Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Sốt phát ban ở trẻ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.5 KB, 8 trang )

Sốt phát ban ở trẻ
Sốt phát ban là bệnh thường gặp ở trẻ, do một số loại
siêu vi trùng gây ra như sởi, Rubella, ECHO,
Coxsackie… Hầu hết, trẻ em đều ít nhất một lần mắc
bệnh và đa số xảy ra ở trẻ từ 1 đến 5 tuổi.

Đa số bệnh thường xảy ra ở trẻ từ 1 đến 5 tuổi
(google image)
Bệnh biểu hiện bằng sốt và nổi nhiều chấm đỏ rải rác
toàn thân (phát ban), có hoặc không có nổi hạch sau
tai. Hiện nay, trẻ bị sốt phát ban chủ yếu do sởi và
rubella (ban đỏ). Ban đỏ hay sởi thường có biến
chứng viêm phổi, viêm tai giữa, kiết lỵ và nặng hơn
là viêm não…

Các dấu hiệu của bệnh

- Sốt cao: Đây là biểu hiện hay gặp, thường sốt cao
liên tục từ 3 đến 5 ngày, thậm chí kéo dài 7 ngày
nhưng cũng có những bé chỉ sốt về chiều và đêm. Trẻ
thường sốt từ 38-39oC, thậm chí 40- 41oC. Mới đầu
khi hạ sốt, trẻ tỉnh táo lại và có thể chơi bình thường.

- Viêm long đường hô hấp: Kèm theo sốt, trẻ thường
có các biểu hiện viêm long đường hô hấp như chảy
nước mũi, hắt hơi, họng đỏ gây kích thích làm bé ho,
nuốt vướng nên trẻ không chịu ăn.

- Rối loạn tiêu hóa: Thường xuất hiện sớm nếu
nguyên nhân gây sốt do virut đường tiêu hóa, cũng có
thể xuất hiện muộn hơn vài ngày sau khi sốt với đặc


điểm là đại tiện lỏng, mùi chua, không có máu, chất
nhày.

- Viêm hạch: Đặc biệt là các hạch vùng đầu, mặt, cổ
thường sưng to, đau nên ta có thể nhìn hoặc sờ thấy.

- Phát ban: Thường xuất hiện 2 - 3 ngày sau khi sốt.
Khi xuất hiện ban, trẻ sẽ đỡ sốt. Nếu là ban của sởi,
sẽ xuất hiện từ đầu đến chân tay rồi tự biến mất. Với
các loại ban khác thì có thể xuất hiện lung tung hoặc
mọc cùng một lúc toàn thân.

- Viêm kết mạc: Kết mạc làm mắt có thể đỏ, có dử
mắt, chảy nước mắt.

- Nôn: Có thể trẻ nôn nhiều lần nhưng thường xuất
hiện sau khi ăn.

- Đau đầu, đau người: Biểu hiện ở trẻ nhỏ là quấy
khóc, khó chịu, cằn nhằn không chịu ăn, bỏ bú.

Xử trí và chăm sóc

- Bệnh sốt phát ban có thể điều trị tại nhà bằng thuốc
hạ sốt (paracetamol) khi trẻ sốt trên 390C, thuốc
giảm ho nếu trẻ ho nhiều.

- Bệnh do vi rút gây ra nên kháng sinh không có hiệu
quả điều trị. Trẻ bị sốt cao liên tục trong nhiều ngày,
cơ thể đã mệt mỏi lại uống thêm kháng sinh, có thể bị

tác dụng phụ gây rối loạn tiêu hóa làm trẻ không hấp
thu được chất dinh dưỡng. Vì thế, sức đề kháng càng
giảm, sức khỏe càng yếu, khiến sốt càng kéo dài ở
trẻ. Do vậy, điều quan trọng là bạn cần kiên trì hạ sốt
và bù nước cho trẻ (nước trái cây, dung dịch
oresol ). Có trường hợp, trẻ mới dùng thuốc hạ sốt
được 2 - 3 tiếng đã tái sốt lại thì không cho trẻ uống
tiếp thuốc hạ sốt mà cần dùng khăn ấm lau vào bẹn,
nách, trán Nếu kèm theo triệu chứng sổ mũi nhiều,
cần rửa nước muối sinh lý hàng ngày giúp mũi bé
thông thoáng.

Không được vệ sinh, tắm rửa kéo dài khiến trẻ bị
lạnh (google image)
- Khi bị bệnh, trẻ thường biếng ăn, bỏ bú nên rất dễ
suy dinh dưỡng và bị các biến chứng khác. Phụ
huynh nên dỗ dành và tiếp tục cho trẻ ăn, bú nhiều
lần trong ngày. Nếu bé bị nghẹt mũi, cần làm thông
thoáng mũi trước khi cho bú.

- Không nên kiêng nước, kiêng gió mà cần vệ sinh
cơ thể cho bé bằng nước ấm hàng ngày để tránh
nhiễm trùng da và biến chứng viêm phổi. Tắm rửa
hàng ngày còn làm cho trẻ dễ chịu, tỉnh táo và bớt
ngứa ngáy hơn. Bạn nên lưu ý không được vệ sinh,
tắm rửa kéo dài khiến trẻ bị lạnh.

Đưa trẻ đi cấp cứu khi có các dấu hiệu sau:

- Trẻ sốt cao trên 38,5oC, đặc biệt là trên 39oC và đã

dùng thuốc hạ sốt kèm theo các biện pháp như để trẻ
nằm thoáng mát, cởi bớt quần áo, bỏ bớt chăn, tã áo
và lau khăn ướt ấm ngoài da mà không hiệu quả.

- Trẻ ngủ nhiều li bì, xuất hiện co giật hoặc lơ mơ mê
sảng, đau đầu liên tục, buồn nôn, nôn khan nhiều lần,
sốt kéo dài trên 5 ngày.

Phòng bệnh

Để phòng bệnh, cần nâng cao sức đề kháng cho trẻ
bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, cho trẻ uống nhiều
nước hàng ngày, giữ vệ sinh trong ăn uống và đặc
biệt là đồ chơi của trẻ phải được đảm bảo sạch sẽ.

- Sốt phát ban là bệnh dễ lây, nhất là trong gia đình
và trường học. Do đó, khi trẻ bị bệnh, cần tránh cho
tiếp xúc với người khác, nhất là trẻ em. Khi trẻ bị sốt
virut, nên cho trẻ nghỉ học đến khi khỏi hẳn để tránh
lây cho các bé khác. Những người xung quanh nên
phòng bệnh bằng cách nhỏ nước muối, ăn nhiều hoa
quả giàu vitamin C để nâng cao sức đề kháng của cơ
thể.

- Hầu hết, khi bị sốt phát ban hay tiêu chảy, cần cho
trẻ ăn nhiều hơn bình thường thành nhiều bữa với các
thức ăn dễ tiêu. Với bệnh tiêu chảy, cách phòng ngừa
tốt nhất là chỉ cho trẻ ăn những thức ăn gia đình hay
nhà trường nấu, không nên ăn uống hàng rong.


- Chủ động và hữu hiệu nhất vẫn là tiêm vacxin
phòng sởi cho bé từ 9 đến 11 tháng và tiêm lại vào
những năm tiếp sau. Hiện nay, còn có vacxin phòng
Rubella để trẻ có miễn dịch chủ động phòng tránh
được 2 bệnh sốt phát ban do sởi và Rubella.
BS Phạm Thị Thanh Mai

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×