Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Sự gần gũi & gắn bó của ông Võ Văn Kiệt với giới văn nghệ sĩ Việt Nam - 2 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.33 KB, 7 trang )

Sự gần gũi & gắn bó của ông Võ Văn Kiệt với
giới văn nghệ sĩ Việt Nam
2
Chú Sáu Dân rất quan tâm đến sáng tác trẻ

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên hiện đang là Đại biểu HĐND TP.HCM. Anh có đôi
lần gần gũi nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Nhạc sĩ đã kể lại một ấn tượng sâu
sắc khi tiếp cận nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, lúc ông còn làm Bí thư Thành Ủy
TP.HCM:
“Thế hệ văn nghệ sĩ thuộc lĩnh vực sáng tác trưởng thành sau năm 1975 đều ít
nhiều sinh hoạt tại CLB Sáng tác Trẻ Thành Đoàn TP.HCM. Năm 1982, CLB
Thanh niên được nâng cấp thành Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM và Nhóm sáng
tác Trẻ thuộc CLB Thanh niên cũng trở thành CLB Sáng tác Trẻ Thành đoàn
thuộc NVH Thanh Niên.
CLB Sáng tác trẻ Thành đoàn là CLB duy nhất thuộc NVH Thanh Niên
TP.HCM có quyết định thành lập từ Thành đoàn, trong khi các CLB khác chỉ có
quyết định thành lập của NVH Thanh Niên. Sở dĩ có quyết định này là do chú Sáu
Dân (bí danh của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt) có ý kiến chỉ đạo Thành Đoàn
TP.HCM. Hôm ra mắt CLB Sáng tác trẻ Thành đoàn vào ngày 29/4/1982, chú Sáu
Dân lúc đó đang làm Bí thư Thành Ủy TP.HCM đã đến dự. Tôi nhớ chú Sáu đã
dặn dò và gởi gắm rất nhiều tin yêu vào thế hệ văn nghệ sĩ lớn lên sau năm 1975.
Trong đó, chú Sáu đã kỳ vọng vào một nền văn nghệ mới do thế hệ trẻ chúng tôi
sáng tạo nên. Sau buổi gặp mặt ra mắt CLB Sáng tác Trẻ Thành Đoàn, chú Sáu đã
trao tặng món tiền 10.000 đồng để làm quỹ sinh hoạt, 10.000 ngàn đồng năm 1982
là số tiền rất lớn đủ để CLB sinh hoạt trong một thời gian dài. Theo tôi biết, tất cả
các CLB thuộc NVH Thanh niên chưa bao giờ được lãnh đạo quan tâm kỹ lưỡng
và cho kinh phí hoạt động như vậy. Điều này chứng tỏ chú Sáu rất quan tâm đến
sáng tác trẻ ở một thành phố năng động nhất nước dù thời điểm đó vẫn còn nhiều
khó khăn sau chiến tranh.
Các văn nghệ sĩ tham gia sinh hoạt trong CLB Sáng tác trẻ Thành đoàn hiện nay
đang là những nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, họa sĩ thành danh có nhiều đóng góp cho


nền văn nghệ TP.HCM nói riêng và nước nhà nói chung mà kể ra tên từng người
thì nhiều vô cùng.
Tôi có chẵn 30 năm làm Chủ nhiệm CLB này từ năm 1975 đến 2005, nhưng
chút kỷ niệm nhỏ với chú Sáu Dân thiết nghĩ đủ để phát họa một nhân cách lớn,
một tầm nhìn thời đại, nhất là với giới văn nghệ sĩ. Không chỉ cá nhân tôi, rất
nhiều anh em văn nghệ sĩ trưởng thành sau năm 1975 vô cùng quý mến chú Sáu
như một người thân trong gia đình. Sự ra đi của chú Sáu, mặc dù theo luật tự nhiên
của kiếp người, nhưng không vì thế mà giảm bớt phần hụt hẫng, chua xót của
chúng tôi. Thật khó mà có lại một nhà lãnh đạo đi gần với văn hóa, văn nghệ như
chú Sáu Dân”.
Với nhiều người dân, ông là một con người tầm thước, khuôn mặt đầy đặn,
thông minh, với đôi mắt sáng và nụ cười tươi vừa thể hiện tính giản dị, dễ gần, vừa
oai phong của một Tổng tư lệnh, một nhà lãnh đạo đầy bản lĩnh và quyết đoán.
Người ta gọi ông bằng cái tên thân mật: Anh Sáu Dân và anh Sáu Dân đã trở thành
một nhân vật huyền thoại từ lúc còn hoạt động bí mật đến khi ông là Thủ tướng
với những quyết sách vô cùng hệ trọng có sức lay chuyển tình thế đất nước, như
việc ông quyết định làm đường dây 500 KV dẫn điện từ Bắc vào Nam trong tình
thế đất nước đang muôn vàn khó khăn về kinh tế, Liên Xô và các nước XHCN
Đông Âu sụp đổ, cắt hoàn toàn viện trợ, với Trung Quốc thì chưa bình thường
hóa, Mỹ thì bao vây cấm vận. Ông còn quyết định làm công trình Thủy điện Trị
An, và công trình ngọt hoá đồng bằng sông Mê Kông Rồi ông ra lệnh cấm đốt
pháo và giải phóng vỉa hè các thành phố lớn, hai thói tục đã ăn sâu trong tiềm thức
của người dân, cụ thể là đốt pháo đã thành tục lệ hàng ngàn năm, và lấn chiếm vỉa
hè làm ăn, buôn bán cũng thành nếp sống của người thành thị gần trăm năm qua,
khó mà dẹp bỏ được. Nhưng khi lệnh của Thủ tướng Võ Văn Kiệt ban ra là toàn
dân nghiêm túc thực hiện, bởi ông đã nói là làm và làm cho kỳ được. Cho đến nay
sự lãng phí về đốt pháo, tai nạn về đốt pháo đã không còn nữa, chỉ có chuyện lấn
chiếm vỉa hè thì bị tái diễn từ ngày ông không còn làm Thủ tướng nữa.
Cuộc cách mạng điện năng của Thủ tướng Võ Văn Kiệt như một dấu ấn lịch sử
đậm nét, khó phai mờ. Nhà thơ Thế Kỷ đã cảm khái trước việc làm của ông mà bỏ

công đi khảo sát thực tế trên công trường thi công đường dây 500KV và đã làm
thành tập thơ Đàn của gió ca ngợi Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ca ngợi những người
thợ điện đã vượt qua bao gian khổ để hoàn thành công trình thế kỷ - đường dây tải
điện Bắc Nam.
Hôm nhà thơ Thế Kỷ tới gặp Thủ tướng Võ Văn Kiệt để tặng tập thơ Đàn của
gió. Tại một phòng khách giản dị ở Văn phòng phủ Thủ tướng, anh Sáu Dân tiếp
chúng tôi thân mật như người nhà, chỉ có một ấm trà nóng cùng nhấm nháp trong
không khí thân tình. Anh chăm chú lắng nghe nhà thơ Thế Kỷ đọc những bài thơ
trong tập Đàn của gió. Cuối cùng anh nói: “Cảm ơn nhà thơ đã ủng hộ tôi trong
một công trình hết sức khó khăn. Đây là một động lực tinh thần rất có ý nghĩa”.
Thấy anh thân tình, nhà thơ Thế Kỷ đề nghị anh mua cho 500 cuốn (mỗi cuốn 5
ngàn đồng) để tặng cho cán bộ và công nhân trên công trường đường dây 500KV.
Anh hạ giọng hơi buồn: Thủ tướng làm gì có tiền và Văn phòng Thủ tướng cũng
không có kinh phí mua sách để tặng. Ngừng mấy giây, Thủ tướng hỏi anh Thế Kỷ:

- Ngày 18 tháng này, Thế Kỷ có rảnh không, nếu rảnh thì đi cùng mình vào TP.
Hồ Chí Minh dự lễ khánh thành công trình đường dây 500KV.

Thủ tướng quay sang nói với anh Tuấn – thư ký riêng: “Mua cho tôi 200 cuốn
mang vào tặng cho hội nghị và nhớ đón anh Thế Kỷ cùng đi chuyến chuyên cơ
ngày 18 tháng này”. Thủ tướng Võ Văn Kiệt tạm biệt chúng tôi bằng những cái
bắt tay siết chặt với nụ cười rất hiền rồi vội vàng ra xe để đi giải quyết tiếp những
công việc bộn bề của đất nước.

Là một Thủ tướng điều hành đất nước trong thời kỳ đang còn nhiều khó khăn về
kinh tế, và đang chuyển đổi cơ chế, chính sách theo con đường đổi mới, Thủ tướng
Võ Văn Kiệt hoạt động đúng như một tổng chỉ huy trên khắp các mặt trận, khắp
các địa phương. Ở đâu ông xuất hiện, kiểm tra, chỉ đạo thì ở đó có chuyển biến rõ
rệt. Ông bận lo những việc to lớn của quốc gia nhưng cũng rất quan tâm tới những
việc nhỏ của xã hội, cộng đồng. Ví dụ khi Thủ tướng tới dự lễ sinh nhật của

NSND tuồng Võ Sĩ Thừa - đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định, đúng vào lúc ông
chuẩn bị lên đường công tác. Ông tự viết thư với nội dung là rất tiếc không đến dự
được và ông chuyển lời chúc mừng NSND Võ Sĩ Thừa. Ông còn hẹn một ngày
nào đó sẽ đến thăm NSND Võ Sĩ Thừa. Sau đó NSND Võ Sĩ Thừa lâm bệnh nặng,
đôi chân bị liệt hoàn toàn, phải đi xe lăn, có lẽ do nhiều năm bị tra tấn và sống khổ
cực trong nhà tù Mỹ – ngụy. Nhiều vị cán bộ ở Trung ương vào Bình Định công
tác, NSND Võ Sĩ Thừa đều khẩn cầu sự giúp đỡ để chữa bệnh, vì ông quá nghèo.
Không ít lời hứa với NSND Võ Sĩ Thừa nhưng cuối cùng đều lời nói gió bay,
trong khi người bệnh thì cứ mỏi mòn chờ đợi! Trước tình cảnh ấy, Võ Sĩ Thừa viết
thư cho Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Bức thư này tới tận tay Thủ tướng và chỉ mấy
ngày sau, ý kiến của Thủ tướng đã tới lãnh đạo hai bệnh viện Việt Đức và Việt
Xô, và cũng chỉ trong vòng hai tuần lễ, NSND Võ Sĩ Thừa được đưa ra Hà Nội để
phẫu thuật. Sau một tháng, NSND Võ Sĩ Thừa ra viện và tự đi được bằng đôi chân
của mình. Ông viết thư gửi Thủ tướng Võ Văn Kiệt với tất cả lòng kính phục và
biết ơn một nguyên thủ quốc gia đã thật sự quan tâm tới đời sống nghệ sĩ sân khấu
dân tộc. Nhà thơ, nhà viết kịch Thế Kỷ còn cho biết, có lần Thủ tướng Võ Văn
Kiệt thăm tỉnh Quảng Ngãi đã tìm đến tận nhà riêng của Thế Kỷ thăm và đàm đạo
hàng giờ. Qua đó mà ông hiểu được tâm tư, nguyện vọng của văn nghệ sĩ, rồi có
những chính sách thỏa đáng đối với sự nghiệp văn hóa văn nghệ nước nhà. Thủ
tướng Võ Văn Kiệt rất yêu thích văn nghệ và quý trọng nghệ sĩ. Dịp đoàn nghệ
thuật tỉnh Nghệ An vào TP. Hồ Chí Minh biểu diễn (mùa hè năm 1981), ông Võ
Văn Kiệt, lúc đó đang làm Bí thư Thành ủy đã giao cho Ban tài chánh quản trị
thành ủy, may cho mỗi nữ diễn viên một bộ quần áo dài và mỗi nam diễn viên một
bộ âu phục thật đẹp.

Cuối năm 1996, đoàn kịch nói 5B Võ Văn Tần – TP. Hồ Chí Minh ra Hà Nội
diễn vở kịch Dạ cổ hoài lang. Theo giấy mời, các vị lãnh đạo Đảng và Chính phủ
đến rất đông. Thủ tướng Võ Văn Kiệt đến sớm nhất, cùng đồng chí Nông Đức
Mạnh, lúc đó là Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Phan Văn Khải, UVBCT
Nguyễn Đức Bình Vở diễn chia làm hai phần, lúc giải lao, Thủ tướng Võ Văn

Kiệt và Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh vào tận phòng hóa trang thăm hỏi các
nghệ sĩ và chụp ảnh chung với mọi người trong không khí rất ấm cúng. Vở diễn
dài tới hai tiếng đồng hồ, mà Thủ tướng Võ Văn Kiệt vẫn hào hứng xem, thỉnh
thoảng lại vỗ tay khen các nghệ sĩ đang trổ tài trên sân khấu. Các văn nghệ sĩ cảm
nhận được tâm hồn của một vị Thủ tướng đối với văn nghệ dân tộc. Họ đều cảm
thấy mừng vì đất nước ta từ Hồ Chủ tịch đến những học trò của Người đều yêu
thích văn nghệ, quý trọng tài năng, vì thế mà các loại hình nghệ thuật truyền thống
như tuồng, chèo, cải lương, dân ca kịch mới được phục hồi và phát triển mạnh.
Thủ tướng Võ Văn Kiệt tuy bận lo việc quốc gia đại sự nhưng cũng luôn luôn
quan tâm đến những việc nhỏ, nhất là đối với văn nghệ sĩ. Tất cả những cử chỉ,
việc làm của Thủ tướng Võ Văn Kiệt đối với văn nghệ sĩ dường như ít thấy ở một
số vị lãnh đạo khác. Sự giản dị và tiết kiệm cũng là một phẩm chất đẹp của một
nhà lãnh đạo xuất thân từ giai cấp nghèo khó và tôi luyện trong gian khổ của hai
cuộc chiến tranh. Điều ấy bộc lộ trong sinh hoạt hàng ngày của Thủ tướng Võ Văn
Kiệt. Ông thường mặc áo ngắn tay, đi dép da nhiều hơn là mặc complet thắt cà vạt
và đi giày đen như các chính khách khác. Trong dịp kỷ niệm 215 năm chiến thắng
Ngọc Hồi - Đống Đa tổ chức tại Bình Định, có buổi tiệc chiêu đãi cùng anh Sáu
Dân ở Khách sạn Hải Âu, trong tiệc có rượu Tây và rượu Bầu Đá - đặc sản của
Bình Định. Anh Sáu Dân vừa uống rượu Bầu Đá vừa khen ngon và nói với mọi
người: “Rượu này thơm ngon chẳng kém gì rượu Mao Đài của Trung Quốc, tại
sao không uống, lại cứ sính rượu ngoại đắt tiền”. Theo gương anh Sáu Dân, mọi
người đều nâng chén Bầu Đá chúc sức khỏe nhau thật vui, thật ấm cúng.

Làm sao nói hết được cái hào sảng, cái vĩ đại từ một nhân cách lớn của một con
người mà giới văn nghệ sĩ Việt Nam đều yêu mến, kính trọng và đều gọi bằng cái
tên thân mật: “anh Sáu Dân”, “ông Sáu Dân”.

×