Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Rối loạn tiền đình, cơn chóng mặt dễ nhầm pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.76 KB, 8 trang )

Rối loạn tiền đình, cơn chóng mặt
dễ nhầm
Các hội chứng tiền đình có thể lành tính, dù gây
chóng mặt dữ dội nhưng cũng có thể nguy hiểm tính
mạng, dù chỉ gây chóng mặt
không nặng.
Có rất nhiều cảm giác được mô
tả bằng chóng mặt nên rất dễ bị
chẩn đoán nhầm là hội chứng tiền đình. Bản thân một cơn
chóng mặt thực sự, cũng có thể do nhiều nguyên nhân
khác nhau.
Tiền đình, nghĩa tiếng Hán - Việt là “phòng ở phía trước”
như khi ta bước vào một tòa nhà thì việc đầu tiên là bước
vào “tiền đình”. Phía trong tai chúng ta, sau màng nhĩ, có
một căn phòng nhỏ, đó chính là tiền đình. Ở đây, các tín
hiệu âm thanh được chuyển từ dạng cơ học do rung màng
nhĩ gây ra, sang dạng xung thần kinh để dẫn truyền theo
dây thần kinh thính giác, còn gọi là dây số 8, để truyền về
não.
Cơ quan chuyển xung âm thanh dạng cơ học sang dạng
điện thần kinh là ốc tai, vì có hình giống con ốc nhỏ xíu.
Gắn liền với ốc tai là ba vòng bán khuyên, tạo hình 3D
trong không gian, giúp cơ thể nhận biết vị trí của mình
trong không gian ba chiều. Và những rối loạn có liên quan
tới thăng bằng, mà ta gọi hội chứng tiền đình, hay bà con
hay nói tắt “tiền đình”, là xuất phát từ bộ phận này của tiền
đình.
Không cứ chóng mặt là bị tiền đình
Như vậy, triệu chứng chính của hội chứng tiền đình là
chóng mặt. Trong khi cơ thể và xung quanh vẫn đứng yên
thì người bệnh lại cảm giác bị nghiêng đi, hay xoay tròn.


Người bệnh sẽ té ngã không thể gượng lại được. Vấn đề
ở chỗ, trong dân gian, chúng ta dùng chữ “chóng mặt” để
mô tả những trạng thái khác nhau, không liên quan gì đến
tiền đình. Một người khi nhận hung tin, thấy mình “xây
xẩm, chóng mặt” thì đó chỉ là một cảm giác tâm lý, không
phải chóng mặt thực sự. Một người khi đang ngồi xổm
lâu, đứng vụt dậy và thấy tối mắt lại, cũng hay kể với bác
sĩ mình bị chóng mặt. Nhưng thực ra, đấy không phải
chóng mặt thực sự, đó là triệu chứng của tụt huyết áp do
tư thế. Vì vậy trước khi chẩn đoán bệnh nhân bị tiền đình,
bác sĩ cần phải hỏi cặn kẽ xem cảm giác người bệnh mô
tả chóng mặt, có phải chóng mặt thực sự không.
Sau khi xác định người bệnh bị chóng mặt thực sự, tức ảo
giác thấy xung quanh xoay chuyển, bác sĩ sẽ tìm hiểu đó
là tiền đình ngoại biên hay tiền đình trung ương. Tiền đình
ngoại biên là tiền đình do rối loạn chức năng của các cấu
trúc ở tai trong (chỗ của các ống bán khuyên), hoặc của
dây thần kinh số 8. Tiền đình trung ương là do tổn thương
trong não gây ra. Bác sĩ chuyên khoa thần kinh sẽ phân
biệt dễ dàng chỉ bằng cách hỏi bệnh và thăm khám kỹ
lưỡng. Một số trường hợp sẽ phải dùng tới những
phương tiện hiện đại như chụp cộng hưởng từ hay các
phương pháp chẩn đoán chức năng.
Điều trị còn tuỳ cơn chóng mặt
Có những hội chứng tiền đình rất lành tính, có những hội
chứng tiền đình rất nguy hiểm. Trong chứng chóng mặt do
tư thế kịch phát lành tính, người bệnh bị chóng mặt xoay
tròn khi thay đổi tư thế (ví dụ đang nằm ngồi dậy, đang
nằm ngửa chuyển sang nằm nghiêng, khi ngửa cổ hay khi
cúi đầu, ) Cơn chóng mặt chỉ trong vài giây rồi đỡ dần,

cho tới khi xoay chuyển người lần nữa thì lại bị. Các bác
sĩ chuyên khoa tai - mũi - họng và chuyên khoa thần kinh
có thể giúp người bệnh bài tập, gọi là bài tập Epley, để
không cần dùng thuốc mà vẫn hết chóng mặt.
Nhiều người, nhất là phụ nữ, bị chứng migraine (ta quen
đọc mi-gờ-ren), hay bị những cơn đau đầu (thường đau
nửa đầu) và chóng mặt kịch liệt, kèm theo nhìn mờ và nôn
ói. Cơn đau thường kéo dài vài giờ cho tới vài ngày. Nếu
điều trị không đúng cách, chỉ chữa “tiền đình” không thôi,
thì cơn cũng tạm hết, nhưng càng ngày các cơn càng xuất
hiện dài hơn và nặng hơn.
Một số người khi thay đổi thời tiết, hoặc ngồi làm vi tính
dưới máy điều hoà nhiệt độ, bị đau mỏi sau gáy, sau vai,
và có cảm giác chóng mặt như say rượu. Các bác sĩ sẽ
chẩn đoán là thoái hoá cột sống cổ, cách điều trị cũng có
khác hơn. Một số trường hợp bị u não, hoặc tai biến mạch
máu não, cũng có biểu hiện nổi trội là chóng mặt, khi đó
cần được bác sĩ chuyên khoa thần kinh khám bệnh và có
hướng điều trị kịp thời, vì nguy hiểm tới tính mạng.
Tốt nhất, hãy tới khám bệnh với các bác sĩ chuyên khoa,
nếu bạn bị chóng mặt thực sự và kèm theo những biểu
hiện đáng ngại khác.

×