Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Sự phân chia võ thuật Trung Hoa potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.72 KB, 8 trang )

Sự phân chia võ thuật Trung Hoa
Trước hết, chúng tôi muốn đề nghị một phân loại của Võ Thuật Trung Hoa :
- những môn vật còn được gọi là Suất Giao, là những môn có tính chất thể thao,
bao gồm :
- môn vật Trung Hoa,
- môn vật Mông Cổ,
- môn vật của tỉnh Vân Nam ,
- những môn quyền thuật có tính cách võ dũng, chứa đựng vài thế vật, binh khí và
nội công;
- và cầm nả thuật.
Phải thêm vào đó những môn khí công; thịnh hành nhất là :
- Trạm thung công,
- Bát đoạn cẩm,
- Dịch cân kinh hay Dịch cân pháp,
- Ngũ cầm hý,
- Đại nhạn công,
- Hạc tường trang khí công

Người Trung Hoa có hai cách phân chia Võ Thuật : một cách dựa theo địa thế, một
cách dựa theo khuynh hướng.

I- Nam phái và Bắc phái

1) Trình bày
Một tục ngữ mà chúng ta thường nghe trong giới võ thuật Trung Hoa, là "Nam
quyền Bắc thoái". Theo tục ngữ đó, phía nam sông Trường Giang (hay Dương Tử
Giang) võ phái thường dùng quyền, còn phía bắc sông Trường Giang võ phái
chuộng đòn chân. Chúng ta có thể hiểu theo hai nghĩa :
- quyền thuật phương Bắc sử dụng đòn đá hơn đòn tay, còn quyền thuật phương
nam dùng đòn tay hơn đòn chân;
- ngược lại với Nam quyền thuật, Bắc quyền thuật dùng chân để phát lực.



2) Luận bàn
Cách phân chia nầy không được chính xác lắm, vì ta có thể tìm thấy vài trường
hợp vượt ra ngoài lệ ấy :
- Hình Ý Quyền là một môn quyền thuật của hai tỉnh Hà Bắc và Sơn Tây, tức là ở
phương Bắc, nhưng lại ít sử dụng đòn đá;
- môn Bát Cực Quyền củng vậy;
- Hoàng Phi Hồng (1847-1924), danh tài Nam quyền thuật, nổi tiếng nhờ cước
pháp;
- Mộc Gia, quyền thuật của tỉnh Quảng Đông, có tiếng nhờ đòn đá,
- Thái Lý Phật, một trong những danh phái tại tỉnh Quảng Đông, có rất nhiều thế
đá;
- Hồng Gia, một phái khác của tỉnh Quảng Đông, dùng tấn pháp thật rộng (còn gọi
là đại mã), và dùng chân để phát lực;
- môn Cẩu Quyền, Nam quyền thuật, dựa vào đòn đá để chiến đấu
Ngoài những trường hợp trên, ta có thể nói là quyền thuật Nam phái sử dụng nhiều
đòn tay hơn những môn Bắc phái. Còn võ thuật phương bắc giàu kỹ thuật hơn :
ngoài những đòn đánh hay đòn đá lại có nhiều thế hất, nhiều thế cầm nả tinh xảo
Nhưng chúng ta không nên coi tục ngữ đó như một sự phân chia chính xác. Đây là
một cách vắn tắt một sự kiện bằng bốn chữ "Nam quyền Bắc thoái".

3) Hai sự phân chia khác
Năm 1911, Tinh Võ Thể Dục Hội đề nghị cách sắp xếp theo những con sông quan
trọng của Trung Hoa. Cách sắp xếp đó như sau :
-những môn phái nằm trên vùng đồng bằng sông Trường Giang,
-những môn phái nằm trên vùng đồng bằng sông Hoàng Hà,
-những môn phái nằm trên vùng đồng bằng sông Châu Giang.
Vì những trao đổi văn hóa và kỹ thuật lúc xưa thường theo dòng sông mà lưu
hành.


Theo chúng tôi nghỉ, nếu muốn được chính xác hơn, ta phải sắp xếp võ thuật
Trung Hoa theo những trung tâm phát triển. Những môn quyền cùng một nơi sẽ
ảnh hưởng lẩn nhau.
Những trung tâm phát triển danh tiếng của võ thuật Trung Hoa là :
-Tung Sơn tại tỉnh Hà Nam,
-Quán huyện và Lao Sơn tại tỉnh Sơn Đông,
-Thương Châu tại tỉnh Hà Bắc,
-Quảng Châu và Phật Sơn tại tỉnh Quảng Đông,
-Phước Châu tại tỉnh Phước Kiến,
-Nga Mi Sơn tại tỉnh Tứ Xuyên, vân vân

II- Nội Gia và Ngoại Gia

1) Trình bày
Từ thế kỷ thứ 19, theo một truyền kỳ, võ thuật Trung Hoa được chia ra hai khuynh
hướng đối nghịch nhau :
- quyền thuật thuộc Nội Gia bao gồm :
- Thái Cực Quyền,
- Bát Quái Chưởng,
- Hình Ý Quyền,
lại có học giả thêm vào đó :
- những quyền thuật thuộc núi Võ Đang, và
- Lục Hợp Bát Pháp Quyền;

- và quyền thuật thuộc Ngoại Gia bao gồm tất cả những môn quyền pháp còn lại.

Nhiều giải thích được nêu ra :
- những môn Nội Gia Quyền gốc từ núi Võ Đang và những môn Ngoại Gia Quyền
xuất từ núi Tung Sơn; người ta còn gọi Nội Gia Quyền là Võ Đang Môn và Ngoại
Gia Quyền là Thiếu Lâm Môn ;

- Nội Gia Quyền dùng Khí và Ngoại Gia Quyền dùng Lực ;
- động tác trong Nội Gia Quyền mềm dẻo và chậm đều, động tác của Ngoại Gia
Quyền cương ngạnh và nhanh lẹ;
- Nội Gia Quyền thủ nhiều hơn công, Ngoại Gia Quyền công nhiều hơn thủ;
- Nội Gia Quyền xuất từ Đạo gia, Ngoại Gia Quyền gốc từ Phật gia;
- Nội Gia Quyền luyện trong nhà, Ngoại Gia Quyền tập ngoài sân;
- vân vân

2) Luận bàn
Nhưng khi ta xét kỷ lại :
- ba môn chánh trong Nội Gia không có gốc từ núi Võ Đang (Thái Cực Quyền
xuất từ tỉnh Hà Nam, Hình Ý Quyền từ tỉnh Sơn Tây, Bát Quái Chưởng từ tỉnh Hà
Bắc),
- những môn nầy không phải những môn duy nhất xử dụng Nội Công,
- trong Nội Gia có môn Hình Ý Quyền dùng động tác nhanh lẹ và cương ngạnh,
- và Nội Gia Quyền chỉ mới hấp thụ lý thuyết Đạo gia sau nầy;
và :
- có những môn thuộc Ngoại Gia không xuất phát từ chùa Thiều Lâm,
- Ngoại Gia Quyền không chỉ chú trọng luyện Lực mà còn luyện Nội Công (theo
truyền thống của Thiếu Lâm Quyền, môn phái vừa cương vừa nhu, có nội và ngoại
công),
- trong Ngoại Gia có vài môn chủ trương động tác nhu nhuyễn,
- Ngoại Gia Quyền không xuất phát cả từ Phật gia (theo truyền thuyết, Bạch Mi
Quyền được sáng lập bởi một đạo sỉ);
và để cho một ví dụ :
- chiến đấu pháp của Hình Ý Quyền (thuộc Nội Gia) rất tương tự với chiến đấu
pháp của Bát Cực Quyền (thuộc Ngoại Gia);
nên ta rất nghi ngờ những định nghĩa nêu trên về Nội và Ngoại Gia.

3) Nghiên cứu lịch sử

Chúng ta phải phân biệt ra hai Nội Gia Quyền : một võ phái và một nhóm bao gồm
ít nhất ba võ phái.

a) Nội Gia Quyền cổ truyền
Theo sự hiểu biết hiện nay, danh từ Nội Gia bắt nguồn từ văn hào kiêm triết học
gia Hoàng Tông Hy (1610-1695), và được ông ghi lại trong bài "Vương Chinh
Nam mộ chí minh" viết vào năm 1669.

Nội Gia Quyền vào thời đó là tên của một võ phái với lý thuyết đối lập với lý
thuyết của Thiếu Lâm Quyền (dĩ tỉnh chế động, dỉ khí vận lực, dỉ nhu khắc cương,
hóa kình, vân vân ). Theo Hoàng Tông Hy, người tổ khai sáng môn phái là
Trương Tam Phong, một đạo sỉ danh tiếng tại núi Võ Đang (vào thế kỷ thứ 12 hay
15, vì có hai đạo sỉ trùng tên sống vào hai thời đại khác nhau).

Để đáp lại với núi Tung Sơn, núi của Phật Giáo, người ta đã đưa ra núi Võ Đang,
núi của Đạo Giáo. Và người đã đối nghịch Đạt Ma (thế kỷ thứ 6), một tăng sỉ, với
Trương Tam Phong, một đạo sỉ.

Như vậy Vương Chinh Nam (1617-1669), Hoàng Tông Hy và con của Tông Hy là
Hoàng Bách Gia (1634-?) có luyện Nội Gia Quyền. Và Hoàng Bách Gia có truyền
lại quyển "Nội Gia Quyền pháp", một quyển sách đã ảnh hưởng rất nhiều môn Nội
Gia hiện đại.
Cho tới nay, ta tưởng là môn Nội Gia Quyền đã bị thất truyền. Nhưng vào đầu thế
kỷ thứ 20, Trần Hiểu Đông (1871-1934) và Vương Vệ Thận công khai truyền dạy
chi phái Tòng Khê Nội Gia Quyền

b) Nội Gia Quyền hiện đại
Sự phân chia nầy xẩy ra tại Bắc Kinh, vào năm 1894, khi Bát Quái Quyền sư
Trình Đình Hoa (1848-1900) (đệ tử của Đổng Hải Xuyên, người sáng lập ra Bát
Quái Chưỡng), Hình Ý Quyền sư Lưu Vĩ Lan, Lý Tồn Nghỉa (1847-1921) và

Dương gia Thái Cực Quyền sư Lưu Đức Khoan (?-1911) (đệ tử của Dương Lộ
Thiền) đề nghị hợp ba môn quyền thuật nầy lại làm một môn phái riêng biệt lấy
tên là Nội Gia Quyền

Sau đó Tôn Lộc Đường (1861-1933), đệ tử của Trình Đình Hoa, trong quyển sách
"Bát Quái Quyền học", xuất bản vào năm 1916, xác nhận là Trương Tam Phong là
tổ của môn Nội Gia Quyền, và ghi là Thái Cực Quyền, Hình Ý Quyền và Bát Quái
Chưởng thuộc môn Nội Gia.

Vào năm 1921, Hứa Vũ Sinh trong quyển "Thái Cực quyền thế đồ giải", cho
Trương Tam Phong là tổ của môn Thái Cực Quyền. Và ông lại nhập cây phả hệ
của Thái Cực Quyền vào cây phả hệ của Nội Gia Quyền.
Ông cho là Vương Tông, thuộc Nội Gia Quyền, học trò của Trương Tam Phong
(thế kỷ thứ 15) là Vương Tông Nhạc (thế kỷ thứ 18). Nhưng Vương Tông là người
tỉnh Thiểm Tây sống vào thế kỷ thứ 15 còn Vương Tông Nhạc là người tỉnh Sơn
Tây sống vào thế kỷ thứ 18 !

Hứa Vũ Sinh cho bắt nguồn từ Vương Tông Nhạc hai chi phái :
- Nam phái Thái Cực Quyền với những danh sư của Nội Gia Quyền như Trần
Châu Đồng (thế kỷ thứ 16), Trương Tòng Khê (thế kỷ thứ 16), Diệp Cận Tuyền,
vân vân, ba người nầy đều là người tỉnh Triết Giang,
- Bắc phái Thái Cực Quyền với những danh sư của Thái Cực Quyền như Tưởng
Phát (thế kỷ thứ 16 và 17), Trần Trường Hưng (thế kỷ thứ 18), người tỉnh Hà
Nam, Dương Lộ Thiền, người tỉnh Hà Bắc, vân vân
Và từ đó, gần như ai củng xác nhận là Thái Cực Quyền là thuộc Nội Gia đối lập
với Thiếu Lâm Quyền, thuộc Ngoại Gia.
Mặc dầu vào năm 1939, Hứa Vũ Sinh trong quyển "Thái Cực Quyền", đính chánh
sự sai lầm của cuốn sách trước của ông.

Sự phân tách hiện đại của võ thuật Trung Hoa ra hai đại môn phái Nội Gia và

Ngoại Gia phát xuất từ một sự ngụy tạo hóa lịch sử võ thuật Trung Hoa, chớ
không dựa vào nguyên tắc hay phương pháp luyện tập khác biệt, như ta có thể lầm
tưởng !

4) Kết luận
Để kết thúc phần nầy, chúng tôi xin tóm tắt lại :
- hiện nay, có ba loại Nội Gia Quyền :
- môn Nội Gia Quyền xưa phát sinh từ thế kỷ thứ 17, mà tới những năm gần đây
người ta tưởng là thất truyền,
- những môn võ cận đại tụ hợp trên núi Võ Đang nhằm mục đích thỏa mãn sự đòi
hỏi của du khách (những môn nầy có gốc từ Dương gia Thái Cực Quyền, quyển
sách của Thích Kế Quang, Bát Cực Quyền, Bát Quái Chưởng ) và
- một nhóm bao gồm Thái Cực Quyền, Bát Quái Chưởng và Hình Ý Quyền, nhóm
nầy được hình thành vào thế kỷ thứ 19;
- và có ba loại Ngoại Gia Quyền :
- cổ Thiếu Lâm Quyền dạy tại chùa trước thập niên 1980,
- tân Thiếu Lâm Quyền hiện dạy tại chùa, môn nầy một phần có gốc từ môn Thiếu
Lâm xưa,
- những môn võ hiện nay tự xưng có gốc từ chùa Thiếu Lâm.

III- Cựu và Tân Võ Thuật
Để kết thúc bài báo nầy, chúng tôi muốn đề nghị một sự sắp xếp thứ ba, vì hiện
nay, nhiều thầy võ dạy lẩn lổn những môn võ truyền thống có tính cách võ dũng,
và những môn võ tân thời có tính cách thể thao và biểu diễn. Ta phải phân biệt rõ
rệt hai nhóm võ thuật nầy.
Những môn võ tân thời, ngoài vài môn (Ý Quyền, Kim Cang Thiền Tự Nhiên
Môn ), không có thực dụng chiến đấu. Những môn nầy có tính cách biểu diễn
đoạt huy chương.
Những môn võ truyền thống, ngoài vài môn, có áp dụng chiến đấu và tác dụng
dưỡng sinh.


×