Đồi Cọ, cái nôi của điện ảnh cách mạng
Việt Nam
Ngày 6 tháng 10 năm 1898 ở Sài Gòn có buổi trình diễn " chò chớp bóng" (theo cách gọi vào
thủa ấy) trước các quan lại thống trị người " mẫu quốc" Pháp và những quan chức bậc cao
người xứ thuộc địa. Sự kiện ấy diễn ra chỉ chưa đầy ba năm kể từ sau buổi chiếu phim đầu tiên
trên thế giới, do anh em nhà phát minh Luy-mi-e thực hiện (28-12-1895) tại Pari thủ đô nước
Pháp.
Từ ấy đến tháng 8/1945 Việt Nam là thị trường tiêu thụ của điện ảnh Pháp, do Công ty phim và
Chiếu bóng Ðông Dương (Socie’te’ Indochine Films et Cine’ma) – ra đời ngày 19/9/1923, và
công ty Chiếu bóng Ðông Dương (Socie’te’ des Cine’ – The’âtres d’Indo chine) - ra đời năm
1930, độc quyền khai thác phim Pháp và phim các nước Mỹ, Anh, Italia Là xứ thuộc địa, dưới
ách thống trị hà khắc của thực dân Pháp, Việt Nam không có một nền điện ảnh của riêng mình.
Mọi cố gắng của một số điện ảnh gia tiên phong người Việt Nam trong hai thập kỷ 20 và 30, bằng
việc sản xuất phim, nhằm thúc đẩy sự hình thành "nền điện ảnh bản xứ" đều bị giới thống trị
thuộc địa bóp chết từ trong trứng.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918), cùng với sự đẩy mạnh khai thác tài nguyên
của thuộc địa để khôi phục kinh tế ở "chính quốc", giới tư sản Pháp kinh doanh phim chiếu bóng
cũng nhanh chóng mở nhiều rạp chiếu bóng ở Việt Nam. Ðến năm 1927 trên toàn cõi Việt Nam
đã có 33 rạp chiếu bóng (Nam Kỳ - 16, Trung Kỳ - 7, Bắc Kỳ - 10). Những năm sau đó số lượng
rạp chiếu bóng tiếp tục tăng thêm. Một số Hoa Kiều Và ấn Kiều cũng mở rạp chiếu bóng, nhưng
đều bị các công ty kinh doanh phim do người Pháp làm chủ cạnh tranh, thao túng.
Khi chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945) nổ ra, với việc quân đội phát xít Nhật Bản xâm
nhập chiếm đóng Ðông Dương (22-9-1940), sự kinh doanh phim chiếu bóng ở Việt Nam giảm
sút, hoạt động cầm chừng. Do nguồn phim từ Pháp sang hầu như bị cắt đứt. Bởi nền công
nghiệp điện ảnh Pháp bị đình trệ. Vì nước Pháp dồn tài lực cho chiến tranh, lại trong bối cảnh
một bộ phận lớn lãnh thổ Pháp bị phát xít Ðức chiếm đóng. Còn phát xít Nhật Bản thì mải tiến
hành chiến tranh, mở rộng lãnh thỗ chiếm đóng, tranh giành thuộc địa châu Mỹ, Anh, Pháp, Hà
Lan , chưa nghĩ đến việc kinh doanh phim chiếu bóng ở Việt Nam. Tuy vậy, phát xít Nhật Bản
cũng không bỏ lỡ cơ hội dùng chiếu bóng phục vụ cho mục đích chính trị, quân sự của chúng.
Những xe chiếu bóng lưu động của chúng thường đến chiếu ở Hà Nội, Sài Gòn và những thành
phố, thị xã lớn, với những phim chính trị lừa bịp "Ðông Á của người Ðông Á","Ðoàn kết đại Ðông
Á", và những phim về võ sĩ đạo, về sức mạnh của "quân đội thiên hoàng"
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi. Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ra đời. Chính
quyền Cách mạng ở thời kỳ lịch sử "Ngàn cân treo sợi tóc": quân Anh - Ấn vào miền Nam giải
pháp quân Nhật ra mặt giúp Pháp trở lại xâm lược Việt Nam; quân Trung Hoa dân quốc của
Tưởng Giới Thạch vào miền Bắc giải pháp quân Nhật ra mặt giúp các Ðảng phái phản động Việt
Nam Quốc dân Ðảng, Việt Nam cách mạng đồng minh hòng cướp chính quyền, tiêu diệt chính
quyền cách mạng non trẻ; quân Pháp gây hấn; hâụ quả nặng nề của nạn đói Ất Dậu 1945
Song, từ những năm tháng đầu tiên hoạt động của mình, chính quyền Cách mạng trong muôn
vàn công việc đầy khó khăn, bề bộn đã sớm quan tâm đến điện ảnh với những việc làm cụ thể
và thiết thực như:
- Cho phép các rạp chiếu bóng được tiếp tục hoạt động, để chiếu phim cho nhân dân xem.
- Tại lệnh số 18/SL ngày 31/1/1946 về việc lưu chuyển văn hoá phẩm, có qui định phải nộp cho
Nhà nước cả phim chiếu bóng (được hiểu là phim điện ảnh).
- Có điện ảnh là thành viên của bộ phận "Vô tuyến điện - điện ảnh - nhiếp ảnh" trong Bộ Thông
tin Tuyên truyền của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - ra mắt quốc dân
đồng bào ngày 28/8/1945.
Khi Nha Tổng Giám đốc Thông tin, Tuyên truyền được thành lập - ngày 13/5/1946 (đến ngày
27/11/1946 đổi tên là Nha Thông Tin), Nhiếp ảnh và Ðiện ảnh là một tổ thuộc phòng 5. Tổ này do
anh Phan Nghiêm phụ trách.
- Lập ra Ðội chiếu bóng lưu động đầu tiên (gồm Chánh văn phòng Nha Thông tin, tuyên truyền
Trần Kim Xuyến và các anh Phan Nghiêm, Hoàng Thái, Phạm Ðình Măng ), di chuyển từng
chặng bằng tàu hoả từ Bắc vào Nam - cuối mùa Thu sang đầu mùa Ðông năm 1946, chiếu các
phim phóng sự cỡ 16mm "Hồ chủ tịch thăm nước Cộng hòa Pháp", "Phái đoàn Chính phủ Việt
Nam dân Chủ cộng hòa tại hội nghị Phông-ten-nơ-blô", "Sinh hoạt của 25.000 Việt Kiều Pháp"
(do nhóm Việt kiều yêu nước mang tên Sao Vàng của hoạ sĩ Mai Trung Thứ thực hiện). Sau một
tuần lễ chiếu ở Hà Nội, Ðội chiếu bóng lưu động lần lượt chiếu tại Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị, Ðà Nẵng, Hội An, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Do giặc Pháp đã tấn công
vào Tuy Hoà (Phú Yên), Ðội chiếu bóng lưu động không thể đi tiếp vào Nam Bộ, phải quay trở ra
Hà Nội, ngược theo quốc lộ số I lên chiếu tại thị xã Lạng Sơn. Tại đây, vì quân Pháp gây hấn và
bao vây thị xã, Ðội chiếu bóng lưu động buộc phải rút khỏi vòng vây, trở về Hà Nội.
Sau ngày toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp ở lại xâm lược nước ta (19/12/1946), các
cơ quan Trung ương duy chuyển lên căn cứ địa Việt Bắc. Bộ Phận Ðiện ảnh, Nhiếp ảnh cùng
các cơ quan trực thuộc Nha Thông tin rút từ Hà Nội ra chùa Trầm (Sơn Tây), rồi lên Việt Bắc khu
vực cây số 3 (Bắc Cạn). Sau một vài lần chuyển địa điểm, bộ phận Ðiện ảnh, Nhiếp ảnh đến tại
các xã Công Bằng, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, tại đây, tháng 7/1950, Phòng Ðiện,
Nhiếp ảnh được thành lập do anh Nguyễn Hùng phụ trách. Ít lâu sau đó Phòng Ðiện, Nhiếp ảnh,
lúc này do anh Phạm Văn Khoa phụ trách, dời về xây dựng cơ sở ổn định tại khu rừng cọ ở Bản
Bắc, xã Ðiềm Mạc, huyện Ðịnh Hoá, tỉnh Thái Nguyên. Và chính tại nơi này, trên cơ sở phòng
Ðiện, Nhiếp ảnh được tăng cường về một số văn nghệ sĩ, cán bộ chính trị, công nhân, học sinh
trung học các trường ở vùng tự do và có thêm một số máy móc, phim ảnh (do Trung Quốc, Liên
Xô, Tiệp Khắc viện trợ). Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam thuộc Nha
tuyên Truyền và văn nghệ (trước là nha Thông tin) đã ra đời –theo sắc lệnh số 147/SL ngày
15/3/1953 của Chủ tịch Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh, với 4 nhiệm vụ:
1.Tuyên truyền chính sách, chủ trương của Chính phủ.
2.Nêu cao những thành tích, những gương đấu tranh anh dũng của quân và dân Việt Nam
3.Giới thiệu đời sống và thành tích đấu tranh, kiến thiết của nhân dân các nước bạn.
4. Giáo dục văn hoá và chính trị cho nhân dân.
Sau các doanh nghiệp của ngành Thương nghiệp, Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp
ảnh Việt Nam là đơn vị doanh nghiệp đầu tiên của ngành Văn hoá ra đời trong thới kỳ kháng
chiến chống thực dân Pháp.
Nhà hoạt động văn hoá nghệ sĩ Phạm Văn Khoa được giao trọng trách đứng đầu Doanh nghiệp
quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam. Cùng với anh, trong ban phụ trách đầu tiên của
Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam còn có các anh Lê Viên, Nguyễn Hùng,
Phan Nghiêm, Phan Trọng Quang, Mai Lộc, Vũ Phạm Từ, Trần Quốc Phi.
Thời gian này có anh từng ở trong Ban phụ trách Phòng Ðiện-Nhiếp ảnh đã đi học trường Ðảng
(Nguyễn Ngọc Trung).
15 tháng 3 năm 1953 trở thành ngày khai sinh chính thức Ðiện ảnh Cách mạng Việt Nam, đồng
thới đó cũng là ngày ghi cột mốc đánh dấu sự ra đời của tổ chức phổ biến phim thuộc lực
lượngđiện ảnh cách mạng nước ta. Và khu đồi cọ ở Bản Bắc, xã Ðiềm Mạc, huyện Ðịnh Hoá từ
đó được coi là " các nôi" của điện ảnh cách mạng Việt Nam.
Cũng chính tại khu rừng cọ bản Bắc này, trước ngày doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp
ảnh Việt Nam ra đời, vào cuối năm 1951 đã có một sự kiện đáng ghi nhớ đậm nét trong lịch sử
Ðiện ảnh Cách mạng Việt Nam: có cuộc hội tụ của những người kháng chiến hoạt động về Ðiện
ảnh ở chiến khu Việt Bắc và Nam Bộ Thành đồng tổ quốc, với sự có mặt của một số gương mặt
tiêu biểu của điện ảnh kháng chiến Nam Bộ là Mai Lộc, Nguyễn Phụ Cấn, Võ Thành Tắc, Nguyễn
Công Son (điện ảnh khu tám), Lê Minh Hiền, Nguyễn Thế Ðoàn (Ðiện ảnh khi chín). Nhà quay
phim kiêm đạo diễn Mai Lộc
Ngay sau đó được bổ sung vào Ban phụ trách của Phòng Ðiện - Nhiếp ảnh - Tổ chức tiền thân
của Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam. Từ thời điểm ấy, năm 1951, trên
thực tế phòng Ðiện - Nhiếp ảnh mặc nhiên đã trở thành cơ quan chăm lo chung cho mọi hoạt
động Ðiện ảnh của nước ta.
Với sự ra đời của Doanh nghiệp quốc gia Chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam, từ đấy, ở nước ta
có thêm một thành viên tích cực trong đội ngũ của những người xây dựng nền văn hoá mới của
Việt Nam với ba tính chất của dân tộc, khoa học và đại chúng, chung sức chung lòng thực hiện
lời chỉ dạy của Hồ Chủ Tịch tại Hội Nghị văn hoá toàn quốc lần thứ nhất (24/11/1946): Văn hoá
phải hướng dẫn quốc dân thực hiện Ðộc lập, Tộ cường và Tự chủ; phải lấy hạnh phúc của Ðồng
bào, lấy sự nghiệp đấu tranh của dân tộc làm đối tượng phản ánh; Ðồng thời phải tiếp thu những
kinh nghiệm quý báu của nền văn hoá xưa và nay
Khẩu hiệu "kháng chiến hoá văn hoá, văn hoá hoá hoá kháng chiến" do Hồ Chủ Tịch đề ra tại
Ðại hội các bộ văn hoá lần thứ nhất (2/1949) trở thành ánh sáng dẫn đường đối với lớp người
đầu tiên làm Ðiện ảnh ở chiến khu Việt Bắc.
Chiến tranh ngày càng trở nên ác liệt. Các chiến trường bị chia cắt. Các vùng tự do và các vùng
căn cứ của lực lượng kháng chiến bị giặc Pháp bao vây chặt chẽ. Trong hoàn cảnh đó, việc sản
xuất phim và chiếu phim gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại, song, với tinh thần tự lực tự cường
cao, những người thuộc thế hệ đầu tiên của Ðiện ảnh cách mạng đã từng bước vượt qua khó
khăn, xây dựng được những cơ sở vật chất – kỹ thuật của ngành tại Việt Bắc và Nam Bộ, sớm
bắt tay vào việc sản xuất phim (thời sự, phóng sự, tài liệu): Từ 1948 ở khu Tám Nam Bộ và từ
năm 1950 ở Việt Bắc. Vào đầu năm 1949 một Ðội chiếu bóng lưu động đã ra đời, hoạt động của
khu vực con kênh Dương Văn Dương -Ðồng Tháp Mười, Nam Bộ. Ðội chiếu bóng lên đường chỉ
ít ngày sau buổi chiếu ra mắt bộ phim tài liệu " Trận Mộc Hoá" (do Mai Lộc thực hiện) tại Hội Nhhị
Quân - Dân - Chính toàn Nam Bộ đêm 24/12/1948. Và, ở Việt Bắc, buổi chiếu phim đầu tiên
được thực hiện vào đêm 25/4/1950 tại Ðại hội phụ nữ toàn quốc toàn quốc do tổ chiếu bóng
(gồm các anh Ðinh Quang An, Trần Ðức Nhung ) của báo Cứu Quốc, thuộc tổng bộ Việt Minh
thực hiện. Sau đó cả người và máy móc của tổ chiếu bóng này được chuyển giao sang Phòng
Ðiện - Nhiếp ảnh. Rồi lần lượt ba đoàn chiếu bóng lưu động ra đời trong sáu tháng cuối năm
1950 và đầu năm 1951, trong số đó có một đoàn chíêu bóng lưu động kịp lên đường phục vụ bộ
đội và công dân tham gia chiến dịch thu đông 1950 giải phóng vùng biên giới Việt - Trung.
Tuyến bao vây biên giới phía Bắc của quân đội viễn chinh xâm lược Pháp bị phá vỡ. Vùng giải
phóng của ta mở rộng, nối liền với Cộng Hoà nhân Dân Trung Hoa, Liên Bang Xô Viết và các
nước bạn ở Ðông Âu. Ðiện ảnh Cách mạng Việt Nam sớm nhận được những món quà quý báu
gồm máy chiếu phim và phim chiếu bóng ở Liên Xô, Tiệp Khắc từ cuối năm 1950 đầu 1951. Tiếp
đó, trong hai năm 1952-1953 – trước và sau ngày doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp
ảnh Việt Nam thành lập, các nước anh em tiếp tục giúp ngành điện ảnh nước ta nhiều phim ảnh,
máy móc, phần lớn là thiết bị chiếu phim: Liên Xô - 20 máy chiếu có kèm theo máy phát điện;
Trung Quốc – 4 máy chiếu; Hung-ga-ri - 4 máy chiếu; Tiệp Khắc - 6 máy phát điện. Do đó, số
lượng Ðoàn chiếu bóng lưu động của nước ta tăng nhanh; Ðến cuối năm 1953 sang đầu năm
1954 có 19 đội hoạt động ở vùng tự do Việt Bắc, Trung du, Khu Bốn, khu Ba. Có thời gian một tổ
chiếu phim 16 mm, do anh Trần Ðức Nhung phụ trách, đã len lỏi vào hoạt động ở tận vùng hậu
địch khu Ba. Ngoài ra, một số máy đã được chuyển theo đường giao liên đặc biệt vào khu Năm
để thành lập những đơn vị chiếu bóng phục vụ đồng bào và chiến sĩ.
Cùng thời gian nà một số đơn vị chiếu bóng của Quân đội nhân dân Việt Nam cũng được thành
lập. Lực lượng chiếu bóng quân đội phát triển nhanh: từ 3-4 đơn vị tăng lên đến 16 đơn vị vào
thời kỳ cuối của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, hoạt động trên nhiều điạ bàn rộng lớn.
Chiếu bóng quân đội không chỉ phục vụ các cơ quan thuộc Bộ Tổng Tư lệnh, mà còn đến các sư
đoàn chủ lực, có mặt tại chiến trường khu Năm và Nam Bộ.Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển
nhanh về số lượng các đơn vị chiếu bóng Dân Chính và Chiếu bóng Quân Ðội, tháng 6 năm
1952 Phòng Ðiện Nhiếp ảnh mở lớp đào tạo tập trung đầu tiên các công nhân kỹ thuật chiếu
phim. Tiếp sau đó, tháng 3 năm 1954, Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam
lại mở lớp tập trung đào tạo đầu tiên các cán bộ thuyết minh và trưởng đoàn chiếu bóng, với hầu
hết học viên là cán bộ cấp ủy huyện và tương đương đã làm công tác báo chí, tuyên truyền văn
nghệ từ các vùng tự do và hậu địch các tỉnh thuộc khu Bốn, khu Ba được Trung ương điều động
tới bổ sung cho điện ảnh. Cùng lúc còn có lớp đào tạo công nhân kỹ thuật chiếu phim. Ðây là hai
lớp có nhiều học viện nhất, học tập khẩn trương và sôi nổi nhất, vì Ðông Xuân 1953-1954 trên
các chiến trường từ Bắc đến Nam quân đội ta liên tiếp thắng lớn, nhiều vùng trước bị giặc Pháp
chiếm đóng được giải phóng và quân đội ta đã vây chặt, bắt đầu nổ súng vào tập đoàn cứ điểm
quân Pháp ở Ðiện BIên (Lai Châu).
Công tác thuyết minh phim mà người có công khởi đầu là anh Bùi Phú, thực hiện từ tháng
8/1950, đối với những phim nước ngoài là một sáng tạo độc đáo trong hoạt động phổ biến phim
ở nước ta trong bối cảnh thời kỳ đó số người mù chữ còn nhiều, dân trí còn thấp, là một trong
những biểu hiện sâu sắc về quan điểm quần chúng của nền Ðiện ảnh cách mạng Việt Nam.
Những lớp đào tạo cán bộ, nân viên nghiệp vụ công nyân kỹ thuật chiếu bóng kể trên cùng với
việc lập ra một chi nhánh của Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam, cuối
năm 1953, đặt trụ sở ở vùng tự do Thanh Hoá - do ủy viên Ban phụ trách Phan Trọng Quang
trực tiếp điều hành - nói lên tầm nhìn xa thấy rộng và nhạy bén nắm bắt kịp thời cơ của tập thể
lãnh đạo ngày này hồi đó. Anh là người đầu tiên phụ trách mảng hoạt động chiếu bóng.
Ði đôi với việc cử các đoàn chiếu bóng lưu động đến các nơi phục vụ bộ đội, dân công trong
chiến dịch Ðiện Biện, thanh niên xung phong và các vùng mới được giải phóng, từ năm 1953
Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam bắt đầu tiến hành thí điểm hoạt động
kinh doanh với tư cách là một doanh nghiệp nhà nước theo qui định của Chính phủ tại sắc lệnh
số 147/SL ngày 15/3/1953. Ngoài vốn cố định là số máy móc, thiết bị chiếu phim có trong tay,
vốn lưu động của Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam buổi ban đầu chỉ
gồm có vài chục bộ phim truyện, tài liệu, hầu hết là phim của Liên Xô, Trung Quốc viện trợ và 5
tấn thóc do Bộ Tài Chính cấp theo đề nghị của Nha Truyên truyền và văn nghệ. Ðoàn chiếu bóng
lưu động số một (Trưởng đoàn Phạm Ðình Măng) dưới sự chỉ đạo trực tiếp của anh Phan Trọng
Quang, được giao nhiệm vụ làm thí điểm bán vé thu tiền (vé người lớn 1 hào, vé trẻ em 5 xu).
Rồi lần lượt các đoàn khác cùng tham gia thực hiện. Trong nửa năm cuối 1953 các đoàn đã
chiếu 1.20 buổi chiếu 752.000 lượt người xem. Thành công của đợt chiếu thí điểm này khẳng
định chủ trương đúng đắn về doanh thu chiếu bóng, làm giảm bớt phần kinh phí do Nhà nước
phải cấp phát và làm rõ khả năng lấy thu bù chi trở thành hiện thực và tiến tới kinh doanh có lãi,
hỗ trợ cho khâu sản xuất phim, tạo điều kiện cho ngành phát triển.
Do hoạt động theo phương thức kinh doanh đạt hiệu quả tốt. Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng
và Chụp ảnh VIệt Nam có điều kiện phát triển nhanh, qui mô hơn. Chỉ trong một thời gian ngắn,
từ cuối năm 1953 đến mùa thu năm 1954, các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ về phổ biến phim
chính thức bắt đầu hình thành và làm việc chuyên trách: Bảo quản và tuu sửa phim, tài vụ Cơ
sở sửa chữa, bảo quản máy móc, thiết bị chiếu phim phát triển thành Ban Xưởng Máy. Ban điều
hành của Ban gồm anh Nguyễn Việt Tường (Trưởng ban), Ðinh Quang An (Phó ban). Phi Công
Quảng, Trần Ðức Nhung (Uỷ viên). Ban Xưởng máy vừa làm việc tại cơ quan, vừa đi đến từng
đoàn chiếu bóng lưu động để sửa chữa, lại mở chỗ đào tạo công nhân kỹ thuật chiếu phim.
Sau "Chiến thắng !iện bIên lừng lẫy địa cầu", Hiệp định Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ) được ký kết, chấm
dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp. lập lại hoàn bình ở Việt Nam, Lào và
Campuchia. Miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng. Bấy giờ việc đáp ứng nhu cầu tăng thêm số
lượng đơn vị chiếu bóng trở nên cấp bách. Trong vòng hơn 1 tháng có thêm 4 Ðoàn chiếu bóng
lưu động được thành lập, đưa tổng số lên 23 đoàn. Và hơn 3/4 trong số đó được điều động kịp
thời toả đi phục vụ công tác tiếp quản tại Hà Nội (từ rạng sáng ngày 10/10/1954 đã vào tới nội
thành), các đô thị, các vùng nông thôn mới được giải phóng, công tác chống địch cưỡng ép đồng
bào di cư vào Nam và đi phục vụ công tác chuyển quân tập kết bộ đội, cán bộ từ miền Nam ra
miền Bắc.
Năm ấy 1954, trên toàn miền Bắc riêng lực lượng chiếu bóng quốc doanh thực hiện được 6.425
buổi chiếu cho 15.200.000 lượt người xem. Chỉ mới năm thứ hai hoạt động theo phương thức
kinh doanh, đi đôi với việc phục vụ quân, dân ta đánh thắng giặc Pháp xâm lược, Doanh nghiệp
quốc gia chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam đã tự trang trải được mọi chi phí thực hiện của mình.
Thời kỳ này Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh VIệt Nam được đặt biệt ưu tiên
trong việc tuyển chọn người và đào tạo đội ngũ cán bộ, kỹ thuật viên chuyên ngành. Nhờ vậy, ở
bất kỳ khâu chuyên môn, nghiệp vụ nào điện ảnh cũng có đủ số người tay nghề vững và tận tụy
với công việc.
Trong số những người hoạt động điện ảnh thời kỳ ở chiến khu Việt Bắc có những người ở các
thời kỳ sau này có nhiều cống hiến quan trọng cho ngành. Nhiều người trở thành nghệ sĩ nhân
dân, Nghệ sĩ ưu tú, Nhà giáo nhân dân, nhà kỹ thuật điện ảnh có công lao lớn, nhà biên kịch có
uy tín. Một số trở thành những người lãnh đạo Cục điện ảnh và Hội điện ảnh Việt Nam. Một số
khác trở thành những người lãnh đạo chủ chốt ở các lĩnh vực đào tạo, sản xuất phim, kỹ thuật in
tráng phim, cơ khí điện ảnh và phổ biến phim. Phần lớn trong số đó, hoặc ít hoặc nhiều năm, đều
đã từng có mặt trong " Quân đội chiếu bóng" thủa ban đầu.
Cùng với bước chuyển giai đoạn mới của Cách mạng nước ta, từ nửa cuối năm 1954, Ðiện ảnh
cách mạng Việt Nam bước sang một thời kỳ mới – Thời kỳ xây dựng và phát triển ngành điện
ảnh trong bối cảnh lịch sử đất nước tạm thừi bị chia cắt làm hai miền. Toàn bộ lưc lượng Ðiện
ảnh kháng chiến Nam Bộ tập kết ra miền Bắc, cùng chung sức thực hiện nhiệm vụ mới của toàn
ngành: Phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh cho hòa bình
thống nhất nước nhà. Và lực lượng phát hành phim - Chiếu bóng kịp thời chuyển từ phương
thức hoạt động thời chiến sang phương thức hoạt động thời bình, phấn đấu vươn lên về mọi mặt
để ngang tầm nhiệm vụ trong thời kỳ mới có nhiều thuận lợi, nhưng cũng đứng trươc nhiều thử
thách gian lao.