Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tám đặc điểm của Trần thức Thái cực quyền(Phần 2) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.81 KB, 11 trang )

Tám đặc điểm của Trần thức
Thái cực quyền(Phần 2)



ĐẶC ĐIỂM THỨ HAI: VẬN ĐỘNG ĐÀN TÍNH CỦA THÂN CHI

Quyền phổ quy định:

Hư lãnh đỉnh kình , khí trầm đan điền
Hàm hung bạt bối ,trầm kiên truỵ trừu
Tung yêu viên đãng , khai khố khuất tất
Thần tụ khí liễm , thân thủ phóng trường

(Hư lãnh đỉnh kình, giữ cho xương sống luôn
thẳng, khí trầm ở đan điền, ngực thu lại, vai và cùi chỏ trầm,
buông lỏng eo, tròn háng, luôn luôn tụ khí, thân thể khoáng
đạt).

Bốn điều quy định trên có thể cho thấy "hư
lãnh đỉnh kình" và "khí trầm đan điền" là thân thể "phóng
trường" (tạm hiểu là buông lỏng vươn dài) , "hàm hung bạt
bối" là thu ngực trước lại, làm thành cột đỡ cho lưng sau
được "phóng trường" , "trầm kiên truỵ trừu" làm cho cánh
tay "phóng trường" , "tung yêu viên đãng" và "khai khố
khuất tất" khiến cho bộ chân được viên hoạt khi di chuyển
và cũng chính là kết quả của "phóng trường" của bộ chân ở
bất cứ tư thế nào . Cho nên trong các động tác xoay cổ chân ,
chuyển đổi để biến đổi hư thực trong bộ pháp của TCQ luôn
luôn bắt buộc có "tung yêu viên đãng" và "khai khố khuất
tất" . Xem bên ngoài là triền ty kình của chân , kỳ thật bên


trong đã đạt được bộ chân "phóng trường" rồi . Tất cả các bộ
"phóng trường" trên hợp thành "toàn thân phóng trường"
không những khiến cho thân chi sinh ra đàn tính , hình thành
"bằng kình" mà còn khiến cho tinh thần cũng đề khởi một
cách tự nhiên.

1.Thân chi phóng trường (Các chi vươn
dài)

Như trên đã nói, luyện TCQ thân chi cần phải
"phóng trường" để tăng cường đàn tính của toàn thân , có
đàn tính rồi mới có thể có " bằng kình " được . Đó chính là
nói "bằng kình" do đàn tính sinh ra, đàn tính do thân chi
phóng trường sinh ra . Còn các bộ phận phóng trường ra sao
thì chiếu theo quyền phổ mà nói ra như sau:

1.1 Hư lãnh đỉnh kình

Sở dĩ gọi là "hư lãnh đỉnh kình" tức là đưa
"kình" hướng lên trên còn "khí trầm đan điền" là khí hướng
dưới mà nhập vào đan điền . Tổng hợp mà nói là trong thức
nhắm vào hai hướng tương phản để thân thể phát sinh cảm
giác "phóng trường".

1.2 Hàm hung bạt bối

Hàm hung yêu cầu ngực không được nhô ra
thụt vào (không lồi lõm) mà cần phải thu vào, khiến cho
ngực thành cột trụ để xương sống phóng trường , vì theo lực
học thì đòn bẩy chẳng nên có chỗ (cong gãy) .Về điểm này ,

lúc mới học không nên lầm lẫn "lưng gù ra" là "bạt bối" vì
lưng gù thì ngực phải lõm vào khiến cho ngực mất tác dụng
làm cột trụ chẳng những khiến cho lưng mất đi đàn tính của
sự bạt trường mà còn có hại cho sức khoẻ nữa.

1.3 Trầm kiên truỵ trừu:

Tác dụng chủ yếu của "trầm kiên" là làm cho
vai và cánh tay vì hạ thấp xuống mà nối chặt với nhau , vai
và cánh tay nối chặt với nhau mới có thể khiến cho tay "có
gốc rễ" . Đồng thời "truỵ trừu" khiến cho khoảng giữa chỏ
và vai có sự phóng trường , trong khi cánh tay tiến hành vận
động triền ty (quấn tơ). Mặt khác , "truỵ trừu" và "toạ oản"
lại có thể khiến khoảng giữa chỏ và cổ tay phóng trường .
Do đó , trầm kiên , truỵ trừu và toạ oản là toàn thể cánh tay
phóng trường .

1.4. Khai khố khuất tất:

Đây là sự phóng trường của bộ chân . Chân là
bộ phận chống đỡ toàn thân , muốn phóng trường rất khó .
Do đó đối với yêu cầu "khai khố khuất tất" của bộ chân phải
dùng vận động xoắn ốc để chuyển đổi hư thực , chủ yếu biểu
hiện ở sự xoay chuyển của đầu gối . Như vậy , khi chân xoay
hướng ra ngoài khiến cho bên ngoài của chân phóng trường
mà phần bên trong thu súc . Sự di chuyển của chân phối hợp
với sự chuyển động của thân trên và hai tay hình thành sự
vận động của toàn thân . Từ đó mới có thể đạt đến mức hoàn
chỉnh nhất thể của "kình căn tại cước ,phát vu thối ,chủ tể vu
yêu , nhi hình vu thư chỉ" (kình gốc tại bàn chân , phát do

đùi vế ,chủ tể do eo, mà hình thì do tay và bàn tay).

Xét chung bốn điểm trên ta thấy TCQ đối với
thân trên , tay và chân đều có yêu cầu phóng trường . Chẳng
những nhờ phóng trường mà sinh ra đàn tính tạo thành "bằng
kình" cơ bản của TCQ , mà còn có thể khiến tinh thần con
người tự nhiên đề khởi không sinh ra cổ kình thành "bệnh
chuyết lực".

2. Tác dụng sinh lý của thân chi phóng
trường

Khi cơ nhục chịu lực, cơ thể có một mức duỗi
dài nhất định , nhưng nguyên nhân tác động mất đi thì cơ
nhục lập tức phục hồi nguyên trạng , đó là đàn tính cố hữu
của con người . Sự vận động bình thường TCQ là nâng cao
đàn tính đó . Căn cứ vào sinh học con người mà xét loại đàn
tính co duỗi này có thể đưa đến bốn loại tác dụng sau :

a) Có thể khiến năng lực co duỗi của bản thân
cơ nhục có được sự rèn luyện tốt khiến mạng lưới mao quản
bên trong cơ nhục được thông suốt .
b) Có thể tăng cường chức năng chuyển hoá
của tế bào , kích thích quá trình sinh hoá trong cơ thể
c) Có thể tăng cường tác dụng trao đổi khí
của cơ nhục và các tổ chức cơ quan khác của con người.
d) Không những khiến cơ thể hấp thu nhiều
oxygen, mà còn khiến sự hấp thu oxygen này đến mức tối
đa.


TCQ không chỉ là vận động cơ thể đơn thuần ,
mà biểu hiện bên ngoài là thần thái cổ đảng ,tư thế rất phức
tạp, đa dạng, ẩn bên trong là thần tụ khí liễm ,dùng tâm hành
khí . Điều này được nói rõ trong đặc điểm thứ nhất nói trên .
Ngoài ra, TCQ không những chỉ nội ngoại song tu mà còn ở
đặc điểm thân chi phóng trường để tiến hành lập đi lập lại
vận động triền ty có dạng xoắn ốc . Vận động này không
những khiến đàn tính của cơ bắp có được sự rèn luyện tốt ,
mà còn khiến máu huyết tuần hoàn nhanh hơn, tiêu trừ các
chứng bệnh do máu huyết ngưng trệ . Đó là tác dụng trọng
yếu nhất của đặc tính thân chi phóng trường và tinh thần tập
trung .

Ngoài ra , vận động đàn tính của TCQ đối với
việc hạ thấp huyết áp cũng có tác dụng thấy rõ , vì trong quá
trình co duỗi của cơ bắp sinh ra ATP và Adrenaline đều là
những chất tác dụng giãn nở mạch máu . Đồng thời ,khi tiến
hành hoạt động tiết tiết quán xuyến , số lượng mao quản
được giản nở bên trong cơ nhục gia tăng gấp bội , tiết diện
của các huyết quản cũng được khuếch đại khiến máu huyết
lưu thông dễ dàng hơn, do đó có thể khiến hạ thấp huyết áp .
Hơn nữa , khi luyện quyền vì cơ bắp luân lưu co duỗi khiến
các huyết quản không dễ bị xơ cứng . Thêm vào đó , vận
động triền ty có dạng xoắn ốc thuận nghịch càng có thể ngăn
ngừa sự xơ cứng động mạch . Người luyện lâu năm khi
luyện quyền có cảm thấy các huyết quản ở lưng tứ chi như là
được nở lớn ra , có cảm giác "khinh tùng thư thích" , nếu
như gián đoạn một thời gian liền có cảm giác hiện tượng này
sinh ra là do số lượng mao quản được tăng hay giảm .


3. Tám loại kình và bằng kình

TCQ yêu cầu dùng ý không dùng chuyết lực ,
nhưng không phải dùng ý không dùng kình, vì TCQ do 8
loại kình cấu thành , các loại kình này đều có đàn tính của sự
phóng trường cho nên mới gọi là kình chứ không gọi là lực .
Tám loại kình này tuy có khác nhau nhưng thực chất chỉ là
một thứ bằng kình , kỳ dư bảy loại kình kia chẳng qua vì
phương vị và tác dụng bất đồng khác nhau nên gọi tên khác
đi mà thôi . Cho nên TCQ cũng có thể gọi là bằng kình
quyền . Ở đây chúng ta phân tích nội dung tám loại kình này
để dễ dàng nắm vững đặc điểm thứ hai này :

a) Tại toàn động ,chưởng tâm từ trong hướng
ra ngoài triền ty(triền ty: quấn tơ),gọi là bằng kình.

b) Tại toàn động , chưởng hướng từ ngoài vào
trong triền ty gọi là lý kình.

c) Hai tay đồng thời đưa bằng kình giao nhau
hướng ra ngoài bằng ra gọi là tễ kình .

d) Chưởng tâm hướng hạ ấn xuống , bằng
kình tập trung niêm dính vào một điểm gọi là án kình

e) Hai tay giao nhau hướng phải trái trước sau
dùng bằng kình mà phân ra hai bên gọi là thái kình

f) Đưa bằng kình "quyển súc" bắt đầu trong
cự ly ngắn , bất ngờ đánh ra gọi là liệt kình.


g) Tay đã ra ngoài vòng phương viên rồi ,
dùng tuyến phòng ngự thứ hai là bằng kình của chỏ bằng ra ,
gọi là trừu kình.

g) Chỏ đã ra ngoài vòng phương viên rồi
,dùng tuyến phòng ngự thứ ba bằng kình của thân bằng ra ,
gọi là hạo kình. Tổng hợp các điểm trên mà nói , điều chủ
yếu là luyện bằng kình.Bằng kình là một loại kình đàn tính
(kình có tính đàn hồi).


4. Nắm vững vận động đàn tính

4.1. Muốn luyện bằng kình trước hết cần trừ
bỏ sự cương ngạnh cố hữu của cơ thể.

Phàm một động tác , như nhấc một vật nặng
lên đều cần dùng lực, lâu ngày khiến cho người ta từ thuở
nhỏ đã nuôi dưỡng tập quán dùng cổ kình để nắm bắt hoặc
nhấc vật nặng .Cổ kình chính là lực do sự cố gắng mà có
,còn gọi là chuyết kình , mà TCQ yêu cầu trước tiên là kình
đàn tính do toàn thân phóng trường . Vì vậy luyện TCQ cần
chia ra hai giai đoạn:

Giai đoạn 1 là tiêu trừ cổ kình , sau đó mới
đến giai đoạn đàn tính sinh trưởng . Kình cũ không bỏ thì
kình mới sao đến được ? Cho nên quyền luận có nói "Vận
kình như bách luyện cương ,hà kiên bất tồi"(vận kình như
luyện thép trăm lần ,cái cứng nào mà không gãy được). Đó

là nói cần phải kinh qua sự luyện tập trăm ngàn lần không
dụng lực , đồng thời giữ mọi tư thế phóng trường và tùng
khai mà vận động lập đi lập lại mới có thể đạt đến chỗ cực
kỳ nhu nhuyễn và bỏ đi hoàn toàn kình cương ngạnh cũ, nói
khác, chỉ cần "Vận kình như bách luyện cương" ắt bất cứ
kình cương ngạnh nào cũng không còn . Đó là tổng kết kinh
nghiệm của các quyền sư , tiền bối , cho nên giai đoạn biến
cương ngạnh thành nhu nhuyễn không thể thiếu cũng không
thể ngắn , người mới học không thể xem thường ,thời gian
của giai đoạn này càng dài càng tốt vì chỉ như vậy mới có
thể thấu triệt được tính nhu nhuyễn . Nếu không , tương lai
người luyện tập sẽ khó tránh bị dừng lại ở khuyết điểm
cương nhiều , nhu ít ,khó đạt được sự ổn định trong quá trình
luyện tập.

4.2.Bằng kình không phải là kình cố hữu
trong cơ thể con người:

Trên đã nói, bằng kình là kình cơ bản trong
tám loại kình. Bằng kình sinh do đàn tính. Đàn tính này
không phải chỉ là đàn tính của bản thân cơ nhục , mà là do
rèn luyện cốt cách bền bỉ và cơ nhục liên hợp phóng trường
trên cơ sở đàn tính của cốt nhục . Cho nên nói , nó không
phải là kình cố hữu của cơ thể con người mà là thứ kình do
kinh qua luyện tập lâu ngày mới sinh ra được . Sự phát triển
của kình này là từ không đến có,từ có đến cường mạnh .
Muốn tập luyện loại bằng kình đàn tính này cần phải tuân
theo 4 điều quy định trên của quyền phổ mà tận lực rèn
luyện . Mấu chốt của nó trước hết là dùng ý để ra chiêu
khiến trong tư tưởng có ý thức phóng trường .


4.3.Thần tụ khí liễm là cơ sở nâng cao bằng
kình và tăng gia đàn tính

Trong tình huống thân chi phóng trường , tinh
thần con người đề khởi mà tập trung, khí trầm mà nội liễm ,
đó là hiện tượng phát sinh tự nhiên . Ngược lại cũng có thể
chỉ cần thần tụ khí liễm mới có thể khiến cho ý thức có đủ
thần thái phóng trường , xúc tiến thân chi phóng trường từ
đó nâng cao đàn tính và tăng cường bằng kình. Trong
khoảnh khắc thần tụ khí liễm ,nhóm cơ nhục sẽ co lại rất
nhiều đồng thời nhóm cơ đối ta càng được buông lỏng thêm
, nhân đó nhờ qua luyện tập buông lỏng (phóng túng) và co
rút(thu súc) lâu tự nhiên đàn tính của các bộ phận được gia
cường và các tố chất thể lực cũng được nâng cao.

×