Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thuật điểm huyệt trong Jujitsu pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.58 KB, 5 trang )

Thuật điểm huyệt trong
Jujitsu

Trong môn Jujitsu còn có cả nghệ thuật điểm huyệt. Điểm huyệt tức là dùng
những món binh khí tự nhiên trong thân người đã được tập luyện cho cứng
rắn (đầu ngón tay, ngón tay quỉ, ngón chân v.v…) đánh mạnh, sâu, các điểm
nhỏ li ti liên lạc với hệ thống thần kinh toàn thân, gây ra những chấn động
nguy hại cho bộ phận trọng yếu nào đó trong tạng phủ.
Môn điểm huyệt thật ra do người Trung Hoa tìm ra trước tiên. Quyển kỳ thư đầu
tiên và cổ xưa cách đây hơn 4000 năm tên là “Hoàng đế nội kinh” đã có vẽ đồ
hình và nói về các huyệt đạo trong thân thể con người. Tất cả có 108 huyệt đạo,
chia làm ba loại : tử huyệt, ma huyệt và sanh huyệt. Tử huyệt phân phối nơi các
điểm nhược trong thân người. Khi tử huyệt bị các ngón tay qua nhiều công phu tập
luyện điểm trúng, con người có thể chết ngay tức khắc hoặc trong một thời gian
nào đó.
Người xưa còn tìm biết một huyệt mà điểm vào nạn nhân có thể bị á khẩu vì
dương khí từ đốc mạch lên óc bị bế tắc, gọi là á huyệt. Những huyệt đạo quan
trọng nhất có thể nguy hại đến tánh mạng con người phần lớn tập trung ở đầu,
ngực và xương sống. Tuy nhiên ngay ở bàn tay và chân cũng có tử huyệt, nghĩa là
huyệt có thể làm chết người khi bị điểm trúng, ví dụ các huyệt Dũng Tuyền giữa
bàn chân, huyệt Lao Công ở lòng bàn tay.

Ma huyệt là những huyệt khi điểm trúng sẽ làm cho tê bại, hoặc bất tỉnh nhân sự
nhưng không chết. Những huyệt này ở nhiều nơi trong thân thể, đặc biệt là ở các
đầu xương tay, chân, vai. Nhưng võ sư Jujitsu hoặc những võ sinh cao cấp đều
tinh thục những cách cứu người bất tỉnh vì trúng đòn. Các nhà võ thuật xưa hễ có
học điểm huyệt, tất có học những phương pháp dùng tay không hoặc dùng thuốc
để cứu trị tức khắc.
Đánh vào các quan tiết

Quan tiết là các khớp xương. Những nơi có hai khớp xương nối vào nhau. Cũng


như Thái Cực Quyền của Trung hoa và môn Aikido (Hiệp Khí Đạo) của Nhật bản,
môn Jujitsu cũng chú trọng đến các loại đòn này. Trong thân thể con người, những
chỗ “yếu” nhất là các ngón tay, cổ, hai bàn chân, các khớp xương cánh chỏ, vai và
đầu gối. Đánh vào quan tiết tức là vặn, bẻ những khớp xương yếu nhất trong thân
người. Vì vậy, một thiếu nữ yếu đuối cũng có thể chế ngự được một lực sĩ hay một
tên lưu manh cường bạo, nếu thiếu nữ biết cách vặn một bàn tay, bẻ một ngón tay
chẳng hạn. Môn Jujitsu nghiên cứu môn đánh vào các quan tiết một cách rất tinh
vi. Sau có một võ sĩ vạch hẳn phương pháp vặn bẻ các khớp xương ra làm một
môn phái, một kỹ thuật chiến đấu dành riêng cho kẻ yếu đuối học tập để tự vệ
chống lại cường lực, gọi là Yamara.
Cầm nã thủ
Một “ngón nghề” khác của phái Jujitsu là môn cầm nã thủ. Cầm là bắt, giữ. Nã là
bấm, cấu, véo.

Những chỗ nhược có thể bấm, cấu, véo được là bắp thịt con chuột ở cánh tay, chỗ
lắc léo giữa cánh chỏ. Lưng bàn tay cũng có thể nã được một cách hiệu quả. Các
võ sĩ muốn sử dụng môn cầm nã phải luyện các ngón tay cho thật sắt thép, bằng
phương pháp gọi là phục hổ công : dùng năm đầu ngón tay và đầu ngón chân chịu
đựng toàn thân, nằm úp trên mặt đất, hai cánh tay co lại, dãn ra theo thế hít đất,
ngày nào cũng luyện như thế. Lâu ngày, các đầu ngón tay sẽ có đủ gân lực và cứng
cáp để áp dụng môn cầm nã.


×