, bờ không đều, sát xương [8], [11].
1.3.3 Triệu chứng cận lâm sàng
- Chụp Xquang: thấy hình ảnh xương chũm kém thông bào, nhưng không
có hình ảnh viêm xương (ổ tiêu xương )
- Phim Schuller: Hình ảnh xương chũm viêm mạn tính. Mất thông bào,
xương đặc ngà, ổ tiêu xương. Hình hốc rỗng, bờ đa vòng, trong lởn vởn
mây nếu có cholesteatome [4], [30].
- Phim Chausse III có thể thấy: Tiêu huỷ xương con, rò ống bán khuyên
ngoài, mất cựa sau trên nhĩ.
- Thính lực đồ:
+ Điếc dẫn truyền, khoảng cách giữa đường khí và đường xương trên
30 dB nếu có kèm tiêu huỷ xương con.

+ Điếc hỗn hợp hay điếc tiếp nhận.
8
- Xét nghiệm tìm sự hiện diện của cholesteatome
+ Hoá học: cholesteatome phản ứng với aldehyd acetic có màu xanh lục
+ Tế bào: nhuộm Procamin, soi dưới kính hiển vi thấy màng matrix là
vỏ bạc có màu đỏ, vàng do các tế bào biểu mô bị bong ra và xếp thành
những lá mỏng là các hạt cholesterin [4].
1.3.4 Chẩn đoán
1.3.4.1 Viêm tai giữa cấp tính
Chẩn đoán xác định: dựa vào triệu chứng soi tai
- Giai đoạn xung huyết: Màng nhĩ hồng, xung huyết có mạch máu chạy
dọc theo cán búa và màng trùng.
- Giai đoạn ứ mủ: Toàn bộ màng nhĩ nề, mất nón sáng, màng nhĩ phồng
lên hình mặt kính đồng hồ màu vàng nhạt hoặc trắng bệch.
- Giai đoạn vỡ mủ: Màng nhĩ có lỗ thủng, ống tai ngoài có mủ chảy ra
màu vàng nhạt. [4].
1.3.4.2 Viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy
- Triệu chứng nghèo nàn: trẻ không sốt, thể trạng bình thường, không
đau tai, nghe bình thường hoặc giảm nhẹ. Chảy tai là triệu chứng duy
nhất với đặc điểm: chảy nhiều, thành từng đợt, khô rồi lại chảy, chất lầy
nhầy, trong, giống như mũi nhầy, không có mùi hôi [21].
- Khám tai: Lỗ thủng ở màng căng thường có hình quả đậu, bờ đều nhạt
1.3.4.3 Viêm tai giữa mủ mạn.
Chẩn đoán xác định dựa vào:
- Lâm sàng:
+ Tính chất của mủ
+ Đặc điểm của lổ thủng màng nhĩ
- Cận lâm sàng
+ Thính lực đánh giá mức độ điếc
9

+ Phim Xquang đánh giá tổn thương xương [4].
1.3.5 Biến chứng
- Biến chứng nội sọ: Viêm màng não, Abces đại não, tiểu não
- Biến chứng mạch máu: Viêm tắc tĩnh mạch bên, viêm tắc tĩnh mạch
xoang hang, viêm tắc tĩnh mạch cảnh trong.
- Biến chứng thần kinh: Liệt thần kinh mặt (VII), viêm mê nhĩ
- Biến chứng xuất ngoại: Sau tai, thái dương mỏm tiếp
- Biến chứng cốt tuỷ viêm xương: xương đá, xương thái dương, xương
hàm trên [4].
1.3.6 Điều trị
1.3.6.1 Viêm tai giữa cấp tính
- Giai đoạn xung huyết: Điều trị viêm nhiễm ở vùng mũi họng (VA)
- Giai đoạn ứ mủ: Trích rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ ở vị trí góc trước dưới
- Giai đoạn vỡ mủ:
+ Làm thuốc tai: Dẫn lưu mủ, làm sạch mủ
+ Nạo VA sau khi tai khô được hai tuần [4].
1.3.6.2 Viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy
- Điều trị tại chỗ: Làm thuốc tai theo hai bước:
+ Dẫn lưu và làm sạch mủ: Oxy già, nước muối sinh lý. [4], [8], [11].
+ Làm khô và săn niêm mạc Cortiphenicol, Otopha
- Điều trị nguyên nhân: Điều trị viêm mũi, viêm xoang, vẹo vách ngăn,
quá phát cuốn, nạo VA
- Điều trị phẫu thuật: mở sào bào thượng nhĩ nếu tình trạng chảy tai kéo
dài [4].
1.3.6.3 Viêm tai giữa mủ mạn
- Ngoại khoa là cơ bản với nguyên tắc: lấy sạch bệnh tích, dẫn lưu, làm thông
thoáng hốc mổ
10
+ Kỷ thuật: Phẫu thuật khoét chũm tiệt căn cổ điển hay cải biên
+ Phẫu thuật sào bào - thượng nhĩ nếu tổn thương khu trú [4].

1.3.7 Phòng bệnh
- Điều trị đúng và kịp thời viêm tai giữa cấp nhất là sau các bệnh lý
nhiễm trùng lây.
- Khi đã bị viêm tai giữa mạn tính cần phải chẩn đoán sớm để điều trị,
theo dõi và phát hiện kịp thời các biến chứng để giải quyết.
- Điều trị và giải quyết sớm các viêm mũi họng, các u ở mũi sau, vòm
họng. Đặc biệt chú ý nạo VA sớm cho các trẻ nhỏ có triệu chứng viêm
VA kéo dài.
- Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể nhất là các trẻ nhỏ có tạng bạch
huyết [8], [11], [21].
1.4 SƠ LƯỢC VỀ PHƯỜNG XUÂN PHÚ – THÀNH PHỐ HUẾ
Phường Xuân Phú nằm ở phía Đông Nam Thành phố Huế
Phía Bắc giáp phường Vĩ Dạ
Phía Nam giáp phường An Cựu
Phía Đông giáp xã Thuỷ Vân
Phía Tây giáp phường Phú Hội
Phường Xuân Phú có diện tích 1.82km
2
, dân số trung bình năm 2009 là:
11.680 người. Trong đó: Nam. 5720 người, Nữ. 5960 người, quy tụ thành
2.982 hộ, chia làm 21 tổ dân phố.
Người dân sống bằng nhiều nghề khác nhau: cán bộ công nhân viên
chức, công nhân, buôn bán, nội trợ, thợ mộc, thợ nề, thợ sơn và các ngành
nghề khác nhau. Thu nhập bình quân đầu người là 1.500.000đ/tháng.
11
Trình độ văn hoá từ cấp II trở lên tương đối cao, phường nằm trong quy
hoạch xây dựng thành phố nên tốc độ xây dựng phát triển nhanh: có siêu thị,
khu thể thao
Đối với công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân: Phường có 1 trạm y tế, 1
bệnh viện tư nhân, 1 phòng khám đông y, 1 phòng khám chuyên khoa tai mũi

họng, 3 quầy thuốc tây, 3 phòng mạch BS đa khoa, 1 phòng khám chuyên
khoa mắt.
Trạm y tế phường có 5 cán bộ: 1 bác sỹ, 1 nữ hộ sinh trung học, 3 y sỹ.
Trạm y tế phường đạt chuẩn quốc gia y tế từ năm 2007 và được duy trì cho
đến nay.
Chương trình khám chữa bệnh: khám khoảng 400 lượt người/tháng
Chương trình truyền thông giáo dục sức khoẻ hoạt động thường xuyên
và ngày càng được nâng cao.
12
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 §èi tîng nghiªn cøu
2.1.1 Đối tượng
Đối tượng được đưa vào nghiên cứu là những người dân từ 18 tuổi trở lên
có hộ khẩu thường trú tại phường Xuân Phú – Thành phố Huế.
2.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: phường Xuân Phú
- Thời gian: Từ tháng 6-2009 đến tháng 4-2010
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu ngang trên mẫu ngẫu nhiên tại cộng
đồng.
2.2.2 Cở mẫu: Sử dụng công thức tính cở mẫu [13].
δ
2
p(1-p)
n =
C
2
Trong đó: n: Cỡ mẫu cần thiết để nghiên cứu
δ: Với xác xuất thống kê 95%, δ = z = 1,96 (tra bảng z)

P: Dự đoán tỷ lệ viêm tai giữa trong quần thể, p = 5% [11].
C: Mức chính xác mong muốn, chấp nhận sai số (giữa kết quả
nghiên cứu và con số thật trong quần thể: c = 0,04).
13
Ta tính được cở mẫu: (1,96)
2
x 0,05 x 0,95
n = = 114
(0,04)
2
Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 128 người. Như vậy nghiên cứu
đạt yêu cầu cỡ mẫu.
2.2.3 Cách chọn mẫu
Cách chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên
Phương thức chọn mẫu: Lấy mẫu không hoàn lại
Đơn vị mẫu và đơn vị quan sát: Người dân từ 18 tuổi trở lên tại 5 tổ
[4,13, 13a, 14, 16] thuộc phường Xuân Phú – Thành phố Huế.
2.2.4 Phương tiện nghiên cứu
- Dùng bảng câu hỏi được thiết kế để thu thập các thông tin theo mục
tiêu đề tài, các loại câu hỏi: câu hỏi đóng, câu hỏi mở.
- Phương pháp thu thập: Phỏng vấn trực tiếp
2.3 THU THẬP THÔNG TIN
2.3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu:
- Tuổi
- Giới tính
- Nghề nghiệp
- Trình độ văn hoá
- Địa chỉ
- Mức sống
14

- Số người đã mắc bệnh viêm tai giữa, tỷ lệ mắc bệnh theo giới
2.3.2 Tìm hiểu nhận thức về bệnh viêm tai giữa
- Nguồn thông tin để người dân biết bệnh viêm tai giữa
- Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa
- Các triệu chứng khi bị viêm tai giữa
- Khả năng lây lan khi mắc bệnh viêm tai giữa
- Các biến chứng của bệnh viêm tai giữa
- Mắc bệnh theo nhóm tuổi
- Khả năng tái phát của bệnh viêm tai giữa
2.3.3 Tìm hiểu các phương pháp điều trị bệnh viêm tai giữa
- Tìm hiểu nơi điều trị khi bị viêm tai giữa
- Tìm hiểu các phương pháp điều trị
- Tìm hiểu các phương pháp dân gian điều trị viêm tai giữa trong nhân
dân
- Tìm hiểu các biện pháp dự phòng bệnh viêm tai giữa
2.4 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
- Tổng hợp các chỉ số điều tra, phân tích số liệu bằng Epi-Ifo 6.0
- Dùng toán thống kê để xử lý số liệu theo công thức.
+ Công thức tính Z:

)/1/1)(1(
21
21
nnpp
pp
Z
+−

=
+ Tiêu chuẩn đánh giá:

. Nếu Z > 2,58 thì P<0,01 khác biệt có ý nghĩa thống kê.
15
. Nếu 1,96 < z < 2,58 thì p < 0,05 khác biệt có ý nghĩa thống kê.
. Nếu z < 1,96 thì p > 0,05 khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
- Nghiên cứu, so sánh các ý kiến với các tài liệu được tham khảo trong và
ngoài nước.
- Kết luận và kiến nghị.
2.5 CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
2.5.1 Tổ chức
- Tổ chức, tập huấn và hướng dẫn cho sinh viên trực tiếp làm đề tài
- Thống nhất các biểu mẫu và các biến số điều tra cần thu tập
- Nhân lực gồm: 2 người
+ Cô giáo hướng dẫn giám sát chung
+ Sinh viên phỏng vấn và điều tra trực tiếp
- Nhân lực hổ trợ: Cán bộ trạm y tế, ban quản lý hộ khẩu phường Xuân
Phú
2.5.2 Tập huấn
- Nội dung tập huấn:
+ Mục đích yêu cầu của đợt tập huấn
+ Xác định đối tượng điều tra
+ Kỹ năng phỏng vấn
+ Quy định cách thức ghi chép biểu mẫu
+ Cách thức tổng hợp, xử lý số liệu và các đề tài
2.5.3 Tiến hành
16
- Liên hệ với trạm y tế và ban quản lý hộ khẩu phường Xuân Phú để sắp
xếp thời gian phù hợp để tiến hành điều tra, phỏng vấn theo lịch đã thống
nhất.
- Ghi chép, thống kê, xử lý số liệu và đánh giá rút kinh nghiệm sau đợt
điều tra.

17
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. KẾT QUẢ CÁC ĐẶC ĐIỂM CHUNG
3.1.1 Điều tra theo giới
Bảng 3.1 Điều tra theo giới
Điều tra theo giới Nam Nữ Tổng cộng
Số người điều tra 58 70 128
Tỷ lệ % 45,31 54,69 100,00
Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ nam và nữ được điều tra
Số người điều tra nữ chiếm 54,69%, nam 45,31%
3.1.2. Phân bố theo tuổi
Bảng 3.2. Phân bố theo tuổi
Nhóm tuổi 18-30 31-40 41-50 51-60 > 60 Tổng cộng
Số người điều tra 50 30 23 22 3 128
Tỷ lệ % 39,06 23,44 17,97 17,19 2,34 100
18
Biểu đồ 3.2. Phân bố theo tuổi
Nhóm tuổi 18-30 chiếm tỷ lệ cao nhất 39,06%, sau đó tỷ lệ giảm dần
theo nhóm tuổi.
3.1.3. Phân bố theo nghề nghiệp
Bảng 3.3. Phân bố theo nghề nghiệp
Nghề
nghiệp
Nội trợ
Buôn
bán
CNVC HS-SV
Công
nhân

Khác Tổng
Số người
điều tra
7 33 28 15 16 29 128
Tỷ lệ % 5,47 25,78 21,88 11,72 12,50 22,66 100,00
Trong 128 người được điều tra có 33 người buôn bán chiếm tỷ lệ cao
nhất 25,78%. Nội trợ chỉ chiếm 5,47%.
3.1.4. Phân bố theo trình độ học vấn
19
Bảng 3.4. Phân bố theo trình độ học vấn
Nghề nghiệp Tiểu học THCS THPT
Trên
THPT
Tổng
Số người
điều tra
16 33 39 40 128
Tỷ lệ % 12,50 25,78 30,47 31,25 100,00
Biểu đồ 3.3. Phân bố theo trình độ học vấn
Đa số có trình độ văn hoá từ trung học cơ sở trở lên chiếm 87,50%
3.1.5. Mức sống
Bảng 3.5. Mức sống
Mức sông Đầy đủ Thiếu thốn Tổng
Số người
điều tra
111 17 128
Tỷ lệ % 86,72 13,28 100,0
20
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ mức sống
Đa số người điều tra có mức sống đầy đủ chiếm tỷ lệ 86,72%

3.1.6. Tỷ lệ người đã bị bệnh viêm tai giữa
Bảng 3.6. Tỷ lệ người đã bị bệnh viêm tai giữa
Giới
Số người điều
tra
Số người đã bị VTG
n Tỷ lệ %
Nam 58 11 19
Nữ 70 5 7,1
Tổng 128 16 12,5
p < 0,05
Trong 128 người được điều tra có 16 người đã bị viêm tai giữa chiếm
tỷ lệ 12,5%, trong đó nam chiếm 19% và nữ chiếm 7,1%.
3.2. KẾT QUẢ TÌM HIỂU NHẬN THỨC VỀ BỆNH VIÊM TAI GIỮA
3.2.1. Sự hiểu biết về bệnh viêm tai giữa
Bảng 3.7. Sự hiểu biết về bệnh viêm tai giữa
Sự hiểu biết về bệnh viêm tai giữa Số người điều tra Tỷ lệ %
Có 116 90,62
Không 12 9,38
Tổng 128 100,00
21
Biểu đồ 3.5. Sự hiểu biết về bệnh viêm tai giữa
Có 90,62% người điều tra biết bệnh viêm tai giữa
3.2.2. Nhận thức về bệnh viêm tai giữa theo nguồn thu thập thông tin
Bảng 3.8. Tỷ lệ nhận thức theo nguồn thông tin. ( n=116)
Nguồn cung cấp thông tin Số người điều tra Tỷ lệ %
Từ cán bộ Y tế 56 48,28
Từ ti vi 48 41,38
Từ sách báo 61 52,59
Từ nguồn khác 37 31,90

Biểu đồ 3.6. Nhận thức theo nguồn thông tin
Hiểu biết về bệnh viêm tai giữa từ sách báo chiếm tỷ lệ cao nhất 52,59%
3.2.3. Nhận thức về lứa tuổi thường gặp bệnh viêm tai giữa
22
Bảng 3.9. Nhận thức về lứa tuổi thường gặp bệnh viêm tai giữa
Lứa tuổi thường gặp
bệnh viêm tai giữa
Số người điều tra Tỷ lệ %
< 1 tuổi 3 2,34
1-5 tuổi 37 28,91
> 5 - 18 tuổi 4 3,13
> 18 tuổi 8 6,25
Cả ngưởi lớn + trẻ em 76 59,38
Tổng 128 100,00
Có 59,38% số người điều tra cho rằng mắc bệnh cả người lớn và trẻ em
3.2.4. Nhận thức về nguyên nhân của bệnh viêm tai giữa
Bảng 3.10. Nhận thức về nguyên nhân của bệnh viêm tai giữa
Nguyên nhân của
bệnh viêm tai giữa
Số người điều tra Tỷ lệ %
Chấn thương 50 39,06
Viêm mũi họng 109 85,16
Viêm VA 65 50,78
Viêm Amydan 70 54,69
Viêm xoang 36 28,13
Nhận xét: Các đối tượng nghiên cứu cho rằng viêm mũi họng là
nguyên nhân của bệnh viêm tai giữa chiếm tỷ lệ cao nhất 85,16%.
3.2.5. Nhận thức về sự tái phát của bệnh viêm tai giữa
Bảng 3.11. Nhận thức về sự tái phát của bệnh viêm tai giữa
Sự tái phát của bệnh viêm tai giữa Số người điều tra Tỷ lệ %

Có 95 74,22
Không 33 25,78
Tổng 128 100,00
23
74.22%
25.78%

Không
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ khả năng tái phát của bệnh viêm tai giữa
Nhận xét: Có 74,22% cho rằng có sự tái phát của bệnh viêm tai giữa
Bảng 3.12. Lý do tái phát viêm tai giữa
Lý do tái phát viêm tai giữa Số người điều tra Tỷ lệ %
Điều trị không tốt bệnh ở mũi, họng 45 47,37
Thời tiết thay đổi 19 20,00
Điều trị không đúng liều lượng, thời gian 25 26,32
Không vệ sinh tai sạch sẽ 6 6,32
Tổng 95 100,00
Nhận xét: Điều trị không tốt bệnh ở mũi họng chiếm tỷ lệ cao nhất
47,37%
3.2.6. Nhận thức về triệu chứng khi bị viêm tai giữa
Bảng 3.13. Nhận thức về triệu chứng khi bị viêm tai giữa
Triệu chứng
Có Không
n tỷ lệ % n tỷ lệ %
Đau tai 105 82,03 23 17,97
Chảy mủ tai 117 91,41 11 8,59
Ù tai 83 64,84 45 35,16
Nghe kém 92 71,88 36 28,12
Đau đầu 51 39,84 77 60,16
Chóng mặt 42 32,81 86 67,19

24
Sốt 38 29,68 90 70,32
Nhận xét: Các đối tượng nghiên cứu cho rằng chảy mủ tai là triệu
chứng hay gặp nhất trong bệnh viêm tai giữa chiếm tỷ lệ 98,44%.
3.2.7. Nhận thức về sự nguy hiểm của bệnh viêm tai giữa
Bảng 3.14. Nhận thức về sự nguy hiểm của bệnh viêm tai giữa
Nguy hiểm của bệnh viêm tai giữa Số người điều tra Tỷ lệ %
Có 118 92,19
Sẹo và xơ dính màng nhĩ 39 30,47
Viêm tai giữa mạn tính mủ 110 85,94
Viêm tai xương chũm 98 76,56
Viêm màng não 38 29,68
Liệt mặt 7 5,46
Không 10 7,81
Nhận xét: Có 92,19 % hiểu biết về sự nguy hiểm của bệnh viêm tai
giữa, trong đó biến chứng viêm tai giữa mạn tính mủ chiếm tỷ lệ cao nhất
85,94 %.
3.2.8 Nhận thức về khả năng lây bệnh
Bảng 3.15. Nhận thức về khả năng lây lan của bệnh viêm tai giữa.
Nhận thức Số người Tỷ lệ %
Có lây 12 9,38
Không lây 116 90,62
Cộng 128 100.00
Nhận xét: Số người cho rằng bệnh không lây là 128 chiếm 100 %.
3.3. TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH
VIÊM TAI GIỮA
3.3.1. Tìm hiểu nơi điều trị bệnh viêm tai giữa
Bảng 3.16. Nơi điều trị bệnh viêm tai giữa
Nơi điều trị viêm tai giữa Số người điều tra Tỷ lệ %
Tự điều trị 0 0,00

Đến bác sĩ tư đa khoa 14 10,94
Đến bác sĩ chuyên khoa TMH 62 48,44
25

×