Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Khổ với bệnh “khó nói” ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.32 KB, 9 trang )

Khổ với bệnh “khó nói”

Khi được hỏi “tại sao không đề cập nỗi khổ táo bón
trong lúc khai bệnh?”, 65% người bệnh đã trả lời “vì
nghe kỳ quá!”, 25% “vì tưởng không quan trọng”, 10%
còn lại thì “quên kể vì lâu quá thành quen!”.

Táo bón với nhiều người cũng
như thói quen vượt đèn đỏ, kẹt
thì cứ như chuyện thường, còn
lách qua được thấy vui làm sao!
“Đòn bẩy” của những bệnh
chứng phức tạp
Táo bón là tiếng kép. Nếu thuộc nhóm “táo”, dây chuyền
sản xuất tuy vẫn hoạt động nhưng trục trặc với lô hàng
đầu tay! Cố gắng ì ạch xuất được lô đầu thì các đợt sau
sẽ lần lượt đi vào quy cách như mong muốn. Ngược lại,
Trái cây, rau xanh -

“v
ũ khí” không thể thiếu
cho mỗi ngư
ời để
ch
ống lại căn bệnh táo
bón -Ảnh: Quân Nam
nếu thuộc phe “bón” thì hãng sản xuất vẫn rổn rảng tiếng
máy, nhưng vì thiếu nguyên liệu tồn kho nên hàng xuất
kho đến hẹn không thèm lên!
Dưới dạng nào cũng thế, táo bón bao giờ cũng là đòn bẩy
của bệnh chứng phức tạp, từ trĩ - căn bệnh khiến nhiều


người đứng ngồi không yên, bước qua viêm trực tràng
khiến nạn nhân chưa thủng ruột thì đã thủng túi vì chi phí
điều trị, cho đến ung thư ruột già - mối đe dọa hàng đầu
cho nam giới từ độ tuổi 50.
Dục tốc bất đạt
Chức năng đại tiện không vô cớ lọt vào nhóm “tứ khoái”.
Cảm giác thoải mái khi bình tâm an tọa trong khung cảnh
chỉ còn “ta với ta” thuộc về chất lượng của cuộc sống. Nếu
theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới, theo đó khỏe
mạnh không đồng nghĩa với chưa bệnh mà là tình trạng
khoan khoái về tâm lý lẫn thể xác, thì người bị táo bón là
người bệnh nặng!
Đáng tiếc là nguyên nhân thường khi không nằm trong
trục tiêu hóa. Nhiều nạn nhân tuy ăn uống đúng cách
nhưng nhu động của ruột già lại rối loạn theo kiểu đoạn
trên cần co thì không co, khúc dưới không nên thắt lại thắt
quá chặt! Theo thống kê của các hãng bảo hiểm y tế ở
châu Âu, phần lớn người bị táo bón, nhất là cư dân thành
phố lớn, là do:
* Không đủ thời giờ tiến hành quy trình “sản xuất” cho có
bài bản.
* Không giữ đúng thời điểm “giao hàng” nên khung ruột
lâu dần không còn phản xạ có điều kiện.
Phòng nào quan trọng trong ngôi nhà mới?
Bên cạnh đó đừng quên một số yếu tố khách quan. Kiến
trúc sư nào đó đã không quá lời khi xếp nhà vệ sinh vào
trọng điểm hàng đầu trên bản vẽ. Cuộc sống không thể
nào có chất lượng như mong muốn nếu phòng gọi là vệ
sinh lại là nơi mất vệ sinh.
Nếu nhiều thành phố lớn ở châu Á, như Singapore, Kuala

Lumpur, Seoul, Thượng Hải đang đẩy mạnh phong trào
“văn hóa nhà vệ sinh” vừa đẹp vừa sạch như tụ điểm du
lịch, thì mong những người sắp xây ngôi nhà mới ở nước
mình sẽ hào phóng một chút với kích thước và tiện nghi
của nhà vệ sinh.
Tức nước khó tránh vỡ bờ
Đánh giá chức năng đại tiện như động tác đào thải phế
phẩm thì lầm. Hoạt động này có mối liên hệ trong thế “môi
hở răng lạnh” với hệ biến dưỡng, nội tiết và miễn nhiễm.
Phế phẩm càng ở lâu trong khung ruột càng dễ lên men
dưới ảnh hưởng của tập thể vi sinh luôn sống trong lòng
đường tiêu hóa. Càng lên men thì hàm lượng độc chất
gây dị ứng, thoái hóa, lão hóa, thậm chí sinh ung thư càng
cao.
Ngược lại, tống khứ toàn bộ phế phẩm trước khi chúng
kịp lên men là biện pháp đơn giản nhưng hữu hiệu để dự
phòng nhiều bệnh chứng nghiêm trọng.
Qua những phân tích nêu trên cho thấy người bị táo bón
càng nên mạnh dạn bày tỏ nỗi buồn với thầy thuốc để
cùng tìm giải pháp. Đừng quên thời gian và tần số bị táo
bón bao giờ cũng tỉ lệ nghịch với sức khỏe.
Thêm vào đó, biện pháp tầm soát bệnh lý trực tràng cần
được lưu tâm nhiều hơn, vì trong môi trường ô nhiễm với
khói xe, khói nhà máy, khói thuốc lá thì niêm mạc nói
chung, không riêng gì ruột già, không bệnh mới lạ!
Tại sao không chữa bệnh khi bệnh chưa phát? Đợi chi
đến lúc đứng ngồi không yên rồi cắt, rồi đốt, rồi cột, trong
khi muốn ngừa bệnh chỉ cần theo đúng nguyên tắc
“chuyện gì không đáng đừng để bụng”.


×