Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đào Duy Từ gặp người tri kỷ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.76 KB, 5 trang )

Đào Duy Từ gặp người tri kỷ

Sách Đại Nam thực lục (Tiền biên, quyển 2) chép rằng:
"Ất sửu, năm thứ 12 (tức năm 1625-ND). Mùa đông, Đào Duy từ đén theo
(chúa Nguyễn). Duy từ người xã Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn, xứ Thanh Hoa (Nay
thuộc tỉnh Thanh Hóa-ND), laug thông kinh sử, lạigiỏi cả thiên văn và thuất số.
Năm ấy, Thanh Hoa có kỳ thi hương, quan Hiến ti cho Duy Từ là con phường
chèo nên tước bỏ tên, không cho vào thi. Duy Từ bực tức trở về, nhân nghe tiếng
chúa (Nguyễn) yêu dân và quý học trò, các bậc hào kiệt đều quy phục, nên quyết
chí vào Nam một mình để theo.
(Đến nơi, Đào Duy Từ) ở huyện Vũ Xương đến hơn một tháng nhưng không ai
biết đến tên cả. Lúc ấy có tin quan Khám lí huyện Hoài Nhân lad trần Đức Hòa,
giàu mưu lược, được Chúa tin dùng, (ông ) bèn vào Hoài Nhân, (lúc đầu) giả thác
làm người ở chăn trâu cho một nhà giàu ở xã Tùng Châu. Nhà giàu này thấy ông là
người biết rộng, nghe nhiều, bèn nói với (Trần )Đức Hoà. Đức Hòa đến nói
chuyện với ông, thấy ông không có điều gì là không thông suốt, lấy làm kính
trọng, bèn gả con gái cho. Duy Từ từng ngâm bài Ngọa Long Cương để tự ví mình
(với Khổng Minh Gia Cát Lượng). Đức Hòa thấy thế, nói:
- Đào Duy Từ là Ngọa Long( tức Khổng Minh-ND) đời nay chăng?"
Năm 1627, quân của Trịnh tráng chủ động tấn công quân của chúa Nguyễn,
nhưng trải mấy tháng trời không thể thu được thắng lợi, họ liền rút lui. Được tin
này, trần Đức Hòa từ quê nhà là Hoài Nhân ra tận phủ Chúa để chúc mừng. Cũng
sáh trên chép tiếp:
" Chúa hỏi cuộc sống của dân xứ Quảng Nam sướng khổ thế nào, Hòa liền thưa:
- Nhờ chúa thượng rộng ban ơn huệ, lại giữ hiệu lệnh nghiêm minh nên trăm họ
ai ai cũng được an cư lạc nghiệp.
Nói rồi, Đức Hòa ung dung lấy bài Ngọa Long Cương từ trong tay áo ra dâng và
thưa rằng:
- Bài thơ này do gia sư của tôi là Đào Duy Từ làm ra.
Chúa xem, thấy lạ, liền giục mời (Đào Duy Từ) đến. Mấy ngày sau, Đức Hòa
cùng Đào Duy Từ đến ra mắt. Lúc ấy, Chúa mặc áo trắng, đứng ở cửa nách chờ,


Duy Từ vừa chợt nhìn thấy đã đứng lại, không chịu đi nữa. Chúa liền vào mặc áo,
đội mũ chỉnh tề để ra mời. Duy Từ lúc ấy mới rảo bước vào lạy. (Chúa và Duy
Từ) cùng nói chuyện. Chúa vui vẻ hỏi:
- Khanh sao đến muộn thế?
Nói xong, trao ngay cho chức Nha úy Nội tán, tước Lộc Khê Hầu, sai trông coi
việc quân cơ trong ngoài và dự bàn việc lớn của quốc gia.
Chúa mời (Duy Từ) vào trong cung cấm để bàn bạc. Duy Từ nhân đó bày tỏ hết
những điều uẩn khúc trong lòng cho Chúa hay. Chúa khen Đức Hòa là bậc biết
người, bèn trọng thưởng cho ông."
Lần hiến kế lớn đầu tiên của Đào Duy Từ

Tháng ba năm Canh Ngọ (1630), Đầo Duy Từ đã lập công lớn bằng cách hiến
kế cho chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Sự kiện này được sách Đại Nam thực lục (Tiền
biên, quyển 2) chép như sau:
"Trước đó, Đào Duy Từ thường khuyên Chúa đừng nạp thuế cho họ Trịnh.
Chúa nói:
- Tiên vương( chỉ Nguyễn Hoàng - ND) tài trí hơn người mà cũng còn phải chịu
đi lại thông hiếu. Ta nay nhỏ kém không thể sánh với Tiên vương, đất đai và binh
sĩ khí giới lại không bằng một phần mười của Đông Đô (đây chỉ chúa Trịnh - ND),
nếu không nạp thuế thì lấy gì để giữ đất và nối nghiệp?
Duy Từ thưa rằng:
- Thần nghe, trí tuệ chẳng bằng nắm được thời thế. Tiên vương sẵn uy vũ anh
hùng, mưu kế sáng suốt,chẳh phải là không thế riêng giữ đất đai, nhưng thời ấy,
thuộc tướng ở Tam ti ( tức Thừa ti, Đô ti và Hiến ti - ND) đều do họ Trịnh cắt đặt,
ví như thời vua Lê Thái Tông có Mai Cầu làm Tổng binh Thuận Hóa, thời vua Lê
Kính Tông có Vũ Chân làm Hiến sát Thuận Hóa v.v, nhất cử nhất động đều bị họ
chú ý kiềm chế, cho nên, Tiên vương mới chịu nhẫn nại như vậy. Nay, Chúa
thượng chuyên chế cả một phương, quan thuộc đều tự quyền cắt đặt, dẫu nói một
lời cũng đâu ai dám trái. Thần xin được hiến kế, theo đó thì không phải nạp thuế
mà vẫn giữ được đất đai, lại còn có thể dựng nên nghiệp lớn.

Chúa hỏi:
- Đó là kế gì?
(Đào) Duy Từ thưa:
- Muốn mưu đồ bá vương, cần phải có kế vẹn toàn. Người xưa nói rằng, nếu
không có một lần khó nhọc thì không thể ngơi nghỉ lâu dài, nếu không chịu phí tổn
nhất thời thì không thể có yên ổn mãi . Thần xin được hiến bản vẽ, đem quân dân
hai trấn đến đắp một cái lũy dài, trên nối với núi Trường Dục, dưới kéo đến bãi cát
Hạc Hải , nhân theo thế đất mà đặt chỗ hiểm để giữ vùng biên cảnh, quân địch dẫu
có đến cũng không làm gì được.
Chúa theo kế ấy, huy động quân dân đắp lũy Trường Dục, hơn một tháng thì
xong. Chúa lại hỏi (Đào) Duy Từ về cách trả lại tờ sắc phong, Duy Từ thưa:
- Nên đúc một cái mâm đồng hai đáy, giấu sắc phong ở giữa, xong, sắm đầy đủ
lễ vật, lấy tướng Thần lại và Văn khuông (chưa rõ họ) làm sứ giả đi tạ ơn. Thần
xin nghĩ sẵn hơn mười câu hỏi và trả lời để trao cho sứ giả mang đi, đến nơi sẽ tùy
cơ ứng biến. Hễ đem xong mâm đồng cho họ Trịnh thì mau tìm cách về. Làm như
thế, họ Trịnh sẽ mắc mưu ta.
Chúa theo lời, sai Văn Khuông đi Đông Đô. Văn Khuông đến, Trịnh Tráng mời
vào yết kiến và hỏi:
- Trước đây đã đòi mà Chúa phương Nam không chịu nạp lễ vật để cống nhà
Minh là sao?
Văn Khuông đáp:
- Lệ cống nhà Minh không có voi và thuyền, sợ người truyền lệnh nói không
thật nên không dám vâng mệnh.
Hỏi:
- Tại sao (chúa phương Nam) không cho con em đến làm con tin?
Đáp:
- Nam Bắc nghĩa như một nhà, một lòng thành tin cậy lẫn nhau thì còn dùng con
tin làm gì nữa?
Hỏi:
- Hoàng đế sai mời Chúa phương Nam đi đánh Cao Bằng, cớ sao lại không chịu

đến?
Đáp:
- Giặc ở Cao Bằng là giặc đã sức cùng lực kiệt, sức của quân ở Trung Đô cũng
đã thừa sức đánh. Chúa tôi vâng mệnh giữ hai xứ Thuận Quảng, phía Nam thì phải
chống Chiêm Thành, phía Bắc lại phải đề phòng nhà Mạc, chỉ vì sợ không thể giữ
yên bề cõi nên mới không dám đi.
Hỏi:
- Đắp lũy Trường Dục là có ý chống mệnh Vua hay sao?
Đáp:
- Đã chịu mệnh giữ đất thì phải phòng bị bờ cõi cho chắc, sao lại gọi là chống
mệnh vua?
Hỏi:
- tướng tá ở phương Nam thế nào?
Đáp:
- Tài kiêm văn võ như Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Dật thì không dưới vài chục
người.
Hỏi:
- Người ta nói Chúa phương Nam là bậc anh hung hào kiệt, sao không nghĩ đến
việc đánh giặc lập công?
Đáp:
- Chúa tôi không mê tửu sắc, không thích đàn hát, chỉ muốn đem ân huệ vỗ về
dân chúng, lấy uy tín để cảm phục người xa. Ở phương Đông thì Ma Cao và Lạc
Già(tức Ma-lác-ca - ND) là thuộc quốc của Tây Dương, ở phương Tây thì Vạn
Tường và Ai Lao không đâu là không thần phục. Nếu như thực có bọn Vương
Mãng, Tào Tháo tiếm lạm danh nghĩa và giết hại sinh dân thì (Chúa tôi) nhất
định vì nghĩa mà xuất chinh, xây nên cơ nghiệp, không có gì sánh bằng.
Trịnh Tráng nghe vậy thì lặng yên, lát sau, quay lại bảo triều thần rằng:
- Sứ giả phương Nam ứng đối lưu loát như nước chảy,người phương Bắc ta
không thể sánh kịp được.
Nói rồi, tiếp đãi (Văn Khuông )rất hậu.

Văn Khuông bưng mâm đồng chứa đầy vàng bạc dâng lên. Tráng nhận lấy.
Ngay hôm đó, Văn Khuông lẻn ra khỏi cửa đô thành, theo đường biển mà trở về.
Người họ Trịnh thấy cái mân đồng hai đáy thì lấy làm lạ, bèn tách ra xem thì thấy
ở trong có tờ sắc phong và một tấm thiệp viết:
Mâu phi vô dịch, (1)
Mịch phi kiến tích,
Ái lạc tâm trường,
Lực lai dương địch.
Bầy tôi dâng lên, Tráng hỏi nhưng không ai hiểu được. Thiếu úy là Phùng Khắc
Khoan nói rằng:
- Đó chẳng qua là ẩn ngữ của mấy chữ Dư bất thụ sắc (nghĩa là ta không nhận
sắc - ND).
Tráng giận lắm, sai người bắt Văn Khuông nhưng không kịp. Tráng muốn lập
tức đem quân vào đánh phương Nam, nhưng lúc bấy giờ ở Cao Bằng và Hải
Dương đều có tin cáo cấp nên thôi.
Khi Văn Khuông về, Chúa( Nguyễn Phúc Nguyên) cả mừng, nói:
- Duy Từ quả như Tử Phòng, Khổng Minh ngày nay vậy. (2)
Nói rồi, trọng thưởng (cho Đào Duy Từ|) và thăng Văn Khuông lên chức Cai
hợp."


×