Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

TỔNG QUÁT VỀ RĂNG MIỆNG - Răng Nhạy Cảm là gì ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.7 KB, 8 trang )

Răng Nhạy Cảm là gì?
Nếu thỉnh thoảng bỗng dưng bạn bị đau nhói hoặc hơi tê khi cắn vào thức ăn ngọt
hay chua, hoặc uống nước nóng hay lạnh, thì có thể răng của bạn bị nhạy cảm.

Các răng nhạy cảm không phải lúc nào cũng bị đau, mà có lúc đau lúc không. Nếu
bị đau răng thường xuyên thì đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề trầm trọng hơn.
Một điều quan trọng là phải cho nha sĩ biết các triệu chứng này để xác định được
nguyên nhân và cách điều trị đúng.

Nguyên Nhân Làm Cho Răng Nhạy Cảm

Ðối với các răng khỏe mạnh, các mô xốp được gọi là ngà răng được lợi và vỏ
men cứng của răng bảo vệ. Khi bị mất lớp bảo vệ này, các lỗ siêu nhỏ trong ngà
răng (được gọi là tiểu quản) cho phép nóng và lạnh cũng như các kích thích tố
khác truyền vào trong đến dây thần kinh răng và gây chứng đau đớn.


Các nguyên nhân sau đây có thể làm cho ngà răng mất lớp bảo vệ:

 Lợi teo rút do đánh răng không đúng cách hay bị bệnh lợi.
 Răng bị vỡ hay mẻ.
 Cắn chặt hoặc nghiến răng.
 Tuổi cao.

PHƯƠNG PHÁP ÐIỀU TRỊ

Tùy theo kết quả chẩn đoán, nha sĩ có thể đề nghị một hay nhiều phương pháp
điều trị dưới đây để làm giảm nhẹ các triệu chứng của tình trạng răng nhạy cảm:

 Ðánh răng bằng bàn chải lông mịn.
 Dùng kem đánh răng đặc biệt chống nhạy cảm để ngăn cho các kích thích


tố không tiếp cận được dây thần kinh hoặc làm cho chính dây thần kinh bớt
nhạy cảm đi.
 Dùng thuốc súc miệng hoặc keo đặc chứa chất florua giúp điều trị cho
răng nhạy cảm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Thường thì phải dùng kem đánh răng đặc biệt chống nhạy cảm trong vòng một vài
tuần lễ thì mới thấy giảm đau. Hãy theo hướng dẫn của chuyên viên nha khoa về
việc thường xuyên sử dụng kem đánh răng đặc biệt chống nhạy cảm để khỏi bị đau
trở lại.
Vì sao răng bị đau?
"Răng cháu rất hay bị đau khi ăn uống, dù thường xuyên súc miệng bằng nước
muối nhưng vẫn không đỡ. Răng cháu bị đau như vậy là do nguyên nhân gì?".

Trả lời:
Răng đau có thể do sâu răng, bệnh nướu răng, nứt răng, răng mọc kẹt hay bệnh
khớp thái dương hàm. Nứt răng gây đau răng dữ dội khi cắn lên vùng nứt. Ở
trường hợp mọc răng hay răng mọc kẹt, các răng ở sau hàm mọc, làm cho các mô
gần đó có thể trở nên viêm và sưng.

Các bệnh của khớp thái dương - hàm gây đau răng bởi những chấn thương cấp
tính như: bị đánh vào mặt, khớp thái dương hàm bị viêm hay thoái hóa, xương
hàm dưới bị đẩy lùi sau về phía tai mỗi khi nhai hoặc nuốt.

Bệnh nướu răng cũng là một trong những nguyên nhân gây đau thường gặp; triệu
chứng sớm là chảy máu nướu không gây đau. Nếu không điều trị, bệnh tiến triển
gây mất xương xung quanh răng, hình thành túi nướu, dần dần làm răng lung lay,
có thể gây mất răng.

Nguyên nhân gây đau thường gặp nhất là sâu răng. Các vi khuẩn trong miệng
chuyển hóa đường thành axít, axít này hòa tan men và ngà răng trong nước bọt,
tạo thành lỗ sâu. Những lỗ răng sâu nhỏ cũng không gây đau và cũng không được

người bệnh chú ý. Chỉ đến khi tủy của răng bị tác động bởi độc tố vi khuẩn hay
thức ăn nóng, lạnh, chua, ngọt, gây đau đớn thì người bệnh mới để ý và tìm đến
nha sĩ.

Để biết nguyên nhân gây đau răng của mình, cháu nên đến chuyên khoa răng hàm
mặt ở các bệnh viện để khám; từ đó mới có cách điều trị tốt nhất.
Chụp X.Quang là gì? Có nguy hiểm không?
Trong những trường hợp cần thiết, Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn chụp phim X-
quang kiểm tra.

Phim X-quang giúp cho Bác sĩ tìm ra và chẩn đoán bệnh mà với cách khám thông
thường Bác sĩ không thể nhìn thấy được. Ngoài ra phim X-quang còn giúp thấy
được các dấu hiệu sớm của bệnh để tiến hành điều trị trước khi bệnh trở nên trầm
trọng hơn.

Vấn đề chụp X.Quang là cần thiết và quá trình thực hiện rất nhẹ nhàng.


Đối với việc chụp X.Quang Panorex và CT Scan, vốn là hình thức X.Quang
chuyên dụng, lượng tia X nhiều, nên để đảm bảo an toàn thì các khách hàng sẽ
được hướng dẫn, đưa đến X.Quang tại các Bệnh Viện lớn như Medic Hoà Hảo,
Chợ Rẫy Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai nên thông báo cho nhân viên
chuyên trách khi cần chụp X.Quang dạng này bởi lượng tia X lớn thì không tốt
cho bào thai và cần có các thiết bị hỗ trợ chuyên dụng như áo chì,


Sâu kẽ răng, sâu dưới nướu, sâu tái phát dưới miếng trám cũ

Sự tiêu xương, hình dạng xương nâng đỡ răng


Răng ngầm dưới nướu (ví dụ răng khôn ngầm)

Hình dạng chân răng (cần khi điều trị nha chu)

Nhiễm trùng chân răng

Vết nứt răng

* Loại phim thường sử dụng trong Nha khoa

+ Phim quanh chóp: phim nhỏ, cho phép thấy một hoặc vài răng và các cấu trúc
quanh răng
Phim quanh chóp là loại phim phổ biến nhất trong nha khoa, giá thành thấp

+ Phim toàn cảnh (Panorama, CT): phim lớn, cho phép thấy toàn bộ hai hàm răng
và một số cấu trúc lân cận.
Phim toàn cảnh chỉ được Bác sĩ chỉ định trong một số trường hợp đặc biệt.

*Chụp X.Quang có nguy hiểm không?

Chụp X quang không nguy hiểm và an toàn.

Khi bạn được chụp X-quang, bạn luôn được bảo vệ bởi sự kiểm soát kỹ lưỡng 3
yếu tố sau

Sử dụng máy chụp phim có cường độ chụp thấp, thời gian chụp ngắn, phim tốc độ
cao giúp hạn chế tối đa sự nhiễm tia. Đầu đèn của máy chỉ hướng chùm tia vào
vùng răng cần chụp.

Phòng chụp phim với các vách chì, áo chì giúp hấp thu các tia tán xạ.


Các trợ thủ Nha khoa được huấn luyện và thao tác về kỹ thuật chụp phim tốt.

Chú ý : Phụ nữ có thai khi chụp X-quang cần cân nhắc cẩn thận, nên mặc áo chì
bảo vệ khi chụp.

×