Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Sự bế tắc của sàn diễn thời trang ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.5 KB, 6 trang )

Sự bế tắc của sàn
diễn thời trang




Hơn một thập kỷ nay, giới làm thời trang ở Việt Nam đã liên tục kêu gào về
việc thiếu một sàn diễn chuyên nghiệp, thiếu những đạo diễn thời trang
chuyên nghiệp. Cho đến bây giờ, cái sự thiếu ấy vẫn nguyên xi, thậm chí
lại còn suy sụp hơn so với 7 năm về trước. Nguyên nhân do đâu?
Một sàn diễn thời trang chuyên nghiệp là gì? Đó phải là những buổi trình
diễn thời trang quy tụ được những nhà tạo mẫu hàng đầu, những bộ sưu
tập mốt giá trị, mang tính định hướng cho mùa mốt sắp tới, với sự tham
gia của những siêu mẫu, người mẫu chuyên nghiệp, dưới bàn tay phù
thủy của đạo diễn thời trang.

Người mẫu trong đêm trình diễn thời
trang(ảnh minh họa).

Ở đây, tôi muốn bàn đến vai trò của một đạo diễn thời trang chuyên
nghiệp. Trước nhất, người này phải coi nghề đạo diễn thời trang là sự
nghiệp của mình, mình dấn thân vì nó, có niềm tin vào nó, dám gánh trách
nhiệm là người khởi thủy, dẫn đầu, dám đương đầu với những thử thách
lớn lao để mà xây dựng sự nghiệp, để trở thành biểu tượng trong nghề.
Khi anh ta tin vào sứ mệnh của mình, thậm chí là khi áp lực dư luận xã hội
có phản lại anh ta thì anh ta vẫn phải chống đỡ và bằng năng lực của
mình, minh chứng điều ngược lại để chân lý của nghề được sáng tỏ.


Ở VN hiện nay, tôi chưa thấy gương mặt đó xuất hiện. Cho dù đã có
những cuộc trình diễn được tung hô đình đám như Đẹp Fashion show hay


Gala thời trang VN, Vietnam Collection và đạo diễn cho những chương
trình này đã được trả cát-sê từ chục triệu cho tới cả trăm triệu đồng.
Những gương mặt ấy có thể kể đến Minh Hạnh, Huỳnh Phúc Điền (tiếc
thay đã mất sớm), Tất My Loan, Quang Dũng, Vương, Thúy Hạnh Hầu
hết những người này đều có chút danh tiếng được công nhận, nhưng để
nói rằng họ có thể là vị nhạc trưởng tài năng, là gương mặt cho nền thời
trang gửi gắm niềm tin và hy vọng thì chưa. Việc trả cát-sê cao cũng chỉ là
một yếu tố, chưa phải mang tính quyết định để ta có một đạo diễn thời
trang trong mơ. Những đạo diễn thời trang kể trên của ta cũng có chút
khả năng, nhưng họ không đầu tư hết tâm sức, không thể dành ra cả năm
để đau đáu nghĩ về một chương trình, mất ăn mất ngủ để tạo nên chỉ một
sản phẩm mà nó phải được cả giới thời trang kỳ vọng, mong chờ. Nó là
nghệ thuật thực sự.
Vấn đề là họ chưa nghiêm túc coi đấy là sự nghiệp hoặc họ còn dễ dãi
chiều lòng những nhà tổ chức (những người bỏ toàn bộ tiền đầu tư sự
kiện), nhà tổ chức thì chiều lòng nhà tài trợ và khán giả, cuối cùng thì đẻ
ra một sản phẩm gọi là tạp-pí-lù, chẳng đáng mặt. Số khác thì yếu ớt và
không đủ sức lan tỏa, không đủ chuyên nghiệp để tạo nên trào lưu và
đáng được truyền thông tung hô.
Những show diễn phổ biến là thời trang hòa cùng ca nhạc, hòa cùng múa,
thậm chí hài kịch, nhạc kịch người ta cố tình đa dạng hóa buổi trình diễn
thời trang nhưng chẳng đi đến đâu, hiệu ứng thời trang càng mờ nhạt.
Bi đát hơn khi thời trang trở thành thứ giải trí, hoa lá cành thêm vào một
buổi diễn mang tính thương mại đơn thuần cho xôm. Những hành vi như
thế chỉ làm giảm giá trị của thời trang và cả giá trị của người mẫu. Thế
mới có hiện tượng ai cũng có thể nhảy lên làm đạo diễn các chương trình
biểu diễn thời trang và hạ giá bèo công việc đạo diễn, thậm chí một người
mẫu quen việc một tý là cũng có thể tự đứng ra nhận đạo diễn một show
thời trang nho nhỏ.
Ngành công nghiệp thời trang VN vẫn đang “đốt đuốc” tìm một vị nhạc

trưởng.


×