Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ.......................................................5
CHƯƠNG I. SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN NGÀNH BIA – RƯỢU –
NƯỚC GIẢI KHÁT Ở VIỆT NAM......................................................................9
I. Một số vấn đề cơ bản về ngành Bia – Rượu – Nước giải khát...............................................9
1. Đặc điểm của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát............................................................9
1.1. Là một ngành sản xuất đồ uống, sản phẩm của ngành phải tuân thủ các tiêu chuẩn
về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm...........................................................................9
Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát là một ngành công nghiệp chế biến, từ những
nguyên liệu đầu vào như nước, hoa quả, đại mạch...để sản xuất ra các sản phẩm bia,
rượu, nước giải khát phục vụ nhu cầu về đồ uống cho con người......................................9
Ở Việt Nam, yêu cầu về VSATTP đối với các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát đã
được quy định trong Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm (số 12/2003/PL-UBTVQH11,
ban hành ngày 26 tháng 07 năm 2003) và một số tiêu chuẩn cụ thể đối với từng sản
phẩm...Chẳng hạn như tiêu chuẩn cho sản phẩm nước khoáng thiên nhiên đóng chai,
nước tinh lọc hay đối với các loại bia, rượu......................................................................10
1.2. Công nghệ, các yếu tố đầu vào có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng sản phẩm
............................................................................................................................................10
1.3. Rượu, bia là những sản phẩm Nhà nước hạn chế sử dụng, phải chịu thuế tiêu thụ đặc
biệt .....................................................................................................................................12
2. Các yếu tố tác động đến sự phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt
Nam.........................................................................................................................................13
2.1. Các yếu tố bên ngoài...................................................................................................13
2.2. Các yếu tố bên trong...................................................................................................19
II. Sự cần thiết phải phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam....................26
1. Vai trò của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát trong nền kinh tế quốc dân..................26
1.1. Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
của người dân.....................................................................................................................27
1.2. Đóng góp về giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm và kim ngạch xuất khẩu..................27
1.3. Đóng góp vào ngân sách Nhà nước...........................................................................28
1.4. Giải quyết vấn đề lao động.........................................................................................29
1.5. Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển...............................................................29
2. Nhu cầu Bia – Rượu – Nước giải khát của Việt Nam và một số nước trên thế giới đến
năm 2015................................................................................................................................29
3. Khả năng đáp ứng nhu cầu của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam và xu
hướng phát triển công nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát trên thế giới....................32
3.1. Khả năng đáp ứng nhu cầu của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam...32
3.2. Xu hướng phát triển công nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát trên thế giới...32
4. Kết luận ............................................................................................................................34
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thu Lớp KTPT47B
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH BIA – RƯỢU
– NƯỚC GIẢI KHÁT Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY....................36
I. Thực trạng phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam từ năm 2000
đến nay........................................................................................................................................36
1. Về quy mô phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát.......................................36
1.1. Về số lượng doanh nghiệp..........................................................................................36
1.2. Về quy mô các doanh nghiệp......................................................................................38
1.3. Về bố trí các doanh nghiệp trong ngành:....................................................................41
2. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của ngành.................................................44
2.1. Về giá trị sản xuất (GO)..............................................................................................44
Giá trị sản xuất của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát tăng liên tục trong cả giai đoạn
từ năm 2000 đến năm 2007 với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 15%/năm. Trong
ba phân ngành, ngành bia có giá trị sản xuất lớn nhất, tiếp đến là ngành sản xuất nước
giải khát. Lĩnh vực sản xuất rượu có giá trị sản xuất thấp nhất........................................44
2.2. Về giá trị tăng thêm (VA)...........................................................................................46
2.3. Về lợi nhuận................................................................................................................47
3. Về sản phẩm của ngành...................................................................................................49
3.1. Chủng loại sản phẩm...................................................................................................49
3.2. Chất lượng sản phẩm..................................................................................................53
3.3. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm............................................................................58
4. Về thị trường....................................................................................................................59
4.1. Thị trường trong nước.................................................................................................59
4.2. Thị trường ngoài nước................................................................................................62
II. Đánh giá chung về phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam................64
1. Những kết quả đạt được của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát trong thời gian qua..65
1.1. Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát đã tăng trưởng nhanh, cơ bản đáp ứng được
nhu cầu trong nước và một phần cho xuất khẩu................................................................65
1.2. Ngành đã thu hút được sự tham gia của các thành phần kinh tế, sự sắp xếp lại ngành
có nhiều biến chuyển tốt....................................................................................................66
1.3. Các doanh nghiệp lớn đã chú trọng đến vấn đề công nghệ, nâng cao chất lượng sản
phẩm, xây dựng thương hiệu, bảo vệ môi trường.............................................................67
2. Một số hạn chế và nguyên nhân........................................................................................68
2.1. Năng lực cạnh tranh của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát còn thấp...................68
2.2. Quy hoạch phát triển ngành còn nhiều bất cập..........................................................74
2.3. Ngành hoạt động chưa thực sự hiệu quả....................................................................76
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH BIA – RƯỢU –
NƯỚC GIẢI KHÁT Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015........................................78
I. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt
Nam.............................................................................................................................................78
1. Quan điểm phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát .............................................78
2. Định hướng phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát............................................78
3. Mục tiêu phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát đến năm 2015..................79
II. Một số giải pháp chủ yếu phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam......82
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thu Lớp KTPT47B
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh .....................................................82
1.1. Các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm............................................................82
1.2. Giải pháp về thị trường, xây dựng và bảo vệ thương hiệu.........................................86
2. Các giải pháp cải thiện quy hoạch phát triển ngành.........................................................88
2.1. Giải pháp về quản lý quy hoạch ngành.......................................................................88
2.2. Giải pháp về vốn đầu tư.............................................................................................91
III. Một số kiến nghị với Chính phủ ........................................................................................92
1. Về công tác quản lý...........................................................................................................92
2. Hỗ trợ về thị trường...........................................................................................................93
3. Hỗ trợ về phát triển vùng nguyên liệu..............................................................................93
KẾT LUẬN.........................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................96
PHỤ LỤC 1.........................................................................................................97
PHỤ LỤC 2.........................................................................................................97
PHỤ LỤC 3.........................................................................................................98
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thu Lớp KTPT47B
Website: Email : Tel : 0918.775.368
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HABECO Tổng Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Hà Nội
HACCP Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn
BRNGK Bia – Rượu – Nước giải khát
IPSI Viện nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp – Bộ
Công Thương
ISO Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế
SABECO Tổng Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TPĐU Thực phẩm đồ uống
VBL Công ty Liên doanh Nhà máy Bia Việt Nam
VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thu Lớp KTPT47B
Website: Email : Tel : 0918.775.368
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng 2.1: Số lượng các doanh nghiệp sản xuất theo chuyên ngành
Bảng 2.2: Cơ cấu doanh nghiệp sản xuất theo thành phần kinh tế
Bảng 2.3: Cơ cấu số lượng DN sản xuất phân bố theo vùng
Bảng 2.5: Giá trị tăng thêm của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát,
tỷ trọng ngành trong ngành công nghiệp và trong GDP cả nước
Bảng 2.6: Lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của ngành
Bia – Rượu – Nước giải khát
Bảng 2.7: Cơ cấu và chyển dịch cơ cấu sản phẩm
Bảng 3.1: Tổng công suất và số nhà máy của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát
dự kiến đến hết năm 2015
Bảng 3.2: Phân bố công suất sản xuất theo vùng đến năm 2015
Hình 1.1: Nhu cầu về bia, rượu của Việt Nam dự báo đến năm 2015
Hình 2.1: Cơ cấu nhà máy SX bia theo công suất
Hình 2.2: Cơ cấu nhà máy SX rượu theo công suất
Hình 2.3: Cơ cấu nhà máy SX NGK theo công suất
Hình 2.4. Cơ cấu thị trường tiêu thụ Bia trong nước
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thu Lớp KTPT47B
Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam đã trải qua một quá trình
hình thành và phát triển khá lâu, từ cuối thế kỷ XIX đến nay. Đây là một ngành
sản xuất thực phẩm đồ uống quan trọng, gắn liền với nhu cầu ngày càng cao của
xã hội.
Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát có vai trò quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân. Đặc biệt từ năm 2000 đến nay, ngành luôn duy trì được tốc độ tăng
trưởng cao, trung bình trên 14%/năm, sản phẩm của ngành đã chiếm được một vị
trí nhất định ở thị trường trong nước và từng bước vươn ra thị trường bên ngoài.
Đóng góp của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát về giá trị sản xuất, giá trị tăng
thêm cũng không ngừng tăng lên. Bên cạnh đó, ngành còn đóng góp một phần
không nhỏ cho ngân sách Nhà nước và giải quyết việc làm cho người lao động.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở nước
ta còn bộc lộ nhiều hạn chế như chất lượng sản phẩm nhìn chung còn thấp, năng
lực cạnh tranh kém, quy hoạch phát triển ngành còn nhiều bất cập...
Trong thời kỳ mở cửa hội nhập, những áp lực mà ngành Bia – Rượu –
Nước giải khát phải chịu là rất lớn. Theo cam kết khi gia nhập WTO, những hỗ
trợ cho ngành từ Nhà nước sẽ giảm xuống. Chính sách bảo hộ bằng hạn ngạch bị
bãi bỏ, thuế nhập khẩu sẽ giảm theo lộ trình làm cho các sản phẩm bia, rượu,
nước giải khát từ bên ngoài sẽ xuất hiện nhiều hơn ở thị trường trong nước và
cạnh tranh gay gắt với sản phẩm do ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở nước
ta sản xuất. Đây thực sự là một thách thức lớn bởi thị trường nội địa là thị trường
tiêu thụ sản phẩm chính của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam.
Không chỉ gặp khó khăn trên “sân nhà”, sản phẩm của ngành khi xuất sang thị
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thu Lớp KTPT47B
Website: Email : Tel : 0918.775.368
trường các nước cũng sẽ gặp nhiều trở ngại bởi các rào cản thương mại như quy
định về tiêu chuẩn kỹ thuật...Càng ngày yêu cầu về chất lượng sản phẩm càng
cao, trong khi chất lượng sản phẩm do ngành Bia – Rượu – Nước giải khát nước
ta sản xuất còn thấp, gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, có thể
nói hội nhập mở ra cho ngành một thị trường rộng lớn trước mắt nhưng để thâm
nhập được vào những thị trường này thì không hề đơn giản, nhất là ở các thị
trường cao cấp.
Mặt khác, rượu bia là những sản phẩm mà Nhà nước không khuyến khích
sử dụng. Chính phủ đã và sẽ ban hành nhiều chính sách có tác động đến ngành
để đảm bảo sự phát triển hài hòa cho toàn xã hội. Điều này đặt ra yêu cầu phải có
biện pháp để phát triển ngành nhưng vẫn đảm bảo các quy định mà Nhà nước đã
ban hành.
Với nhận thức đó, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp
phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam đến năm 2015”.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất một số giải pháp để đưa ngành
Bia – Rượu – Nước giải khát ở nước ta phát triển nhanh, bền vững, phù hợp với
xu hướng và điều kiện mới.
Với mục tiêu và nội dung dự kiến như trên, ngoài lời mở đầu và kết luận,
chuyên đề được kết cấu thành ba chương như sau:
Chương 1: Sự cần thiết phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở
Việt Nam
Chương 2: Đánh giá tình hình phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải
khát ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay
Chương 3: Một số giải pháp phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát
ở Việt Nam đến năm 2015
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thu Lớp KTPT47B
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, chuyên đề đã thu thập, xử lý và tổng
hợp thông tin, sử dụng phương pháp so sánh chuỗi, so sánh chéo và xin ý kiến
chuyên gia để nghiên cứu tình hình phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải
khát ở nước ta từ năm 2000 đến nay. Trên cơ sở thấy được các thành tựu, hạn
chế cũng như nguyên nhân của chúng, kết hợp với việc tìm hiểu những điều kiện
tác động đến ngành trong thời gian tới để đề xuất các giải pháp phát triển ngành
Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam đến năm 2015.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ThS. Nguyễn Thị Hoa, giảng viên
Khoa Kế hoạch & Phát triển trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đã nhiệt tình
hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành chuyên đề thực
tập; TS. Vũ Văn Cường - Phó vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ và các chuyên viên
Vụ Công nghiệp nhẹ - Bộ Công Thương đã cung cấp các tài liệu, góp ý để tôi
hoàn thành chuyên đề này.
Do hạn chế về mặt thời gian và kiến thức thực tế nên chuyên đề không
tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ của cô
giáo, các cô chú, anh chị tại cơ quan thực tập để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thu Lớp KTPT47B
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG I. SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN NGÀNH BIA –
RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT Ở VIỆT NAM
I. Một số vấn đề cơ bản về ngành Bia – Rượu – Nước giải khát
Để có cơ sở cho các hoạt động phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải
khát, chuyên đề sẽ trình bày một số đặc điểm của ngành và những nhân tố tác
động đến sự phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam.
1. Đặc điểm của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát
1.1. Là một ngành sản xuất đồ uống, sản phẩm của ngành phải tuân thủ các tiêu
chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm
Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát là một ngành công nghiệp chế biến, từ
những nguyên liệu đầu vào như nước, hoa quả, đại mạch...để sản xuất ra các sản
phẩm bia, rượu, nước giải khát phục vụ nhu cầu về đồ uống cho con người.
Sản phẩm của ngành là những thực phẩm, do đó chất lượng của nó tác
động trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Vì vậy, đảm bảo các tiêu chuẩn về
chất lượng VSATTP là yêu cầu hàng đầu đối với bia, rượu, nước giải khát.
Tiêu chuẩn về VSATTP đặt ra cho các sản phẩm của ngành thường được
chia thành hai nhóm chính:
Yêu cầu vệ sinh an toàn về chỉ tiêu lý hóa: đưa ra giới hạn an toàn về các
chất hóa học, các chỉ tiêu lý tính được phép có trong sản phẩm
Yêu cầu vệ sinh an toàn về chỉ tiêu vi sinh: quy định các giới hạn về vi
sinh vật được phép có trong sản phẩm
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thu Lớp KTPT47B
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Ở Việt Nam, yêu cầu về VSATTP đối với các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát
đã được quy định trong Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm (số 12/2003/PL-
UBTVQH11, ban hành ngày 26 tháng 07 năm 2003) và một số tiêu chuẩn cụ thể
đối với từng sản phẩm...Chẳng hạn như tiêu chuẩn cho sản phẩm nước khoáng
thiên nhiên đóng chai, nước tinh lọc hay đối với các loại bia, rượu...
Để đảm bảo tiêu chuẩn VSATTP cần đảm bảo các điều kiện từ khâu sản
xuất đến phân phối, tiêu dùng. Do bia, rượu, nước giải khát là những thực phẩm
chế biến nên có thời hạn sử dụng không dài. Các sản phẩm bia tươi, bia hơi chỉ
sử dụng được trong vòng một đến hai tuần; bia lon, bia chai, nước hoa quả, nước
uống bổ dưỡng có thường có thời hạn sử dụng 6 tháng; nước khoáng, nước tinh
lọc thì trong khoảng một năm...Từ đặc tính này của sản phẩm mà việc sản xuất
bia, rượu, nước giải khát phải đặc biệt chú trọng gắn kết với hoạt động phân phối
và tiêu thụ sản phẩm.
1.2. Công nghệ, các yếu tố đầu vào có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng sản
phẩm
Các yếu tố đầu vào: Là một ngành chế biến nên nguyên liệu đầu vào có
vai trò rất quan trọng trong việc quyết định chất lượng đầu ra của sản phẩm, đặc
biệt đối với ngành Bia – Rượu – Nước giải khát, tính chất của các yếu tố đầu vào
có thể mang lại những đặc trưng riêng cho sản phẩm.
Chẳng hạn như tính chất của nguồn nước trong việc sản xuất bia, rượu,
nước giải khát, đây là một nguyên liệu chính mà ảnh hưởng của nó tới đặc trưng
của sản phẩm có thể thấy khá rõ. Trong sản xuất nước khoáng, những nguồn
nước khoáng khác nhau với hàm lượng các chất khoáng như natri, canxi, kali,
magiê, iôt, florua và HCO3 nặng nhẹ khác nhau sẽ cho ra các loại nước khoáng
khác nhau và tính chất của chúng sẽ thích hợp với từng lứa tuổi và tình trạng sức
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thu Lớp KTPT47B
Website: Email : Tel : 0918.775.368
khỏe khác nhau của người tiêu dùng. Hay trong sản xuất bia, nguồn nước cũng
đóng vai trò rất quan trọng, cùng một công nghệ và các yếu tố đầu vào khác như
nhau, nguồn nước khác nhau có thể mang lại những loại bia có hương vị hoàn
toàn khác nhau. Ở Việt Nam, bia Hà Nội với “nguồn nước truyền thống hàng
trăm năm” đã tạo ra hương vị đặc biệt, in sâu vào tiềm thức người tiêu dùng
1
.
Về công nghệ: Công nghệ là yếu tố tác động mạnh đến năng suất, mức tiêu
hao nguyên, nhiên liệu, tạo ra chất lượng và sự phong phú về chủng loại sản
phẩm. Các công nghệ tiên tiến, hiện đại thường tiết kiệm nguyên, nhiên liệu,
công suất lớn hơn và chất lượng ổn định hơn.
Đặc biệt, công nghệ có vai trò quyết định đối với chất lượng sản phẩm bia,
rượu, nước giải khát. Sự phát triển của công nghệ thường cho phép sản xuất ra
những sản phẩm an toàn hơn do loại bỏ được nhiều chất độc hại trong các khâu
chế biến. Hơn nữa, quy trình sản xuất có thể là bí quyết riêng để tạo ra một sản
phẩm. Điều này đúng cho cả những loại bia rượu truyền thống cũng như hiện
đại.
Các hãng sản xuất bia, rượu châu Âu với truyền thống lâu đời luôn nắm
giữ những quy trình chế biến để tạo ra các sản phẩm đặc biệt, có hương vị độc
đáo mà không nơi nào có được. Trong sản xuất rượu vang, thay đổi quy trình chế
biến có thể tạo ra gần như bất cứ loại vang nào bằng cách phối hợp các loại men
khác nhau cũng như điều chỉnh hàm lượng vi mô của gần 800 hóa chất các loại
có trong trái nho. Muốn có hương vị mang chất nhiệt đới của rượu Chardonnay,
chỉ cần chọn đúng loại men hoặc điều chỉnh nhiệt độ lò men để kích hoạt hợp
chất 3MHA chứa mùi lạc tiên (chanh dây) trong trái nho. Cần thêm vị tiêu cay
nồng cho rượu Shiraz thì kích hoạt hợp chất Isobutyl methoxypyrazine trong trái
nho bằng cách điều chỉnh mức độ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời của nho…
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thu Lớp KTPT47B
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1
Sách “Bia Rượu Nước giải khát Việt Nam, từ truyền thống đến tương lai”, trang 256
Đối với những làng nghề thủ công cũng vậy, ngoài những đặc điểm về
nguyên liệu đầu vào, các làng nghề thường có các cách chế biến sản phẩm rất
độc đáo làm cho sản phẩm của họ có hương vị khác biệt với sản phẩm ở các nơi
khác.
1.3. Rượu, bia là những sản phẩm Nhà nước hạn chế sử dụng, phải chịu thuế tiêu
thụ đặc biệt
Rượu, bia là những đồ uống có cồn, có tác dụng kích thích, có thể dẫn đến
các tác dụng tiêu cực. Lạm dụng rượu bia gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho
sức khỏe cộng đồng và trật tự an toàn xã hội. Rượu, bia đứng hàng thứ 5 trong
10 nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên toàn cầu. Không chỉ thế, lạm dụng
rượu, bia còn khiến cho con người không làm chủ được hành vi, là nguyên nhân
trực tiếp của nhiều vấn đề xã hội như: nghèo đói, tai nạn giao thông, bạo lực, tội
phạm…Chi phí do lạm dụng rượu bia cũng tạo gánh nặng cho nền kinh tế, nhất
là ở các nước đang phát triển. Theo số liệu thống kê ở nhiều nước, phí tổn do
rượu, bia gây ra thường chiếm từ 2% đến 8% GDP của quốc gia. Tình trạng sử
dụng rượu, bia tràn lan ở một số nơi đã làm cho trật tự an toàn xã hội và an toàn
giao thông trở thành vấn đề báo động
1
.
Chẳng hạn như ở Việt Nam, bình quân mỗi ngày cả nước có khoảng 40
người bị chết vì tai nạn giao thông, trong đó có không ít trường hợp liên quan
đến bia, rượu. Bởi vậy, Nhà nước ta hạn chế việc lạm dụng các sản phẩm này và
thông qua đánh thuế tiêu thụ đặc biệt để định hướng tiêu dùng. Trong những năm
vừa qua , thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu, bia ở Việt Nam nằm trong khoảng 20%
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thu Lớp KTPT47B
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1
Thông tin từ Hội thảo: “Chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng chính sách quốc gia phòng, chống
tác hại của sử dụng rượu bia” do Viện Chiến lược và chính sách y tế tổ chức sáng ngày
18/3/2009, tại Hà Nội
đến 75% giá trị sản phẩm. Đây là một yếu tố làm tăng giá của các sản phẩm
rượu, bia.
2. Các yếu tố tác động đến sự phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở
Việt Nam
2.1. Các yếu tố bên ngoài
Đây là những yếu tố khách quan có ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành
Bia – Rượu – Nước giải khát. Việc tìm hiểu các yếu tố này là để tìm ra các cơ
hội cũng như thách thức mà ngành sẽ gặp phải, từ đó có các biện pháp để phát
triển ngành hợp lý. Ở đây, chuyên đề sẽ trình bày một số yếu tố mà tác động của
nó là tương đối lớn đối với ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam.
2.1.1. Bối cảnh mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế
Tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) và đặc biệt với việc
trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), có
nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở
Việt Nam.
Về cơ hội: Cơ hội mà hội nhập mang lại cho các ngành kinh tế nói chung
và ngành Bia – Rượu – Nước giải khát nói riêng đó là sự mở cửa thị trường các
nước, tự do hóa thương mại, không bị phân biệt đối xử, thuế nhập khẩu vào các
nước thành viên của WTO sẽ được giảm đáng kể, tăng khả năng xuất nhập khẩu
cho sản phẩm, nguyên liệu của ngành.
Khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, sản phẩm bia, rượu, nước
giải khát các nước sẽ thâm nhập thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thu Lớp KTPT47B
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Nam sẽ không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, nâng cao
sức cạnh tranh nhằm tồn tại và phát triển.
Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ được biết đến và được đánh giá cao hơn.
Bên cạnh đó, sức ép của hội nhập làm cho các chính sách kinh tế, các cơ quan
quản lý Nhà nước hoàn thiện hoạt động, xóa bỏ những rào cản bất hợp lý trong
thương mại quốc tế, góp phần làm trong sạch bộ máy Nhà nước, nâng cao hiệu
quả thực hiện các chính sách kinh tế của Chính phủ, tạo được hệ thống chính
sách minh bạch. Những yếu tố đó sẽ tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư nước ngoài
vào ngành.
Thách thức: Bên cạnh các cơ hội, sẽ có khá nhiều thách thức đối với ngành
Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam, đặc biệt khi mà thị trường của ngành lại
chủ yếu là thị trường nội địa. Mở cửa thị trường các nước đồng thời với việc
chúng ta phải mở cửa thị trường trong nước, các sản phẩm bia, rượu, nước giải
khát từ các nước sẽ tràn vào, sản phẩm trong nước sẽ phải cạnh tranh gay gắt với
hàng nhập ngoại, đặc biệt khi thuế nhập khẩu đang giảm theo lộ trình. Chẳng hạn
như đối với rượu, thuế nhập khẩu sẽ giảm từ mức 80% xuống 65% và sẽ xuống
còn 35% trong vòng 5 năm theo lộ trình cam kết gia nhập WTO.
Tự do hóa thương mại đi kèm với sự tăng cường chính sách bảo hộ và các
rào cản thương mại hiện đại. Các rào cản kỹ thuật về chất lượng, nhãn mác, bao bì, vệ
sinh an toàn thực phẩm, sở hữu trí tuệ… là một ví dụ. Đối với các thị trường cao cấp,
các tiêu chuẩn này lại càng khắt khe. Các sản phẩm của Việt Nam chất lượng
chưa cao nên có thể nói mặc dù thị trường rộng mở nhưng để thâm nhập vẫn rất
khó khăn.
2.1.2. Tình hình kinh tế thế giới và trong nước
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thu Lớp KTPT47B
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tình hình kinh tế thế giới và trong nước cũng mang lại những cơ hội và
thách thức, tác động đến sự phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát.
Về cơ hội: Trước hết, Việt Nam là một quốc gia có tốc độ tăng trưởng
GDP hàng năm ở mức cao (từ 7 – 8%/năm trong 5 năm gần đây), mặc dù năm
2008, 2009 đang bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới nhưng dự kiến sẽ
lấy lại đà tăng trưởng sau năm 2010 và tiếp tục phát triển với tốc độ cao trong 10
năm nữa.
Cùng với tăng trưởng kinh tế, đời sống và thu nhập của người dân ngày
càng được cải thiện, nhu cầu về bia, rượu, nước giải khát sẽ ngày một tăng cao.
Với nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn, con người thân thiện và đặc biệt có hệ
thống chính trị ổn định, Việt Nam đang là một điểm đến cho du khách. Sản phẩm
bia, rượu, nước giải khát có mối liên hệ khá chặt chẽ đến các hoạt động vui chơi,
giải trí…nên sự phát triển trong ngành dịch vụ, du lịch sẽ làm tăng nhu cầu về
sản phẩm của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát.
Về thách thức: Bên cạnh những cơ hội có được, sự biến động về kinh tế
của thế giới và trong nước cũng đã gây ra những thách thức không nhỏ đối với
ngành.
Khủng hoảng kinh tế thế giới đang tác động đến hầu hết các nền kinh tế và
dự báo sẽ còn để lại hậu quả ít nhất đến năm 2010, nhu cầu về sản phẩm cũng
như đầu tư đối với ngành Bia – Rượu – Nước giải khát sẽ giảm xuống.
Lạm phát trong năm 2008 làm cho chi phí sản xuất tăng cao trong khi
chưa thể điều chỉnh giá ngay lập tức đã gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp,
ảnh hưởng đến lợi nhuận của toàn ngành.
2.1.3. Dân số, thị hiếu, phong tục tập quán của người dân
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thu Lớp KTPT47B
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Dân số và các đặc điểm về thị hiếu, phong tục tập quán cũng là những
nhân tố tác động mạnh đến nhu cầu về bia, rượu, nước giải khát.
Về cơ hội: Cơ hội cho ngành Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam đó là
nước ta có dân số khá đông, hơn 85 triệu dân, trong đó tỷ lệ dân số trẻ cao, có
đến 85% dân số dưới độ tuổi 40, nhu cầu về sản phẩm của ngành lớn.
Việt Nam không chịu ảnh hưởng nhiều của tôn giáo nên lượng tiêu thụ
rượu bia khá cao. Đặc biệt đối với rượu, người Việt Nam không chỉ uống nhiều
vào các dịp lễ tết, hội hè mà còn có thói quen dùng rượu cả trong ngày thường.
Thách thức: xu hướng “Tây Âu hóa” trong lớp trẻ và một bộ phận dân cư
có thu nhập cao với nhu cầu sử dụng bia, rượu ngoại tăng lên, hay thói quen sử
dụng các sản phẩm tự chế biến như rượu tự nấu, các loại nước giải khát tự chế đã
gây ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải
khát ở nước ta.
2.1.4. Sự phát triển của khoa học – công nghệ
Cơ hội: sự phát triển của khoa học – công nghệ đã tạo ra các máy móc
thiết bị hiện đại, nguồn nguyên liệu phong phú hơn và chất lượng cao hơn...Nếu
áp dụng được những tiến bộ này vào sản xuất, ngành Bia – Rượu – Nước giải
khát sẽ có được nhiều sản phẩm tốt với chủng loại và mẫu mà phong phú hơn,
tăng năng suất lao động, giảm mức tiêu hao nguyên nhiên liệu, tạo điều kiện để
nâng cao hiệu quả hoạt động.
Thách thức: khi mà khoa học – công nghệ bên ngoài liên tục phát triển,
trong khi chúng ta lại thiếu vốn và trình độ lao động thấp, không có điều kiện để
đầu tư và áp dụng công nghệ mới sẽ làm cho sản phẩm trong nước có chất lượng
thấp hơn, giá thành cao hơn dẫn đến khó cạnh tranh hơn.
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thu Lớp KTPT47B
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.1.5. Điều kiện tự nhiên
Cơ hội cho ngành Bia – Rượu – Nước giải khát đó là nước ta có khí hậu
nhiệt đới với nhiều loại hoa quả hương vị độc đáo, cùng với nguồn nước khoáng
thiên nhiên dồi dào và phong phú. Đây thực sự là nguồn nguyên liệu vô cùng
quý báu, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tiểu ngành công nghiệp sản
xuất nước hoa quả và nước khoáng. Điều này càng có giá trị hơn khi thị hiếu của
người tiêu dùng đang ngày càng nghiêng về những loại sản phẩm có nguồn gốc
từ thiên nhiên. Hơn nữa, với khí hậu nóng và khô, nhu cầu về bia, rượu, nước
giải khát ở Việt Nam là rất lớn.
Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên của Việt Nam lại không thuận lợi cho phát
triển một số nguyên liệu. Đặc biệt trong công nghiệp sản xuất bia, trong những
nguyên liệu chính có đại mạch và houblon nhưng cả hai loại đều không phù hợp
với điều kiện khí hậu Việt Nam. Mặc dù ngành Bia – Rượu – Nước giải khát đã
cố gắng tạo nguồn nguyên liệu này trong nước nhưng không thành công. Trong
thời gian qua, ngành phải nhập khẩu 100% hoa Houblon và đại mạch. Cuối năm
2007 trở lại đây, giá nguyên liệu tăng nhanh đột biến đã ảnh hưởng sâu rộng đến
các nhà sản xuất đồ uống. Đối với một số nguyên liệu khác, việc thường xuyên
xảy ra thiên tai, dịch bệnh…đã dẫn đến sự thiếu ốn định trong nguồn cung các
nguyên liệu này.
2.1.6. Chính sách, pháp luật của Nhà nước
Chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng là yếu tố có tác động đến ngành
Bia – Rượu – Nước giải khát. Để đảm bảo lợi ích chung cho toàn xã hội, Chính
phủ đã và sẽ ban hành một số chính sách ít nhiều có tác động tích cực hoặc tiêu
cực đối với ngành Bia – Rượu – Nước giải khát.
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thu Lớp KTPT47B
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Một số văn bản, chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng đến sự phát triển của
ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam
Nội dung Tác động
- Luật Đầu tư nước ngoài
- Luật khuyến khích đầu tư trong nước
Tạo điều kiện thuận lợi cho mọi
thành phần kinh tế đầu tư vào
ngành Bia – Rượu – Nước giải
khát
- Quyết định số 28/QĐ-TTg về việc
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát
triển ngành Bia – Rượu – Nước giải
khát đến năm 2010
- Quy hoạch ngành Bia – Rượu – Nước
giải khát Việt Nam đến năm 2015, tầm
nhìn đến năm 2025 (đang được Bộ
Công Thương trình thủ tướng phê
duyệt)
- Xác định hướng đi cho ngành Bia
– Rượu – Nước giải khát
- Là cơ sở để phát triển ngành một
cách có hệ thống và bền vững hơn
trong thời gian tới
- Pháp lệnh VSATTP
- Các tiêu chuẩn về chất lượng đối với
nước khoáng thiên nhiên và nước tinh
khiết đóng chai...
- Các tiêu chuẩn chất lượng đối với sản
phẩm rượu trắng, rượu màu, rượu mùi
- Nghị định số 40/2008/NĐ-CP quy
định về việc sản xuất và kinh doanh
rượu
- Tạo cơ sở cho việc nâng cao và
kiểm soát chất lượng sản phẩm
- Tăng cường kiểm soát về mặt
đầu tư, hạn chế việc phát triển tràn
lan các cơ sở sản xuất rượu
Quyết định số 149/2007/QĐ-TTg về
việc phê duyệt chương trình mục tiêu
Thúc đẩy các doanh nghiệp nâng
cao chất lượng sản phẩm
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thu Lớp KTPT47B
Website: Email : Tel : 0918.775.368
quốc gia về VSATTP giai đoạn 2006-
2010 trong đó nêu ra các chương trình
dự án nhằm đề ra các tiêu chuẩn về
VSATTP, thực hiện kiểm nghiệm, giám
sát và quản lý chất lượng VSATTP
trong chế biến nông sản và thực phẩm
CƠ HỘI
- Thông tư số 12/1999/TT-BTM quy
định về quảng cáo, khuyến mại, địa
điểm kinh doanh rượu...
- Quy định về chi phí quảng cáo
khuyến mại là 10% doanh thu
THÁCH
THỨC
Gây khó khăn cho việc quảng bá
sản phẩm, đặc biệt là các doanh
nghiệp nhỏ và doanh nghiệp mới
vào ngành
Quy định về tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
đối với sản phẩm bia hơi từ 30% lên
40% vào năm 2008
Làm tăng chi phí sản xuất bia hơi,
tăng giá thành và giảm khả năng
cạnh tranh, gây khó khăn cho các
doanh nghiệp sản xuất bia hơi
- Luật GTĐB và Luật GTĐB sửa đổi
(áp dụng từ ngày 01/07/2009) hạ thấp
nồng độ cồn được phép có trong máu
và trong khí thở đồng thời tăng mức xử
phạt
- Chính sách quốc gia về phòng chống
và lạm dụng rượu bia mà CP có thể ban
hành trong thời gian tới, đi kèm tăng
cường hoạt động tuyên truyền, giáo dục
về tác hại của rượu bia
Làm thay đổi hành vi tiêu dùng và
có thể ít nhiều tác động làm giảm
lượng cầu về rượu bia
2.2. Các yếu tố bên trong
2.2.1. Yếu tố vốn
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thu Lớp KTPT47B
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Vốn sản xuất đứng trên góc độ vĩ mô có tác động trực tiếp đến tăng trưởng
của ngành được đặt ra dưới khía cạnh vốn vật chất chứ không phải dưới dạng
tiền, nó bao gồm toàn bộ tư liệu vật chất được tích lũy lại bao gồm: nhà máy,
thiết bị, máy móc, nhà xưởng và các trang bị được sử dụng như những yếu tố đầu
vào trong sản xuất. Những yếu tố này tác động lên đường cung của thị trường
bia, rượu, nước giải khát.
Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát có số lượng nhà máy khá lớn tuy
nhiên về trang thiết bị thì không đồng đều. Những nhà máy có công suất lớn của
ngành đều được trang bị máy móc, thiết bị đầy đủ và khá hiện đại. Chẳng hạn
như trong ngành bia, các nhà máy công suất trên 50 triệu lít/năm, thiết bị được
đầu tư khá đồng bộ, tiên tiến: có hệ thống điều khiển tank
1
lên men, hệ thống lọc,
dây chuyền rửa chai, chiết lon, chiết chai, chiết keg
2
tự động. Hay trong ngành
nước giải khát, các công ty có công suất lớn hoặc có vốn đầu tư nước ngoài sản
xuất nước ngọt đều có dây chuyền sản xuất tiên tiến, có công ty còn đầu tư dây
chuyền sản xuất vỏ chai ngay tại nhà máy.
Tuy nhiên, trong ngành rượu, hầu hết các cơ sở sản xuất đều chưa có hệ
thống thiết bị đồng bộ. Các thiết bị được đầu tư theo phương thức thiếu đâu bù
đấy. Số các cơ sở có đầy đủ hệ thống rửa chai, chiết chai, dán nhãn in ngày tháng
tự động chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Đối với các cơ sở sản xuất nhỏ, công suất bé
trong toàn ngành Bia – Rượu – Nước giải khát thì máy móc thiết bị đều không
đầy đủ và không đảm bảo chất lượng. Số lượng cơ sở này lại rất lớn nên có thể
nói vốn sản xuất vẫn còn là một điểm yếu của ngành.
1
Thiết bị lên men trong hệ thống máy móc sản xuất bia
2
Một hình thức đóng gói sản phẩm bia, có các loại 20l, 50l…
Vốn đầu tư là nguồn để tạo ra vốn sản xuất. Nguồn vốn đầu tư của ngành
được huy động chủ yếu từ các doanh nghiệp, vốn vay ngân hàng trong và ngoài
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thu Lớp KTPT47B
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nước, vốn từ nguồn phát hành cổ phiếu doanh nghiệp, vốn đầu tư tư nhân và vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hiện nay thị trường bia, rượu, nước giải khát ở Việt
Nam đang có mức tiêu thụ nhỏ nên sức hút đầu tư lớn. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu
tư này chỉ tập trung ở các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài, ở khu vực kinh tế tư nhân thì vốn đầu tư nhỏ dẫn đến sự ra đời
của rất nhiều cơ sở nhỏ lẻ trong ngành.
2.2.2. Yếu tố lao động
Lao động là một yếu tố đầu vào của sản xuất. Theo quan niệm truyền
thống, lao động là yếu tố vật chất đầu vào giống như yếu tố vốn và được xác
định bằng số lượng người hay thời gian lao động. Tuy nhiên, các quan điểm hiện
đại lại thường nhấn mạnh đến khía cạnh phi vật chất của lao động gọi là vốn
nhân lực. Đó là các lao động có kỹ năng sản xuất, lao động có thể vận hành được
máy móc thiết bị phức tạp, những lao động có sáng kiến và phương pháp mới
trong lao động sản xuất.
Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở nước ta có số lao động khá lớn, đến
nay có khoảng hơn 37.000 lao động. Tuy nhiên, xét theo quan điểm hiện đại, yếu
tố lao động của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát vẫn còn yếu. Lao động qua
đào tạo và lao động có thể áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ chưa nhiều,
số chuyên gia trong ngành về các lĩnh vực công nghệ thực phẩm, hóa sinh…còn
ít. Điều này đã gây khó khăn cho ngành trong việc áp dụng các công nghệ mới
để nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng suất lao động.
2.2.3. Trình độ công nghệ của ngành
Công nghệ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của ngành
Bia – Rượu – Nước giải khát, nó là yếu tố giúp chuyển từ phát triển ngành theo
chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu. Công nghệ giúp cho các doanh nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thu Lớp KTPT47B
Website: Email : Tel : 0918.775.368
sản xuất được khối lượng sản phẩm lớn hơn, tối thiểu hóa chi phí đầu vào, nâng
cao chất lượng và độ ổn định cho sản phẩm, cải tiến và đa dạng hóa chủng loại
sản phẩm.
Công nghệ là sự kết hợp giữa “phần cứng” và “phần mềm”. Phần cứng
phản ánh kỹ thuật của phương pháp sản xuất, được hiểu là toàn bộ những điều
kiện vật chất bao gồm máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng…Kỹ thuật là cơ sở vật
chất quyết định tăng năng suất lao động. Như đã nói trong phần vốn sản xuất, kỹ
thuật của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở nước ta còn thấp, mới chỉ có các
doanh nghiệp lớn có máy móc thiết bị được nhập khẩu khá hiện đại, còn lại hầu
hết các doanh nghiệp có máy móc, trang thiết bị lạc hậu so với thế giới. Phần
mềm bao gồm ba thành phần: thành phần con người với kiến thức, kỹ năng, kỹ
xảo, tay nghề, kinh nghiệm…trong lao động; sau đó là thành phần thông tin bao
gồm các bí quyết, quy trình, phương pháp…và cuối cùng là thành phần tổ chức,
thể hiện trong việc bố trí, sắp xếp, điều phối và quản lý. Có thể nói rằng trình độ
công nghệ của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở nước ta vẫn còn thấp, hệ
quả trực tiếp nhất đó là làm cho sản phẩm do ngành sản xuất ra có chất lượng
thấp, giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
2.2.4. Yếu tố chất lượng và thương hiệu
Chất lượng của các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát bao gồm nhiều yếu
tố, trong đó, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là yêu cầu hàng đầu, sau đó
là thỏa mãn các nhu cầu khác của người tiêu dùng. Chất lượng là yếu tố sống còn
của sản phẩm và doanh nghiệp. Cùng với sự gia tăng mức sống, yêu cầu về chất
lượng sản phẩm sẽ ngày càng cao. Do đó, chất lượng sản phẩm có thể nói là
nhân tố tạo nên khả năng cạnh tranh chính, là gốc rễ để phát triển và phát triển
bền vững cho các doanh nghiệp và cho ngành Bia – Rượu – Nước giải khát.
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thu Lớp KTPT47B
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Thương hiệu là tất cả sự cảm nhận của người tiêu dùng hay khách hàng
mục tiêu về sản phẩm hay doanh nghiệp. Một thương hiệu mạnh mang đến cho
doanh nghiệp lợi thế rất to lớn, không chỉ vì nó tạo ra hình ảnh của sản phẩm và
doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo uy tín cho sản phẩm,
thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hoá và là vũ khí sắc bén trong cạnh tranh.
Với một thương hiệu mạnh, người tiêu dùng sẽ có niềm tin với sản phẩm
của doanh nghiệp, sẽ yên tâm và tự hào khi sử dụng sản phẩm, trung thành với
sản phẩm và vì vậy tính ổn định về lượng khách hàng hiện tại là rất cao. Hơn
nữa, thương hiệu mạnh cũng có sức hút rất lớn với thị trường mới, tạo thuận lợi
cho doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường và thu hút khách hàng tiềm
năng, thậm chí còn thu hút cả khách hàng của các doanh nghiệp là đối thủ cạnh
tranh. Điều này đặc biệt có lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thương hiệu
giúp các doanh nghiệp này giải được bài toán hóc búa về thâm nhập, chiếm lĩnh
và mở rộng thị trường.
Có một thương hiệu mạnh, doanh nghiệp sẽ có được thế đứng vững chắc
trong các cuộc cạnh tranh khốc liệt của thị trường về giá, phân phối sản phẩm,
thu hút vốn đầu tư, thu hút nhân tài... Một trong những khó khăn hiện nay của
các doanh nghiệp nhỏ và vừa là vốn thì thương hiệu chính là một cứu cánh của
họ trong việc thu hút đầu tư từ bên ngoài.
Ngoài ra, nhãn hiệu thương mại của doanh nghiệp khi đã thực hiện đăng
ký sẽ được đặt dưới sự bảo hộ của pháp luật, chống lại những tranh chấp thương
mại và các hiện tượng làm hàng nhái, hàng giả.
Trước nhu cầu đời sống và mức thu nhập ngày càng cao, nhận thức về
thương hiệu của người tiêu dùng Việt Nam đã cao hơn nhiều so với trước đây.
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thu Lớp KTPT47B
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Thương hiệu chính là yếu tố chủ yếu quyết định khi họ lựa chọn mua sắm, bởi
thương hiệu tạo cho họ sự an tâm về thông tin xuất xứ, tin tưởng vào chất lượng
sản phẩm. Hơn nữa, một thương hiệu hiệu mạnh có thể làm tăng lợi nhuận và lãi
cổ phần. Xem xét bất kỳ một nhãn hiệu nào trong số những thương hiệu hàng
đầu thế giới như Coca-Cola, Pepsi, Hennessy,…chúng ta có thể thấy họ đều rất
coi trọng thương hiệu. Tất cả những công ty lớn này đều coi thương hiệu của họ
có ý nghĩa nhiều hơn là một công cụ bán hàng. Họ coi đó là một công cụ quản lý
có thể tạo ra giá trị trong kinh doanh.
Thương hiệu không chỉ là tài sản của doanh nghiệp mà còn là tài sản quốc
gia, khi thâm nhập thị trường quốc tế thương hiệu hàng hóa thường gắn với hình
ảnh quốc gia thông qua nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, đặc tính của sản phẩm. Một
quốc gia càng có nhiều thương hiệu nổi tiếng thì khả năng cạnh tranh của nền
kinh tế càng cao, vị thế quốc gia đó càng được củng cố trên trường quốc tế tạo
điều kiện cho việc phát triển văn hoá - xã hội, hợp tác giao lưu quốc tế và hội
nhập kinh tế thế giới.
Thương hiệu có vai trò hết sức quan trọng trong tất cả các ngành trong đó
có ngành Bia – Rượu – Nước giải khát. Ở Việt Nam hiện đã có một số sản phẩm
có thương hiệu như Bia Hà Nội, Bia 333, Rượu Vodka, Nước khoáng Lavie,
Đảnh Thạnh…Tuy nhiên, có thể thấy rằng các thương hiệu hiện có là của các
doanh nghiệp lớn và đã trải qua quá trình phát triển từ lâu. Viêc xuất hiện các
thương hiệu mới rất ít. Nguyên nhân của hiện tượng này là do để xây dựng được
một thương hiệu không phải là việc đơn giản, bên cạnh đó còn nhiều doanh
nghiệp trong ngành chưa thực sự ý thức được tầm quan trọng của thương hiệu,
chưa chú trọng trong việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu. Thậm chí nhiều cơ sở
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thu Lớp KTPT47B
Website: Email : Tel : 0918.775.368
sản xuất không tạo thương hiệu riêng cho mình mà tìm cách “ăn theo” các
thương hiệu nổi tiếng bằng cách sản xuất hàng nhái, hàng giả.
Chất lượng sản phẩm thấp và không có thương hiệu dẫn đến khả năng
cạnh tranh của sản phẩm yếu, khó khăn trong việc giữ vững và mở rộng thị phần,
gặp nhiều bất lợi trong sản xuất, kinh doanh.
2.2.5. Yếu tố nguyên liệu
Nguyên liệu là yếu tố đầu vào đặc biệt quan trọng đối với một ngành chế
biến như ngành Bia – Rượu – Nước giải khát. Nguyên liệu ảnh hưởng tới sự phát
triển của ngành trên các mặt chất lượng, số lượng và sự ổn định.
Chất lượng nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm.
Nguyên liệu chính để sản xuất bia bao gồm malt bia, houblon, nước và các
enzym, ngoài ra ở nước ta còn sử dụng gạo để làm nguyên liệu thay thế với mục
đích chính là hạ giá thành sản phẩm. Phần lớn các nguyên liệu sản xuất bia của
ngành phải nhập khẩu từ nước ngoài, thường xuyên biến động cả về giá và
lượng, tác động không tốt cho sản xuất trong nước.
Nguyên liệu sản xuất rượu như tinh bột, hoa quả sản xuất rượu vang, rỉ
đường hay hoa quả sản xuất nước giải khát ở nước ta cơ bản đáp ứng được về
lượng nhưng chất lượng không cao do đó ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra các
sản phẩm rượu và nước giải khát.
2.2.6. Công tác quản lý ngành
Yếu tố quản lý luôn có vị trí quan trọng, tác động đến sự phát triển của tất
cả các ngành kinh tế nói chung và ngành Bia – Rượu – Nước giải khát nói riêng.
Quản lý ngành bao gồm quản lý về quy mô phát triển của ngành như: quy mô và
số lượng doanh nghiệp, sự phân bố mạng lưới sản xuất, các chỉ tiêu về sản
lượng, mức tăng và tốc độ tăng trưởng...; quản lý về hiệu quả hoạt động của
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thu Lớp KTPT47B