Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Phân biệt các cơn đau tai ở bé pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.23 KB, 5 trang )

Phân biệt các cơn đau tai ở bé

Chấn thương ở tai, cảm lạnh hoặc thay đổi áp suất là những yếu tố
khiến bé bị đau tai. Tuy nhiên, kết luận về tình trạng đau tai ở bé chỉ chính
xác khi được bác sĩ trực tiếp chẩn đoán.
Một vài dấu hiệu để bạn tham khảo với bé dưới 1 tuổi từ Askbaby.
Bé mắc các bệnh truyền nhiễm
- Bé thường hay quấy khóc, thích sờ tay lên tai.
- Bé sốt cao.
- Bé kém bú, kém ăn, dễ bị nôn trớ.
- Bé bị mắc chứng tiêu chảy.
- Chất dịch lỏng chảy ra từ tai bé, bé nghe kém.



Bé bị đau răng
- Bé chảy nước mũi.
- Vùng lợi của bé có dấu hiệu tấy đỏ.
- Bé hay quấy khóc, dễ cáu kỉnh.
- Bé kém bú, kém ăn, khó khăn khi nuốt.
- Bé khó ngủ.
Có vật lạ vào tai bé
Bạn có thể kiểm tra vật lạ trong tai bé bằng cách quan sát sâu trong tai bé ở
chỗ sáng.
- Tai bé có thể bị chảy máu, sưng đỏ.
- Bé bị đau nếu bạn chạm vào tai bé.
Bé bị viêm tai
- Bé khóc thét khi nhai, nuốt thức ăn hoặc khi bạn kéo vành tai bé.
- Tai bé bị chảy mủ vàng, có mùi hôi.
- Tai hoặc các vùng da quanh cổ bé có dấu hiệu sưng tấy.
- Bé khóc thét khi bạn chạm tay vào tai.


Bé bị cảm lạnh
- Bé bị giảm nhiệt độ cơ thể (lạnh).
- Bé chảy nước mũi.
- Bé dễ cáu kỉnh, hay quấy khóc và thích dùng tay kéo tai.
Bé bị thay đổi áp suất
- Bé quấy khóc và dùng tay kéo tai.
- Dấu hiệu đặc trưng nhất là bé khó chịu khi bé ở trong những hoàn cảnh
đặc biệt như trên núi hoặc gần khu vực sân bay.
Bé bị chấn thương ở tai
- Bé hay quấy khóc, đặc biệt khi bạn chạm nhẹ vào tai bé.
- Dấu hiệu cơ bản là bạn quan sát xem có vết thương nào ở khu vực ngoài
tai của bé không. Nếu bé vừa bị ngã hoặc bị vật gì đó đập vào tai, bạn cũng nên
lưu ý tình trạng tổn thương tai ở bé.


×