Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

dự báo và hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu tại công ty tnhh sản xuất dv thương mại tiến thịnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 80 trang )





















































ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP
oOo





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC





DỰ BÁO VÀ HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU
NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY
TNHH SX DV TM TIẾN THỊNH






LA VĂN GIANG





























































Tp. HCM, 01/2011



Số TT: 027

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP
oOo





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC





DỰ BÁO VÀ HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU
NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY
TNHH SX DV TM TIẾN THỊNH







Sinh viên : La Văn Giang
MSSV : 70600551
GVHD : ThS. Nguyễn Thị Thu Hằng
Số TT : 027









Tp. HCM, 01/2011
Đại Học Quốc Gia Tp.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc



Số : ___ /BKĐT
KHOA: QLCN
BỘ MÔN:

QLSX&ĐH


HỌ VÀ TÊN: LA VĂN GIANG MSSV: 70600551
NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP LỚP: QL06LT01
1. Đầu đề luận văn:
DỰ BÁO VÀ HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY
TNHH SX DV TM TIẾN THỊNH
2. Nhiệm vụ (yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu):
• Xây dựng mô hình dự báo cho sản phẩm dây điện từ bằng nhôm, dự báo nhu cầu cho
năm 2011.
• Lên kế hoạch đặt hàng, đảm bảo việc cung ứng vật tư đầy đủ và kịp thời cho bộ phận
sản xuất.
3. Ngày giao nhiệm vụ luận văn: 20/09/2010
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 31/12/2010
5. Họ và tên người hướng dẫn: Phần hướng dẫn
Th.s Nguyễn Thị Thu Hằng 100%
Nội dung và yêu cầu LVTT đã được thông qua Khoa
Ngày … tháng … năm 2011
CHỦ NHIỆM KHOA NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)






PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN
Người duyệt (chấm sơ bộ):
Đơn vị:
Ngày bảo vệ:
Điểm tổng kết:
Nơi lưu trữ luận văn:
NHI
ỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT N
GHI
ỆP

i

LỜI CẢM ƠN
Qua việc tìm hiểu thực tiễn trong suốt quá trình thực tập tại công ty TNHH SX DV
TM Tiến Thịnh cùng với những lý thuyết đã được học trong suốt khóa học, tôi đã hoàn
thành được đề tài luận văn này.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn đến cô giáo hướng dẫn luận văn của mình là Th.s
Nguyễn Thị Thu Hằng, người đã tận tình hướng dẫn tôi, trang bị cho tôi thêm nhiều
kiến thức trong suốt quá trình thực hiện luận văn, giúp cho luận văn của tôi được hoàn
thành tốt hơn.
Tiếp đến tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban giám đốc và các anh chị trong các phòng
ban của công ty TNHH SX DV TM Tiến Thịnh đã cung cấp cho tôi những số liệu cần
thiết và giải đáp những thắc mắc trong suốt quá trình làm luận văn của mình.
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả những thấy cô khoa Quản lý công
nghiệp – Trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM, những người đã tận tình dạy dỗ tôi
trong suốt hơn 4 năm học qua.
Cuối cùng, tôi gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè và những người đã luôn ở
bên cạnh, động viên tôi hoàn thành tốt luận văn của mình.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 01 năm 2011
Sinh viên
La Văn Giang















ii

TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Do giới hạn về thời gian nên đề tài chỉ giới hạn trong việc dự báo nhu cầu vật tư cho
dòng sản phẩm nhôm PEW, đây là sản phẩm chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng sản
lượng nhôm do công ty TNHH Tiến Thịnh sản xuất, và được nhận định là có khả năng
phát triển mạnh trong tương lai.
Luận văn đã sử dụng một số mô hình dự báo khác nhau, bao gồm phương pháp bình
quân di động, phương pháp bình quân di động có trọng số, phướng pháp san bằng hàm
số mũ, phương pháp san bằng hàm số mũ có điều chỉnh xu hướng và phương pháp
phương trình xu hướng tuyến tính. Qua đó giúp cho tác giả lựa chọn được mô hình dự
báo tốt nhất cho dòng sản phẩm nhôm PEW của công ty dựa vào sai số tuyệt đối trung

bình (MAD) của từng mô hình để làm cơ sở đánh giá và lựa chọn. Qua kết quả tính
toán, tác giả lựa chọn ra được với phương pháp dự báo bằng phương trình xu hướng
tuyến tính cho giá trị MAD nhỏ nhất, với MAD = 3,099 và tìm ra được phương trình
xu hướng tuyến tính có dạng y = 11,004 + 232x làm cách thức tính lượng sản phẩm dự
báo cho sản phẩm nhôm PEW. Sau khi dự báo được sản lượng sản phẩm cần sản xuất
theo phương trình xu hướng tuyến tính, tác giả tiến hành hiệu chỉnh lại dữ liệu dựa trên
nhận định của công ty là nhu cầu sẽ giảm do đó sản lượng được hiệu chỉnh giảm 10%
mỗi tháng trong 2 tháng đầu năm và 2 tháng cuối năm 2011.
Dựa vào kết quả sản lượng được dự báo, tác giả tiến hành tính toán ra lượng
nguyên liệu cần sử dụng để sản xuất. Dựa vào lượng nguyên liệu cần dùng, lượng hàng
tồn kho cuối kỳ, tác giả xác định được lượng nguyên liệu cần đặt hàng trong tháng
tương ứng với thời gian đặt hàng và thời điểm nhận hàng để sản xuất. Tác giả tiến
hành đặt hàng theo 3 phương pháp đặt hàng: cần lô nào cấp lô đó, EOQ và POQ với
thời gian đặt hàng trước. Qua đó tìm ra được phương pháp đặt hàng phù hợp cho công
ty.













iii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN i
TÓM TẮT ĐỀ TÀI ii
MỤC LỤC iii
DANH SÁCH BẢNG BIỂU vi
DANH SÁCH HÌNH VẼ vii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẤT viii
Chương 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Lý do hình thành đề tài 1
1.2 Mục tiêu đề tài 1
1.3 Ý nghĩa thực tiễn 1
1.4 Phạm vi giới hạn của đề tài 2
1.5 Phương pháp thực hiện 2
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
2.1 DỰ BÁO 4
2.1.1 Dự báo là gì? 4
2.1.2 Các bước tiến hành dự báo 5
2.1.3 Phân loại dự báo theo thời gian 5
2.1.4 Ảnh hưởng của chu kỳ sống sản phẩm lên phương pháp dự báo 6
2.1.5 Phân loại theo cách tiếp cận dự báo 9
2.1.6 Kiểm soát dự báo bằng biểu đồ kiểm soát 10
2.2 TỒN KHO 11
2.2.1 Tồn kho là gì? 11
2.2.2 Vai trò của việc kiểm soát tồn kho 11
2.2.3 Các loại chi phí tồn kho 11
2.3 HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU VẬT TƯ (MRP) 14
2.3.1 Sự phối hợp các hoạt động trong hệ thống MRP 14
2.3.2 Lợi ích của MRP 15
2.3.3 Các bước thực hiện MRP 15

2.3.4 Dữ liệu của MRP 16
2.4 XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC LÔ HÀNG 17
2.4.1 Mô hình hoạch định kích cỡ lô hàng theo phương pháp “cần lô nào cấp lô
đó” (lot for lot) 17
iv

2.4.2 Mô hình hoạch định kích cỡ lô hàng theo số lượng đặt hàng kinh tế (EOQ)
17
2.4.3 Mô hình hoạch định kích cỡ lô hàng theo lô sản xuất (POQ) 17
2.4.4 Mô hình hoạch định kích cỡ lô hàng theo phương pháp cân bằng tổng chi
phí từng thời đoạn 17
Chương 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 19
3.1 Giới thiệu chung về công ty 19
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 20
3.1.2 Các sản phẩm chính 20
3.2 Cơ cấu nhân sự 21
3.2.1 Sơ đồ tổ chức 21
3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 23
3.2.3 Đặc điểm nhân sự 24
3.3 Quy trình sản xuất 24
3.3.1 Quy trình sản xuất dây nhôm 26
3.3.2 Giải thích quy trình 27
3.4 Thị trường và đối thủ cạnh tranh 27
3.4.1 Thị trường 27
3.4.2 Đối thủ cạnh tranh 28
3.5 Tình hình hoạt động trong những năm gần đây 28
3.6 Tiềm năng phát triển ngành 28
3.7 Thuận lợi và tồn tại 29
3.7.1 Thuận lợi 29
3.7.2 Tồn tại 29

Chương 4: CÔNG TÁC DỰ BÁO NHU CẦU VÀ HOẠCH ĐỊNH VẬT TƯ CỦA
CÔNG TY TNHH SX DV TM TIẾN THỊNH 31
4.1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DỰ BÁO NHU CẦU VÀ HOẠCH ĐỊNH
VẬT TƯ TẠI CÔNG TY 31
4.2 DỰ BÁO 39
4.2.1 Các phương pháp dự báo 40
4.2.2 Lựa chọn phương pháp dự báo 47
4.2.3 Hiệu chỉnh dữ liệu 49
4.3 HOẠCH ĐỊNH VẬT TƯ 49
4.3.1 Mô hình tồn kho cho nguyên liệu nhôm 53
4.3.2 Mô hình tồn kho cho Vecni cách điện PEW 56
v

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59
5.1 KẾT LUẬN 59
5.2 KIẾN NGHỊ 60
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO








vi

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Trang

Bảng 2.1 Phân loại các phương pháp dự báo theo thời gian 5
Bảng 2.2 Phương pháp dự báo phù hợp với từng giai đoạn sống của sản phẩm 6
Bảng 3.1 Bảng sản lượng 7 tháng năm 2010 28
Bảng 4.1 Sản lượng nhôm PEW trong 3 năm 2008, 2009 và 2010 33
Bảng 4.2 Tổng kết thực hiện kế hoạch sản xuất nhôm PEW năm 2008 34
Bảng 4.3 Tổng kết thực hiện kế hoạch sản xuất nhôm PEW năm 2009 35
Bảng 4.4 Tổng kết thực hiện kế hoạch sản xuất nhôm PEW năm 2010 36
Bảng 4.5 Bảng tổng hợp giá trị độ lệch tuyệt đối trung bình của phương pháp bình
quân di động 40
Bảng 4.6 Bảng so sánh về giá trị MAD của các phương pháp dự báo 48
Bảng 4.7 Sản lượng dự báo nhôm PEW theo phương pháp Phương trình xu hướng
tuyến tính 48
Bảng 4.8 Bảng sản lượng sau khi được hiệu chỉnh 49
Bảng 4.9 Bảng định mức nguyên liệu 50
Bảng 4.10 Bảng nhu cầu thực của từng loại nguyên liệu 50
Bảng 4.11 Chi phí lưu kho và chi phí đặt hàng 52















vii

DANH SÁCH HÌNH VẼ - ĐỒ THỊ
Trang
Hình 1.1 Quy trình nghiên cứu 3
Hình 2.1 8 bước tiến hành dự báo 4
Hình 2.2 Chu kỳ sống của sản phẩm 5
Hình 2.3 Ví dụ về việc sử dụng biểu đồ kiểm soát 11
Hình 2.4 Mô hình tồn kho 12
Hình 2.5 Mô hình sự phối hợp các hoạt động trong hệ thống MRP 14
Hình 2.6 Mô hình thể hiện các dữ liệu liên quan đến MRP 16
Hình 4.1 Quy trình xử lý một đơn hàng 32
Hình 4.2 Biểu đồ sản lượng nhôm PEW trong 3 năm 2008, 2009 và 2010 34
Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện công tác thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2008 35
Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện công tác thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2009 36
Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện công tác thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2010 37
Hình 4.6 Biểu đồ thể hiện nhu cầu thực và nhu cầu dự báo theo phương pháp bình
quân di động 41
Hình 4.7 Biểu đồ kiểm soát dự báo theo phương pháp bình quân di động 41
Hình 4.8 Biểu đồ thể hiện nhu cầu thực và nhu cầu dự báo theo phương pháp bình
quân di động có trọng số 43
Hình 4.9 Biểu đồ kiểm soát dự báo theo phương pháp bình quân di động có trọng số 43
Hình 4.10 Biểu đồ thể hiện nhu cầu thực và nhu cầu dự báo theo phương pháp san
bằng hàm số mũ 44
Hình 4.11 Biểu đồ kiểm soát theo phương pháp hàm số mũ 44
Hình 4.12 Biểu đồ thể hiện nhu cầu thực và nhu cầu dự báo theo phương pháp san
bằng hàm số mũ có điều chỉnh xu hướng 45
Hình 4.13 Biểu đồ kiểm soát dự báo theo phương pháp san bằng hàm số mũ có điều
chỉnh xu hướng 46
Hình 4.14 Biểu đồ thế hiện nhu cầu thực và nhu cầu dự báo theo phương trình xu

hướng tuyến tính 47
Hình 4.15 Biểu đồ kiểm soát dự báo theo phương trình xu hướng tuyến tính 47



viii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MAD : Mean absulute deviation – Độ lệch tuyệt đối trung bình
MAPD : Mean absutute percent deviation – Phần trăm độ lệch tuyệt đối trung
bình
E : Cumulative Error – Sai số tích lũy
E
: Average Error – Sai số trung bình
MSE : Mean Squared Error – Sai số trung bình bình phương
SE : Standard Error – Sai số chuẩn
MRP : Material requirement planning
Chương 1: Mở đầu
1

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải
có những phương án sản xuất và chiến lược kinh doanh có hiệu quả. Để làm được điều
này, các doanh nghiệp phải luôn cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm
các yếu tố đầu vào, hạ giá thành sản phẩm. Do đó việc dự báo và hoạch định nhu cầu
nguyên liệu được xem là nhiệm vụ quan trong của mỗi doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp thường sản xuất rất nhiều sản phẩm và có xu hướng ngày
càng đa dạng hóa những sản phẩm của mình. Để sản xuất ra một loại sản phẩm lại đòi

hỏi một số lượng các chi tiết, bộ phận và nguyên vật liệu rất đa dạng, nhiều chủng loại
khác nhau. Đồng thời lượng nguyên liệu cần sử dụng vào những thời điểm khác nhau
thường xuyên thay đổi.
Vì thế nên việc quản lý tốt nguồn vật tư đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra
nhịp nhàng, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trong mọi thời điểm. Tổ chức dự báo và
hoạch định nhu cầu nguyên liệu tốt sẽ cung cấp kịp thời, chính xác cho các nhà quản lý
và các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp, để từ đó đưa ra phương án sản xuất có
hiệu quả.
Trong thời gian gần đây, hoạt động dự báo và hoạch định nhu cầu nguyên liệu
hiện đang là một trong những vấn đề mà Công ty TNHH Tiến Thịnh quan tâm nhiều.
Công ty vẫn chưa có bộ phận dự báo riêng, việc dự báo chỉ dựa vào kinh nghiệm là
chính và vẫn còn những vấn đề tồn đọng chưa được giải quyết như: cung cấp nguyên
liệu chưa ổn định, một số mặt hàng không cần thiết có lượng tồn kho nhiều, nhưng lại
thiếu hụt những mặt hàng quan trọng tại những thời điểm cần gấp cho sản xuất. Hệ quả
tất yếu của hiện tượng này nếu không khắc phục kịp thời sẽ làm cho quá trình sản xuất
kém hiệu quả dẫn đến việc giao hàng chậm trễ, khách hàng sẽ không hài lòng với sản
phẩm và dịch vụ của Công ty.
Đó là lý do mà tác giả lựa chọn để triển khai thực hiện đề tài: “Dự báo và hoạch
định nhu cầu nguyên vật liệu tại công ty TNHH SX DV TM Tiến Thịnh”.
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
 Xây dựng mô hình dự báo cho sản phẩm dây điện từ bằng nhôm, dự báo
nhu cầu năm 2011.
 Lên kế hoạch đặt hàng, đảm bảo việc cung ứng vật tư đầy đủ và kịp thời
cho bộ phận sản xuất.
1.3 Ý NGHĨA THỰC TIỄN
 Đối với công ty: Hỗ trợ công tác dự báo và hoạch định nguyên vật liệu ở
thời điểm hiện tại từ đó tìm ra phương pháp dự báo hiệu quả nhất.
Chương 1: Mở đầu
2


 Đối với người thực hiện: là cơ hội để tiếp cận và ứng dụng những lý thuyết
đã học vào thực tế từ đó có được những kinh nghiêm thực tế.
1.4 PHẠM VI GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Đề tài được thực hiện cho sản phẩm dây điện từ nhôm của Công ty TNHH SX
DV TM Tiến Thịnh.
Do giới hạn về mặt thời gian nên đề tài chỉ tập trung vào dòng sản phẩm dây điện
từ nhôm PEW. Đây là dòng sản phẩm chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng sản
phẩm dây điện từ bằng nhôm của công ty. Đồng thời dây điện từ bằng nhôm cũng
đang dần được sử dụng để thay thế dây điện từ bằng đồng do lợi về kinh tế (giá nhôm
rẽ hơn nhiều so với đồng, trong khi đó tính năng của nhôm không hề thua kém đồng).
1.5 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Với các dữ liệu về sản lượng tiêu thụ sản phẩm dây điện từ trong quá khứ của
Công ty, tác giả sử dụng các phương pháp dự báo định lượng, tìm ra sai số cho từng
phương pháp dự báo, lựa chọn phương pháp dự báo có sai số nhỏ nhất để dự báo nhu
cầu cho sản phẩm trong năm 2011.
Dựa vào lượng nhu cầu đã được dự báo theo phương pháp lựa chọn ở trên, tác
giả tiến hành hoạch định vật tư cho các đơn hàng dây điện từ trong giai đoạn này.


















Chương 1: Mở đầu
3















































Hình 1.1 Quy trình nghiên cứu
Mục tiêu đề tài
Sản lượng tiêu thụ
trong quá khứ
Lý thuyết về các phương
pháp dự báo, sai số dự báo
Dự báo nhu cầu theo từng
phương pháp

Xác định sai số của các
phương pháp dự báo
Dựa vào lượng dự báo,
hoạch định vật tư cho sản
phẩm dây điện từ
Lựa chọn phương pháp dự
báo tốt nhất
Lý thuyết về hoạch
định nhu cầu vật tư
(MRP)
Dữ liệu về định mức
vật tư, thời gian đặt
hàng
Kết quả
 Dự báo nhu cầu cho
dòng sản phẩm dây điện
từ trong năm 2011.
 Hoạch định vật tư cho
dòng sản phẩm này trong
giai đoạn năm 2011.
Kết luận và kiến nghị
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
4

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 DỰ BÁO
2.1.1 Dự báo là gì?
Dự báo là nghệ thuật và khoa học, tiên đoán các sự việc xảy ra trong tương lai.
Nó có thể là cách lấy dữ liệu đã qua để làm kế hoạch cho tương lai nhờ một số mô

hình toán học nào đó. Nó có thể là cách dùng khách quan hay trực giác để tiên đoán
tương lai; hoặc cũng có thể là sự phối hợp giữa hai cái trên, có nghĩa là dùng mô hình
toán học rồi dùng phán xét theo kinh nghiệm của người quản lý để điều chỉnh lại.
Các bước tiến hành dự báo


















Hình 2.1 8 bước tiến hành dự báo








Xác định công
dụng, mục tiêu của
dự báo
Phê chuẩn mô hình
dự báo
Chọn mô hình dự
báo
Xác định độ dài
thời gian dự báo
Tập hợp các dữ liệu
cần thiết để tính dự
báo
Lựa chọn những
mặt hàng cần dự
báo
Áp dụng kết quả dự
báo
Tiến hành dự báo
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
5

2.1.2 Phân loại dự báo theo thời gian
Bảng 2.1 Phân loại các phương pháp dự báo theo thời gian
Phân loại Thời gian Ý nghĩa Mô hình
Dự báo ngắn hạn Ít hơn hoặc
bằng 1 năm
Dùng trong kế hoạch
mua hàng, điều độ công
việc, cân bằng nhân lực,
phân chia công việc và

cân bằng sản xuất.
Mô hình chuỗi
thời gian
Dự báo trung hạn Từ 3 tháng đến
3 năm
Dùng cho việc đặt kế
hoạch bán hàng, kế
hoạch sản xuất và dự
thảo ngân sách, kế
hoạch tiền mặt, …
Mô hình chuỗi
thời gian hoặc
mô hình nhân
quả
Dự báo dài hạn Trong 3 năm
hoặc hơn
Dùng làm kế hoạch cho
sản phẩm mới, xác định
vị trí hoặc mở rộng
doanh nghiệp và nghiên
cứu phát triển.
Sử dụng kỹ thuật
dự báo định tính
hoặc mô hình
nhân quả

2.1.3 Ảnh hưởng của chu kỳ sống sản phẩm lên phương pháp dự báo








Chín muồi




Phát triển


Suy tàn

Giới thiệu

Thời gian
Hình 2.2 Chu kỳ sống của sản phẩm

Doanh số bán hàng
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
6

Bảng 2.2 Phương pháp dự báo phù hợp với từng giai đoạn sống của sản phẩm
Giai đoạn Phương pháp dự báo
Giới thiệu
Dự báo định tính: kết quả nghiên cứu thị trường, phán đoán, ngoại
suy với các sản phẩm tương tự đang có sẵn trên thị trường.
Phát triển Phương pháp định lượng: bình quân di động, san bằng hàm số mũ,
hoạch định theo xu hướng.

Chín muồi
Suy tàn
Dự báo định tính: kết quả nghiên cứu thị trường, phán đoán, ngoại
suy với các sản phẩm tương tự đang có sẵn trên thị trường.

2.1.4 Phân loại theo cách tiếp cận dự báo
2.1.4.1 Phương pháp dự báo định tính
Dự báo định tính là sự kết hợp các yếu tố quan trọng như trực giác, kinh nghiệm
và sự nhạy cảm của người quản trị để dự báo. Phương pháp định tính thường được sử
dụng khi số liệu quá khứ không chỉ thị được cho số liệu tương lai, có thể vì số liệu
không có sẵn hoặc không thích hợp, ví dụ như trường hợp dự báo dài hạn thường gặp
nhiều khó khăn. Phương pháp định tính được dùng để hỗ trợ mô hình định lượng, nhất
là khi khó nắm bắt sự thay đổi của nhu cầu hoặc số liệu tỏ ra không thích hợp lắm.
Các phương pháp định tính thường gặp:
 Lấy ý kiến của bộ phận giám khảo thuộc ban điều hành.
 Lấy ý kiến hỗn hợp của lực lượng bán hàng.
 Phương pháp Delphi.
 Nghiên cứu thị trường người tiêu dùng.
2.1.4.2 Phương pháp định lượng
Dự báo định lượng là việc dùng các loại mô hình toán học trong việc sử dụng các
dữ liệu đã qua để dự báo nhu cầu cho thời gian trong tương lai.
2.1.4.2.1 Bình quân di động
Phương pháp này nhằm loại bỏ những dữ liệu có sự tăng (hoặc giảm) một cách
ngẫu nhiên khỏi mẫu dữ liệu cơ bản. Phương pháp bình quân di động được sử dụng để
dự báo nhu cầu cho những sản phẩm mà có nhu cầu ổn định và nó không thể hiện bất
kỳ hành vi nhu cầu rõ rệt nào, như xu hướng hay theo mùa.
Bình quân di động được dùng để ước tính trong những khoảng thời gian cụ thể,
ví dụ như 3 tháng hoặc 5 tháng, điều này tùy thuộc vào người dự báo mong muốn dữ
liệu nhu cầu sẽ được “làm trơn” đến mức nào. Khoảng thời gian trung bình dịch
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

7

chuyển càng dài thì dữ liệu nhu cầu sẽ càng trơn tru hơn, ít thích nghi với sự thay đổi
hơn, ít phản ánh đúng trạng thái thực hơn. Ngược lại, khi khoảng thời gian này càng
nhỏ thì chuỗi dữ liệu sẽ ít trơn tru hơn nhưng thích hợp với sự thay đổi hơn.
Công thức dùng để ước tính trong phương pháp trung bình dịch chuyển là:
1
n
t
i
n
n
D
MA
=
=


Trong đó:
D
i
= nhu cầu trong thời kỳ thứ i
N = số thời kỳ dùng để tính trong phương pháp trung bình dịch chuyển.
Ưu điểm: phương pháp này dễ sử dụng, nhanh chóng, ít tốn chi phí.
Nhược điểm: phương pháp này là một phương pháp “máy móc”, nó chỉ dựa trên
những dữ liệu quá khứ phù hợp mà bỏ qua những nhân tố gây nên sự thay đổi như ảnh
hưởng do chu kỳ, do yếu tố mùa gây ra.
2.1.4.2.2 Bình quân di động có trọng số
Phương pháp bình quân di động có trọng số sẽ phản ánh chính xác hơn với sự
thay đổi bất thường trong tập dữ liệu so với phương pháp trung bình dịch chuyển.

Trong đó, trọng số sẽ được gán cho những dữ liệu gần đây nhất.
Công thức dùng trong trung bình dịch chuyển có trọng số là:
1
n
i
n i
i
WMA w
D
=
= ×


Trong đó:
w
i
= trọng số của thời đoạn thứ i, (0

w
i

1)
∑w
i
= 1.00
Để xác định chính xác các trọng số trong mỗi giai đoạn của tập dữ liệu, ta cần sử
dụng đến phương pháp “thử và sai”. Vì nếu những giai đoạn gần đây nhất được cho
trọng số quá lớn thì việc dự báo có thể tác động quá mạnh lên một sự thay đổi bất
thường môt cách ngẫu nhiên trong nhu cầu. Hoặc những giai đoạn này bị cho trọng số
quá nhỏ thì việc dự báo sẽ không thể hiện được những thay đổi thực sự trong hành vi

nhu cầu.
2.1.4.2.3 San bằng hàm số mũ
Phương pháp san bằng hàm số mũ cũng là một phương pháp tính trung bình
nhưng nó phản ảnh mạnh mẽ hơn những thay đổi gần đây trong nhu cầu.
Công thức được sử dụng là:
1
(1 )
t t t
F D F
α α
+
= × + − ×

Trong đó:
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
8

F
t+1
= dự báo cho giai đoạn kế tiếp.
D
t
= nhu cầu thực trong giai đoạn hiện tại.
F
t
= dự báo đã được xác định trước đây của giai đoạn hiện tại.
α = hằng số làm trơn (0

α


1)
Với α càng lớn thì dự báo sẽ dễ bị ảnh hưởng hơn bởi sự thay đổi trong nhu cầu
gần đây, nhưng độ trơn sẽ ít hơn. Và với α càng nhỏ thì ngược lại. Để chọn được α phù
hợp, người ta cũng sử dụng phương pháp “thử và sai”, và sẽ lựa chọn α sao cho độ
lệch tuyệt đối trung bình là nhỏ nhất. Thông thường người ta sử dụng giá trị α nằm
trong khoảng 0.01 ÷ 0.50.
2.1.4.2.4 San bằng hàm số mũ có điều chỉnh xu hướng
Phương pháp này được tính bởi công thức:
1 1 1
t t t
AF F T
+ + +
= +

Với:
1 1
( ) (1 )
t t t t
T F F T
β β
+ +
= × − + − ×

Trong đó:
T
t
= hệ số xu hướng của giai đoạn trước đó.
β = hằng số san bằng xu hướng (0

β


1)
Giá trị của β cũng có ý nghĩa và được xác định tương tự như đối với α.
2.1.4.2.5 Phương trình xu hướng tuyến tính
Khi thể hiện một xu hướng rõ ràng theo thời gian thì phương trình xu hướng
tuyến tính có thể được sử dụng để dự báo nhu cầu.
Một phương trình xu hướng tuyến tính thể hiện mối quan hệ của một biến số phụ
thuộc, ở đây là biến số nhu cầu với một biến số độc lập, đó là thời gian.
Công thức tính phương trình xu hướng tuyến tính:

y a bx
= +

Trong đó:
a= phần bị chắn (tại giai đoạn thứ 0)
b= hệ số góc
x= khoảng thời gian
y= nhu cầu được dự báo cho khoảng thời gian x
Với:
2
2
( )
xy nxy
b
n
x
x

=





Chương 2: Cơ sở lý thuyết
9

a y bx
= −

Trong đó:
n=số thời đoạn
x
x
n
=


y
y
n
=


2.1.5 Đánh giá và lựa chọn phương pháp dự báo – sai số dự báo
Với việc kiểm chứng thực tế qua từng thời kỳ thì số liệu thực tế có thể sẽ khác so
với số liệu dự báo, và sự sai lệch này được gọi là sai số trong dự báo. Sai số dự báo là
thước đo sự chính xác của phương pháp dự báo và là cơ sở để lựa chọn phương pháp
dự báo thích hợp. Do đó, ta phải theo dõi giữa việc dự báo và thực tế để kiểm soát
phương pháp dự báo. Nếu sai số nằm trong mức độ cho phép thì không cần xem xét lại
phương pháp dự báo. Còn nếu sai số nằm ngoài giới hạn cho phép thì cần phải nghiên

cứu để hiệu chỉnh lại phương pháp dự báo cho phù hợp.
Các phương pháp đo sai số dự báo thường dùng:
 Độ lệch tuyệt đối trung bình (MAD – Mean Absolute Deviation)
 Phần trăm độ lệch tuyệt đối trung bình (MAPD – Mean Absolute Percent
Deviation)
 Sai số tích lũy (E – Cumulative Error)
 Sai số trung bình (
E
– Average Error)
 Sai số chuẩn (SE – Standard Error)
2.1.5.1 Độ lệch tuyệt đối trung bình (MAD)
t t
MAD
n
D F

=


Trong đó:
D
t
= nhu cầu thực ở giai đoạn t
F
t
= nhu cầu được dự báo ở giai đoạn t
n= số thời đoạn dự báo
Giá trị MAD càng nhỏ thì mức độ chính xác của phương pháp dự báo đó càng
lớn. Và ta lựa chọn mô hình dự báo có MAD nhỏ nhất.
2.1.5.2 Phần trăm độ lệch tuyệt đối trung bình (MAPD)

t t
t
MAPD
D F
D

=



Giá trị MAPD càng nhỏ thì mức độ chính xác của phương pháp dự báo đó càng
lớn. Và ta lựa chọn mô hình có MAPD nhỏ nhất.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
10

2.1.5.3 Sai số tích lũy (E)
Sai số tích lũy là tổng của các sai số dự báo, và được tính bởi công thức:
( )
t t
t
E
e
D F
= = −
∑ ∑

Sai số tích lũy có giá trị dương lớn thể hiện việc dự báo có lẽ thấp hơn so với nhu
cầu thực hoặc có khuynh hướng thấp hơn. Ngược lại, sai số tích lũy có gí trị âm lớn thì
cho thấy rằng việc dự báo có phần cao hơn nhu cầu thực hoặc có khuynh hướng cao
hơn. Hơn nữa, khi sai số của mỗi giai đoạn được xem xét một cách kỹ lưỡng mà các

giá trị dương có phần trội hơn thì điều này cho thấy những con số dự báo có phần ít
hơn so với giá trị thực và ngược lại. Do đó, sai số tích lũy của phương pháp dự báo nào
càng tiến đến gần giá trị “0” thì phương pháp dự báo đó càng chính xác.
2.1.5.4 Sai số tích lũy trung bình (
E
)
Sai số trung bình được tính bằng cách lấy trung bình sai số tích lũy trên số thời
đoạn.
t
E
n
e
=


2.1.5.5 Sai số chuẩn (SE)
Sai số chuẩn được hiểu ý nghĩa giống như độ lệch chuẩn. Việc sử dụng giá trị
này giúp chúng ta có thể thống kê những giới hạn kiểm soát sai số của phương pháp
dự báo.
Sai số chuẩn được tính bằng công thức:
2
1
( )
t t
SE MSE
n
D F
= =





2.1.6 Kiểm tra dự báo bằng biểu đồ kiểm soát
Tín hiệu theo dõi
( )
t t
E
MAD MAD
D F

= =


Tín hiệu theo dõi
˃ 0: nhu c
ầu lớn hơn dự báo.
Tín hiệu theo dõi ˂ 0: nhu cầu thấp hơn dự báo.
Một tín hiệu theo dõi là tốt khi có E thấp và có số sai số dương bằng với số sai số
âm. Và các tín hiệu theo dõi được mang so sánh với giới hạn kiểm soát, nếu các tín
hiệu nằm trong những giới hạn này thì dự báo nằm trong tầm kiểm soát.
Ta có:
±1 MAD ≅ 0.8SE
±2 MAD ≅ 1.6SE
±3 MAD ≅ 2.4SE
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
11

±4 MAD ≅ 3.2SE
Giới hạn kiểm soát thường được sử dụng nằm trong khoảng ±3SE.
Ví dụ: Biểu đồ kiểm soát với SE=6.12


Hình 2.3 Ví dụ về việc sử dụng biểu đồ kiểm soát
Nhận xét:
Với biểu đồ kiểm soát trên, tất cả các sai số đều nằm trong phạm vi kiểm soát,
chứng tỏ dự báo nằm trong tầm kiểm soát.
2.2 TỒN KHO
2.2.1 Tồn kho là gì?
Tồn kho là dự trữ hàng hóa để đáp ứng nhu cầu sản xuất và kinh doanh.
Việc theo dõi mức tồn kho theo thời gian có thể giúp doanh nghiệp nhận thấy
khuynh hướng biến động của việc tiêu thụ sản phẩm.
2.2.2 Vai trò của việc kiểm soát tồn kho
Mức tồn kho cao sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạch định sản xuất tốt hơn, giảm
thiểu rủi ro do thiết bị hỏng hoặc thiếu nhân công. Tuy nhiên, điều đó sẽ dẫn đến tiền
đầu tư không được luân chuyển, chi phí sản phẩm tăng và do đó sản phẩm kém tính
cạnh tranh hơn.
Ngược lại, mức tồn kho thấp lại dẫn đến gián đoạn sản xuất, mất khách hàng do
không đáp ứng và ảnh hưởng đến uy tín của công ty.
2.2.3 Các loại chi phí tồn kho
Để hoàn thành chiến lược tồn kho chúng ta cần phải biết đến khi nào thì đặt hàng
lại, điều này được đặc trưng bằng điểm tái đặt hàng R.
R = L.d + SS
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
12

Trong đó:
R = điểm tái đặt hàng
L = thời gian từ lúc đặt hàng đến lúc nhận hàng
d= nhu cầu trung bình
SS = lượng dự trữ an toàn
2.2.3.1 Chi phí lưu kho

Chi phí lưu kho thường được xác định bao gồm những loại chi phí sau:
 Chi phí kho bãi: thuê mướn, khấu hao.
 Thuế và bảo hiểm: tỷ lệ với lượng hàng tồn kho.
 Chi phí do hư hỏng, mất chất lượng, không hợp thời.
 Chi phí cơ hội của các đầu tư khác.
Các chi phí này xác định phức tạp và khó, do đó thường được tính bằng tỷ lệ
phần trăm giá trị hàng lưu trữ căn cứ trên dữ liệu tài chính trong quá khứ.
Mức tồn kho




Q


R


τ
s

0
Thời gian

T
Hình 2.4 Mô hình tồn kho
Các ký hiệu mô hình:
 Tiêu thụ trung bình trong thời đoạn giao hàng: λτ
 Mức tồn kho an toàn: R – λτ
 Mức tồn kho trung bình trong một chu kỳ: R – λτ + Q / 2

 Chi phí lưu kho trung bình hàng năm: h(R – λτ + Q / 2)
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
13

2.2.3.2 Chi phí thiệt hại
Đây là loại chi phí phát sinh do không đáp ứng đủ nhu cầu cho phép và những
hậu quả của nó như:
 Mất doanh số.
 Khách hàng có thể không trở lại.
 Đánh mất hình ảnh công ty.
Việc xác định chi phí này nhiều khi không thể thực hiện được, do vậy nhiều công
ty sứ dụng “mức phục vụ” (phần trăm/xác suất không đáp ứng đủ nhu cầu cho phép).
Với việc dùng mức phục vụ, chi phí phạt ngầm định với mỗi mức phục vụ có thể xác
định được.
Sự thiếu hụt hàng có thể xảy ra trong khoảng thời gian từ khi đặt hàng cho đến
lúc nhận hàng.
2.2.3.3 Chi phí đặt hàng
Chi phí này bao gồm các chi phí liên quan đến việc đặt hàng như:
 Hồ sơ gọi hàng / vận chuyển / nhận hàng.
 Chuẩn bị thiết bị / điều phối nhân lực.
Người ta thường giả thiết chi phí này không phụ thuộc váo lượng đặt hàng hay:
0 nếu x = 0
C(x) = K + cx nếu x ˃ 0

K = chi phí đặt hàng cố định.
c= chi phí đặt hàng đơn vị.
x= lượng đặt hàng.
 Thời gian trung bình của một chu kỳ:
T = Q / λ
 Chi phí đặt hàng trung bình hàng năm:

K / T = Kλ / Q
2.2.3.4 Chi phí mua hàng đơn vị
Là chi phí bỏ ra để mua một đơn vị hàng hóa và không phải là một chi phí tồn
kho. Tuy nhiên, chi phí này lại có liên quan đến việc tính toán chi phí lưu kho.
2.2.3.5 Tổng chi phí tồn kho hàng năm
TC(Q, R) = h(Q / 2 + R – λτ) + Kλ / Q + pλn(R) / Q
F(R) = xác xuất xảy ra trạng thái nhu cầu trong thời gian giao hàng lớn hơn điểm
tái đặt hàng R.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
14

2.3 HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU VẬT TƯ (MRP)
2.3.1 Sự phối hợp các hoạt động trong hệ thống MRP
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu là một hệ thống hoạch định và xây dựng lịch
trình về những nhu cầu nguyên vật liệu, linh kiện cần thiết cho sản xuất trong từng giai
đoạn, dựa theo việc phân chia nhu cầu nguyên vật liệu thành nhu cầu độc lập và nhu
cầu phụ thuộc, trong đó:
 Nhu cầu độc lập: nhu cầu dự báo của mỗi hạng mục vật tư không được
xác định trên cơ sở có liên quan đến các hạng mục vật tư khác. Các hạng mục
này thường được sử dụng trong mô hình tồn kho cổ điển.
 Nhu cầu phụ thuộc: nhu cầu của loại hạng mục vật tư này được xác định
thông qua loại vật tư khác. Chủng loại này được dùng trong mô hình tồn kho
MRP.
Yêu cầu của một hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu hiệu quả:
 Hệ thống máy tính và phần mềm hỗ trợ thích hợp để thu thập, xử lý, lưu
trữ thông tin và cập nhật thường xuyên các dữ liệu liên quan.
 Một đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực trong việc hoạch định nhu cầu.
 Đảm bảo chính xác và thường xuyên cập nhật thông tin mới trong:
Lịch trình sản xuất
Hóa đơn mua nguyên vật liệu

Danh sách tồn kho nguyên vật liệu
Bảng điều độ sản xuất chính cung cấp thông tin về loại nguyên vật liệu, số lượng
cần và thời gian cần.
Bảng danh sách vật tư sẽ liệt kê tất cả các loại vật tư để sản xuất.
Kiểm tra tồn kho được dùng để xác định lượng tồn kho hiện tại co đáp ứng đủ
đơn đặt hàng không hay phải đặt hàng thêm.












Hình 2.5 Mô hình sự phối hợp các hoạt động trong hệ thống MRP
KIỂM TRA
TỒN KHO
ĐIỀU ĐỘ SẢN
XUẤT
MUA HÀNG
MRP

×