Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

CÁC GIAI ĐOẠN LUYỆN TẬP THÁI CỰC TÁN THỦ ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.55 KB, 4 trang )

CÁC GIAI ĐOẠN LUYỆN TẬP
THÁI CỰC TÁN THỦ

Căn cứ vào các tài liệu lịch sử Thái Cực Quyền, trong qua trình gần
400 năm phát triển cho thấy sự hoàn thiện về mặt lý luận và thực tiễn
chỉ được bắt đầu kể từ cuối đời nhà Thanh, khi mà Dương Lộ Thiền
đến Bắc Kinh để truyền dạy môn quyền thuật này. Ngoài ra trong các
tác phẩm nghiên cứu có giá trị khác của Vũ Vũ Tương, Lý Diệc Xa,
Thái Cực Quyền với đặc điểm dĩ nhu chế cương đã phá bỏ hình thức
đối kháng dùng sức mạnh thông thường, mở ra một phương pháp tán
thủ hoàn toàn mới được ví như “ Tứ lạng bạt thiên cân” (Bốn lạng mà
đánh bạt được cả ngàn cân), đồng thời từ đó sản sinh ra một loạt những
nà võ thuật Thái cực tán thủ nổi tiếng như: Dương Lộ Thiền, Dương
Ban Hầu, Hách Vi Chân, Trần Phát Khoa…Tuy nhiên đối với việc
luyện tập kungfu, kỹ thuật tán thủ của Thái Cực Quyền thì phải tuân
thủ một cách nghiêm ngặt phưong pháp truyền thống, thông thường có
các giai đoạn như sau:

1) Giai đoạn “Dĩ chiêu đả nhân” (Dùng chiêu thức để đánh):
Đó là vận dụng một hay nhiều chiêu thức để phòng thủ hoặc tấn công
đối thủ. Đây là giai đoạn khởi đầu cho việc luyện tập Thái cực tán thủ,
người học hoàn toàn có thể dễ dàng nắm bắt. Ví dụ như thế “Ban lan
chùy”, ta có thể dùng “Ban” (chặn), “Lan” (gạt) để phòng thủ, hóa giải
đòn công của đối phương, đồng thời dùng “Chùy” (chùy quyền) để tấn
công. Giai đoạn này ít đề cập đến sự tinh hoa, ảo diệu của kỹ thuật Thái
cực tán thủ, thế nhưng nếu không nắm bắt thuần thục ngay từ đầu thì
cũng khó có thể hiểu hết được các kỹ xảo hoặc kỹ thuật cao cấp hơn
nữa.
Thái Cực Quyền đứng dưới góc độ của người yếu thế hơn để làm thế
nào đó chiến thắng được kẻ mạnh, dĩ nhược chế cường. Cũng không
nghi ngờ gì khi nói rằng đặc điểm tán thủ của Thái Cực Quyền bình


thường là ít chủ động tấn công, nếu có chủ động xuất chiêu đi chăng
nữa thì đó cũng chỉ là cách dụ địch mà thôi.Có thể nói Thái Cực Quyền
chủ động phòng thủ trước và phản công sau. Chính vì vậy mà các động
tác, tư thế trong các bài Thái Cực Quyền thường hàm ý thủ trước công
sau, công thủ khá chặt chẽ, đến nơi đến chốn. Đối với người tập cần
phải nắm và hiểu rõ hàm ý tán thủ của từng chiêu thức đó và không
ngừng luyện tập, nghiên cứu sao cho thuần thục để có thể tùy nghi vận
dụng.
2) Giai đoạn ‘Dĩ kình chế nhân” (Dùng kình lực để chế ngự):
Đây là giai đoạn cao cấp trong kỹ thuật tán thủ của Thái Cực Quyền.
Sao lại gọi là “Dĩ kình chế nhân”? “Kình” là gì? “Kình” là quá trình
dụng lực, nhưng không giống với “Lực” mà chúng ta vẫn thường nói
tới. Khi tấn công bằng mọi hình thức thì đều cần phải dùng đến lực.
“Lực” có phương hướng cụ thể, góc độ rõ ràng, nhưng “Kình” thì lại là
viên hoạt, ẩn, không thể hiện hay tập trung ở một góc độ cụ thể nào,
phương hướng thì tùy lúc phát sinh và biến hóa. Nói cách khác, “Kình”
là một hình hình thức dùng lực hết sức đặc thù. “Dĩ kình chế nhân”,
trước tiên là phải hóa giải, lại bỏ lực hoặc kình của đối thủ đánh tới, sau
đó dùng kình để trả đòn đối thủ. Tiền đề cho việc xuất đòn công của
Thái Cực Quyền là thông qua sự nhượng đòn cho đối thủ tấn công
trước, sau đó ta khéo léo dụng kình chế ngự trên cơ sở tạo dựng đòn thế
áp dính liên tục với đối thủ. Điều này khắc phục được thói quen khi gặp
lực thì cố gắng chống đỡ hoặc tránh né, đồng thời cảm nhận được
đường đi nước bước, kình lộ của đối thủ, nhanh chóng phát hiện ra sơ
hở mà thuận thế dụng kình tấn công.
Giai đoạn “Dĩ kình đả nhân” là bước nâng cao của giai đoạn thứ nhất,
nó thu hẹp lại phạm vi, lộ tuyến của “dĩ chiêu đả nhân”. Thân pháp đòi
hỏi phải chuẩn xác, luôn thăng bằng, đòn thế kín kẽ, tận dụng cơ hội
mà nhanh chóng phản đòn.




×