Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phụ nữ mang thai không nên ăn gì? pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.15 KB, 5 trang )

Phụ nữ mang thai không
nên ăn gì?
Có những thực phẩm mà bà bầu không biết có nên ăn hay không và luôn lo lắng
nó sẽ hại cho sức khỏe của thai nhi. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để đảm bảo
chế độ dinh dưỡng hợp lý và tốt cho cả mẹ và thai nhi nhé!
Hãy tìm hiểu những thực đơn dưới đây để biết rằng phụ nữ mang thai không nên
ăn gì nhé!
Đồ ăn bà bầu nên kiêng:

1. Táo mèo (tên khác là sơn tra)
Sơn tra giá trị dinh dưỡng cao, lại có công hiệu tiêu hóa thức ăn và khai vị. Nó vừa
chua vừa ngọt, rất “vừa miệng” đối với bà bầu. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai
không nên ăn nhiều loại quả này. Có tài liệu đã chứng tỏ, sơn tra làm hưng phấn tử
cung, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, gây sẩy thai và sinh non.

2. Lạc

Ăn lạc trong quá trình mang thai làm sẽ làm nguy cơ mắc bệnh dị ứng của đứa trẻ
sau này cao gấp 4 lần. Ngoài ra, việc sử dụng loại thực phẩm này khi cho con bú
cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh cho đứa trẻ. Mặc dù, lạc là nguồn cung
cấp axit folic, chất không thể thiếu cho việc phát triển nơ ron thần kinh ở trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, ta vẫn có thể thay thế loại thực phẩm này bằng đậu Hà Lan, loại thực
phẩm này có chứa axit folic nhiều hơn và ít chất béo hơn.
3. Long nhãn

Bà bầu không nên ăn nhãn.
Sở dĩ như vậy là do phụ nữ khi có thai, phần lớn xuất hiện âm hỏa hư, có triệu
chứng nóng trong và thường có các hiện tượng như táo bón, tiểu tiện đỏ xẻn, rêu
lưỡi khô và vàng, miệng đắng, họng rát, cho nên để từ âm thanh nhiệt, lương huyết
an thai, nếu lúc này ăn long nhãn, chẳng những không có tác dụng bồi bổ, ngược
lại còn làm tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức


bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai, đặc biệt là phụ nữ có thai
thời kỳ đầu đến 7, 8 tháng, càng phải kiêng ăn long nhãn.

Trong dân gian, có những phụ nữ có thai, trước khi sinh nở uống nước long nhãn,
đó chủ yếu là những phụ nữ mang thai có thể chất yếu. Vì khi sinh nở phải tiêu
hao thể lực khá lớn. Phụ nữ mang thai có thể lực yếu, khi sắp "ở cữ" thường dễ
xuất hiện tay chân mềm nhũn bất lực, chóng mặt hoa mắt, vã mồ hôi. Cho họ uống
một bát nước long nhãn có khí nóng bốc lên, vừa thơm vừa ngon, sẽ rất có lợi cho
việc tăng cường thể lực, ổn định tinh thần, giúp cho việc sinh nở tốt hơn. Đương
nhiên, những phụ nữ mang thai có thể lực tốt thì không nhất thiết phải uống một
bát nước long nhãn. Bà bầu luôn phải cảnh giác với những đồ ăn xung quanh vì
thế nên thường xuyên tìm hiểu xem phụ nữ mang thai không nên ăn gì.

Thế nhưng, sản phụ sau khi sinh con mà ăn long nhãn hoặc uống nước long nhãn
thì lại rất tốt. Sản phụ sau khi sinh, nếu có xuất hiện các triệu chứng váng đầu,
chóng mặt hoa mắt, vã mồ hôi, mạch nhỏ lưỡi nhạt, đó là hiện tượng huyết hư khí
thoát, có thể ăn cháo nóng nấu với long nhãn, nhân sen, hồng táo và gạo nếp, sẽ có
tác dụng ích khí bổ huyết rất tốt.

Nếu sản phụ có hiện tượng phù nhẹ, uống nước long nhãn còn có tác dụng điều trị
tích cực - cách ăn phải kết hợp với sâm style rồi hấp lên ăn. Cũng có thể hầm gà
với một chút long nhãn Tất cả đều có lợi cho việc điều dưỡng đối với người sức
yếu.
4. Đậu tương, đậu nành

Một nghiên cứu mới trên động vật của Viện Hopkins đã làm dấy lên câu hỏi liệu
ăn đậu tương khi mang thai có gây ra sự bất bình thường ở cơ quan sinh sản cũng
như thiểu năng tình dục ở các bé trai hay không? Tốt nhất là chúng ta tự nên tránh
vì đậu tương có thể là an toàn, nhưng đối với thai nhi hoặc trẻ em, chúng ta vẫn
chưa đủ thông tin về độ an toàn của nó.

5. Các loại cá họ kiếm như cá ngừ, cá thu đại dương, cá kiếm, cá mập, cá cờ

Vì chúng chứa hàm lượng thủy ngân cao. Một lượng lớn kim loại này có thể huỷ
hoại hệ thần kinh của con người, đặc biệt ở những bào thai đang phát triển. Nhưng
không phải loại cá nào cũng chứa thủy ngân. Có những loại hải sản bạn có thể ăn
thường xuyên như: tôm, cá hồi,…Bạn có thể ăn kết hợp với các loại tôm cá nước
ngọt.
6. Quẩy

Khi làm quẩy, người ta phải đưa vào một lượng nhất định phèn chua, mà phèn
chua chứa nhôm - một chất vô cơ. Khi rán quẩy, cứ 500 g bột mì phải dùng 15 g
phèn chua. Phụ nữ mang thai cứ mỗi ngày ăn 2 chiếc quẩy sẽ đưa vào cơ thể 3 g
phèn chua. Nếu ăn nhiều, lượng nhôm tích lũy sẽ lớn, làm cho não thai kém phát
triển, tăng nguy cơ bệnh đần độn.
7. Gan động vật
Những phụ nữ có thai, nói chung chỉ được ăn lương vitamin A có trong thực phẩm
trong khoảng 8.000 đến 10.000 đơn vị. Hàm lượng vitamin A có trong gan của con
lợn có thể gấp 3-4 lần lượng cần thiết này. Ngoài ra, qua thí nghiệm trên con bò,
người ta thấy thức ăn được đổi chất và chuyển hoá qua gan của nó, vì thế mà trong
gan có lắng đọng lượng chất độc hại rất nhiều, các chất độc hại đó có hại vô cùng
lớn đối với những phụ nữ có thai.

Nhiều công trình nghiên cứu về việc phụ nữ mang thai không nên ăn gì đã cho
rằng Vitamin A có tác dụng gây dị dạng thai nhi rất mạn, cho nên người mẹ mang
thai nếu dùng quá lượng vitamin A cần thiết sẽ làm cho thai nhi bị dị dạng. Ở Anh,
ở Mỹ và một số nước khác cũng đã công bố các công trình nghiên cứu về ảnh
hưởng của vitamin A đối với người mang thai, có những công trình nghiên cứu có
giá trị học thuật cao đề xuất những ý kiến là phụ nữ có thai không nên ăn gan động
vật.
8. Thức ăn chưa chín

Tuyệt đối không được ăn các loại thức ăn chưa nấu chín kỹ hoặc các đồ nem, chạo,
gỏi cá…Thậm chí, kiêng ăn các loại rau, củ, quả nấu chưa chín nhừ.
Đồ uống bà bầu nên kiêng:

Từ lâu giới dinh dưỡng thường khuyến cáo phụ nữ khi mang thai và cho con bú
không nên uống rượu bia.
1. Caffein
Đồ ăn đồ uống có chứa nhiều caffein được xem là bất lợi cho phụ nữ trong thời kỳ
mang thai, nó là chất kích thích có nhiều trong chè, cà phê, coca, nước tăng lực
vv Hậu quả làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp dẫn đến mất ngủ, đau đầu, căng
thẳng thần kinh và dễ gây các biến chứng nguy hiểm như sẩy thai hay đẻ non.
2. Rượu bia
Từ lâu giới dinh dưỡng thường khuyến cáo phụ nữ khi mang thai và cho con bú
không nên uống rượu bia vì nó gây chứng nhiễm độc cồn bào thai (FAS) làm suy
giảm sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần của đứa trẻ.

×