Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

phân tích pestle ngành nước giải khát ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.81 KB, 18 trang )

Trường ĐH Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh
Khoa Quản Trị Kinh Doanh

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH PESTLE NGÀNH
NƯỚC GIẢI KHÁT Ở VIỆT NAM
GVHD: TS.Trịnh Quốc Trung
Nhóm: Nguyễn Thanh Tuấn 030326100398
Hồ Thị Hiệp 030326100345
Lê Thị Mai Nguyệt 030326100367
Trương Hoài Thanh 030326100380
Hoàng Hải 030326100355
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng bận rộn nên nhu cầu sử dụng thực
phẩm đóng hộp, đóng chai hay các sản phẩm được chế biến sẵn của mọi người ngày càng
gia tăng. Một trong số đó có là ngành nước giải khát. Ngày nay con người uống nươc
không chỉ để đáp ứng nhu cầu bổ sung nước cho cơ thể mà còn vì dinh dưỡng và giá trị
cảm quan, mà nước giải khát đáp ứng được tất cả nhu cầu đó nên ngành nước giải khát
không thể thiếu trong đời sông hiện nay. Chính vì thế ngày càng có nhiều doanh nghiệp
đăng ký gia nhập, hoặc chuyển hướng sang kinh doanh ngành nước giải khát. Thế nhưng
cũng chỉ có số ít trong đó là có thể trụ lại với ngành. Kinh doanh trong ngành nước giải
khát có nhưng thuận lợi và khó khăn gì, tại sao có doanh nghiệp điêu đứng khi tham gia
ngành, lại có nhưng doanh nghiệp thì doanh thu không ngừng gia tăng qua các năm?
Nhóm chúng em xin phân tích PESTLE ngành nước giải khát ở Việt Nam để có cái nhìn
toàn diện hơn về những cơ hội cũng như thách thức phải đối mặt khi kinh doanh kinh
doanh trong ngành.
1. KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH NƯỚC GIẢI KHÁT VIỆT NAM.
1.1. Khái quát tình hình kinh doanh nước giải khát ở Việt Nam.
Liên tục tăng trưởng mạnh trong nhiều năm qua nhưng từ đầu năm 2011 đến nay,
thị trường bia, rượu, nước giải khát trong nước gặp không ít khó khăn.
Nguyên do tình hình thời tiết diễn biến bất lợi, lạm phát tăng cao, kinh tế trong nước


nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng và làm giảm nhu cầu tiêu
thụ các sản phẩm bia, rượu và giảm sản lượng sản xuất.
Số liệu từ Bộ Công thương cho biết: sản phẩm bia tháng 10/2011 ước đạt 240,4 triệu
lít, chỉ tăng 4,6% so với tháng 9 và tăng 13,9% so với tháng 10/2010, tính chung 8
tháng đầu năm đạt 2,17 tỷ lít, chỉ tăng 8,3% so với cùng kỳ.
Do vậy, Bộ Công thương khuyến cáo các doanh nghiệp cần nỗ lực tái cơ cấu, xây
dựng chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp, củng cố và nâng cao hệ thống phân
phối nhằm mở rộng và tăng thị phần cho sản phẩm, tìm giải pháp đổi mới cải tiến
công nghệ, quy trình sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thực hiện
tích cực các cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và
chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn”… góp phần nâng cao sức mua của thị
trường trong nước, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.
Thị trường nước giải khát có gas đang bất lực nhìn sự lấn át của các loại nước
không gas với tốc độ tăng trưởng 10%/năm. Nắm bắt xu thế này, các nhãn hiệu quen
thuộc Tribeco, Delta, Vinamilk cùng những đối thủ mới Annam, Uni-President đang
lên kế hoạch cho ra đời nhiều sản phẩm không gas mới.

Theo kết quả điều tra thị trường năm 2010 do Công ty cổ phần nước giải khát
Tribeco đặt hàng một công ty nghiên cứu thị trường thực hiện, thị trường nước giải
khát không gas tăng 10%/năm trong khi sản lượng nước ngọt có gas tiếp tục sụt giảm
5%.

Báo cáo này cũng cho thấy, để duy trì khả năng cạnh tranh, các công ty nước giải
khát hầu như không tăng giá trong suốt năm qua, mặc dù giá nguyên vật liệu đầu vào
tăng cao. Các công ty đã phải đầu tư lớn cho việc nghiên cứu để gia tăng thị phần các
sản phẩm cũ và đưa thêm ngày càng nhiều sản phẩm mới ra thị trường.

Theo giới kinh doanh, sự chuyển dịch tiêu dùng sang lựa chọn nước giải khát
không gas (nước uống trái cây và nước tinh khiết) cho thấy người tiêu dùng ngày càng
cẩn trọng hơn trong việc bảo đảm sức khỏe của mình. Bên cạnh đó, người tiêu dùng

đang có xu hướng chú trọng nhiều hơn đến sản phẩm thiên nhiên.

Anh Lê Xuân Hà, cán bộ Tổng công ty Xây dựng Cầu II, quan niệm nước hoa quả
không chỉ mang tính giải khát mà còn rất bổ dưỡng, nhiều vitamin, tốt cho cơ thể.
Theo anh, trong tất cả các sách báo, thông tin về dinh dưỡng hiện nay đều khuyến
khích uống nước hoa quả hoặc ăn trái cây tươi. "Kể từ khi vợ tôi mang bầu, nếu
không có điều kiện xay hoa quả tươi, tôi toàn mua nước trái cây về cho cô ấy uống",
anh Hà cho biết. Một số người tiêu dùng khác cho rằng uống nước có gas bị ợ hơi,
đầy bụng, không tiêu.

Xu hướng này thể hiện rõ khi khảo sát sự mua sắm qua các siêu thị. Ông Nguyễn
Ngọc Hòa, Phó Tổng Giám đốc Saigon Coop cho biết, thống kê trong hệ thống 13
siêu thị Coop Mart cho thấy trong 10 người chọn mua nước giải khát hiện nay thì có 6
người mua các loại nước không gas, cụ thể là sữa tươi, nước trái cây, nước khoáng.
Tỷ lệ này có khác so với 3 năm trước, khi có đến 7/10 người chọn mua nước ngọt có
gas.

Nếu chỉ tính riêng các sản phẩm của Tribeco, sản lượng nước giải khát không gas
tăng bình quân từ 19 đến 22% tùy theo chủng loại. Nước ép Cam cà rốt TriO có sản
lượng tăng tới 8,5 lần, sữa đậu nành Canxi Somilk bịch và hộp giấy tăng hơn 2,3 lần,
nước tinh khiết Tri tăng hơn 75%. Các sản phẩm khác như sữa đậu nành Tribeco, trà
bí đao, nước yến ngân nhĩ đều có tỷ lệ tiêu thụ tăng cao hàng năm. Hiện tại Tribeco
có 54 chủng loại sản phẩm, trong đó có đến 32 loại là nước giải khát không gas thuộc
dòng thức uống dinh dưỡng giàu vitamin và khoáng chất.

Cũng từ đầu năm nay, Uni-President đã bắt đầu đưa ra thị trường 3 loại sản phẩm
nước giải khát không gas là nước rau quả trái cây hỗn hợp, nước chanh dây - cà rốt,
nước dứa tươi. "Đây là những sản phẩm có tính chất thăm dò thị trường, trong tháng 6
công ty sẽ đưa ra thị trường thêm một số chủng loại nước giải khát không gas nữa", bà
Lê Việt Hoa, Phòng nước giải khát của Công ty nói.


Theo bà Hoa, mùa nóng là thời điểm thích hợp để tung ra thị trường những sản
phẩm nước trái cây mới. "Khẩu vị mới lạ càng hấp dẫn người tiêu dùng nên Uni-
President tập trung nghiên cứu khẩu vị sản phẩm", bà Hoa nhận định.

Bên cạnh việc ổn định giá bán, các công ty kinh doanh nước giải khát cũng tăng
cường đầu tư nghiên cứu khẩu vị người tiêu dùng để thường xuyên đưa ra những sản
phẩm mới với hương vị đặc trưng. Là doanh nghiệp mới lần đầu tiên tham gia thị
trường, Công ty Ânnam gây ấn tượng với người tiêu dùng bằng sản phẩm si rô
Teisseire nổi tiếng nhập khẩu từ Pháp.

Với sản phẩm này, khách hàng có thể pha chế thành nhiều loại thức uống khác
nhau mà vẫn giữ nguyên mùi vị trái cây đặc trưng của từng loại bằng cách thêm một
chút si rô với tỷ lệ tùy thích vào rượu vang, nước khoáng có gas hoặc không gas, cà
phê sữa, sô đa, kem, sữa chua, thậm chí bia và rượu mạnh

1.2. Hướng phát triển thị trường.
Thời tiết của mùa hè với nhiệt độ tăng cao nên thị trường nước giải khát cũng bắt
đầu tăng "nhiệt". Thị trường nước giải khát Việt Nam vốn đã có rất nhiều loại nay lại
càng phong phú, đa dạng hơn với sự xuất hiện của các sản phẩm giải khát từ thảo mộc
thiên nhiên, có lợi cho sức khỏe, bổ sung năng lượng. Để đáp ứng cho nhu cầu hè này,
các doanh nghiệp sản xuất ,kinh doanh nước giải khát cũng nhộn nhịp, gia tăng sản
xuất, để đảm bảo cung đủ cầu.

Nhu cầu tăng nhưng giá cả ít biến động

Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nên nhu cầu của người tiêu dùng về thực
phẩm, thức uống cũng tăng cao về chất và lượng. Đó là một trong những lý do khiến
thị trường đồ uống ngày càng trở nên phong phú và sôi động.


Ngay thời điểm này, khi mùa hè còn chưa đến cao điểm, nhưng trên các kệ hàng ở
siêu thị, tại các cửa hàng tạp hóa, các chợ đã tràn ngập các sản phẩm đồ uống như:
bia, nước ngọt, nước khoáng, nước uống tinh khiết, nước tăng lực, trà xanh, trà thảo
mộc, sinh tố, hoa quả và vô số loại thức uống có lợi cho sức khỏe, bổ sung thêm
năng lượng, dinh dưỡng hàng ngày Mỗi loại thức uống đều đáp ứng cái "gu" và hợp
với túi tiền của những đối tượng tiêu dùng khác nhau.

Cũng dễ hiểu vì sao vào mùa hè thị trường nước giải khát lại sôi động hơn. Trung
bình mỗi người cần khoảng 40g nước mỗi ngày, tuy nhiên, trong tiết trời nóng bức
cùng với các hoạt động sinh hoạt, vận động vui chơi ngày hè, lượng nước bài tiết qua
mồ hôi nhiều hơn nên nhu cầu bổ sung nước của cơ thể có thể tăng lên gấp đôi. Ngoài
ra, những người lao động nặng nhọc hoặc hoạt động nhiều thì lượng nước mất đi càng
nhiều nên nhu cầu bổ sung nước càng cao. Nếu cơ thể mất nước nhiều, nhẹ thì gây
hiện tượng khát khô cổ, khó chịu, nặng có thể dẫn đến không tỉnh táo, thậm chí ngất
xỉu, nhất là trong những ngày nắng nóng cao độ.

Nước được cung cấp cho cơ thể hằng ngày từ thức ăn và nước uống. Cho nên
ngoài lượng nước có trong thức ăn, mỗi ngày chúng ta cần phải uống bổ sung thêm
nước để cung cấp đủ nhu cầu của cơ thể.

Chị Thanh Hồng, chủ cửa hàng Đồng Cỏ Xanh ở phố Lò Đúc Hà Nội cho biết:
"Gần đây, khi thời tiết không còn giá lạnh, lượng tiêu thụ nước giải khát đã tăng lên
khoảng 30% so với trước. Vào giữa hè, lượng hàng bán ra sẽ còn tăng mạnh hơn nữa.
Tuy nhu cầu đã tăng lên nhưng giá bán các loại sản phẩm vẫn giữ mức ổn định". Mặc
dù, việc tăng giá xăng dầu đã kéo theo giá cả nhiều loại sản phẩm hàng hóa cũng tăng,
nhưng theo ghi nhận của phóng viên, giá bán các loại nước giải khát vẫn tương đối ổn
định, trừ một số sản phẩm nhập ngoại giá cả tăng nhẹ. Một số doanh nghiệp trong
nước cho biết họ cố gắng giữ mức giá, hạn chế tăng giá sản phẩm để không giảm sức
tiêu thụ.
Xu hướng lựa chọn nước giải khát mới


Có thể nhận thấy rõ, trong những năm gần đây, thị trường nước giải khát trong
nước đã có sự chuyển biến mạnh sang sản xuất các sản phẩm đồ uống chiết xuất từ
thiên nhiên như các loại nước ép trái cây, các loại trà xanh, trà thảo mộc Sự chuyển
biến này là do người tiêu dùng ngày nay rất quan tâm tới sức khỏe và thông minh hơn
trong tiêu dùng.

Xu hướng sử dụng nước giải khát từ thiên nhiên ngày càng rõ rệt và mạnh mẽ
trong người tiêu dùng Việt. "Tôi thường sử dụng Trà thảo mộc Dr.Thanh vì đây là sản
phẩm từ thảo mộc, thanh lọc cơ thể, tốt cho sức khỏe, lại có hương vị mát ngọt nhẹ rất
dễ uống và tiện dụng", chị Thanh, kế toán viên của một doanh nghiệp tại Hà Nội cho
biết. Cũng như chị Thanh, nhóm sinh viên của trường đại học Bách Khoa Hà Nội chia
sẻ, họ thích dùng các loại sản phẩm đồ uống có nguồn gốc từ thiên nhiên như Trà thảo
mộc Dr Thanh, Trà xanh Không Độ hay các loại nước ép, sinh tố vì các sản phẩm
này tự nhiên, hợp khẩu vị lại rất tiện dụng. "Khi mà trong cuộc sống hiện đại, bận rộn
không thể lúc nào cũng có thời gian để pha cho mình một ly nước hoa quả, tách trà
hoặc ly sinh tố, mình thường ưu tiên chọn lựa các loại nhãn hiệu đồ uống đóng chai
uy tín", bạn Hồng Phương, sinh viên năm thứ 2 của trường Đại học Bách Khoa chia
sẻ.

Mùa hè đến với điều kiện thời tiết nóng nực, độ ẩm cao là môi trường lý tưởng
phát sinh dịch bệnh nên chúng ta cần thận trọng khi lựa chọn đồ uống giải khát để
tránh không bị ngộ độc hay mắc các bệnh tiêu hóa. Khi uống các loại nước tự pha chế,
đặc biệt là tại các quán nước ven đường điều kiện vệ sinh không đảm bảo thì cần phải
chú ý hơn. Theo các chuyên gia thị trường, lời khuyên tốt nhất cho người tiêu dùng là
nên lựa chọn các sản phẩm giải khát từ thiên nhiên của các nhà sản xuất uy tín trong
nước; các sản phẩm có ghi rõ hàm lượng và thành phần nguyên liệu; có in trên bao bì
chứng nhận đăng ký và kiểm soát về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm; có nhãn
mác, hạn sử dụng rõ ràng Bên cạnh đó, cũng cần tìm hiểu các thương hiệu được yêu
thích, tin dùng và uy tín để từ đó lựa chọn cho mình các sản phẩm tốt nhất.


Nhiều chuyên gia thị trường dự đoán, mùa hè năm nay, xu hướng chọn mua sản
phẩm đồ uống của các doanh nghiệp trong nước sẽ được tăng cường. Bởi, các doanh
nghiệp ngành thực phẩm, thức uống Việt Nam ngày càng phát huy được thế mạnh nhờ
đã khai thác những nguyên liệu thiên nhiên, chế biến thành các loại sản phẩm mang
hương vị Việt, phù hợp với người tiêu dùng trong nước. Tân Hiệp Phát là một trong
những ví dụ điển hình đã luôn tiên phong trong việc tạo ra các sản phẩm đồ uống phù
hợp với nhu cầu của người Việt. Vì vậy, các sản phẩm như Trà thảo mộc Dr.Thanh,
Trà xanh Không Độ, sữa đậu nành Number 1 Soya đã có mặt trên thị trường nhiều
năm nay và vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng.
2. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH (PESTLE)
2.1. Chính trị (Political)
Sự ổn định về chính trị và sự nhất quán về quan điểm chính sách lớn khiến các nhà
đầu tư có cái nhìn lạc quan vào thị trường, đây là yếu tố thu hút đầu tư nước ngời vào
Việt Nam. Mặt khác, nền chính trị ổn định cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của
các doanh nghiệp. Doanh nghiệp không phải chịu sức ép về bất ổn chính trị, có các
điều kiện cơ sở để phục vụ sản xuất. Chính trị ổn định làm cho nguồn đầu tư nước
ngoài đổ nhiều vào doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể dựa vào nguồn vốn đó để phát
triển sản xuất kinh doanh, mở rộng thị phần.
Việt Nam được đánh giá là một nước có môi trường chính trị ổn định, ít có các vấn
đề liên quan đến tôn giáo và xung đột sắc tộc. Sự ổn định đó luôn được coi là cơ hội
thuận lợi và hấp dẫn đối với hoạt động chiến lược của các nhà đầu tư, các nhà sản
xuất kinh doanh trong và ngoài nước.
Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn chú trọng đến sức khỏe của người dân, đồng
thời cũng đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ ngành nước giải khát phát triển, bảo đảm
quyền tự chủ trong kinh doanh, là điều kiện thiết yếu để thực hiện tốt nguyên tắc:
Bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cạnh tranh lành mạnh.
2.2. Văn hóa – Xã hội (Social-Cultural)
Thị hiếu, trào lưu:
VN hiện nay vẫn là một nước đang phát triển, bởi vậy các nhu cầu tiêu dùng thiết

yếu trong cuộc sống vẫn còn chiếm tỉ lệ rất cao trong cơ cấu tiêu dùng (khoảng 50%)
và sẽ càng cao trong nhiều năm nữa khi đời sống người dân được cải thiện. Theo một
số đánh giá của các nhà đầu tư trong ngành giải khát, hiện nay VN tiêu thụ một khối
lượng lớn sản phẩm đồ uống, khoảng 4,2 tỷ lít/ năm và đang là thị trường phát triển
rất mạnh. Đặc biệt là nhu cầu tiêu thụ nước giải khát không có gas và các thức uống
trái cây ngày càng tăng mạnh, đạt gần 30%/năm. . Khảo sát trên các hộ gia đình ở
thành thị cũng cho thấy 70% quan tâm đến sức khỏe của mình hơn trước đây, 74%
muốn sử dụng các loại vitamin và khoáng chất, và 80% thích mua các loại sản phẩm
có các hoạt chất có lợi cho sức khỏe như nhân sâm, calcium Xu hướng sử dụng các
loại nước uống giải khát có lợi cho sức khỏe đang bùng nổ ở Việt Nam, đặc biệt ở các
thành phố lớn. Nghiên cứu của AsiaPanel cũng chỉ ra rằng bao bì đang ảnh hưởng rất
lớn đến sự chọn lựa của người tiêu dùng bởi 57% số người được hỏi đã trả lời sẽ chọn
mua sản phẩm có thể uống ngay được từ trong hộp.
Phong cách sống:
Nhịp sống hối hả và phong cách sống hiện đại làm cho con người không có nhiều
thời gian để chăm sóc cho sức khỏe gia đình và bản thân. Vì vậy người tiêu dùng đang
dần chuyển sang lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên bổ dưỡng cho
sức khỏe như sữa, các chế phẩm từ sữa, nước trái cây, sinh tố, nước uống đóng chai
Ngày nay, việc tụ tập bạn bè và đồng nghiệp ở các quán nước giải khát sau giờ học
giờ làm việc là thói quen thường xuyên của mọi người. Đáp ứng được nhu cầu của
các đối tượng này, doanh nghiệp đã và đang có hướng phát triển đúng đắn và mang lại
lợi nhuận.
Phong tục, tập quán, truyền thống :
Việt Nam xuất phát điểm là một nước nông nghiệp, điều này làm cho VN có một
văn hóa ăn uống sử dụng rất nhiều loại rau, củ, quả Vì vậy từ lâu, người Việt đã rất
gần gũi với những sản phẩm đồ uống từ thiên nhiên như trà xanh, bí đao, nước cốt
dừa Đặc biệt uống trà là một nét văn hoá lâu đời trong phong tục của người Việt.
Và một trong những sản phẩm nổi bật và được ưa chuộng đó là các loại thức uống
mang hương vị trà xanh thiên nhiên.
Dân số:

Việt Nam là một nước đang phát triển với dân số khoảng 85,7 triệu người (đứng
thứ 13 trên thế giới). Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm trong giai đoạn 1999-2009 là
1,2%/năm. Do vậy, đây vừa là một thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng và triển vọng,
vừa là nguồn nhân lực dồi dào với giá nhân công rẻ. Đồng thời, tỷ lệ người trẻ và
trung niên là khá cao, mang lượng khách hàng khá lớn. Như vậy, nước ta với dân số
đông, sự đô thị hoá nhanh, tỷ lệ giới trẻ lớn là 1 thị trường tốt với lượng khách hàng
dồi dào.
2.3. Kinh tế (Economic)
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2011 chỉ đạt khoảng
5,9%, thấp hơn năm 2010 . Trong khi chỉ số giá tiêu dùng CPI khá cao, lạm phát cả
năm lên mức 18,58%. Tuy vậy nền kinh tế đã có những chuyển biến tích cực cần được
ghi nhận
Trong quy hoạch được Bộ Công Thương phê duyệt mục tiêu tốc độ tăng trưởng
giá trị sản xuất toàn ngành rượu bia nước giải khát Việt Nam giai đoạn 2006-2010 đạt
12%/năm, giai đoạn 2011-2015 đạt 13%/năm và giai đoạn 2016-2025 đạt 8%/năm.
Trong đó, đến năm 2015, sản lượng sản xuất nước giải khát đạt 4 tỷ lít. Đến năm
2025, sản lượng sản xuất nước giải khát đạt 11 tỷ lít.
Theo các chuyên gia của Hiệp hội Rượu – Bia – Nước giải khát, Việt Nam là một
trong những thị trường tiêu thụ nước giải khát không cồn có tốc độ tăng trưởng
nhanh. Trung bình mỗi năm, một người Việt Nam chỉ uống khoảng 3 lít nước giải
khát đóng chai không cồn, trong khi mức bình quân của người Philíppin là 50 lít/năm.
Như vậy, thị trường nước giải khát của Việt Nam được đánh giá đầy tiềm năng cho
các doanh nghiệp trong nước đầu tư phát triển.
Sự phát triển của thị trường nước giải khát không đều ở tất các dòng sản phẩm.
Sản phẩm đồ uống không gas đã tăng tốc phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua và sẽ
tiếp tục là xu hướng sản xuất và tiêu thụ chủ đạo trong thời gian tới. Trước sự thay đổi
thị hiếu, các doanh nghiệp nước giải khát đã thay đổi cơ cấu sản xuất để đáp ứng nhu
cầu của khách hàng. Gần đây, các DN Việt Nam đã giảm đáng kể việc sản xuất các
loại đồ uống có gas, có cồn; thay vào đó là tăng mạnh các loại đồ uống có nguồn gốc
thiên nhiên như: trà xanh, trà thảo mộc, nước hoa quả

Ngành nước giải khát ở Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh, đáp ứng về số
lượng cho người tiêu dùng, thay thế phần lớn nhập khẩu và nâng cao giá trị của sản
phẩm chế biến thực phẩm.
Về sản xuất bia: Có tốc độ tăng trưởng từ 1991-2000 bình quân là trên 10%/ năm.
Từ chỗ trước đây chỉ có 2 nhà máy bia là Sài Gòn và Hà Nội, thì nay cả nước có 469
cơ sở sản xuất, với năng lực 1021 triệu lít/năm. Năm 1999 sản xuất trên 700 triệu lít,
bình quân tiêu thụ 8,5-9 lít/người/năm
Về sản xuất rượu: Sản xuất rượu công nghiệp từ chỗ chỉ có Nhà máy Rượu Hà Nội
và Nhà máy Rượu Bình Tây cách đây trên 100 năm, thì nay có 63 cơ sở sản xuất.
Năm 1998 ước tính là 95 triệu lít/năm (theo niên giám thống kê 1998). Song phải kể
đ ến lượng rượu dân tự nấu quá lớn, có tới trên 200 triệu lít/năm. Như vậy bình quân
tiêu thụ tới 3,4 lít/người/năm. Người Việt nam uống rượu vào loại nhiều so với các
nước.
Về sản xuất nước giải khát: Từ chỗ năm 1938 có Nhà máy nước khoáng Vĩnh Hảo
và 1952 có Nhà máy nước ngọt Chương Dương, thì nay có 204 cơ sở sản xuất nước
giải khát, với năng lực 1008 triệu lít/năm. Năm 1999 sản xuất trên 460 triệu lít. Bình
quân tiêu thụ 5 lít/người/năm. Trong đó: nước ngọt pha chế 3,35 lít (chủ yếu là Coca -
Cola vàPepsi, nước khoáng và nước tinh lọc 1,49 lít và nước quả 0,16 lít.
Rõ ràng sự phát triển nhanh của ngành Rượu Bia Nước giải khát đã đáp ứng yêu
cầu của người tiêu dùng do kinh tế phát triển và nước ta lại có khí hậu nhiệt đới nóng
nhiều. Nó còn đẩy lùi hàng ngoại tràn vào, như bia Trung Quốc và nhập khẩu tuy còn
nhưng sản lượng ít hơn.
Ngành hoạt động có hiệu quả, mỗi năm đóng góp cho ngân sách Nhà nước trên
3000 tỷ đồng, giải quyết cho trên 2 vạn người có việc làm ổn định trong các cơ sở sản
xuất. Ngoà i ra, còn hàng vạn người tham gia các hoạt động cung ứng vật tư, dịch vụ
tiêu thụ sản phẩm.
Rượu Bia Nước giải khát phát triển còn góp phần thúc đẩy các ngành khác phát
triển như: nông nghiệp, giao thông, cơ khí, bao bì
Hai nhà máy bia Trung ương (Sà i Gòn và Hà Nội) sản xuất đ ã vượt công suất tới
107% vẫn không đ ủ sản phẩm đ ể đ áp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Nhiều quốc doanh rượu bia nước giải khát chủ lực của đ ịa phương cũng đ ầu tư
phát triển khá như Công ty Bia Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Tây, Thái Bình, Rượu
Đồng Xuân (Phú Thọ), Vang Thăng Long (Hà Nội) v.v
Nhờ chính sách mở cửa, lại vừa tận dụng vốn và kỹ thuật công nghệ tiên tiến, cách
quản lý v.v các hãng lớn đ ã đ ầu tư và o 27 liên doanh và 100% vốn nước ngoà i
(bia 6 doanh nghiệp, rượu 8 và nước giải khát 13). Trong đ ó có những công ty lớn
như Heineken, Carlsberg, Foster's, Huda, Coca-Cola, Pepsi-Cola, Hiram Walker.
Ngành nước giải khát ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế như:
• Bia địa phương và của các thà nh phần kinh tế bình quân chỉ đạt 62% công
suất thiết kế. Sản xuất rượu công nghiệp sử dụng công suất còn thấp hơn,
chỉ đ ạt 38,45% (quốc doanh 30%, các thà nh phần kinh tế 56%, liên doanh
4%).
• Với nước ngọt pha chế mới đạt 45% và nước khoáng, nước tinh lọc đ ạt
43% công suất thiết kế, trừ công ty Nước giải khát Chương Dương và nước
khoáng Lavie đ ạt cao trên 90%. Hai hãng có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm
60% thị phần nước giải khát có gaz làCoca-Cola và Pepsi-Cola cũng chỉ
mới đ ạt 40% công suất thiết kế.
• Chất lượng sản phẩm kém, ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng là điều
đáng lo ngại. 400 cơ sở sản xuất bia hơi của các thà nh phần kinh tế, thiết bị
công nghệ lạc hậu, nguyên liệu malt, Houblon, nấm men thường mua rẻ,
chất lượng kém, nguồn nước nấu bia không đảm bảo vệ sinh khâu nấu, lọc,
lên men không tốt, dẫn đến chất lượng bia hơi không đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm
• Còn rượu dân tự nấu, chưng cất một lần, thủ công lạc hậu, nên còn nhiều
độc tố, tạp chất. Những chất Aldehyt (235mg/l), Furfurol (3,6mg/l), Metylic
(0,6%V), Alcol bậc cao là những chất đ ộc hại, ảnh hưởng đ ến sức khoẻ
con người. Hàng năm trên 200 triệu lít rượu dân tự nấu (92% thị phần), cần
đ ược quản lý ngăn chặn.
• Các hãng bia liên doanh, dành kinh phí lớn và o quảng cáo, tiếp thị, tà i
trợ, và cạnh tranh mạnh với bia Sà i Gòn, bia Hà Nội. Ngay cả Foster's

Đà Nẵng, sau khi mua lại của BGI, đã dùng biện pháp hạ giá và tiếp thị,
cạnh tranh già nh giật thị trường, là m cho công ty Bia Đà Nẵng lâm vào
tình trạng khó khăn, sản xuất giảm sút. Trên thị trường Hà Nội, các đại lý
quầy, quán thường treo biển quảng cáo "Bia hơi Hà Nội 100%" mục đích
là lợi dụng uy tín của bia hơi Hà Nội đ ể chiêu khách, bán giá cao hơn. Các
nhà máy chủ lực sản xuất bia ở các địa phương cũng bị các cơ sở nhỏ bán
phá giá cạnh tranh. Còn rất nhiều hiện tượng sai trái khác về là m bia tươi
giả, Bia Đức, bia tươi Đức, bia lên men làm lậu v.v
• Với nước giải khát, để chiếm lĩnh thị trường, cốt làm sao tiêu thụ được sản
phẩm, hai hãng nước ngọt lớn Coca-Cola, Pepsi-Cola thi nhau hạ giá bán
sản phẩm, làm "trâu bò đ ánh nhau hà ng nội chết". Tiếp đ ó là hiện tượng
nhãn mác "ăn theo", nà o là Lavitel, Laville, Lavide hoặc Lavina,
Lavierge.
2.4. Công nghệ (Technological)
Hiện nay tình hình sản xuất nước giải khát ở Việt Nam phát triển rất mạnh mẽ.
Tuy nhiên xét về quy mô cũng như tiềm năng hiện tại vẫn chưa đáp ứng được. Thực tế
các doanh nghiệp trong ngành bia Việt Nam đang chạy đua các thiết bị, công nghệ để
tăng sức cạnh tranh. Ngành đã được đầu tư cơ sở vật chất tương đối lớn với gần 10
ngàn tỷ đồng, nhiều cơ sở có thiết bị công nghệ hiện đại, tạo ra những sản phẩm có tín
nhiệm với người tiêu dùng trong cả nước hoặc khu vực, như: bia 333, bia Hà Nội,
Heineken, Halida, Carlsberg, Sanmiguel, Huda nước ngọt Coca-Cola, Pepsi-Cola,
nước khoáng Vĩnh Hảo, Lavie, Đảnh Thạnh, Thạch Bích, rượu Nếp mới, Vang Thăng
Long
Theo quy hoạch phát triển ngành bia, rượu, nước giải khát Việt Nam đến năm
2015, tầm nhìn đến năm 2025, ngành công nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát
sẽ được phát triển theo hướng bền vững, chú trọng bảo đảm vệ sinh, an toàn thực
phẩm cho người tiêu dùng và bảo vệ môi trường sinh thái.
Đối với ngành nước giải khát, Bộ Công Thương khuyến khích các thành phần kinh
tế đầu tư sản xuất bằng thiết bị, công nghệ hiện đại, đảm bảo vệ sinh thực phẩm và
bảo vệ môi trường. Khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu trong nước

gắn với việc xây dựng vùng nguyên liệu tại các địa phương. Trong đó, ưu tiên các
doanh nghiệp sản xuất nước giải khát từ hoa quả tươi và các loại nước giải khát bổ
dưỡng.
Các thành phần kinh tế cũng tích cực đầu tư mở 575 cơ sở sản xuất (bia 400, rượu
27, nước giải khát 148), các cơ sở này đã tạo sản phẩm đáp ứng tại chỗ cho người lao
động, như bia hơi dần dần trở thà nh nước giải khát phổ thông, nhất là ở thị xã, thị
trấn, khu công nghiệp Ngành nước giải khát ở Việt Nam cũng đã có những dây
chuyền, công nghệ phục vụ cho việc sản xuất như:
• Dây chuyền sản xuất bia , rượu , trà xanh , giải khát… các loại
• Dây chuyền sản xuất các loại nước ép trái cây,nước sắn dây, nước nấm
đông cô
• Hệ thống xử lý nước tinh khiết đóng chai,lò hơi,nước nhiễm phèn,mặn…
• Dây chuyền sản xuất bánh : Bánh quy, kem xốp , quế cuốn, Bim Bim, bánh
trứng các loại.
• Dây chuyền xúc rửa , chiết rót , đóng nắp bình 21 lít , 5gallon tự động
• Dây chuyền sản xuất đồ uống : Nước ngọt, nước có gaz, sữa đậu nành, sữa
trẻ em , sữa tươi tiệt trùng…
• Dây chuyền xúc rửa,chiết rót,đóng nắp chai pet tự động chai
330ml,500ml,1 lít
Từ nhà nấu, lò hơi, hệ thống xử lý nước, nuôi cấy men, lên men bằng tank tự động
ngoài trời, hệ thống lọc, lạnh, xử lý nước thải… đều được thay mới và cải tiến. Nhà
nấu mới có công suất cao và giảm chi phí và quan trọng là có tính tự động hoàn toàn.
Công nghệ mới này có hệ thống CIP riêng, hệ thống cáp nước, lọc nước hiện đại và
điểu khiển tự động. Công nghệ mới góp phần nâng cao chất lượnag sản phẩm, bao bì
đẹp, giảm tiếng ồn, hơi nóng, đảm bảo vệ sinh, giảm hao chi phí sản xuất, giảm lao
động nặng nhọc….nhưng mức độ sử dụng vốn đầu tư, công nghệ và trang thiết bị kĩ
thuật của các doanh nghiệp trong ngành còn rất khác nhau. Có doanh nghiệp đầu tư
theo hướng chuyên sâu, có doanh nghiệp đàu tư theo hướng phân tán
Mục tiêu của việc quy hoạch ngành bia - rượu - nước giải khát nhằm phát triển
theo hướng bền vững, chú trọng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường

sinh thái, phát triển ngành dựa trên cơ sở huy động nguồn lực từ tất cả các thành phần
kinh tế, dưới mọi hình thức đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội; áp dụng công
nghệ, thiết bị tiên tiến, tập trung xây dựng một số thương hiệu mạnh quốc gia để cạnh
tranh hiệu quả trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
2.5. Pháp luật ( Legal )
Ngành Bia- Rượu- Nước giải khát là một ngành đang phát triển nhanh và được
nhà nước ưu đãi đưa ra các chính sách, luật pháp để các doanh nghiệp trong ngành có
thể canh tranh, phát triển, mở rộng quy mô so với các đối thủ cạnh tranh.
Ngày 21/5/2009, tại Quyết định số 2435/QĐ-BCT, Bộ Công Thương đã phê duyệt
Quy hoạch phát triển Ngành Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam đến năm 2015,
tầm nhìn đến năm 2025.
Theo đó, Ngành công nghiệp sản xuất Bia- Rượu- Nước giải khát sẽ được phát
triển theo hướng bền vững, thành một ngành kinh tế quan trọng, chú trọng sản xuất ra
nhiều sản phẩm đa dạng về mẫu mã và chủng loại, có uy tín, bảo đảm vệ sinh, an toàn
thực phẩm cho người dùng và bảo vệ môi trường sinh thái. Công nghệ, thiết bị tiên
tiến trong sản xuất Bia- Rượu- Nước giải khát sẽ được Ngành áp dụng để nâng cao
chất lượng sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên, vật liệu, năng lượng, nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm. Bên cạnh đó, Ngành cũng tập trung xây
dựng một số thương hiệu quốc gia đối với sản phẩm Bia- Rượu- Nước giải khát để
cạnh tranh hiệu quả trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Phát triển ngành công nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát theo hướng bền
vững, chú trọng bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm cho người dùng và bảo vệ môi
trường sinh thái.
Áp dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến trong sản xuất bia, rượu, nước giải khát để
nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên, vật liệu, năng lượng, nâng cao
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm; tập trung xây dựng một số thương
hiệu quốc gia đối với sản phẩm bia, rượu, nước giải khát để cạnh tranh hiệu quả trong
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Huy động mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế, dưới mọi hình thức để đẩy
mạnh sản xuất bia, rượu, nước giải khát đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng

của xã hội.
2.6. Đạo đức (Ethical)
Vấn đề đạo đức kinh doanh là một trong những vấn đề đau đầu hiện nay của
ngành sản xuất, kinh doanh bia rượu- nước giải khát. Những công ty vì theo đuổi lợi
nhuận đã không từ bỏ mọi cách để tăng phần lợi nhuận đạt được bằng cách dùng các
nguyên liệu đầu vào kém chất lượng để sản xuất sản phẩm gây nguy hại rất lớn đến
sức khỏe của người tiêu dùng.
Ngoài ra còn có sản xuất và bán những sản phẩm nhái, kém chất lượng làm người
tiêu dùng mua nhầm sản phẩm và có thể nguy hại đến tính mạng khi sử dụng sản
phẩm đó.
Việc sản xuất bia rượu- nước giải khát cũng gây ảnh hưởng đến môi trường sinh
thái. Hiệng nay các nhà máy sản xuất cũng đã lắp đặt và đưa vào sử dụng hệ thống xử
lý nước thải nhằm bảo vệ môi trường sinh thái.
3. KẾT LUẬN.
Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường tiêu thụ nước giải khát
không cồn có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, trung bình mỗi năm, một người
Việt Nam mới chỉ uống khoảng 3 lít nước giải khát đóng chai không cồn, trong khi
mức bình quân của người Philippines là 50 lít/năm. Theo dự báo, đến cuối năm 2012,
tổng lượng đồ uống bán lẻ ở Việt Nam sẽ tăng gần 50% so với năm 2007. Đây là cơ
hội lớn cho các doanh nghiệp đang kinh doanh ngành nước giải khát hiện nay. Bên
cạnh đó thì các yếu tố thuận lợi khác như các chính sách ưu đãi của nhà nước, dây
chuyền công nghệ… Tuy nhiên, do có quá nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nên
ngày càng có nhiều doanh nghiệp gia nhập vào ngành hơn khiến cho miếng bánh thị
trường và lợi nhuận của ngành dần bị thu hẹp hơn, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt.
Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng, nhằm đem đến những sản phẩm tốt nhất cho
người tiêu dùng cũng như không ngừng đẩy mạnh nghiên cứu, nhằm đưa ra những
sản phẩm mới có chất lượng cao là những việc cấp thiết mà các doanh nghiệp cần
phải làm hiện nay.

×