Chương 9: Chǎm sóc bệnh nhân vị thành niên
Philip D. Sloane
Vị thành niên (khoảng từ 12 đến 20 tuổi) là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi trẻ con
sang tuổi trưởng thành. Đó là thời kỳ thay đổi nhanh chóng về thể lực và tâm lý.
Các nhiệm vụ của tuổi vị thành niên là: hoàn thành sự chín về thể chất, phát triển
sự độc lập với gia đình, hình thành đặc điểm tính dục, kế hoạch nghề nghiệp và
phát triển bản sắc.
Vị thành niên đôi khi được chia làm 3 chặng: Vị thành niên đầu (khoảng từ 11 đến
14 tuổi) tương ứng với những nǎm trẻ lớn (Junior high), vị thành niên giữa
(khoảng từ 15 đến 17 tuổi) tương ứng với những nǎm học cấp 3 (trung học) và vị
thành niên cuối (tuổi 18 đến 21) những nǎm tiếp ngay sau trường trung học, họ
vào đại học và /hoặc đi làm việc toàn phần thời gian.
Các bệnh nhân vị thành niên là những thách thức đặc biệt cho các thầy thuốc gia
đình. Những bệnh nhân này thường ít đến các phòng khám thầy thuốc gia đình, họ
chưa có nhiều nhu cầu y tế. Do việc đến các dịch vụ y tế thường khó khǎn với vị
thành niên, thầy thuốc cần làm nhiều nhất cho mỗi lần khám họ và tìm cách vươn
tới các trường học. Thiết lập mối quan hệ, nhận định các mối quan tâm thực sự của
bệnh nhân và thực hiện giáo dục sức khỏe là những ưu tiên quan trọng nhất trong
mỗi lần gặp mặt thầy thuốc - bệnh nhân.
Những người vị thành niên quần thể được phục vụ dưới mức
Các công trình điều tra chỉ ra rằng hệ thống chǎm sóc y tế Hoa Kỳ đã không đáp
ứng được nhu cầu của nhiều người vị thành niên. Tuổi choai thường không thích
hoặc không thể tự chúng tiếp xúc với thầy thuốc, một phần vì đến gặp thầy thuốc
đòi hỏi sự làm quen ban đầu, sự đi lại, tiền và thời gian vắng mặt ở trường. Với
các vị thành niên nhút nhát và hay rụt rè, những sắp đặt cần thiết này là một rào
chắn đáng kể để đến với thầy thuốc. Thêm nữa, đến với bác sĩ thường phải trao đổi
1 vấn đề tế nhị với 1 người lớn, người làm cuộc hẹn và chính điều này có thể là
rào chắn chủ yếu trong việc tìm kiếm sự chǎm sóc y tế.
Các vị thành niên thường kể lại sự không thỏa mãn về những cuộc chạm trán của
họ với thầy thuốc. Dường như thầy thuốc và vị thành niên thường có ý kiến khác
nhau về các ưu tiên chǎm sóc sức khỏe thực sự cho một lần gặp mặt. Vì vị thành
niên không nói rõ ràng được như người lớn, thầy thuốc cần đặc biệt lắng nghe cẩn
thận và dành nhiều thời gian hơn cho cuộc khám vị thành niên. Tuy nhiên, điều
này hiếm xảy ra; một nghiên cứu quan sát các thầy thuốc nhi khoa cho thấy rằng
họ chỉ dành trung bình 7 giây cho hướng dẫn bệnh nhân vào và một cuộc khám
điển hình chỉ kéo dài hơn 8 phút một tí.
Thầy thuốc gia đình là những người cung cấp dịch vụ y tế vị thành niên
Các thầy thuốc gia đình và thầy thuốc đa khoa khám bệnh nhân vị thành niên
nhiều hơn bất cứ chuyên khoa nào khác (35% các cuộc khám) (2). Thầy thuốc nhi
khoa chiếm thứ 2 (23% các cuộc khám), tuy nhiên nhiều thầy thuốc nhi khoa
không thoải mái với những vấn đề sức khỏe chung của vị thành niên như tiến hành
một cuộc khám sinh dục hay đưa ra khuyến cáo ngừa thai (3). Khả nǎng cung cấp
liên tục chǎm sóc sức khỏe qua suốt giai đoạn chuyến tiếp đến tuổi trưởng thành,
kết hợp với khả nǎng hiểu biết các thành viên khác trong gia đình, cho phép người
thầy thuốc gia đình hiểu và phục vụ tốt hơn các nhu cầu của bệnh nhân vị thành
niên của họ.
Tuổi chanh cốm (tuổi choai) thường thích thầy thuốc gia đình hơn thầy thuốc nhi
khoa vì chúng không phải ngồi chờ trong phòng chờ toàn bọn trẻ nít với những
trang trí dành cho "nhóc". Mặt khác, một số vị thành niên - như một phần những
người "đang lớn" thích đến một thầy thuốc mới (thí dụ bệnh nhân con gái thích
chọn một nữ bác sĩ) do đó phá vỡ quan hệ với thầy thuốc gia đình hoặc thầy thuốc
nhi khoa của chúng. Chúng muốn tìm một thầy thuốc chúng tin được và xử sự với
chúng một cách quý trọng.
Những nguyên nhân hay gặp nhất khiến tuổi choai tìm gặp thầy thuốc gia đình là
những bệnh cấp tính và những vấn đề thể lực cần cho đi trại hoặc đi học. Những
lần khám này cần được xem như cơ hội để tiếp xúc về cả một giải rộng các vấn đế
sức khỏe và tìm cách nhận diện sự không đáp ứng các nhu cầu y tế của bệnh nhân
vị thành niên của bạn. Để đến được nhiều hơn với bệnh nhân vị thành niên, cần
phục vụ theo kiểu một ê kíp thầy thuốc hay phòng khám dựa trên nhà trường.
Các vấn đề sức khỏe chung của vị thành niên
Các vấn đề sức khỏe của vị thành niên bao gồm nhiều bệnh giống như bệnh và vấn
đề ở trẻ em và người lớn. Một số ít vấn đề y học như trứng cá và bệnh tǎng bạch
cầu đơn nhân nhiễm khuẩn là đặc biệt trội hơn ở tuổi choai. Tuy nhiên, nhìn chung
tuổi vị thành niên tại phòng khám bệnh là có nhu cầu duy trì sức khỏe, lời khuyên
cho các phàn nàn nhỏ về sức khỏe, sự tái bảo đảm và giáo dục y tế.
Gần như tất cả vị thành niên có trứng cá và phần lớn quan tâm đến tác động của nó
đến ngoại hình của họ. Nhiều em không hỏi thầy thuốc của họ để được giúp chữa
trứng cá mà chỉ mong sao thầy thuốc vứt bỏ nó đi cho (4). Điều trị gồm rửa đều
đặn, các thuốc nước hoặc gel hủy sừng (benzoyl peroxyde hay Retin A), dung dịch
kháng sinh tại chỗ (clindamycin, erythromycin hoặc tetracylin) và các kháng sinh
toàn thân liều thấp (tetracyclin hoặc erythromycin).
Bệnh tǎng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn là 1 bệnh nội khoa khác hay gặp nhất ở
tuổi vị thành niên. Gây bệnh bởi virút Epstcin Barr, nó thường thề hiện sốt mệt
mỏi và viêm amidan. Thường có bệnh hạch bạch huyết ở gáy. Cũng có thể có dấu
hiệu viêm gan nhẹ (chán ǎn, nước tiểu xẩm, phân bạc màu, nhạy cảm ở vùng hạ
sườn phải). Chẩn đoán được làm nhờ 1 xét nghiệm phòng khám tìm kháng thể (xét
nghiệm tìm tin bào) nhưng thầy thuốc cần biết rằng chừng 10 ngày có thể xét
nghiệm chuyển thành dương tính. Điều trị nói chung mang tính chất hỗ trợ, nhưng
một số người có thẩm quyền khuyến cáo dùng một đợt điều trị ngắn steroid toàn
thân nếu như biểu hiện ban đầu là đặc biệt trầm trọng. Các biến chứng cần được
theo dõi gồm lách to (nếu có, phải theo dõi hàng tuần và hạn chế hoạt động thể
lực) và giảm tiểu cầu.
Các vấn đề với thành tố tâm lý xã hội
Các vấn đề y học lớn nhất của vị thành niên là về tâm lý xã hội, nổi lên trong việc
đáp ứng với các yếu tố vǎn hóa, gia đình, môi trường và phát triển. Từ bối cảnh
quốc gia, phạm vi của những vấn đề này là rộng lớn. Trong các vấn đề y học của
vị thành niên có yếu tố tâm lý xã hội to lớn là có thai, nghiện ngập, các bệnh lây
lan theo đường tình dục (STD), trầm cảm và tự tử, thương tích do tai nạn, rối loạn
ǎn uống, và bạo lực. Những vấn đề này được trao đổi ngắn gọn dưới đây; các kỹ
thuật chung để phòng tránh được trao đổi trong các chương 17 và 18.
* Thương tích do tai nạn: Các tai nạn ô tô là sát thủ số 1 của vị thành niên. Một
nửa của các tử nạn này gắn với rượu. Nhiều trường hợp chết có thể tránh được nếu
các vị thành niên chịu thắt dây an toàn. Các thương tích do xe máy nhiều ở vị
thành niên da trắng hơn ở da đen (5).
* Trầm cảm và tự tử: Các triệu chứng trầm cảm tình huống là phổ biến ở vị thành
niên và có thể khó tách khỏi trầm cảm lâm sàng. Một lịch sử gia đình dương tính
là chứng cứ quan trọng cho trầm cảm có ý nghĩa. Tự tử hiện nay ít hơn ở vị thành
niên so với ở người lớn, nhưng vẫn là 1 trong những nguyên nhân dẫn đầu gây tử
vong ở vị thành niên. Những ý đồ tự tử bột phát là thường có trong vị thành niên
và phải được xem là những lời kêu cứu khẩn thiết để được giúp đỡ.
* Lạm dụng thuốc: Nhiều chất bị lạm dụng bắt đầu từ tuổi vị thành niên. Trong số
học sinh trung học nǎm 1987 có 29% hút thuốc trong tháng vừa qua, 66% uống
rượn trong tháng vừa qua, 39% báo cáo có tham gia chè chén say sưa, 21% đang
dùng marijuana, 57% báo cáo đã thử dùng thuốc cấm trước khi tốt nghiệp, 3% báo
cáo là đang dùng cocain. Lạm dụng các chất gây nghiện là yếu tố chính của thất
bại trong học tập, trầm cảm, thương tích do tai nạn, lang chạ tình dục và lan truyền
AIDS (xem chương 37) thảo luận thêm về lạm dụng chất (gây nghiện).
* Các rối loạn ǎn uống: Các rối loạn như chán ǎn do thần kinh và chứng ǎn vô độ
thường xuất hiện trong tuổi vị thành niên. Chán ǎn do thần kinh là một rối loạn
phức hợp, trong đó bệnh nhân tin rằng mình béo mặc dầu họ bị sút cân rõ rệt do tự
nguyện hạn chế thức ǎn và nhịn đói. Điều trị khó và thường đòi hỏi một ê kíp liên
chuyên khoa. Chứng ǎn vô độ (Bulimia) gồm các cảnh chè chén say sưa đi kèm
với tự gây nôn thường hay xuất hiện ở nữ giới vào tuổi vị thành niên cuối. Chứng
cứ lâm sàng gồm các giao động lung tung về cân nặng và các dấu hiệu nôn lặp đi
lặp lại (thí dụ phì đại tuyến mang tai, rỗ men rǎng). Việc điều trị nói chung cần
phối hợp thầy thuốc gia đình với thầy thuốc tâm thần hoặc nhà tâm lý.
* Bạo lực: Bạo lực là một phần đời sống hàng ngày ở nhiều vị thành niên. Giết
người là nguyên nhân chủ yếu gây chết ở nam da đen tuổi từ 15 đến 19. Lạm dụng
tình dục, thể lực và cảm xúc phổ biến hơn ở tuổi vị thành niên so với trẻ em. Hậu
quả của lạm dụng gồm học kém, trầm cảm, lo lắng và các triệu chứng mãn tính
như đau đầu, đau bụng, đau tức ngực và mất ngủ.
* Có mang: ở tuổi 16, 29% con trai và 17% con gái đã có tình dục khác giới. Con
số này lên đến 65% con trai và 51% con gái ở tuổi 18. Khoảng một nửa các vị
thành niên không dùng biện pháp tránh thai trong giao hợp khác giới đầu tiên. Do
vậy, không ngạc nhiên là 20% con gái tuổi 15-19 có hoạt động tình dục đã có
mang. Trong số có mang này, 90% là phụ nữ không hôn thú và đa số là ngoài ý
muốn, một nửa kết thúc thai nghén một cách chọn lựa, số còn lại giữ thai đến khi
sinh. Nǎm 1987 đã có 472.623 trẻ sinh ra từ các người mẹ vị thành niên. Thông
thường, các người cha không dành tình cảm và giúp đỡ tài chính cho đứa bé.
Những bà mẹ nhóc này rời trường trở thành những người có con đơn độc, và sống
dựa vào phúc lợi xã hội.
* Các bệnh lây lan tình dục (Sexually Transmined Disease - STD). STD làm mắc
bệnh 2,5 triệu vị thành niên mỗi nǎm (5). Việc sàng lọc đơn giản ở phòng khám đã
sẵn có đối với lậu và Chlamydia, 2 STD phổ biến và điều trị được. Một số STD do
virus không chữa khỏi được, đáng kể là herpes sinh dục và các bệnh gây ra bởi
virus suy giảm miễn dịch trên người (HIV), loại virus gây ra hội chứng suy giảm
miễn dịch ở người lớn (AIDS).
Trong những nǎm 1990, nhiễm HIV đã bắt đầu lan tràn trên con số ngày càng tǎng
ở các vị thành niên kể cả những người tình dục khác giới. Đó một phần là do các
vị thành niên, so với người lớn, tự cho mình là vững chắc hơn vì vậy không chịu
nghe lời khuyên giới hạn số bạn tình, dùng bao cao su và thuốc diệt tinh trùng. Do
vậy, giáo dục vị thành niên về STD cần là một tiêu điểm chính cho thầy thuốc và
các nhân viên y tế cộng đồng trong những nǎm 90.
Tiếp cận BệNH NHÂN Vị THàNH NIÊN
Xác lập quan hệ với các bệnh nhân vị thành niên có thể là một thách thức. Hãy để
một phần thời gian không chính thức lúc đầu cuộc khám để phiếm đàm về các đề
tài tương đối không riêng tư như trường học hay các sở thích riêng. Dành cho vị
thành niên đủ thời gian để giải thích những gì họ muốn hoàn thành trong cuộc
khám và sau đó đề cập đến từng mối quan tâm một cách nghiêm túc. Trong các kỹ
thuật phỏng vấn có ích với vị thành niên là các câu hỏi mở, suy nghĩ, phát biểu lại,
tóm tắt, và suy nghĩ. Một số vị thành niên có thể nói không đễ dàng và buổi phỏng
vấn của bạn cần rất định hướng và rất tập trung. Cần cảnh báo về các ẩn ý (những
mối quan tâm không được nói ra trực tiếp).
Liên tục chǎm sóc tù thời thơ ấu cho phép người thầy thuốc gia đình, trong khi
bệnh nhân lớn lên, từng bước thâm nhập một cách tự trị hơn vào mối quan hệ thầy
thuốc - bệnh nhân. Tuy nhiên, ngay cả trong những nǎm tuổi choai, khi bệnh nhân
cần được khám một mình, thầy thuốc vẫn cần duy trì các mối liên hệ chặt chẽ với
bố mẹ họ. Thông thường có cha mẹ đứng cạnh trong cuộc khám cho các
vấn đề khác vẫn có thể cảnh báo thầy thuốc các vấn đề tiềm ẩn động chạm đến
một vị thành niên của gia đình.
Điều riêng tư và bí mật
Chǎm sóc cho bệnh nhân vị thành niên có thể dẫn đến sự lúng túng khó xử về các
điều thầm kín, vì vị thành niên đang trên đường có được tính độc lập nhưng nói
chung vẫn còn gắn với bố mẹ chúng. Cha mẹ bệnh nhân của bạn cung cấp vận
chuyển, trả tiền khám, và đưa bệnh nhân đến, do đó họ thường hiểu rằng họ có
quyền được biết nội dung và kết luận của cuộc khám. Mặt khác, một cuộc khám
thầy thuốc - bệnh nhân được giữ kín là tiêu chí quan trọng của chǎm sóc sức khỏe
ban đầu có hiệu quả, và rõ ràng rằng vị thành niên là bệnh nhân, chứ không phải
cha mẹ họ.
Không có các quy luật nhanh gọn cho quản lý bệnh nhân một cách bí mật. Sau đây
là một vài chỉ dẫn:
- Luật thay đổi từ bang này sang bang khác về tuổi mà thầy thuốc có thể xem vị
thành niên độc lập với cha mẹ.
- Phải rõ ràng về tính giữ kín (bí mật). Hãy nói với cả cha mẹ và bệnh nhân vị
thành niên rằng cái gì mà họ nói với bạn một cách bí mật thì sẽ được giữ bí mật,
trừ khi bạn được phép chia sẻ nó với những người khác. Lý tưởng là cuộc trao đổi
này nên tiến hành với sự có mặt của cả 2 bên, như vậy sẽ tránh được hiểu nhầm.
- ở tuổi 12 hãy luôn xem bệnh nhân một mình trong ít nhất một phần của cuộc
khám. Một số thầy thuốc chỉ dẫn cho các y tá phòng khám để bệnh nhân vị thành
niên một mình trong phòng. Một số khác cho phép cha mẹ có mặt trong phần kể
tiền sử và sau đó mời họ ra để chuyển sang phần "khám thực thể ".
- Khi cha hoặc mẹ đã vào phòng khám với một bệnh nhân vị thành niên, cuối cuộc
khám, hãy yêu cầu bệnh nhân để trao đổi khuyến cáo với cha (mẹ). Rất hiếm
trường hợp vấn đề tế nhị đến mức vị thành niên từ chối. Tuy nhiên trong trường
hợp này nguyện vọng của bệnh nhân phải được tôn trọng, chỉ trừ ngoại lệ duy nhất
khi sức khỏe hay tính mạng bệnh nhân bị đe doạ.
- Cố duy trì sự cởi mở bất kỳ khi nào có thể. Khi các vị thành niên không muốn
chia sẻ thông tin với cha mẹ họ (và ngược lại) có thể có các vấn đề gia đình ẩn
dưới. Hãy cảnh báo là thiếu cởi mở khi có xung đột giữa vị thành niên và cha mẹ,
có thể dẫn thầy thuốc đến chỗ bị đưa vào tình thế tay ba (xem chương 3) để thu
hút sự chú ý từ rối loạn chức nǎng gia đình.
Đánh giá sự sinh trưởng và sự phát triển
Vị thành niên là thời gian của sự tǎng trưởng nhanh về thể chất và tâm lý xã hội.
Những thay đổi thể chất của vị thành niên xuất hiện qua một số nǎm là thời kỳ dậy
thì và đạt đến cực điểm trong sự chín (thuần thục) về thể chất. Những thay đổi này
bao gồm sự đạt được chiều cao người trưởng thành, phát triển lông tóc và trưởng
thành giới tính. ở con gái, dậy thì bắt đầu trong khoảng 9 đến 13 tuổi, với tuổi
trung bình bắt đầu dậy thì là 10,5 tuổi. ở con trai, tuổi dậy thì trung bình khoảng 2
nǎm muộn hơn, bắt đầu trong khoảng 11 đến 15 tuổi.
ở con gái, dấu hiệu đầu tiên của dậy thì là phát triển vú, ở con trai dấu hiệu đầu
tiên là to tinh hoàn.
Những thay đổi thể lực cần được theo dõi có hệ thống trong các cuộc khám sức
khỏe vị thành niên. Cách tốt nhất là chú ý và ghi lại sự trưởng thành giới tính của
bệnh nhân theo hệ thống của Tamer (Hình 9.1 và 9.2) (5).
Hình 9.1: Các giai đoạn của Tamer về sự trưởng thành tính dục ở trẻ em
(Theo Straburger VC, Brown RT: y học tuổi vị thành niên: hướng dẫn thực
hành. Boston, Little, Brown & Co.1991)
Hình 9.2: Các giai đoạn của Tamer về sự trưởng thành tính dục ở trẻ nữ
(Theo như hình 9.1)
Hệ thống Tamer ghi lại sự phát triển các đặc điểm sinh dục thứ phát trên tháng 5
điểm, với 1 là biểu thị trước dậy thì và 5 là biểu thị cho hình thể của người lớn.
Cách chia giai đoạn của Tamer là có ích trong việc đánh giá các sự phàn nàn về sự
kém phát triển, xác định xem có dậy thì muộn hay không, và cố vấn cho bệnh
nhân về các sự kiện đang xảy ra và sắp xảy ra (thí dụ kinh nguyệt điển hình xuất
hiện ở giai đoạn 4 Tamer).
Thảo luận về các vấn đề tâm lý xã hội Sức khỏe tâm lý xã hội càng cần được theo
dõi. Để làm như vậy cần đi vào 4 nhiệm vụ lớn của vị thành niên: phát triển tính
độc lập đối với gia đình (với sự tin cậy mạnh mẽ hơn vào các người ngang hàng),
hình thành đặc điểm tính dục, lên kế hoạch nghề nghiệp và phát triển 1 hình ảnh
tích cực về bản thân. Khám phá các lĩnh vực này trong một lần khám hạn chế là cả
một xảo thuật và đòi hỏi phải nhậy cảm với mức độ thoải mái và cảm giác giao
tiếp của vị thành niên. Tuy nhiên, một phần đáng kể của cuộc khám phải dành cho
các chủ đề tâm lý xã hội nhậy cảm này.
Các vấn đề sức khỏe quan trọng nhất của vị thành niên lại thường là những cái
riêng tư nhất chẳng hạn như các quyết định về tính dục và kiểm soát sinh đẻ, các
mối quan hệ với các bạn ngang hàng và cha mẹ họ, trầm cảm, rối loạn ǎn uống và
lạm dụng các chất gây nghiện. Khi chuyển vào các chủ đề này hãy bắt đầu bằng
cái ít riêng tư nhất (ở nhà, trường và bạn bè) và tiến vào cái nhạy cảm hơn (thuốc,
tình dục, trầm cảm). Để mở ra một chủ đề mới, những câu hỏi tổng quát có thể
giúp ích. Thí dụ, một cách để mở đầu trao đổi về dùng ma tuý có thể hỏi xem bệnh
nhân có biết những người dùng rượu và ma tuý ở trường không.
Khám thực thể
Điều quan trọng nhất trong việc khám thực thể ở tuổi vị thành niên là phần lớn họ
đều dễ bị bối rối (thẹn). Điều này đặc biệt đúng khi khám vú, bụng và bộ phận
sinh dục. Hỏi về sự bối rối trước khi khám là có ích. Cũng rất cần thận trọng khi
cởi quần áo bệnh nhân sao cho đa phần người bệnh được che trong cuộc khám.
Cuối cùng là cho thông tin (Thí dụ "nói cho thông" về khám bụng của bạn, hoặc
giảng giải cho họ cách tự khám trong khi khám vú) có thể giúp làm giảm sự bǎn
khoǎn của bệnh nhân.
Việc tự khám được tiến hành bằng cách tương tự như ở các nhóm tuổi khác. Một
sốđiểm cần nhớ là:
- Khám vú ở cả hai giới, nhưng bỏ qua phần này ở con gái đầu tuổi vị thành niên
là tuổi thường hay rất bối rối. Con trai vị thành niên thường phát triển chứng vú
to(gynecomastia), đôi khi sưng nhẹ ở dưới núm vú; giải thích rằng đó là bình
thường, có thể yên tâm.
- Hãy sàng lọc các chứng vẹo cột sống ở đầu tuổi vị thành niên (xem chương 15)
- Kiểm tra thường quy bộ phận sinh dục của con trai như khi khám thoát vị bẹn.
Điều này cho phép bạn sàng lọc được các bệnh lây theo đường tình dục (STD), chỉ
ra được sự phát triển bình thường và dạy họ tự khám tinh hoàn.
Nếu bệnh nhân của bạn "giương cột buồm lên" trong khi khám, hãy nói là điều đó
đôi khi xảy ra và đừng lo gì về chuyện đó cả.
Lần khám đầu tiên về hệ sinh dục tốt nhất là nên thực hiện trước khi cô gái bắt đầu
thời kỳ hoạt động về mặt tính dục hoặc trước khi đến tuổi 18. Ngay từ đầu tuổi vị
thành niên, trao đổi trước về nhu cầu cho lần khám đầu tiên về hệ sinh dục và giải
thích rằng bạn muốn kiểm tra hệ sinh dục nếu cô ta bắt đầu nghĩ tới chuyện hoạt
động tình dục. Bằng cách này bệnh nhân của bạn đã được chuẩn bị trong những
buổi khám trước cho lần khám sinh dục đầu tiên.
Cuộc khám phải tiến hành chậm rãi và luôn giải thích đầy đủ. Nếu bạn là thầy
thuốc nam giới và bạn có một bạn đồng nghiệp nữ, hỏi xem bệnh nhân của bạn có
thích để thầy thuốc nữ làm cuộc khám này không? Hãy dùng một mỏ vịt nhỏ trừ
khi bệnh nhân của bạn đã hoạt động tình dục và đã dãn ra. Sau khi làm nghiệp
pháp Pap và một nuôi cấy hoặc phiến đồ thích hợp, sắp đặt để thông tin kết quả
cho bệnh nhân. Cuối cùng hãy cho phản hồi dương tính sau khi cuộc khám kết
thúc.
Kết thúc và theo dõi
Cuối cuộc khám, hãy tóm tắt các cảm tưởng và khuyến cáo của bạn. Dành thời
gian cho bệnh nhân hỏi. Trong khi vạch kế hoạch điều trị, hãy nói với bệnh nhân
rõ là bạn chờ đợi họ chịu trách nhiệm tuân thủ các khuyến cáo của bạn hãy xử sự
với các bệnh nhân vị thành niên như những người lớn và khuyến khích họ nhận
trách nhiệm như người lớn.
Hãy hỏi bệnh nhân của bạn để lên một lịch trình khám theo dõi nếu cần thiết, và
mời bệnh nhân gọi điện thoại khi có vấn đề cần hỏi. Nếu thích hợp, nói chuyện với
cha mẹ và cảm ơn đã đưa vị thành niên đến khám. Cuối cùng hãy nhớ rằng, tuổi
choai đánh giá cao đặc biệt một cuộc gọi điện thoại theo dõi hay gửi phiếu cho biết
kết quả xét nghiệm hoặc giải đáp một vấn đề mà họ đang lo lắng.
NHữNG ĐổI MớI TRONG DịCH Vụ CHO Vị THàNH NIÊN
Vì mọi người đều biết là nhiều vị thành niên không được thỏa mãn nhu cầu y tế,
một số chiến lược mới đang được triển khai để phục vụ họ tốt hơn. Những chiến
lược này bao gồm các clinic chǎm sóc sức khỏe vị thành niên, các clinic miễn phí,
các chương trình hỗn hợp và các trung tâm sức khỏe trên cơ sở trường học.
Các clinic chǎm sóc sức khỏe vị thành niên là các clinic chuyên khoa nhìn chung
dựa trên các bệnh viện hoặc các tổ chức duy trì sức khỏe. Các clinic này thường có
một đội ngũ gồm một thầy thuốc và một thực hành điều dưỡng tập trung chủ yếu
vào sức khỏe thể chất (như phần đối lại với tâm lý xã hội). Các cơ sở này phục vụ
như một địa điểm huấn luyện cho sinh viên y và nội trú (bác sĩ), thực tế đã chứng
tỏ là làm tǎng sự không thỏa mãn của các bệnh nhân vị thành niên (2).
Các clinic miễn phí tương đối hiếm và dựa trên các nhà cung cấp chǎm sóc sức
khỏe tình nguyện. Tuy nhiên, họ thường cung cấp chǎm sóc ở các vùng đô thị mà
dịch vụ sức khỏe quá mỏng.
Các chương trình sâu cũng hiếm, nhưng một số khá thành công. Thí dụ như
Chương trình "Cánh Cửa (the Door)" ở New York thuê hàng tá cán bộ y tế và
cung ứng chǎm sóc y học, các dịch vụ sức khỏe tâm thần, dịch vụ xã hội, kê đơn
thuốc, giải trí, dịch vụ pháp lý, nghệ thuật sáng tạo và dạy nghề. Chỉ 1/5 ngân sách
hàng nǎm của nó được cung cấp bởi dịch vụ phí và Medicaid, phần còn lại từ các
nguồn tài trợ.
Các clinic trên cơ sở trường học: Trong các trường phổ thông trung học có thể
cung cấp mô hình hứa hẹn nhất để tiếp cận các vị thành niên phải chịu sự phục vụ
dưới mức. Những clinic như thế đòi hỏi có sự ủng hộ của ban quản trị trường học
địa phương. Quỹ khởi đầu điển hình được cung cấp nhờ các tài trợ và sự tiếp tục
cần có một phối hợp sáng tạo các nguồn đóng góp (thí dụ các trường cung cấp chỗ
và trả tiền các dụng cụ, đôi khi họ cung cấp một điều dưỡng), tài trợ và thu phí.
Các clinic dựa trên trường học chủ yếu hướng tới được điều hành bởi các thực
hành điều dưỡng viên, sự tham gia của thầy thuốc là rất có ích. Các bậc cha mẹ
phải đồng tình cho sinh viên dùng clinic với việc hoàn toàn bảo đảm về độ bí mật,
trên một nửa cha mẹ đồng ý như vậy. Trong số các dịch vụ cung cấp bởi các clinic
này, nhìn chung là chǎm sóc sức khỏe ban đầu, công việc phòng thí nghiệm (kể cả
xét nghiệm thai nghén) khám thể lực để chơi thể thao hoặc lao động, tiêm chủng,
giáo dục dinh dưỡng, tư vấn tính dục và thai sản, tư vấn sức khỏe tâm thần, các
chương trình giảm trọng lượng cơ thể, tư vấn gia đình cho sinh viên và cha mẹ.
Các chương trình chống lạm dụng ma tuý và chất gây nghiện, và giáo dục làm cha
mẹ. Các lý do thông thường nhất để học sinh đến các clinic dựa trên cơ sở trường
học là các bệnh cấp tinh, bị thương, các vấn đề sức khỏe tâm thần, và các dịch vụ
dự phòng.
Các dịch vụ sinh sản (ngừa thai, tư vấn và xét nghiệm thai nghén, đánh giá các
bệnh lây theo đường tình dục) được cung cấp cho khoảng 12% các lần khám . Tuy
nhiên, các dịch vụ này có thể còn bàn cãi và có thể gặp phải sự chống đối của công
chúng nếu đem công bố.
KếT LUậN
Các vị thành niên thường là khách không thường xuyên tại các phòng khám của
thầy thuốc. Do đó, mỗi lần tiếp xúc phải được xem như một dịp hiếm hoi và quan
trọng để đánh giá sự phát triển và sàng lọc các vấn đề. Khi tiếp các bệnh nhân vị
thành niên hãy lắng nghe và đáp ứng các mối quan tâm riêng của họ. Hãy tǎng
thêm thời gian, nếu cần thiết, để phát hiện các vấn đề tâm lý xã hội như tính dục
hay sử dụng rượu/ma tuý. Tiếp tục chǎm sóc và các kỹ nǎng giao tiếp cung cấp cơ
chế tốt nhất để xây dựng lòng tin và hệ quả là để giúp các bệnh nhân vị thành niên.
TàI LIệU THAM KHảO:
1. Reisinger KS, Bires JA: Anticipatory guidance in pediatric practice. Pediatrics
66. 889-892, 1980.
2. U.S Congress, Office of Technology Assessment: Adolescent Health - Volume
III: Crosscutting Issues in the Delivery of Health and Related Service, OTA-H-467.
Washington, DC, US Govemment Printing Office, June 1991.
3. Tolmas HC: Adolescent pelvic examination. Am J Dis Child 145:1269-1271,
1991.
4. Strasburger VC, Brown RT . Adolescent Medicine: A Practical Guide. Boston,
Little, Brown & Co., 1991.
5. Gans JE, Blyth DA, Elster AB, Gaveras LL: Amenca's Adolescents: How
Healthy Are They?
Chicago, American Medical Association, 1990.