Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Khám phá bé sơ sinh (P2) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (626.28 KB, 7 trang )

Khám phá bé sơ sinh
(P2)
Nhiều bà mẹ đã trông chờ một cách sai lầm là sẽ thấy một em bé sạch
sẽ, ngoan ngoãn, giống như trong các đoạn phim quảng cáo trên truyền
hình.

Về các vết bớt

Nếu bạn không tìm thấy một vết mờ nào trên cơ thể em bé, thì chắc hẳn là
tại bạn chưa nhìn kỹ đó thôi.

Đa số các vết bớt chỉ là những điểm tựa bất thường dưới da của những mạch
máu nhỏ li ti. Các vết bớt này không gây hại và không làm cho bé đau. Dưới
đây là kiểu vết bớt thường gặp nhất:


Nếu bạn không tìm thấy một vết mờ nào trên cơ thể em bé, thì chắc hẳn là
tại bạn chưa nhìn kỹ đó thôi. (Ảnh minh họa).

Vết bớt trái dâu: Còn gọi là bớt “dấu cò” hay “cò mổ”; đây là những vết da
đổi màu, hồng hồng thường nhạt đi theo thời gian, nhiều khi chỉ vài tháng là
hết. Thoạt nhiên, chúng xuất hiện dưới dạng những đốm đỏ nhỏ, không phải
bao giờ cũng thấy rõ lúc mới sinh. Các vết bớt này có thể lớn lên thành
những u màu đỏ, lồi lên, khá là gây hoang mang cho bố mẹ bé trong những
tháng đầu, tuy nhiên trong năm thứ nhì, phần lớn các vết bớt này sẽ teo đi và
biến mất, không để lại sẹo nào

Vết bớt mạng nhện (vết chàm): Các vết bớt nhỏ này xuất hiện ngay sau khi
sinh, dưới dạng một lưới hay “mạng nhện” những mạch máu giãn nở. Phần
nhiều các vết này biến mất sau năm đầu.


Các vết chàm có sắc tố: Các mảng da nâu nâu này có thể xuất hiện bất cứ
nơi nào trên cơ thể. Chúng thường nhạt màu đi và gần như bao giờ cũng lan
rộng ra khi đưa trẻ lớn lên, nhưng ít khi trở nên sậm hơn.

Các vết bớt màu rượu chát: Thấy ở bất cứ chỗ nào trên cơ thể, các vết bớt
màu đỏ tươi hay đỏ sậm là do các mao quản dãn lở dưới da. Mặc dù cố định,
các vết bớt này có thể tẩy xoá đi được bằng liệu pháp sử dụng tia laser hay
hoa trang giấu đi bằng son phấn đặc biệt.

Vết bớt mông, cổ: Các em bé có nước ra sậm thường hay có những khoảng
da đổi màu vô hại, màu xanh dương sậm, thường thấy trên Lưng hay trên
mông; các vết bớt này tự nhiên sẽ nhạy màu đi.

Cân, đo

Người ta sẽ cân, đo vòng đầu và chiều dài em bé để có những chỉ số về tăng
trưởng và phát triển của em bé. Có thể sử dụng những chỉ số cân đo này để
làm cơ sở cho sự phát triển của cháu trong tương lai. Mặc dù các chỉ số cân
đo thường lệ này không thể nào tránh khỏi việc chênh lệch với “ số chuẩn
trung bình”, bạn cũng không nên quá lo lắng về chuyện này. Một con số
chuẩn trung bình chỉ là một cách tính theo toán học, nên “đứa trẻ chuẩn
trung bình” chỉ có tính cách lý thuyết thôi và không có trên thực tế.


Ảnh minh họa.

Số cân nặng

Các bé sơ sinh có trọng lượng rất khác nhau. Các yếu tố như tình trạng dinh
dưỡng, bánh nhau và nòi giống đều ảnh hưởng đến số cân nặng. Giới hạn số

cân đối với các em bé sinh đủ ngày đủ tháng là từ 2,5- 4,5kg. Nếu bạn cao,
hay nặng cân, hoặc bị bệnh đái tháo đường, thì thường là em bé của bạn có
khuynh hướng nặng cân.

Những phụ nữ bị cao huyết áp mãn tính, bị bệnh thận, hay tiền sản giật, và
các phị nữ hút thuốc trong thời gian mang thai, thì có nhiều xác suất sinh ra
con nhẹ ký hơn. Phần nhiều các bé gái hơi nhẹ cân hơn các bé trai, và những
trẻ sinh đôi thì thườn sẽ nhẹ cân hơn các bé sinh ra có một mình.

Bé của bạn sẽ giảm trọng lượng trong mấy ngày đầu sau sinh, nhưng đó là
điều bình thường vì cơ thể của bé phải điều chỉnh lại cho thích hợp với
những đòi hỏi về cách nuôi dưỡng. Khi chào đời bé phải tự xử lý lấy thức ăn
của mình, sẽ phải mất một thời gian mới thích nghi được với các cữ bú. Số
lượng cân bị giảm vào lúc này vào khoảng 170g. Phải mất vài ngày rồi số
cân em bé mới bắt đầu tăng lên được.

Ý nghĩa của hiện tượng tăng cân là nó phản ánh được tình trạng sức khoẻ
tổng quát về thể chất. Lên cân đều cho thấy lượng thức ăn ăn vào được đầy
đủ, và được hấp thụ, trong khi lên cân yếu hoặc thất thường hay sụt cân báo
hiệu lượng thức ăn ăn vào bị thiếu hoặc không được hấp thụ.

Vòng đầu

Vòng đầu của em bé lớn, không cân đối với kích cỡ, chiếm tới ¼ chiều dài
cỏ thể. Em bé càng nhỏ thì đầu càng lớn so với phần cơ thể còn lại. Vòng
đầu trung bình của em bé sơ sinh vào khoảng 35cm. Việc đo vòng đầu được
coi là một phần chính yếu trong việc khám một em bé, vì sự phát triển của
cái đầu phản ánh sự phát triển của bộ não. Một số đo vòng đầu lớn hay nhỏ
quá một cách bất thường có thể là dấu hiệu một tình trạng bất thường của
não bộ.


Ngực và bụng

Vòng ngực của em bé sẽ nhỏ hơn vòng đầu. Bụng của bé có thể trông như
rất lớn và căng nữa, tuy nhiên do các cơ bắp ở bụng còn yếu nên điều đó
không có gì là lạ.

Các tã lót đầu tiên

Phân và nước tiểu của em bé có lẽ còn lạ với bạn và nếu em bé của bạn là bé
gái, thì thậm chí có thể thấy có chút tiết dịch từ âm hộ. Tất cả những dấu
hiệu ấy không nhất thiết có nghĩa là có điều gì đó bất ổn.

Phân

Lần đi cầu đầu tiên của em bé sẽ có phân su, đây là chất nhớt của quá trình
tiêu hoá và trông có màu xanh đen. Một phần của phân su được tích lũy từ
nước ối nuốt vào trong khi em bé còn nằm trong bụng mẹ. Lượng phân su
đầu tiên phải được tống ra trong vòng 24 giờ đầu tiên và thông thường là hai
ngày sau cháu mới đi cầu lần kế tiếp. Sau ngày thứ tư bé có thể đi cầu 4-5
lần mỗi ngày.

Bạn sẽ để ý thấy là màu sắc và thành phần của phân chuyển biến từ phân su
sậm màu, xanh- đen, nhầy dính sang một thứ phân màu xanh – nâu, rồi vàng
sánh sệt.

Trong trường hợp bạn cho bé bú bình, phân bé có thể lợn cợn như trông
giống như trứng.

Đa số các bé đi cầu ngay sau khi cho bú, do một phản xạ dạ dầy - ruột kết

hoàn toàn lành mạnh, khiến cho một khi thức ăn vào bao tử là ruột tống phân
ra ngay. Một số bé ít đi cầu thường xuyên hơn nhiều, tuy nhiên miễn là
không phải rặn quá và phân mềm, có màu sắc bình thường thì chẳng có gì
đáng quan tâm. Còn nếu bé đi cầu không thường xuyên hoặc phân cứng quá
thì bạn nên cho bé uống chút nước ( một muỗng canh, tức 15ml) hai hay ba
lần mỗi ngày.

Nước tiểu

Các bé sơ sinh gần như đi tiểu liên tục vì các cơ bàng quang của bé chưa
phát triển. Bé không có khả năng nhịn tiểu dù chỉ là vài phút – nên nếu phải
thay tã bé 20 lần trong 24 giờ thì cũng là điều rất bình thường thôi. Khi đi
tiểu, trong nước tiểu sẽ thấy những chất gọi là urat có thể nhuộm tã bé một
màu hồng sậm hay đỏ. Điều này cũng là rất bình thường đối với một bé sơ
sinh.

Dịch tiết âm hộ

Các bé gái sơ sinh đôi khi tiết ra một dịch tiết âm hộ trong hay trắng đục.
Trong một vài trường hợp bạn có thể để ý thấy có một chút máu từ âm đạo
bé chảy ra, nhưng điều này hoàn toàn là bình thường và chỉ trong một hai
ngày là không còn thấy nữa. Nếu bạn thực sự lo lắng thì hãy hỏi ý kiến bác
sĩ để được yên tâm.

×