Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

TRƯƠNG ĐẠI THIÊN - HUYỀN THOẠI HỘI HỌA MỸ THUẬT TRUNG HOA ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.25 KB, 10 trang )






TRƯƠNG ĐẠI THIÊN - HUYỀN THOẠI HỘI HỌA
MỸ THUẬT TRUNG HOA




Ngày 10/4, giới hội họa
Trung Hoa và thế giới
tưởng nhớ 30 năm ngày
mất của một họa sĩ lẫy
lừng, mà tên tuổi, sức hút,
sức lan tỏa cả về vẻ đẹp
lẫn giá trị thị trường những
tác phẩm của ông luôn là
tâm điểm cho đến tận bây
giờ: Trương Đại Thiên.
Người ta gọi Trương Đại
Thiên là huyền thoại,
huyền thoại hội họa Trung
Hoa thế kỷ 20.
Tôn trọng, học hỏi những bậc thầy đi trước
Trương Đại Thiên (phiên âm là Zhang Daqian hay Chang Dai-chien) sinh ngày 10
tháng 5 năm 1899, tại Nội Giang, Tứ Xuyên, Trung Quốc. Ban đầu ông có tên là
Zhang Yuan, bút danh là Daqian (Đại Thiên). Từ hồi nhỏ, Trương Đại Thiên đã
được gia đình ông khuyến khích đi theo con đường hội họa. Năm 1917, ông cùng
anh trai mình là Zhang Shanzi (một nghệ sĩ nổi tiếng với những bức tranh vẽ hổ)


sang Kyoto, Nhật Bản nghiên cứu dệt nhuộm. Hai năm sau, Trương Đại Thiên trở
về Thượng Hải để nhận được sự hướng dẫn, truyền thụ hội họa truyền thống từ hai
nhà thư pháp, họa sĩ nổi tiếng thời đó là Zeng Xi và Li Ruiqing. Thông qua sự kết
hợp trong khi làm việc của mình với những người thầy, Trương đã có cơ hội để
tiếp xúc và nghiên cứu một số tác phẩm của các bậc thầy cổ điển một cách chi tiết.
Phong cách ban đầu của ông là cố gắng để cạnh tranh với các họa sĩ có dấu ấn cá
nhân mang đậm thời kỳ Minh-Thanh bao gồm Tang Yin, Chen Hongshou và
Shitao. Chính ông đã tự sáng tạo ra cách vẽ rất riêng: vẽ cảnh quan thủy mặc, sơn
thủy hữu tình bằng cách văng mực lên giấy. Chính nét riêng không lẫn vào đâu ấy
đã làm nên một Trương Đại Thiên tên tuổi. Ngoài vẽ thư pháp, và tranh thủy mặc,
Trương Đại Thiên còn khiến mọi người thán phục về khả năng sáng tác thơ ca của
mình.












Các tác phẩm của Trương Đại Thiên



Sau thành công đầu tiên ở Thượng Hải, Trương mở rộng sự nghiệp của mình lên
phía bắc trong những năm 1920, khi ông trở thành một trong những nhà hoạt động

trong giới văn hóa tại Bắc Kinh. Ông bắt đầu hợp tác với họa sĩ nổi tiếng thời Bắc
Kinh bấy giờ Pu Tân Dư. Cả hai nổi tiếng đến mức được gọi là "Nam Trương và
Bắc Pu" trong thập niên 1930.
Năm 1940, Trương Đại Thiên dẫn đầu một nhóm các nghệ sĩ đến các hang động ở
Mạc Cao và Ngọc Lâm với mục đích sao chép bức tranh tường Phật giáo. Nhóm
hoàn thành hơn 200 bức tranh và kinh nghiệm sau đợt đi ấy đã để lại cho ông kho
lưu trữ hình ảnh tôn giáo phong phú. Tình yêu nước đối với Trương Đại Thiên thể
hiện qua những bức tranh chép mà ông cùng các học trò vẽ lại từ các phiên bản cũ
hơn nhằm lưu giữ những vốn văn hóa, tư liệu quý giá cho sau này đúng như cái
cách khi ông bắt đầu khởi nghiệp cầm cọ vẽ. Lúc cao điểm, bộ sưu tập của ông có
hàng trăm tác phẩm từ thời nhà Đường đến nhà Thanh.
Tình hình chính trị phức tạp những năm 1949-1950, khiến Trương rời Trung Quốc
trong những năm 1950. Ông sống ở nhiều nơi khác nhau, bao gồm cả Mendoza
(Argentina), São Paulo (Brazil), và Carmel (California, Mỹ). Cuộc gặp lịch sử với
Pablo Picasso năm 1956 tại Nice, Pháp đã được xem như là một lần nghệ thuật
Đông Tây được “va chạm” mà đại diện là hai tên tuổi đứng đầu ở mỗi châu lục của
mình. Trương Đại Thiên mất ngày 10/5/1983 tại Đài Bắc, Đài Loan.
Sức ảnh hưởng toàn cầu
So với những tên tuổi đại thụ, cùng thời với ông như Pablo Picasso, Andy Warhol,
Roy Lichtenstein, Salvador Dali,… thì Trương Đại Thiên hoàn toàn xứng đáng
được xếp trong hàng ngũ ấy. Ông đã tổ chức nhiều cuộc triển lãm ở các nước châu
Âu và ở Mỹ và có được danh tiếng đáng kể ở nước ngoài, nên nhớ vào thời điểm
ấy được nổi tiếng cả thế giới biết đến với một họa sĩ tới từ châu Á là không hề đơn
giản. Đối với các nghệ sĩ Trung Quốc cả vào thời điểm ấy lẫn bây giờ, các bức
tranh của ông được coi là tiêu chuẩn vàng, luôn luôn được một mức giá cao và
ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng tài chính - kinh tế bây giờ. Có thời điểm, tổng
số tiền mà người ta mua tranh của ông lên đến gần nửa tỷ USD. Điều ấy trực tiếp
đẩy giá của các tác phẩm của những huyền thoại Piscasso, Warhol xuống dưới.
Người ta gọi ông là huyền thoại âu cũng đúng, cả cuộc đời, sự nghiệp của ông có lẽ
nên được dựng thành một tác phẩm điện ảnh mới có thể phác họa chân thực và tỉ

mỉ nhất. Đến tận thời điểm hiện tại và sau này Trương Đại Thiên vẫn là cây đại
thụ, là họa sĩ có ảnh hưởng lớn nhất đến giới họa sỹ Trung Hoa thế kỷ 20.

×