Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Một vài kiến thức về các loại rượu docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.46 KB, 20 trang )

Một vài kiến thức về các loại rượu


Các Loại Rượu Vang
Rượu vang đối với người Tây phương cũng thông dụng như trà đối với
người Á Đông. Rượu vang đang từ từ đi dần vào trong cuộc sống và những
buổi tiếp tân. Tuy nhiên, biết chọn loại nào đây khi bước chân vào tiệm rượu
nhan nhãn như rừng. Thực ra rượu vang có hàng trăm loại khác nhau. Loại
thì uống thường, loại phải ướp lạnh. Ly uống rượu cũng có hàng mấy chục
loại. Đại khái cứ dùng loại ly tròn, cao cổ dành cho rượu vang đỏ. Khi rót
chỉ nên đổ vào 2/3 ly thôi, khoãng trống còn lại dùng để giữ gas và hương vị
của rượu vang để tăng khẩu vị khi uống. Loại ly như hình tulip thì dành cho
rượu vang trắng. Dùng loại ly nhỏ hơn cho sherry.
Các loại vang uống cũng tuỳ theo khẩu vị người uống.
Thông thường vang đỏ được uống ở nhiệt độ thường, vang trắng và vang
hồng (rose) được ướp lạnh, loại sparking (còn gọi là champagne) luôn luôn
phải ướp lạnh. Các loại vang nổi tiếng ; là vang của Pháp và Đức. Tuy nhiên
cũng tuỳ theo năm mà giá rượu vang lên xuống. Giá rượu vang sẽ rẻ hơn vào
những năm nào nóng quá vì rượu vang sẽ bị hơi chua. Vang được chia ra
làm 3 loại :
1/ Vang khai vị, uống trước bửa ăn
2/ Vang dùng trong bửa ăn
3/ Vang dùng sau bửa ăn
1. VANG KHAI VỊ
Vang khai vị (appetizer wine) được dùng trước bửa ăn. Thông thường vang
khai vị là loại fortified wine, nghĩa là loại vang có nồng độ cao hơn vang
thường một chút và được uống ở nhiệt độ thường. Hai loại fortified chính là
Sherry và Vermouth.
SHERRY
Đặt từ tên một thành phố của Tây Ban Nha (Jerez) đôi khi còn được gọi là
Sach (seco) có nghĩa là rượu thuần (dry). Sherry thay đổi màu từ nhạt đến


đậm tuỳ theo độ ngọt. Thường Sherry được uống trong một loại ly riêng gọi
là Sherry glass, không thì dùng loại ly cocktail thường. Sherry có thể uống
lạnh hay để tự nhiên tuỳ theo khẩu vị người uống. Loại Fino và Amontillado
thường được ướp lạnh. Loại Sherry ngọt như Oloroso và Alomoroso được
dùng ở nhiệt độ thường.
Unused sherry/wine stash
VERMOUTH
Vermouth có nhiều hương vị hơn Sherry vì được pha thêm nhiều loại thảo
mộc, rễ cây, vỏ cây và gia vị. Có hai loại Vermouth : Dry Vermouth và
Sweet Vermouth.
Dry Vermouth còn gọi là French Vermouth, có màu nhạt, được ướp lạnh,
uống trong ly nhỏ và có thể thêm một miếng chanh nếu thích. Dry Vermouth
thường được dùng để pha Martini Cocktail.
Sweet Vermouth hay Italian Vermouth, có màu đậm đỏ thường được uống
với vài viên đá hay đơn, kèm lát chanh. Sweet Vermouth thường dùng để
pha Manhanttan Cocktail. Ngoài ra còn nhiều loại khai vị nổi tiếng khác như
Dubonet hay Amer Picon.
Vermouth and ice tongs
SPARKLING WINE (Champagne)
Sparkling Wines gồm có loại sparkling Burgundy (đỏ) và các loại dry
champagne. Các loại này thường được dùng để khai vị, trong các tiệc trà,
đám cưới, hỉ sự Loại này phải uống lạnh trong ly champagne. Khi khui
phải để cổ chai hơi nghiêng ra ngoài một chút và xoay nút bần của chai ra từ
từ trong lòng bàn tay chứ không nên giật nút chai ra thẳng, sẻ khiến rượu
trào ra ngoài.Ngoài ra cũng có một số rượu vang dùng trong bửa ăn cũng có
thể dùng làm rượu khai vị được như loại vang trắng của Đức như Rhin hay
Moselle, loại vang đỏ Bordeaux của Pháp. Loại vang trắng dùng lạnh, loại
vang đỏ dùng ở nhiệt độ thường hay hơi lạnh chút thôi.
2. VANG DÙNG TRONG BỮA ĂN
Rượu vang dùng trong bữa ăn có hai loại: vang đỏ và vang trắng. Nhiều

người còn lựa chọn vang tùy theo thức ăn, Tuy nhiên đó cũng là sự lựa chọn
và ý thích của từng người. Một người thưởng thức rượu cũng tuỳ theo yếu tố
tâm lý, thời gian, không gian và đối tượng mà thay đổi khẩu vị của mình,
không nhất thiết phải theo những quy tắc câu nệ về rượu và các món ăn.
VANG ĐỎ : gồm có Red Burgundy và Red Bordeaux
RED BURGUNDY :
Loại Red Burgundy khá nặng và cũng được dùng nhiều nhất trong các loại
vang đỏ. Các loại Burgundy của Pháp thường được đặt theo tên địa phương
sản xuất như :
* Burgundy nhẹ - Beaujolais, Pommard (dùng với thịt cừu, gan, thận )
* Burgundy nặng - Chamberlain, Beaune (dùng với thịt bò, ngỗng, vịt, hải
sản)
Burgundy thường được đóng trong các loại chai cổ thuôn. Ở Mỹ cũng có vài
loại Burgundy được gọi bằng tên các loại nho (Varietal wine) dùng để chế
tạo. Chẳng hạn như Pinot Noir, Red Noir, Gamay, Shiraf. Loại Sparking
Burgundy có thể dùng cho mọi loại thức ăn.
RED BORDEAUX :
Red Bordeaux nổi tiếng từ lâu trên thế giới như:
* Loại vang nặng - St. Emilion, Pomerol (dùng với thịt bò, ngỗng, vịt, hải
sản)
* Loại vang nhẹ - Medoc, Graves (dùng với thịt bê, trứng, phó mát, gà, vịt )
* Ở Mỹ cũng có nấu rượu vang kiểu Bordeaux - Cabernet Sauvignon,
Chianti
* Ở Ý có vang Chianti, Bardolino, Valpolicella, Merlot
ROSE :
Các loại vang Rose cũng được coi như loại vang đỏ nhưng thường thì nhẹ
hơn và được dùng như loại vang trắng.Vài loại Rose nổi tiếng như :
* Sutter Home White Zinfandel, Grenache, Gamay
* European Tavel, Anjou, Alsace
Rose thường được dùng với thịt heo, các loại thịt nguội.

Đa số các loại rượu vang đỏ đều được dùng trong nhiệt độ thường.Nút chai
vang đỏ thường được khui khoãng một giờ trước khi uống để cho rượu được
"thở" .Vài người thích vang đỏ nhẹ uống hơi lạnh một chút như Riunite
Lambrusco (loại này ngọt).Các loại Rose và Sparkling Burgundy luôn luôn
được dùng lạnh.
Rosé wine and strawberry pie
VANG TRẮNG :
Các loại vang trắng thường nhẹ hơn vang đỏ do đó cũng thường được dùng
với những món ăn nhẹ như gà, cà, sò, phò mát, òc bò, bánh mì ngọt. Vang
trắng gồm có White Burgundies và White Bordaux.
WHITE BURGUNDIES :
Tức là loại Chables của Mỹ.
* Rượu Pháp - Montrachet, Pouilly-Fuisse, Meursault
* Chables Mỹ - Pinot Balanc, Chardonay, Folle Banche
WHITE BORDEAUX : còn được gọi là Sauterne. Loại Sauternes của Pháp
- có chữ S - thường ngọt hơn loại Sauternes của Mỹ - không có S -
* Pháp có Graves, Barsac ( có thể dùng sau bửa ăn)
* Mỹ có Sauvignon Blanc, Semillion
* Đức cũng có mấy loại Rhine, Moselle
Một vài loại vang khác của Pháp không thuộc loại Burgundy và Bordeaux
như Muscadet, Pouilly-Fume,Vouvray.
* Ý có Soave, Orvieto
Champagne không thuộc vào loại vang dùng trong bửa ăn trừ loại
Champagne ngọt. Tuy nhiên, Champagne cũng được dùng vào mọi trường
hợp tùy thích. Vang trắng luôn được dùng lạnh và dùng ly nhỏ hơn ly dùng
cho vang đỏ. Khi đã khui, vang trắng không giữ được lâu như vang đỏ.
3. VANG DÙNG SAU BỬA ĂN
Dân Âu Châu thường dùng các loại vang sau bữa ăn nhiều hơn người Mỹ.
Đa số các loại vang này được dùng với trái cây, phó mát hay các loại hột.
Các loại vang dùng sau bữa ăn nổi tiếng là của Portugal và Spain.

PORT
Port là loại vang nổi tiếng của Portugal, thường là loại hơi nặng (fortified).
Tùy theo tuổi, độ ngọt và màu sắc. Màu sắc các loại Port từ nâu nhạt đến
vàng. Ruby Port đỏ: Loại vang mới và ngọt. Tawny Port : Loại vang lâu năm
hơn và ít ngọt. White Port : màu hơi vàng và thường được dùng khai vị -
aperitif - hơn là dùng sau bữa ăn.
MADEIRA
Madeira là sản phẩm của đảo Madeira của Portugal, hơi nặng, màu nâu sẫm.
Loại Madeira dry còn được dùng khai vị.
CREAM SHERRIES
Là loại ngọt nhất dùng sau bữa ăn. Loại Cream Sherries nổi tiếng của Spain
là Oloroso, có màu sậm, pha mùi thơm của các loại hạt. Ngoài ra còn những
loại khác không được dùng thường bằng các loại trên như:
* Spain - Malaga
* Ý - Marsala (dùng trong việc nấu món gà hay veal marsal nổi tiếng)
* Hungary - Tokay
* Pháp - Cointreau
Một vài loại rượu vang dùng trong bữa ăn cũng có thể dùng sau bữa ăn như
White Bordeaux, Champagne, Red Bordeaux Các loại rượu vang dùng sau
bữa ăn thường được dùng ở nhiệt độ thường. Một vài người lại thích dùng
lạnh. Điều này không nhất thiết và tuỳ theo sở thích của từng người. Đây chỉ
là vài điều sơ đẵng về các loại rượu vang. Thực ra "nghề chơi có lắm công
phu" và đòi hỏi nhiều thì giờ và tiền bạc.
Khi hai toà nhà chọc trời "Twins Towers" ở Nữu Ước sụp đổ, mang theo cả
trăm triệu đô la các loại rượu vang nổi tiếng và hiếm trên thế giới
Rượu làng Vân: còn gọi là Vân hương mĩ tửu, trước kia thường dùng sắn
tươi, sắn khô, nay chủ yếu dùng gạo, là loại rượu nổi danh miền Bắc.
Rượu Bầu Đá: nổi tiếng đất Bình Định với nguồn nước Bầu Đá, đại diện mỹ
tửu của miền Trung Việt Nam.
Rượu Gò Đen: thuộc Long An, nổi tiếng Nam Bộ.

Rượu San Lùng: ở một số vùng núi phía Bắc như Lào Cai, Hà Giang, thường
dùng gạo nương và một số loại lá thuốc. Có hai loại màu trắng trong hoặc
màu nâu đen nhạt.
Rượu ngô Bắc Hà: nấu bằng ngô, màu trắng hơi ngả vàng.
Rượu Thanh Kim: thuộc xã Thanh Kim, Sapa, dùng mầm thóc nếp.
Rượu Xuân Thạch: nổi tiếng Trà Vinh
Rượu Mẫu Sơn: rượu nấu bằng nguồn nước suối của vùng núi Mẫu Sơn,
Lạng Sơn v.v.
Rượu Đá Bạc: Thừa Thiên Huế
Rượu Hồng Đào: Quảng Nam
Rượu Kim Long: Quảng Trị
Rượu Bó Nặm: rượu nấu từ ngô và nguồn nước vùng cao Bắc Kạn
Rượu ngâm "tầm gửi nghiến"
Tầm gửi nghiến là cây tầm gửi của cây gỗ nghiến. Cây nghiến là một loài
thực vật có hoa thuộc họ Đoạn. Gỗ nghiến là loại gỗ rất cứng, dai, bền,
không vân, không mọt, mối, dù chôn xuống đất vẫn thế. Người dân miền núi
đá cao (chủ yếu là người Tày, Nùng) dùng gỗ nghiến để làm nhà sàn: cột
nhà, sàn nhà, hoành, vì, kèo v.v. Đi lại trên sàn không bao giờ có tiếng cót
két - một đặc trưng của loại gỗ mềm dẻo.
Cây tầm gửi nghiến đem ngâm với rượu trắng. Uống êm nhưng nóng ran cổ
họng, không đau đầu, độ rượu không nặng. Rượu có màu như vang đỏ, thơm
mùi rượu thuốc. Ăn đồ hải sản uống rượu này thì ngon hơn.
Loại rượu này có nhiều ở huyện Võ Nhai - tỉnh Thái Nguyên.
RƯỢU TẮC KÈ
Cái con tắc tắc kè kè còn gọi là bích hổ, cáp giải, cáp giới có tên khoa học
là: GEKKO. L. Theo tài liệu xưa: Tắc kè có vị mặn, tính ôn vào hai kinh phế
và thận, có tác dụng bổ phế thận, ích tinh trị dương chữa hen suyễn, ho lao
có cả mủ, ra máu tiêu khát.
Rượu tắc kè chữa suy nhược thần kinh, đau ngang thắt lưng và đại bổ cho
phổi, thận không thua gì Nhân sâm,thấy người ta viết thế

Nhân dân thường dùng làm thuốc bổ và cho rằng Tắc kè bổ ngang với Nhân
sâm. Tắc kè dùng cho những người giao hợp không được bền bỉ, hay mệt
mỏi, thở dốc(Các anh chị nên xem xét cái tác dụng ghê gớm này nhá )
Nhất là những người thận, phổi hư (bước sang mùa lạnh hay thở, chóng mệt,
người hay ơn ớn như suyễn) có thể dùng loại rượu bổ này. Theo thời gian,
các chứng trên sẽ biến mất.
Các thành phần vị và cách ngâm:
Tắc kè: 2 con (1 đực, 1 cái)
Phòng đẳng sâm: 1 lạng
Chích kỳ: 1 lạng
Xuyên quy: 1 lạng
Mạch môn đông : 5 chỉ
Trần bì hay vỏ cam (sao): 3 chỉ
Quế tốt : 1 chỉ
Ngưu tất (sao rượu): 2 chỉ
Rượu ngon : 3lít - đến 5 lít
Cách ngâm:
Tắc kè sau khi đã phơi và sấy khô trong nẹp tre, tháo ra bỏ Tắc kè ở dưới,
các vị thuốc để lên trên, Dùng 5 lít rượu ngon, đổ vào trong vòng hai tuần lễ,
Tiếp tục cho khoảng hai lạng đường phèn hoà tan với 1/2 lít nước, sau đó
hoà đều rồi uống dần, mỗi lần một ly. Mỗi ngày uống ba lần trước bữa ăn.
Rượu Ba Kích - Đặc sản Ba Chẽ
Ba Kích tên khoa học là Morinda offcinalis How. Tên khác: Ruột gà, ba kích
thiên, nhàu thuốc, chẩu phóng xì. Họ thực vật: Cà phê (Rubiaceae).
Công dụng:
Sản phẩm quan trọng là rễ củ của cây, một loại dược liệu quý có nhiều công
dụng như bổ thần kinh, bổ gân cốt, chữa thấp khớp, giảm xơ cứng động
mạch, tăng cường khả năng sinh lý nam giới và có giá trị XK cao. Do nhu
cầu lớn, khai thác bừa bãi nên sản lượng ba kích trong tự nhiên ngày một
giảm.

Ba Kích có 3 loại,
Loại to : Giá 250.000 VNĐ/Kg khô
Loại thường : Giá 200.000 VNĐ/Kg khô
Loại nhỏ : Giá 160.000 VNĐ/Kg khô
Rượu Ba Kích ngâm từ rễ củ của cây ba kích, rượu có màu tím, uống có vị
đặc biệt của củ ba kích, thơm, cay, ngọt, rất êm. Rượu ba kích nên uống lạnh
thì ngon hơn. Uống ngon, dễ say nhưng không đau đầu.
Giá rượu Ba Kích:
- mua tại Ba Chẽ 30-35nghìn/1lít
- uống tại các quán nhậu tầm 20nghìn/1chai 500ml (tất nhiên không thể ngon
= mua tại Ba Chẽ)
- tại Cẩm Phả có sản xuất rượu BA Kích đóng chai - vỏ hộp đàng hoàng với
giá 60nghìn/1chai
Rượu nhân sâm - linh chi
+ Thành phần gồm có: 20gr nhân sâm, 30gr linh chi, và một lít rượu trắng
(loại ngon).
+ Cách ngâm: cho nhân sâm và linh chi vào cùng ngâm trong rượu, ngâm
với thời gian hơn hai tuần là có thể dùng được. Mỗi lần dùng một cốc nhỏ,
ngày dùng hai lần. Món rượu này có tác dụng chữa: mất ngủ, tình trạng ăn
uống kém, người suy nhược sau cơn bệnh
Rượu nhân sâm - câu kỷ tử
+ Thành phần gồm: 30gr nhân sâm, nửa kg câu kỷ tử, 200gr thục địa, 2 kg
đường phèn, và 5 lít rượu trắng loại ngon.
+ Cách làm: cho tất cả những nguyên liệu trên vào một cái khạp, rồi đổ rượu
vào để ngâm, đậy kín lại. Một tháng sau thì gạn lọc, lấy nước dùng. Bài rượu
này có tác dụng bổ ích khí huyết, hiệu nghiệm thấy rõ đối với các chứng
như: suy nhược lâu ngày ăn kém, mất sức, ra mồ hôi trộm, mất ngủ, choáng
váng, đau lưng
Rượu nhân sâm - hoàng kỳ
+ Nguyên liệu gồm: nhân sâm (50gr), hoàng kỳ (50gr), cùng một lượng rượu

ngon vừa đủ. Đem nhân sâm, hoàng kỳ ngâm vào rượu khoảng vài tuần là có
thể dùng được. Loại rượu ngâm này có tác dụng bổ trung ích khí, cường
tráng thân thể, tăng tuổi thọ và chống lão hóa.
Ngoài ra, để bồi bổ cơ thể, bổ tinh, tăng tủy, còn có thể chế biến món Gà
niêu nấu nhân sâm - với nguyên liệu gồm: một con gà giò, 50gr nhân sâm
(tươi), 20gr nấm hương, cùng gừng, hành, các gia vị. Cách làm: gà làm sạch,
chặt khúc, nhân sâm, hành, gừng, nấm hương cùng cho vào niêu, và một
lượng nước vừa đủ (nước phải ngập qua mặt nguyên liệu). Cho niêu vào
trong lò hấp, hấp trong 1 giờ, món ăn thơm ngon, khoái khẩu, có công hiệu
ôn trung ích khí (điều chỉnh chức năng tiêu hóa, tạo sức), bổ tinh tăng tủy.
Đặc sản rượu táo mèo Sa Pa
Lào Cai là vùng đất nổi tiếng với rất nhiều loại rượu ngon, đặc trưng của núi
rừng như: Đặc sản San Lùng (Bát Xát), rượu ngô (Bắc Hà), và gần đây, du
khách còn được biết đến rượu táo mèo (Sa Pa). Đây là một loại rượu được
ngâm ủ từ loại táo rừng, có màu nâu sóng sánh và vị ngọt thơm đặc trưng.
Đến Sa Pa, du khách không những bị hấp dẫn bởi dư vị sơn hào phong phú
và độc đáo của vùng đất sương mù này mà còn “say” trong men rượu nồng
ấm của táo mèo.
Đây là loại rượu dân dã nhưng cũng rất độc đáo. Qủa táo mèo được kết từ
hương của rừng, ngấm đẫm gió ngàn, hấp thụ khí đất, khí trời và nắng gió
vùng cao nên nó có đủ vị chua ngọt và chát đắng. Qủa táo mèo được ngâm ủ
rất kỹ rồi cất thứ tinh chất ấy để chế ra rượu. Ban đầu, uống rượu táo mèo, ta
tưởng như uống một loại nước giải khát có ga, thế nhưng càng uống càng
ngất ngây.
Một bà lão người Mông kể rằng: “Những đôi trai gái thích rượu Táo Mèo vì
chưa yêu nhau, sau khi uống cùng nhau những bát rượu họ sẽ say nhau, cái
say như lời ước nguyền rằng đôi lứa sẽ say nhau suốt đời và chia sẻ những
hương vị đắng cay, mặn, ngọt như những đặc tính mà bát rượu táo mèo đang
có…"
Ở Sa Pa, cây táo mèo mọc hoang trên các dãy núi Hoàng Liên Sơn. Táo mèo

cứ thế lớn lên trong rừng rồi đơm hoa kết trái, một món quà thiên nhiên ưu
đãi cho đồng bào Mông cư ngụ trên đỉnh non ngàn. Sở dĩ Sơn tra có thêm
cái tên táo mèo vì những nơi có thứ quả này là nơi người Mông sinh sống.
Thế rồi sau này dân gian lại đặt thêm cho táo mèo cái tên bình dị nữa, “quả
chua chát” hay “quả tình yêu” vì nó vừa ngọt vừa chua vừa chát, đầy đủ các
vị đặc trưng trên đời.
Táo mèo ra hoa trắng vào cuối mùa xuân (tháng 3-4) và có quả vào mùa thu.
Vì vậy, vào các tháng 8, 9, 10, tại chợ Sa Pa người ta thường bày bán táo
mèo tươi. Ngoài ra, táo mèo còn được ngâm trong các bình thuỷ tinh to. Loại
táo này cũng được ngâm như ngâm mận nhưng lượng đường ít hơn. Trước
khi ngâm người ta phải gọt vỏ, bỏ qua vào nước cho đỡ chát rồi hong ra mẹt
cho se mặt. Thường phải bổ đôi từng quả táo ra để bỏ những con sâu bên
trong ruột. Lạ là giống táo này cứ phải có sâu mới ngon, quả nào không có
sâu không phải là hảo hạng.
Quả táo mèo hình trứng, ăn có vị chua chát. Trong đông y, táo mèo còn được
gọi là sơn tra, là một vị thuốc quý. Loại quả này có tác dụng hạ huyết áp nhờ
làm giãn mạch ngoại vi. Nó cũng giúp hạ mỡ máu, giãn động mạch vành, cải
thiện sức co bóp cơ tim. Ngoài ra, sơn tra còn có tác dụng ức chế quá trình
ngưng tập tiểu cầu, an thần, trấn tĩnh, góp phần lập lại cân bằng sinh lý và
phòng chống tích cực các biến chứng do tình trạng tăng huyết áp gây ra.
Rượu Ngán nấu - đặc sản Quảng Ninh
Đây có thể coi là đặc sản Quảng Ninh. Đến QN mà chưa thưởng thức rượu
ngán nấu thì chưa biết đến ngon của ẩm thực.
Rượu trắng ngon cho đun sôi với ngán nguyên con. Thường 3-4 con
ngán/1lít rượu, cũng tùy theo khẩu vị của người uống, có thể nấu nhiều ngán
cũng có thế nấu ít ngán, sẽ cho vị đậm nhạt của ngán khác nhau.
Rượu ngán nấu uống êm, có vị ngọt của ngán, vị mặn của biển và vị cay của
rượu. Rượu uống ngay khi vừa nấu xong chứ không để lâu. Rượu uống
không đau đầu.
Có thể ví Rượu ngán nấu như rượu Sakê của Nhật. Hầu hết các nhà hàng của

Hạ Long đều có thể làm rượu ngán nấu ngay khi khách có yêu cầu.
Rượu Đức Thanh - Đức thọ ( do một người ĐT viết )
Có ai trong những người con Hà Tĩnh đi xa về quê mà không muốn sống
trong tình cảm yên ấm của Gia đình, vui vẽ cùng làng xóm, được thưởng
thức đặc sản của quê hương ngoài kẹo Cu đơ , Quê mình có còn những ly
rượu thơm nồng , đầm ấm tình yêu quê hương, Rượu Đức Thanh đã từ lâu
nổi tiếng với hương vị thơm ngon , với sự trong suốt , uống rất êm dịu .và
mới đây rượu Đức Thanh đã thành lập được thương hiệu rượu mang tên
"Đức Thanh" địa chỉ là xã Đức Thanh -Huyện Đức Thọ -Tĩnh Hà Tĩnh,
Từng giọt rượu được các mẹ ta nấu từ những hạt nếp thơm nồng , với Nước
ở Quê hương Đức Thanh trong suốt , hiếm có để phù hợp cho nấu rượu ,với
men rượu thơm ngon vì thế mà rượu Đức Thanh mang một hình bóng của
quê hương Hà Tĩnh nhưnh lại có những nét rất riêng mà bạn một lần được
nếm thử sẻ khó quên Rồi những người con đi xa sao lại không mang theo
mình những lít rượu Đức Thanh làm quà cho những người con ở quê lâu
ngày không về tăhm quê được , quà cho những người thân quen, bạn bè ở
tỉnh khác để cho họ biết Quê hương Hà Tĩnh chúng ta có một vùng đất đã
nấu ra những giọt rượu thơm ngon đến thế , để trong họ tình yêu Hà Tĩnh
quê mình ngày càng thắm thiết
Rượu Ngon Hiếm Phổ Biến
Một trong những khía cạnh đặc sắc của việc du lịch thế giới và thử vị rượu ở
mỗi miền chính ở sự khám phá về tính độc đáo của những loại rượu hiếm
phổ biến. Mùa hè đã qua nếu độc giả chưa thử qua 5 vị rượu sau đây thì đây
là thời điểm quý vị nên bắt đầu dò hỏi đến chúng tại Costco.
Viognier thuộc họ hàng của rượu trắng thơm lừng với mùi tự nhiên dồi dào.
Đa số có mùi trái cây như mơ và đào và được khuyên là nên uống sớm đừng
để lâu. Loại rượu này được sản xuất tại vùng Bắc và Nam Úc, cũng như tại
Cali và Nam Phi. Viognier, truyền thống là một loại nho có mùi thơm nồng.
Các món hải sản, trái cây và cheese là những món nên ăn khi uống rượu này.
Pinot Gris là một loại rượu trắng khác nhẹ hơn mang hàm lượng axít cao và

thường được trồng tại các vùng mát mẻ như Oregon, Alsace và đông bắc Ý.
Mùi vị của nó được đánh giá là ấn tượng và giàu cảm xúc hơn loại rượu
trắng Pinot Grigio của Ý. Hương vị hấp dẫn của nó gồm mùi mật ong kết
hợp với mùi cay. Nếu bạn thích ăn hải sản nhẹ như tôm và nghêu hoặc rau
tươi trộn thì Pinot Gris là sự lựa chọn thích hợp với khẩu vị.
Malbec trong khi đó lại mang đến cảm xúc tràn trề sự sống đến người uống
nó và trở thành một đặc sản tinh túy của đất nước Argentina. Nó có màu đỏ
sậm và để lại dư âm trái cây không lẫn vào đâu được. Malbec ngài ra cũng
được sản xuất tại Pháp, nơi nó là một trong năm loại nho đỏ được sử dụng
trong các loại rượu vang Bordeaux nổi tiếng thế giới. Ăn barbecue mà uống
Malbec thì phải nói là hết sẩy.
Tempranillo là một loại rượu vang đặc sản khác của nước Tây Ban Nha
được trồng tại vvùng có khí hậu nóng tương đối. Nó cũng được tìm thấy tại
những nơi như Bồ Đào Nha và Argentina. Nó có nồng độ cồn cao hơn loại
khác và cho nhiều vị khác nhau từ dâu đến mận. Tempranillo có thể được
uống ngay hoặc để lâu. Tuổi thọ của nó càng cao, vị của nó càng cay. Thịt
cừu thui được khuyên là nên dùng với loại rượu này.
Grenach là một loại rượu nho có mùi hương thơm tựa hoa hồng và thường
được uống chung với những món như cánh gà và các loại cheese khác nhau.
Trong các loại cheese được thưởng thức chung với rượu thì các hãng sản
xuất cheese của Mỹ khá tốt khi kếp hợp truyền thống Châu Âu với mùi vị
bản xứ. Trong các loại cheese quý vị có thể thử qua loại Bravo Farms của
Cali, Carr Valley của Vermont và Beecher cheese của Seattle. Những cánh
đồng này sản xuất nhiều loại cheese có chọn lựa nhưng giới hạn về lượng.
Giá thành của cheese Mỹ lại rẻ hơn Âu Châu nên được khá nhiều người ưa
chuộng.
Hãy xem, trong khoảng 350ml, bia mang đến cho bạn những gì nhé:
- Calorie: 153
- Protein: 1.64g
- Carbohydrate: 12.6mg

- Magnesium: 21mg
- Phosphorus: 50mg
- Potassium: 96mg
- Sodium: 14mg
- Zinc: 0.04mg
- Thiamin: 0.018mg
- Riboflavin: 0.089mg
- Niacin: 1.826mg
- Pantothenic Acid: 0.146mg
- Vitamin B6: 0.164mg
Đây là loại đồ uống vừa ngon, vừa bổ dưỡng. Hiện nay, không chỉ các quý
ông mới mê bia, mà các quý bà cũng rất ưu ái với loại đồ uống này. Bia là
loại thức uống bổ dưỡng, được sản xuất từ các loại nguyên liệu chính là
nước, lúa mạch, gạo, hoa houblon. Sau quá trình lên men, sẽ cho ra một loại
đồ uống giàu dinh dưỡng, có hương thơm đặc trưng, độ cồn thấp, vị đắng
dịu và lớp bọt trắng mịn với hàm lượng CO2 phù hợp.
Bia chứa chất chống oxy hoá, axit folic, có thể giúp bạn ngăn ngừa một số
bệnh tim mạch. Đối với chị em phụ nữ bước vào tuổi mãn kinh, bia giúp làm
tăng hàng lượng DHL cholesterol trong máu.
Tình trạng máu vón cục có thể gây tắc nghẽn thành mạch máu. Các khối tắc
nghẽn này là nguyên nâhn của một loại đột quỵ thường gặp nhất, đột quỵ do
thiếu máu cục bộ. Một ly bia mỗi ngày có thể giúp bạn ngăn ngừa tình trạng
này.
Đặc biệt, những phụ nữ uống một cốc bia mỗi ngày sẽ có trí óc minh mẫn
hơn khi về già, nguy cơ suy giảm khả năng tư duy ít hơn 20% so với phụ nữ
không uống. Bạn bị bệnh mất ngủ? Buổi tối, hãy uống một cốc bia nhỏ.
Chúng sẽ giúp bạn giảm căng thẳng và chẳng mấy chốc, bạn sẽ đi vào giấc
ngủ thật nhẹ nhàng. Trong bia còn chứa một hệ enzyme khá phong phú, đặc
biệt là nhóm enzyme kích thích tiêu hoá amylaza.
Những đồ uống có cồn luôn tạo cho bạn cảm giác hưng phấn. Nếu biết tận

dụng điều này một cách chừng mực, hẳn cuộc sống bạn sẽ luôn khoẻ khoắn
và tràn ngập niềm vui.

×