Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Khái niệm Âm Dương với Võ Cổ Truyền pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.81 KB, 4 trang )

Khái niệm Âm Dương với
Võ Cổ Truyền




Âm Dương có ảnh hưởng đến nhiều phương diện văn
hóa truyền thống phương Đông, trong đó có võ cổ truyền.

Võ cổ truyền là môn văn hóa truyền thống gắn liền với
triết học, nên có câu: “đằng sau võ học là triết học”. Âm
dương theo khái niệm cổ sơ không phải là vật chất cụ thể, mà
là thuộc tính của mọi hiện tượng, mọi sự vật trong toàn vũ trụ
cũng như trong từng tế bào, từng chi tiết. Âm dương là hai
mặt quan hệ đối lập nhưng hỗ trợ nhau, võ thuật lấy bản thân
người tấn công và người phòng thủ làm hai mặt này. Để đạt
đến mục đích công phá cao nhất, phải đẩy một mặt đặc tính
lên cao nhằm lấn át mặt còn lại.

Người xưa nói: “Mở đóng hư thực tức là quyền kinh”,
“một mở một đóng quyền kinh hết vậy”, “một mở một đóng,
có biến có thường, hư thực kiêm tới chợt ẩn chợt hiện”, “một
động một tĩnh là hết chỗ ảo diệu của quyền thuật”. Cái gọi là
động tĩnh, hư thực đều căn cứ vào học thuyết âm dương
trong kinh Dịch mà ra và chỉ là cách nói cụ thể hóa, hình
tượng hóa trong quyền thuật mà thôi. Về sau những người
diễn tập lại lấy đó tôn lên làm tiêu chuẩn, tự mình thể nghiệm
cái triết lý này trong việc diễn luyện của bản thân.

Bất kể loại quyền thuật nào cũng nhấn mạnh việc làm
khỏe thân mình là ý nghĩa trọng yếu thứ nhất, đó là phải duy


trì cho được sự cân bằng âm dương trong cơ thể. Vì vậy dù là
quyền “ngoại gia” hay quyền “nội gia” đều nhấn mạnh “Khí
trầm đan điền”, hoặc “trong luyện tinh - khí - thần, ngoài
luyện tấn pháp, bộ pháp, thân pháp, thủ cước pháp” hay
“trong luyện hơi thở, ngoài luyện gân cốt”. Như thế âm bằng
dương thuận, tinh thần ổn định. Âm dương điều hòa, tinh thần
khoẻ mạnh, thân thể tráng kiện, thì bệnh nào mà sinh?

Học thuyết âm dương không phải chỉ có quan hệ mật
thiết với lý luận quyền thuật và việc rèn luyện võ thuật mà
trong kỹ thuật đối kháng của võ thuật cũng không có chỗ nào
không ngầm mang triết lý âm dương. Trong chiến đấu, bất
luận là phòng thủ hay tiến công, cũng không rời xa sự biến
hóa của âm dương. Trong “Quyền Kinh” có nói: “Luyện
quyền bất luyện công, đáo lão nhất trường không” (Luyện
quyền chẳng luyện nghệ, có đến tuổi già cũng phí công).
Quyền là đạo vận động, là phương thuốc khỏe thân; thuật là
phép đoạt người, là sự ảo diệu để thắng người”. Tuy nhiên sự
ảo diệu từ đâu tới, thuật từ đâu mà được? Chính là từ âm
dương biến hóa với nhau. Con đường cầu tài năng võ thuật tất
theo con đường của âm dương, chính là nguồn gốc nảy sinh
của diệu quyết.

Sở dĩ âm cực dương sinh, dương cực âm sinh là vì
trong âm có dương tiềm phục, trong dương có âm tiềm phục
chưa hiện rõ ra. Khi âm đến hồi cực thịnh thì mầm dương mới
đủ sức hiện lên, nghĩa là trong thái âm có cái mầm thiếu
dương hiện lên và bắt đầu tăng trưởng, cũng như trong thái
dương có mầm thiếu âm hiện lên và bắt đầu tăng trưởng. Và
bởi cái lẽ âm dương tiềm phục ấy mà trên đời chẳng bao giờ

có hiện tượng cô dương hay cô âm.

Võ cổ truyền thể hiện rõ tính liên hoàn, tinh tế, kết hợp
cương nhu, hư thực, công thủ, phản biến, mạnh yếu, nội
ngoại, thể chất tinh thần…Luyện tập võ cổ truyền không chỉ
là phương pháp làm cho thân thể khỏe mạnh, vận động thể
chất giản đơn mà còn là hiện tượng văn hóa thần kỳ rèn luyện
tinh thần cùng ý chí. Từ tư thế phòng thủ (âm), khi bị tấn
công, tức khắc những chiêu thức chống trả được tung ra
(dương), trong quá trình đáp trả, bị phản công thì những chiêu
thức né, tránh, hóa giải lại trở về phòng thủ (âm) đồng thời
biến thế phản đòn tích cực (dương). Cứ như thế thủ công,
phản biến liên hoàn như một vòng tròn xoay chuyển. Có thể
hiểu nguyên tắc võ thuật là trong công có thủ, trong thủ có
công như âm trong dương và dương trong âm vậy.


×