Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Nhận biết các loại biếng ăn ở bé ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.52 KB, 14 trang )

Nhận biết các loại biếng ăn ở bé
Đối với các bậc phụ huynh, có được đứa con hay ăn
chóng lớn là một niềm hạnh phúc vô biên, vì vậy nếu
chẳng may bé được liệt vào danh sách các bé biếng
ăn thì quả là một nỗi thất vọng vô cùng to lớn.

Cũng có khi bé biếng ăn do tâm lý của bé bất an
(google image)
Để tránh cho bé yêu nhà bạn không có tên trong danh
sách này, việc đầu tiên các bậc phụ huynh cần tìm
hiểu là phân biệt các loại biếng ăn để có hướng xử trí
đúng.

1. Bé quá kén ăn

Bé được xác đinh là quá kén ăn khi liên tục từ chối
một loại thức ăn đặc biệt nào đó do mùi vị hoặc hình
dáng bên ngoài của thức ăn. Với những bé kén ăn,
nếu cha mẹ cố ép bé phải ăn loại thực phẩm mà bé từ
chối thì khiến bé trở nên càng hoảng sợ hơn với
những loại thức ăn này. Theo các chuyên gia dinh
dưỡng, những bé kén ăn cũng gặp những khó khăn về
cảm giác khác như thấy bất an vì tiếng ồn lớn quá
hoặc có cảm giác có hạt cát hay cỏ dính dưới chân.

Trường hợp này phụ huynh cần phải tìm hiểu về bản
chất của các cảm giác sợ hãi khi ăn của bé và cần có
cách thức giúp bé quen dần với thức ăn, bằng cách:

- Bắt đầu với thức ăn mà bé chấp nhận


- Tiếp tục tiến hành giảm kén chọn từ từ, lưu ý nên
tập cho bé dần dần chứ không thúc ép, nên tôn trọng
ác cảm của bé.

- Hãy ăn “thức ăn mới” khi có sự hiện diện của bé và
tuyệt đối không cho bé bất kỳ thức ăn nào khác ngoài
những món cha mẹ muốn bé ăn.

- Hãy chế biến món ăn đúng theo khẩu vị của bé:
chua, cay, mặn, ngọt…

- Đừng tỏ ra quá lo lắng hay quá vui mừng, cha mẹ
nên giữ thái độ bình thường khi bé thích hay không
thích thức ăn mới này.

2. Bé hiếu động nên mải chơi, quên ăn

Những bé thuộc dạng này rất năng động, và hiếm khi
cha mẹ thấy bé có biểu hiện đói hay muốn ăn. Những
bé này thường thích chơi và giao tiếp với người khác
nhiều hơn là ăn, và khi ăn thì thường chỉ ăn một hai
miếng rồi thôi. Đa phần các bé ham chơi hơn ăn này
rất dễ bị phân tâm khi ăn, khó mà giữ bé ở nguyên tại
bàn ăn hoặc trên một ghế cao suốt bữa ăn.

Vì bé quá hiếu động nên việc cố gắng cho bé ăn đủ
suất là một việc khá nan giải. Nếu cha mẹ không phải
là những người bình tĩnh và kiên nhẫn sẽ dễ khiến
cha mẹ bị stress khi cho bé ăn và dẫn đến hành động
cưỡng bức bé ăn. Do đó, cách tốt nhất là cho bé ăn ít

đi vào mỗi bữa, và kết thúc bữa ăn sau 20 – 30 phút.
Để giúp bé có đủ năng lượng hoạt động, cha mẹ hãy
cho bé ăn thêm một bữa ăn nhẹ vào buổi chiều ngoài
2 bữa chính. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên hỗ trợ
dinh dưỡng cho bé bằng các thức ăn cũng như nguồn
dinh dưỡng giàu năng lượng để đảm bảo tăng trưởng
cho bé.

3. Bé bị bệnh

Bé biếng ăn hoặc từ chối ăn có thể do hậu quả của
một căn bệnh nào đó. Thông thường sau khi bé bị
bệnh, do sức khỏe chưa hồi phục nên bé sẽ có giai
đoạn biếng ăn, tuy nhiên tình trạng này sẽ nhanh
chóng qua khi bé đã khỏe mạnh thực sự, lúc này nhu
cầu dinh dưỡng ở bé rất cao nên bé sẽ ăn bù cho
những ngày không ăn. Cha mẹ không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, đôi khi biếng ăn còn do bé đang mắc một
chứng bệnh nghiêm trọng nào đó, như bệnh đại tràng.
Vì vậy, cách tốt nhất là cha mẹ nên đưa bé đến bác sĩ
để xác định chính xác nguyên nhân gây biếng ăn ở
bé.

4. Bé biếng ăn do tâm lý

Không chỉ với người lớn, trẻ con cũng có những vấn
đề về tâm lý gây ảnh hưởng đến nếp sinh hoạt hàng
ngày của bé, trong đó nổi bật nhất là tình trạng bé bỏ
ăn. Có một số dấu hiệu chứng tỏ bé biếng ăn do tâm
lý. Đó là:


Bé chán nản, buồn bã, không thích ăn

Bé mắc tình trạng này có khuynh hướng ít nói và ít
giao tiếp không lời (cười, bi ba bi bô, tiếp xúc bằng
mắt) với người chăm sóc. Nguyên nhân thường do bé
đã phải trải qua một cú sốc tâm lý nặng khiến bị trầm
cảm như bé cảm thấy mình bị bỏ rơi do cha mẹ ly
hôn hoặc không quan tâm đến bé, cũng có khi bé đã
từng bị lạm dụng.

Trong trường hợp này phụ huynh cần phải chú ý chọn
người cho bé ăn. Những bé này có khuynh hướng chỉ
đồng ý ăn khi được một người mà bé thích cho ăn. Vì
vậy cha mẹ nên chọn người cho bé ăn nhiệt tình và có
kinh nghiệm. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần trò
chuyện với bé, trấn an bé nhằm giúp bé giải tỏa tâm
lý lo lắng, sợ hãi khi bị stress. Nếu tình trạng của bé
chuyển biến xấu nên cho bé nhập viện để được điều
trị.

Bé bị đau bụng khi ăn

Đau bụng khi ăn thường xảy ra ở những bé khỏe
mạnh, nhỏ hơn 1 tuổi. Trong quá trình ăn chúng ta
thường thấy bé khóc mà không thể dỗ được và làm
gián đoạn bữa ăn. Đối với trường hợp này, phần lớn
các bà mẹ có khuynh hướng cho bé ăn thường xuyên
hơn vì cho rằng đói là nguyên nhân khiến bé khóc.
Những bé nặng có thể bị đứng cân hoặc sụt cân.


Để khắc phục, việc cần làm trước tiên là phụ huynh
cần phải trấn an bé. Có thể cho bé ăn trong phòng yên
tĩnh với ánh sáng dịu và im lặng. Đối với những bé
nhỏ, cha mẹ hãy khiến bé cảm thấy thoải mái bằng
cách quấn tã cho bé hoặc có thể ôm sát da thịt mẹ
theo kiểu kanguru. Một lưu ý nhỏ nữa là việc tắm cho
bé bằng nước ấm cũng có thể giúp bé ngưng khóc.

Bé sợ ăn

Bé sợ ăn thường biểu lộ sự sợ hãi khi biết sắp phải
ăn. Bé có thể khóc khi thấy thức ăn hoặc bình sữa.
Khi được cho ăn bé có thể phản ứng bằng cách khóc,
ưỡn người hoặc ngậm chặt miệng. Trường hợp này
có thể xảy ra ở bé đã từng có cảm giác sợ hãi khi ăn
(như bị ngạt thở, bị cưỡng bức cho ăn…) hoặc ở bé
đã từng được nuôi ăn bằng ống.

Đối với những bé này, việc trấn an bé là rất quan
trọng. Cha mẹ cần nhẹ nhàng giúp bé hiểu rằng ăn
không phải là chuyện gì ghê gớm hoặc ép buộc. Song
song đó, cha mẹ nên giúp bé hình thành thói quen ăn
uống tốt bằng cách:

- Cho bé ăn khi bé cảm thấy thư giãn hoặc đang ngáp
ngủ.

- Có thể thay cách cho ăn khác, chẳng hạn cho bé ăn
bằng ly hoặc thìa thay vì dùng bình sữa.


- Để an tâm hơn về tình trạng dinh dưỡng của bé, cha
mẹ cần bổ sung thêm dinh dưỡng cho bé với các sản
phẩm có thành phần dinh dưỡng đầy đủ và cân đối
như “PediaSure BA”. Ngoài ra cần chú ý điều trị bất
cứ trường hợp đau hay khó chịu nào có thể có ở bé.
Đối với bé phải nuôi ăn qua ống, nên chuyển bé đến
trung tâm y tế liên chuyên khoa để điều trị.

5. Tại mẹ nghĩ bé biếng ăn

Một số bé được phụ huynh cho là ăn ít nhưng thực ra
là lượng thức ăn bé ăn vào phù hợp với chiều cao và
nhu cầu dinh dưỡng của bé. Có thể bé trông nhỏ con
nhưng thực tế là bé đã đạt được mức tăng trưởng phù
hợp với chiều cao trung bình của cha mẹ. Đối với
những bé này, việc phụ huynh quan tâm và lo lắng
quá mức có thể dẫn đến việc cưỡng bức ăn và như
vậy sẽ có tác dụng ngược lên bé, khiến bé trở thành
biếng ăn thực sự.

Với những bé này, cha mẹ cần có hiểu biết đúng về
sự tăng trưởng ở trẻ nhỏ. Các bậc phụ huynh nên đến
bác sĩ dinh dưỡng để tham vấn về tình trạng dinh
dưỡng của bé và phải hoàn toàn tin tưởng ở những lời
nhận xét của các bác sĩ. Tuy nhiên, nếu vì quá sợ bé
suy dinh dưỡng hay chậm tăng trưởng mà các bậc cha
mẹ không thể yên tâm dù được bác sĩ khẳng định là
con bạn đang phát triển tốt, cha mẹ có thể tư vấn bác
sĩ để được hướng dẫn nguồn dinh dưỡng đầy đủ và

cân đối, nhằm giảm áp lực phải ép buộc bé ăn.

Để nhận biết chính xác con bạn thuộc dạng biếng ăn
nào, Pediasure BA giới thiệu công cụ hỗ trợ cha mẹ
nhận biết và điều trị biếng ăn ở trẻ em (IMFed for
children), được Hội Nhi khoa Việt Nam chứng nhận.
Công cụ này phân loại ra 6 loại biếng ăn với các biểu
hiện như sau:

* Bé ít thèm ăn

- Dường như không quan tâm đến thức ăn và ít khi có
biểu hiện đói bụng.

- Quan tâm nhiều đến việc chơi và giao tiếp với mọi
người hơn là ăn uống.

- Thường chỉ ăn vài miếng và sau đó từ chối ăn thêm
nữa.

- Thường cố gắng rời khỏi chiếc ghế cao và tránh xa
bàn ăn vào giờ ăn.

* Bé ác cảm với thức ăn

- Từ chối nhiều loại thức ăn vì mùi vị, hình thức,
hoặc kết cấu của thức ăn đó quá lỏng, quá đặc hoặc
quá nhám. Chỉ ăn với số lượng hạn chế.

- Rất miễn cường khi thử món ăn mới.


* Bé đang bị bệnh

Thường bắt đầu ăn rất hăm hở, nhưng sau đó trở nên
rất khổ sở khi ăn và từ chối tiếp tục ăn.

* Bé sợ ăn

- Dường như sợ hãi và kiên quyết chống lại việc ăn
thức ăn hoặc thức uống từ chai hoặc từ một tách.

- Trở nên sợ hãi khi bị đặt vào chỗ để cho ăn hoặc khi
đối mặt với các dụng cụ cho ăn và thức ăn.

* Bé thờ ơ với chuyện ăn

- Dường như suy yếu

- Ít khi thèm ăn hoặc đói bụng.

- Rất ít biểu hiện quan tâm đến ăn uống

- Không cười hoặc nói nhanh hoặc nói rất nhiều.

*Cha mẹ lo lắng thái quá cho vấn đề dinh dưỡng của
con

Có biểu hiện đói và dường như quan tâm đến thức ăn,
nhưng nói chung cháu ít thèm ăn.
Theo Cha mẹ & Con


×