Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Vĩnh Xuân quyền Việt Nam pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.68 KB, 5 trang )

Vĩnh Xuân quyền Việt Nam
Vĩnh Xuân quyền, còn được gọi là Vịnh Xuân quyền, là một môn võ thuật ra
đời từ 300 năm trước có nguồn gốc từ Trung Quốc, du nhập vào Việt Nam từ
đầu Thế kỷ XX . Tuy có tuổi đời còn rất trẻ so với các môn võ khác nhưng Vĩnh
Xuân quyền đã được đông đảo người Việt yêu thích tập luyện…

Khí công Viên Bình Công trên Mai hoa thung.
Những năm đầu thế kỷ XX, Võ sư Nguyễn Tế Công (người Trung Quốc) đã di cư
sang Việt Nam, ông là một trong những môn đệ của Vĩnh Xuân quyền. Năm 1939,
ông bắt đầu mở lớp dạy võ, học trò theo học rất đông ở cả hai miền Nam, Bắc. Có
nhiều học trò của ông thành tài về sau được nhiều người biết đến như các võ sư:
Trần Văn Phùng, Ngô Sĩ Quý, Vũ Bá Quý, Trần Thúc Tiển, Hồ Hải Long, Lục
Viễn Khai, Ngô Phượng Tường, Huỳnh Ngọc Ân…
Nguyễn Tế Công khi sang Việt Nam đã xây dựng thành môn phái Vĩnh Xuân Việt
Nam. Hiện trên thế giới chỉ còn hai trung tâm lớn nhất về Vĩnh Xuân quyền là
Hồng Công và Việt Nam. Trong thế hệ thứ ba của Vĩnh Xuân Việt Nam cũng đã
có nhiều võ sư mở võ đường, được công chúng biết, đặc biệt ở Hà Nội, thành phố
Hồ Chí Minh và ở một số nước khác như Canada, Pháp và Ukraina. Ngoài ra, còn
nhiều võ sư không mở võ đường chính thức, dù vẫn âm thầm truyền dạy và phát
triển các công phu của môn phái. Hiện nay, môn Vĩnh Xuân quyền Việt Nam đã
phát triển thành nhiều chi nhánh ở khắp các miền đất nước và mở rộng ra cả ngoài
Việt Nam. Nhiều võ đường và câu lạc bộ Vĩnh Xuân quyền đã được thành lập để
trao đổi, học tập và phát triển môn phái.


Bài đối kháng giữa đơn đao và Bát trảm đao.
Võ sư Nguyễn Khắc Chương, môn đệ đời thứ 3 của sư tổ Tế Công cho biết, Vĩnh
Xuân quyền vào với Việt Nam đã được cải biến đi rất nhiều để hợp với thể tạng và
tính cách người Việt. Đặc biệt là ở các bài quyền, uyển chuyển tinh tế mà không
kém phần nội lực được vận dụng. Tổ sư Tế Công trước khi mất đã phải thốt lên:
“Vĩnh Xuân đã chuyển sang Việt Nam mất rồi”.


Vĩnh Xuân Việt Nam là một môn võ đòi hỏi sự tập luyện rất công phu với số
lượng các bài quyền không nhiều. Ngoại trừ các bài về binh khí (như song đao, lục
điểm bán côn) có thể kể tên các bài quyền của Vĩnh Xuân gồm: Thủ Đầu quyền,
Khí công Vĩnh Xuân quyền… Ở một số nhánh khác của Vĩnh Xuân còn thêm một
số bài quyền khác.

Võ sư Nguyễn Khắc Chương hướng dẫn tư thế thiền định.
Để tập luyện được môn Vĩnh Xuân, người tập cần có một niềm tin rất cao, một sự
tư duy và kiên trì, cần mẫn. Tập luyện Vĩnh Xuân không chỉ là tập thuộc bài mà
còn phải tập được đến khi lĩnh hội được tinh hoa, bản chất của bài đó. Đồng thời
còn phải tập được “ý”, tập được “khí”. Càng luyện lên cao, việc tập “ý”, tập “khí”
càng đòi hỏi công phu. Chính vì thế, môn Vĩnh Xuân không thích hợp với những
người ưa sức mạnh cơ bắp, những người mong muốn thành công nhanh, những
người thiếu sự kiên trì và cần mẫn. Các bài quyền của Vĩnh Xuân không thiên về
sức mạnh cơ bắp, những đường nét trong Vĩnh Xuân quyền kết hợp với luyện khí
đã trở thành những bài tập dưỡng sinh hết sức hữu hiệu đối với sức khỏe của mọi
lứa tuổi. Chính vì những yếu tố trên mà các võ đường Vĩnh Xuân tại Việt Nam
luôn thu hút rất đông người tham gia tập luyện, người già, trẻ em, thanh niên nam
nữ và đặc biệt là cả người nước ngoài. Một môn đệ người nước ngoài, sau khi tập
luyện và được xem các màn biểu diễn Vĩnh Xuân quyền đã cảm phục cho rằng:
“Vĩnh Xuân quyền Việt Nam khéo léo, uyển chuyển, nhưng mạnh mẽ, tạo nên các
đòn thế, tuyệt chiêu gắn với lịch sử 1000 năm dựng nước và giữ nước của các
bạn”.
Võ sư Nguyễn Khắc Chương tâm sự rằng, với những người tập Vĩnh Xuân quyền,
việc luyện võ chủ yếu là để rèn luyện thân thể, chế ngự bản thân, tạo cho người tập
một sự tự tin, một bản lĩnh, sức khỏe để sống và làm việc.

×