Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

2 bệnh bé sơ sinh dễ mắc pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.67 KB, 7 trang )

2 bệnh bé sơ sinh dễ mắc
Khoảng thời gian sau sinh từ một vài ngày đến một
vài tuần, bé rất dễ bị vàng da hay viêm mũi. Vì vậy,
bạn nên chú ý theo dõi bé để phòng và tránh 2 chứng
bệnh này.

Bạn nên chú ý theo dõi bé để phòng và tránh 2 ch
ứng
bệnh này (google image)
1. Bệnh vàng da

Đây là hiện tượng xảy ra do hồng cầu của thai nhi bị
phá hủy để thay thế bằng hồng cầu mới.

Bạn nên lưu ý 2 loại vàng da ở bé sơ sinh là vàng da
sinh lý (không đáng lo ngại, sẽ tự biến mất sau một
vài tuần) và vàng da bệnh lý (rất nguy hiểm, bạn nên
nhanh chóng đưa bé đi khám).

Vàng da sinh lý: Xuất hiện khoảng từ ngày thứ 3 sau
khi bé chào đời.

Biểu hiện: da bé hơi vàng, bắt đầu xuất hiện ở mặt rồi
đến chân, tay và khắp cơ thể. Dấu hiệu vàng da ở bé
tăng lên đến một vài tuần tiếp theo và có xu hướng
giảm dần. Sau khoảng thời gian này, da bé lại trở về
trạng thái hồng hào, khỏe mạnh.

Bạn có thể thấy mắt và nước tiểu của bé cũng xuất
hiện dấu hiệu ngả vàng. Tuy nhiên, triệu chứng này
không gây hại cho sức khỏe bé, bé vẫn ăn ngon, ngủ


kỹ và tăng cân đều.

- Vàng da bệnh lý: Xuất hiện sau vài ngày bé chào
đời.

Da bé có màu vàng sẫm, tăng rất nhanh. Bé có một số
biểu hiện khác kèm theo như sốt, liên tục quấy khóc,
nôn, co giật, nước tiểu vàng sẫm, biếng ăn… Khi ấy,
bạn nên nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ.

Cách phát hiện

- Sau khi sinh 1-2 ngày, bạn nên quan sát màu da của
bé dưới ánh sáng xem bé có xuất hiện các dấu hiệu
vàng da không.

- Dùng ngón tay trỏ ấn nhẹ vào trán và má bé, nếu da
bé có màu vàng sậm, không trắng như những bé
khác, bạn cần đặc biệt lưu ý.

- Xem xét một số biểu hiện khác của bé như nước
tiểu có màu vàng không, bé có sốt và hay quấy khóc
không…

Xử trí

- Với trường hợp bé mắc chứng vàng da nhẹ, bạn có
thể điều trị tại nhà bằng cách tắm nắng. Tốt nhất, bạn
nên cho bé lại gần cửa sổ - nơi có ánh nắng mặt trời
vào khoảng 7h30 đến 8h sáng hàng ngày.


- Cho bé bú mẹ nhiều hơn. Sữa mẹ có thể giúp bé đào
thải nhanh chất Bilirubin (một chất có sắc tố màu
vàng trên da) qua đường tiêu hóa.

- Trường hợp vàng da bệnh lý, bạn phải nhanh chóng
cho bé đi khám. Nhiều bé phải thay máu khi muốn
chữa trị chứng vàng da.

2. Viêm mũi

Dấu hiệu: Mũi bé bị ngứa, liên tục hắt hơi, chảy nước
mũi. Bé cũng có thể kèm theo dấu hiệu sốt cao.

Vì mũi bị tắc nên bé rất khó khăn khi bú mẹ. Đây là
dấu hiệu viêm mũi thông thường, bạn nên chú ý giữ
gìn vệ sinh, nhỏ thuốc nhỏ mũi (loại dành cho bé sơ
sinh), tình trạng này sẽ suy giảm sau 3-5 ngày.

Ngoài ra, bé còn gặp phải một số chứng bệnh viêm
mũi khác do lây bệnh lậu hoặc giang mai từ mẹ.

- Viêm mũi do bệnh lậu từ mẹ: Bắt đầu sau 3-5 ngày
bé chào đời. Không chỉ hai lỗ mũi và cả môi trên của
bé đều có biểu hiện sưng đỏ. Mũi bé bị tắc và chảy
mủ màu vàng xanh. Bé không bú được và bị sụt cân
nhanh chóng.

- Viêm mũi do bệnh giang mai từ mẹ: Xuất hiện
muộn hơn, khoảng 20-30 ngày sau khi bé chào đời.

Bé không bị đau hay sốt mà chị xuất hiện tình trạng
ngạt, tắc mũi. Nước mũi chảy ra có mùi tanh, hôi, đôi
khi lẫn máu. Môi trên của bé cũng bị sưng đỏ.

Ngoài ra, bé còn xuất hiện các dấu hiệu khác như nổi
sẩn đỏ ở gan bàn tay, bàn chân, mông và những vết
loét ở miệng.

Xử trí

Nếu bé bị sốt cao, bạn cần nhanh chóng tìm cách hạ
sốt cho bé: Lau người bé bằng khăn bông ấm. Nên
cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, nằm ở nơi
thoáng khí, tránh nơi gió lùa trực tiếp, không nên
dùng quạt thốc trực tiếp vào người bé.

Dùng thuốc hạ sốt nhóm paracetamol (Chú ý tham
khảo ý kiến bác sĩ về những loại thuốc hạ sốt được
phép cho bé dùng). Ngoài sữa mẹ, bạn có thể cho bé
dùng thêm một chút nước đun sôi để nguội vì sốt cao,
bé thường rất khát nước.

Tuyệt đối không cho bé dùng các loại thuốc nhỏ mũi
dành cho người lớn.

Khi bé bị viêm mũi kéo dài, nhất là các trường hợp
nghi ngờ bé bị viêm mũi do bệnh lậu và giang mai từ
mẹ, bạn nên nhanh chóng đưa bé đi khám.

Theo BabyMagazine


×