Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Ký sinh trùng đường ruột ở trẻ em pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.75 KB, 13 trang )

Ký sinh trùng đường ruột ở trẻ em
Cho trẻ ăn uống không vệ sinh chính là nguyên nhân
đưa trứng ký sinh trùng vào cơ thể của trẻ. Bởi phần
lớn ký sinh trùng xâm nhập vào ruột trẻ qua đường
miệng.

Ăn uống không vệ sinh là nguyên nhân đưa trứng ký
sinh trùng vào cơ thể của trẻ (google image)
Amip

A-míp là một sinh vật đơn bào sống trong nước hoặc
trong thức ăn bẩn, xâm nhập được vào cơ thể người
rồi sống bám vào ruột khiến người bệnh đi tiêu chảy,
nhiều khi đi ra phân có máu. Trong ruột già của
người có khoảng 6-7 loài amip sống ký sinh, trong đó
Entamoeba histolytica là tác nhân gây bệnh quan
trọng. Khi vào cơ thể sẽ gây ra các tổn thương (lỵ
amip) hoặc các tổn thương ngoài ruột như gan, não,
da…

Điều trị amip chủ yếu bằng Emetin (là alkaloid chiết
xuất từ cây Ipeca), nhóm Imidazole (Metronidazole,
Tinidazole, Ornidazole-Thuốc khuếch tán, thâm nhập
sâu vào bên trong và phá huỷ hay ức chế sự tổng hợp
AND của ký sinh trùng), nhóm di-
iodohydroxyquinolin (là những thuốc trị amíp bằng
cách tiếp xúc. Thuốc này không dùng cho trẻ còn bú.

Giardiasis

Giardiasis là một loại ký sinh trùng cực nhỏ cư trú


trong ruột. Trẻ dễ bị tiêu chảy do nhiễm ký sinh trùng
này. Giardiasis có khả năng sinh sôi nảy nở trong
ruột và trẻ cần được điều trị bởi một loại thuốc đặc
biệt, theo chỉ định của bác sĩ.

Giun kim

Giun kim có tên khoa học là Enterobius vermicularis,
màu trắng, dài 10 mm, có thể lây từ người này sang
người khác. Giun kim sống ở ruột già, giun cái đẻ
trứng ngay ở hậu môn gây ngứa hậu môn. Khi trẻ gãi,
giun qua tay lên miệng gây tái nhiễm giun rất
nhanh.Giun kim thường di động nên thường gây ra
những kích thích, nhất là những kích thích thần kinh
đối với trẻ nhỏ như gây đái dầm, ngủ hay bị giật
mình, hoảng sợ.

Ngoài ra, khi trẻ bị nhiễm giun kim thường khó ngủ,
hay quấy khóc do ngứa hậu môn, thường xuyên bị rối
loạn tiêu hóa, phân lỏng, có thể nhìn thấy giun kim ở
hậu môn hoặc trong phân. Ở một số bé gái, giun chui
vào âm hộ đẻ trứng làm trẻ ngứa, bứt rứt, hay khóc
đêm, nghiến răng. Giun kim cũng có thể vào phổi,
thực quản, hốc mũi, cổ tử cung và gây viêm các cơ
quan này. Giun kim cũng gây rối loạn tiêu hoá: Trẻ
thường bị đau bụng, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá
và hấp thu thức ăn, nhất là ở trẻ nhỏ. Giun kim có thể
gây viêm ruột thừa, làm thủng ruột…

Có thể dùng một trong các thuốc sau đây để điều trị

và dùng liều nhắc lại sau 2 và 4 tuần: Albendazol,
mebendazol có thể uống trong bữa ăn hoặc vào bất cứ
lúc nào. Điều trị giun kim cho trẻ em cần phải phối
hợp với vệ sinh hậu môn cho trẻ.

Giun móc

Giun móc ký sinh chủ yếu ở tá tràng, ngoài ra có thể
ở phần đầu ruột non. Giun móc cắn sâu răng móc vào
niêm mạc ruột để hút máu và để khỏi bị tống ra
ngoài. Trung bình mỗi ngày, một con giun móc có
thể hút từ 0,03 – 0,2ml máu. Trẻ em nhiễm giun móc
chiếm khoảng 10%. Ấu trùng giun móc xâm nhập
vào cơ thể chủ yếu qua da và qua đường miệng. Trẻ
nhiễm giun móc thường đau bụng vùng trên rốn, có
thể có phân đen, thiếu máu từ từ, da xanh niêm mạc
nhợt. Trường hợp nhiễm nặng dễ gây thiếu máu nặng,
suy tim và có thể tử vong nếu không được điều trị kịp
thời.

Điều trị điều trị giun kết hợp với điều trị thiếu máu.
Thuốc: Mebendazole, flubendazole hoặc albendazole.

Giun tóc

Do loại Trichiuris Trichiura dài 4 – 5cm sống ở đại
tràng. Lây nhiễm do thức ăn, đồ uống sống, bẩn chứa
trứng giun.

Điều trị giun tóc bằng mebendazole, flubendazole

hoặc albendazole.

Giun đũa

Giun đũa (ascaris lumbricoides) là loại ký sinh trùng
đường ruột phổ biến nhất. Trẻ em bị nhiễm giun đũa
chiếm từ 80-90%. Giun trưởng thành có kích thước
20 – 40cm x 3 – 6mm, sống được trên 1 năm.

Giun đũa sống ở ruột non của người. Giun cái đẻ
trứng, trứng theo phân ra ngoài gây ô nhiễm đất,
nước. Qua nước, thức ăn, tay bẩn ấu trùng vào cơ thể
và trở thành giun trưởng thành. Giun có thể sinh sản
tới hàng trăm con trong ruột gây tắc ruột hoặc di
chuyển vào đường mật gây áp-xe gan. Trẻ bị nhiễm
giun đũa thường đau bụng vùng quanh rốn, nôn ra
giun, đi ngoài ra giun, bụng ỏng, gầy yếu. Nếu trẻ
đau bụng dữ dội và kéo dài thường là biến chứng của
giun như giun chui đường mật, tắc ruột…

Những tác hại do giun đũa gây ra là do chúng đã
chiếm thức ăn, chiếm vitamin, đặc biệt là vitamin A ở
ruột để phát triển và sinh sản. Chúng còn bài tiết ra
chất Askaron, nếu thường xuyên sẽ gây nhiễm độc
cho cơ thể. Trong ống tiêu hóa, giun đũa luôn kích
thích, làm tổn thương vùng niêm mạc ruột dưới dạng
phì đại hoặc mất tế bào. Giun đũa cũng gây rối loạn
tiêu hóa và làm giảm khả năng hấp thu các chất dinh
dưỡng, ảnh hưởng tới việc tiêu hóa mỡ, đạm tại ruột
dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng…


Có thể dùng một trong các thuốc sau để điều trị giun
đũa: albendazol, levamisol, pyrantel pamoat,
mebendazol, piperazin. Nhiễm giun đũa, giun móc và
giun tóc thường đi kèm với nhau nên có thể điều trị
đồng thời bằng albendazol, mebendazol hoặc oxantel,
pyrantel pamoat.

Để tránh nhiễm giun sán nên cho trẻ rửa tay sạch
trước khi ăn,
sau khi đi đại, tiểu tiện (google image)

Giun lươn

Là loại Strongyloides stercoralis, loại giun này nhỏ
dài 2 – 3cm, sống ở đoạn đầu ruột non, ít gặp hơn
giun đũa và giun móc; ký sinh nhiều năm trong cơ
thể vật chủ. Ấu trùng theo phân ra ngoài và lây nhiễm
cho con người qua da khi tắm nước bẩn hoặc đi chân
đất trong bùn.

Thường không có triệu chứng đặc hiệu, chỉ có các
biểu hiện đau thượng vị, rối loạn tiêu hóa, táo lỏng
xen kẽ từng đợt. Cần chú ý khi có sự lan tỏa của ấu
trùng vào trong mọi phủ tạng là biến chứng nặng,
thường xảy ra ở người suy giảm miễn dịch và thường
gây tử vong.

Có thể điều trị bằng mebendazole, flubendazole hoặc
albendazole, nhưng thibendazole mới là thuốc điều trị

đặc hiệu.

Sán xơ mít

Gồm Taenia saginata và Taenia solium, đây là loại
giun dẹt có đốt, đường kính 2 – 3mm, sán trưởng
thành sống ở ruột non, mỗi đốt chứa trứng ra ngoài
được bò hoặc lợn ăn phát triển thành nang sán.

Người ăn thịt lợn hoặc bò này không được nấu chín
sẽ mắc bệnh. Biểu hiện đau bụng mơ hồ, không rõ
ràng, chán ăn hoặc ăn không biết no. Điều trị bằng
nicosamid hoặc praziquantel.

Sán máng

Do loài sán dẹt Schistosoma gây ra, xâm nhập cơ thể
qua da khi người hoạt động dưới nước. Sán máng và
trứng sán ký sinh và gây tổn thương ở ruột, gan, phổi,
tim, não, thận, bàng quang có khi gây tử vong. Trẻ
em bị nhiễm sán là một nguyên nhân gây suy dinh
dưỡng và chậm lớn.

Điều trị bằng praziquantel, nếu không đáp ứng có thể
dùng oxamniquin.

Sán lá gan lớn

Do nhiễm loài sán Fasciola hepatica. Biểu hiện lâm
sàng chia làm 3 giai đoạn, biểu hiện cấp tính là giai

đoạn ấu trùng vào gan, các triệu chứng sẽ là sốt, đau
vùng gan, tăng bạch cầu ái toan, gan to, chức năng
gan bị tổn thương; giai đoạn tiềm tàng biểu hiện với
các triệu chứng rối loạn tiêu hóa mơ hồ, đây là lúc
sán cư trú trong đường mật; giai đoạn tắc nghẽn là
hậu quả của viêm và phì đại đường mật.

Thuốc điều trị là Egaten

Sán lá gan nhỏ

Con trưởng thành sống ở đường mật, đôi khi sống
trong ống tụy. Trứng nở trong nước hoặc được ốc ăn
vào sẽ nở thành ấu trùng, ấu trùng thâm nhập vào cá,
đóng nang, người ăn phải loại cá này chưa nấu chín
(chủ yếu do tập quán ăn gỏi cá) sẽ mắc bệnh. Biểu
hiện lâm sàng âm thầm và không đặc hiệu với sốt,
đau bụng và tiêu chảy. Nếu để lâu dài không điều trị
sẽ dẫn đến các biến chứng viêm đường mật, xơ quanh
khoảng cửa, có thể xuất hiện ung thư biểu mô đường
mật.

Praziquantel là thuốc được lựa chọn hàng đầu trong
việc điều trị bệnh sán lá gan nhỏ. Trẻ mắc sán lá gan
cần phải được theo dõi điều trị tại các cơ sở y tế có
chuyên khoa ký sinh trùng.

Biện pháp phòng tránh ký sinh trùng đường ruột
ở trẻ


– Nên cho trẻ ăn chín, uống sôi để đảm bảo an toàn.
Tuyệt đối không cho trẻ ăn đồ ăn sống, các món gỏi
Các loại thịt tái, trứng ốp lết còn sống… theo quan
niệm của nhiều người thì đó là những thức ăn bổ
dưỡng cho trẻ em, nhưng thực ra nó chứa mầm bệnh
giun sán rất cao, cũng không tốt cho hệ tiêu hóa của
trẻ nhỏ, nhất là những trẻ dưới 5 tuổi.

– Bạn nên chú ý vệ sinh cá nhân cho trẻ, thường
xuyên cắt móng tay, tập cho trẻ thói quen rửa tay
trước và sau khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh

– Nên sổ (tẩy) giun, sán định kỳ cho trẻ.

Lưu ý

Không tự ý sử dụng thuốc, cần phải có sự chỉ dẫn của
bác sĩ trước khi cho trẻ điều trị ký sinh trùng đường
ruột.
Theo Mangthai

×