Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.18 KB, 3 trang )
Điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi
Cách hữu hiệu nhất để người già đối phó với
bệnh tăng huyết áp là thay đổi lối sống: giảm ăn
muối, kiêng rượu, thuốc lá và chất kích thích, vận
động vừa phải Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử
dụng một số bài thuốc cổ truyền để hạ áp.
Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính, biểu hiện
chính là tăng áp lực động mạch, có thể gây ra biến
chứng ở nhiều cơ quan như tim mạch, não, thận và
mắt. Có hai loại tăng huyết áp. Loại nguyên phát
chiếm khoảng 90%, gặp hầu hết ở lứa tuổi trung niên
và tuổi già do những thay đổi cơ chế gây co hoặc giãn mạch. Tăng huyết áp
thứ phát thường gặp ở người trẻ và trẻ em do các bệnh ở thận, nội tiết Ở
người cao tuổi, hẹp tắc động mạch thận là nguyên nhân chủ yếu gây tăng
huyết áp thứ phát.
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm:
- Tuổi tác: Ở lứa tuổi 60 trở lên, tỷ lệ tăng huyết áp là 1/3.
- Yếu tố xã hội: Tỷ lệ mắc bệnh ở thành thị cao hơn nông thôn do nhịp sống
căng thẳng, khẩn trương.
- Béo phì: Trong lượng cơ thể vượt quá mức cho phép (chỉ số BMI ở nam
hơn 25, nữ hơn 30).
Uống rượu quá nhiều
cũng gây tăng huyết
áp.
- Nghiện rượu và thuốc lá.
- Ăn mặn: Lượng muối quá 5 g/ngày.
- Rối loạn lipid máu và tiểu đường.
Để điều trị, người bệnh cần có chế độ ăn giảm cân nếu thừa cân, ăn ít muối,
bỏ thuốc lá, hạn chế rượu và các chất kích thích; năng vận động thể lực như